Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Học phổ thông ở Mỹ - phần 2 (iii) - WTT


Có phải với những cuốn sách này. Khi cha mẹ hay thầy cô nắm được "hồn" của cuốn sách thì bày ra các trò chơi , có thể phát triển thêm ra ngoài (bằng thực tế cuộc sống) khác những gì trong cuốn sách. Qua các trò chơi khi nào thấy trò hiểu được những vấn đề này là đạt yêu cầu.
Ý Bố muốn nói những sách nào – (Brain Boosters & Thinking Skills for Tests) Không nhất thiết phải bày ra các trò chơi. Giai đoạn này 5-6 tuổi rồi, trẻ em đã tích lũy cũng khá nhiều các sự vật, sự kiện … về thế giới chung quanh của các em. Ở đây chủ yếu là luyện “óc quan sát”, xem thử các em đã tiếp nhận về “thế giới” ấy như thế nào. Mà con nít nó không “lý luận” nhiều đâu, có khi nó quan sát và tìm ra quy luật còn nhanh hơn cả người lớn mình nữa đó.
Mình dự đoán ở lứa tuổi này khoảng vài tháng trẻ em mới nắm được .

Các trẻ em bên Mỹ không biết thế nào, chứ trẻ em VN 3 tuổi ít bé nào đọc nổi những dòng hướng dẫn. Bố mẹ giải thích kỹ quá thì lại trở thành "luyện thi" . Mà luyện thi thì có thể bé làm được , nhưng khi nhìn những sự việc ngoài cuộc sống , bé có nhận thấy không ? mới là vấn đề chính.
Thật ra các loại bài tập này chủ yếu là bằng hình ảnh. Con nít nó đâu đọc được nhiều (PreK; K Grade 1 -2). Cái kiểu nói của VN là “trực quan sinh động”, không biết bây giờ có dùng cách nói khác chưa?. Người cho HS làm test, đọc hướng dẫn để cho các em chọn cái đúng, chứ đâu có phải “gà” hay “vẽ đường” đến đáp án đâu. Nếu các bạn đọc kỹ và hướng dẫn con làm 3 levels của OSLAT của NY mà mình đã giới thiệu, thì phần HS chỉ có toàn hình ảnh, người hướng dẫn/coi thi (administrator) chỉ lèo lái cho học sinh hiểu đúng là nên tìm cái gì, chứ hoàn toàn không “gợi ý” câu trả lời. Cho nên không thể nói là “luyện thi” được. Chúng ta chỉ tập cho các bé có cái nhìn, óc quan sát nhạy bén, và phán đoán đúng cái cần tìm.
Nếu những trò này chơi theo nhóm có khi trẻ nhanh nắm hơn ngồi một mình. Vì người lớn chỉ gợi ý , trẻ con học nhau có khi lại nhanh hiểu.
Đúng là trò chơi để các em nắm vấn đề nhanh hơn. Nhưng đó cấp độ nhà trẻ, chừng 4 tuổi trở xuống còn thiết lập mô hình, các trò chơi. (hồi nhỏ, mấy đứa trong nhà đi daycare, mỗi chiều về cũng cầm vài 3 tờ giấy cắt dán, vẽ hình, circle cái đúng, number những trình tự các sự kiện … Từ 5t đi học Prek, K, Grade 1 thì các em có thể làm trên giấy, qua TV, hay trên PC được rồi. Để luyện trí óc phán đoán, chưa chắc cần phải làm việc theo nhóm, bởi vì mức độ thông minh, nhanh nhạy của mỗi đứa trẻ có thể khác nhau. Tầt nhiên chúng nó được hướng dẫn bởi các giáo viên mầm non, người ta đã diễn giải mục đích của các loại bài tập này trước khi cho con nít làm.

Thật ra mình chưa qua SP Mầm non, mẫu giáo, và nhất là không hiểu gì nhiều về tâm lý trẻ con. Nhưng mình đã nuôi dạy qua 3 đứa con, và hiểu những vấn đề trên như vậy ... cũng có chút ít kinh nghiệm. 
Nguyên văn bởi Aquarius
...vì bé 3 tuổi thì khó mà đề cao "reading, phonics" ngay được, nên phiền các bác khi nhận xét thì gắn thêm lứa tuổi vào giúp các mẹ bọn em nhé!
Thật ra thì lứa tuổi nào cũng đề cao "Reading" được cả. Ngay cả khi con trong bụng mẹ, đứa bé có thể "đọc" được rồi. Hình như mấy bé thích "nghe" nhạc, nghe tiếng trò chuyện ... và có phản ứng rồi (tức là "đọc hiểu" ấy) ....từ ngay lúc chưa ra đời.

Từ lúc còn ẵm ngữa, hay lúc ngồi trong lòng bố mẹ, thì con nít vẫn "đọc" cơ mà. Đọc đây chưa hẳn là đọc cái bề mặt của chữ cái, của từ ngữ ... Mà "đọc" qua cách lắng nghe người khác, "đọc" qua cách đọc của Bố Mẹ, Ông Bà, anh chị ... trong nhà, chúng "đọc" qua cách đọc và kể chuyện của thầy cô giáo ở mầm non, nhà trẻ.

Vậy tiến trình "đọc" của trẻ không chỉ bắt đầu khi con trẻ nhận diện được con chữ, mà đã bắt đầu từ lúc nào nhi?

v

Hì hì, tiếng Anh nửa Việt của bác là tiếng Việt nhà Hởi đấy ạ. Học toán thì bác đừng quá lăn tăn về vấn đề tiếng Anh trong giai đoạn đậu, nhưng hạn chế dịch word by word bởi vì nếu bác không yêu cầu bé dịch thế thì bé sẽ nhanh làm việc trực tiếp bằng tiếng Anh hơn, tội gì mà mình cứ giữ cách phải dịch vừa mất thời gian, vừa cứ phải lẽo đẽo tiếng Việt vào làm gì, với cả về sau học lên dần thì muốn tìm từ tiếng Việt để dịch ra cũng không dễ nữa đâu ạ vì mình quen dùng tiếng Anh rồi. (bác 3J thông cảm, các mẹ VN chúng em vẫn chưa đủ trình phân biệt đâu là tiếng Anh, tiếng Úc, tiếng Mỹ đâu ạ nên cứ gọi tất là tiếng Anh, em biết bác dấp dổm khó chịu vì chúng em cứ gọi tiếng Mỹ sách Mỹ của bác là tiếng Anh lắm rồi )

Về vụ reading tiếng Anh thì vì các bác đang ở giai đoạn chuyển đổi hướng tới với cách học ở bên Mỹ thì đương nhiên sẽ khó vì còn lúng túng về phương pháp tiếp cận và học tập, chuyển đổi các khái niệm và đuổi theo về từ vựng.

Trước Hởi có đứa cháu gái15t hồi sang Sing xin học phổ thông cấp 2 thì gửi đi test để xây dựng chương trình học để bổ túc thêm để đuổi kịp chương trình bên này thì cháu cũng học khá tiếng Anh ở VN thôi, kỹ năng tốt nhất là kỹ năng đọc hiểu tương đương với trẻ 9 tuổi. Thế nên giáo viên họ cũng phải lựa chọn sách truyện đọc riêng cho cháu vì tuổi lớn mà trình bé, kiếm truyện thế nào mà vẫn hứng thú nhưng từ vựng, hành văn thì không quá phức tap. Vậy nên các mẹ lưu ý vấn đề này khi chọn sách cho con. Ngoài ra các bé lớn (cuối cấp 1, đầu cấp 2) hết độ tuổi chỉ đọc mỗi truyện tăng cường trí tưởng tượng và biểu lộ ý tưởng cảm xúc, mà còn phải đọc và nghe bản tin news phục vụ cho các suy luận cũng như thông tin cập nhật cuộc sống. Có một bản tin khá nhẹ nhàng mà con trai Hởi vẫn nghe buổi sáng từ hồi đầu lớp 3 là
http://www.cnn.com/studentnews/

Vậy đó, nếu các con càng được tiếp cận sớm cùng với cách học đúng theo bên Mỹ nhà bác 3J thì khối lượng phải giải quyết sự khác lệch về cơ bản sẽ ít hơn. Tất nhiên thì nhiều người vẫn nói, con chúng tôi chả cần học theo kiểu Mỹ kiểu mẽo sớm làm gì, bao giờ lớn tướng đến đại học thì nó vẫn thi được học ở Mỹ cơ mà. Điều đó đúng vì một tháng kiến thức học của một cậu sinh viên có thể bằng 3 năm học của các bé mẫu giáo tiểu học, nhưng cậu sẽ không được thụ hưởng những gì của một đứa bé nhỏ tuổi biết ngôn ngữ tiếng Anh hấp thụ từ thông tin trên toàn cầu ở độ tuổi khi cậu chỉ biết mỗi tiếng Việt. Mà bây giờ thỉ trẻ con nó được tiếp cận nhiều kênh thông tin lắm, TV, phim ảnh, youtube, sách điện tử, games, trang web,... toàn bằng tiếng Anh.

Nói thế chứ còn mọi điều nên hướng tập trung vào đứa trẻ. Trẻ con thì sẽ chẳng có thể giống nhau, bé này hạn chế cái này nhưng lại giỏi cái khác, đơn thuần như bé trai và bé gái cùng bố cùng mẹ cũng là hai cách học hành mẹ phải giúp khác nhau. Hơn ai hết mẹ là người hiểu con nhất, các bác cứ dùng phép thử - sai - sửa - thử lại để tìm ra cách làm việc phù hợp nhất với con, miễn là tự tin. Chứ mà đúng mấy thì đúng mà vừa làm vừa run chả dám làm chưa chắc đã bằng "xe lu" tự tin xác định cùng lắm đâm phải tường thì lại quay đầu chạy đường khác, gì cũng chấp hết, sợ qué giề

Mọi điều trao đổi đều chỉ để tham khảo, chỉ có chính chúng ta mới tự xem xét, tự hiểu và tự quyết cái gì cần thiết và phù hợp nhất với chúng ta. Hởi tin rằng mọi nỗ lực sẽ luôn có kết quả tốt nhất, còn hơn là để thời gian trôi đi không làm gì nếu chúng ta đã có mục tiêu và mong muốn rõ ràng. 

KIỂU "TƯ DUY" CON NÍT

Em đây rất ủng hộ cái "tư duy" trẻ con, cái tư duy chả cần "ní nuận" chi cả. Chỉ nhìn vào hình vẽ, hình ảnh, màu sắc, kiểu dáng, ... để đi kết luận rất ư chính xác kiểu con nít. Nhiều lúc các bé chả cần biết lý luận là cái gì, không thể nào giải thích nổi tại sao, vậy mà các bé cứ quan sát, cảm nghiệm "hands-on", rồi rút ra qui luật, thế thôi.

Em đôi lúc rất bất ngờ, và ngạc nhiên thú ví về nững phát hiện rất trẻ con đó. Có những bài toán trong SAT hay ACT, mình phải cần vài 3 phút để giải, dùng cả calculator, nhưng vẫn không ra đáp số (Các Bác biết rồi đó, để thi của Mỹ, nếu tập trung, chăm chú giải... thì có đến hết giờ cũng không xong). Thế nhưng Em đã gặp những trường hợp tụi nhỏ phát hiện ra câu trả lời đúng trong vóng vài giây, mà không cẫn biết phải làm theo phương pháp đi lên, pp đi xuống, pp phân tích hay pp tổng hợp... chi cả.

Qua vài phát hiện nho nhỏ như vậy, Em đây chợt "ngộ" ra rằng, mình đã quá máy móc, áp đặt suy nghĩ người lớn của mình lên con trẻ, mà không cho chúng có cơ hội, có không gian để thở, để sáng tạo, để phát hiện quy luật "quả táo rơi"....

...cứ rời mẹ ra là chả biết "tự" gì ngoài tự chơi, tưc là cu sẽ chống đối bằng cách vẫn ngồi vào bàn học để chơi... Còn con Em thì thích tự lập ... để chơi nhiều hơn. Mới 12 tuổi cứ hỏi: "Ba ơi, lúc nào con có thể học lái xe hơi? Ba ơi, lúc nào con có thể ở nhà một mình?" (Home Alone 1, 2, 3 và 4)

Chuyện này là tự nhiên, là bình thường đối với mọi đứa trẻ. Nếu đứa nào mà mới 4, 5 tuổi đã nghiêm chỉnh tự ngồi vào bàn học, học được cả tiếng đồng hồ không có xao nhãng thì hãy đưa bé ấy đi bác sĩ chuyên khoa gấp, bởi vì như vậy là abnormal.

Nói chuyện các Bác bên nhà lo cho con còn nhiều gấp mấy lần bên Mỹ này. Các Bác biết tường tận các websites như: IXL, Starfall, ... dám bỏ tiền mua account thì cũng đáng phục thiệt. Con nhà mình chỉ có học Starfall, Spelling City ... và tìm một số web khác thầy cô hướng dẫn, chỉ xài những cái free thôi. Sách tham khảo, softwares chỉ mua những thứ thật cần thiết cho việc học nâng cao ở nhà, liên quan đến thinking skills, hay toán nâng cao ... hay các vấn đề của SAT của ACT, còn những chuyện khác là Bố phải tự soạn giáo án riêng, nói cho hay vậy, chứ "cut and paste" mà thôi, lượm lặt, nhặt nhạnh mỗi nơi một chút, thấy cái nào phù hợp, vừa sức con thì dùng, chứ tiền đâu mà bỏ ra để mua account, mà có mua account cũng không có thời gian để theo dõi được.

Phải nói là nhờ cái Microsoft Word, nhờ .pdf files (Adobe) mà mình làm được nhiều chuyện, có khi làm luôn cả cuốn sách ấy chứ. Cha mẹ phải bỏ công sức thì con nó mới chịu học, chứ nhờ hàng xóm, hay phó mặc cho thầy cô hoàn toàn thì cũng không được. Cha mẹ phải "học" liên tục, cập nhật thông tin liên tục, chứ lơ là một tí là "tụt hậu" so với chúng nó liền.  

WORDS FAMILY TALES – Grades PreK - 2

Đây là bộ sách ráp vần rất hay đối với các thế hệ các con mình từ 2004 đến giờ. Mới check lại trên Internet thấy có 25 tập sách nhỏ là đủ một set, cũng khá bộn tiền đó (khoảng $80 cho 25 cuốn nhỏ 16 trang/cuốn. Mình mua bộ này lúc mới qua Mỹ được vài 3 năm, đang còn chiên gà kiếm tiền để ráng mua cho con đọc!). Search tìm trên WWW không có của trời cho, nên mình sẽ bỏ công sức để làm vậy. Bao nhiêu năm rồi, dọn nhà vài ba lần, nên giờ chỉ còn lại 17 cuốn nhỏ, không biết vài ngày tới có lòi ra thêm cuốn nào hay không? Nhưng được bao nhiêu thì tận dụng bấy nhiêu, đừng có chạy đôn chạy đáo tìm cho đủ bộ, mệt người. Xài hết những gì mình đang có một cách hiệu quả. Vừa làm xong một cuốn, thấy cũng đẹp mắt, màu sắc sặc sỡ.

Hiệu quả của phonics, rhyme này thì các Bác biết rồi đó, mấy đứa bé trong nhà đọc như chơi từ lúc PreK, vui vẻ cười đùa thoải mái.

Danh sách 17 cuốn sau đây:

1. -an : Jan and Stan
2. -at : A Bat Named Pat
3. -ay: Spend a Day in Backwards Bay
4. -op: Bop, Bop at the Bunny Hop
5. -ug: Billy the Bug’s New Jug

6. -ack: A Snack for Mack
7. -ail: Snail Mail
8. -ake: Jakes Cake Mistake
9. -ank: Hank’s Bank
10. -epp: To Sleep, count Sheep
11. -ell: Please Don’t Tell About Mom’s Bell
12. -est: The Pest in the Nest
13. -ice: Chicken Soup With Rice and Mice
14. -ine: Dine With Nine Messy Monsters
15. -ing: Spring in the Kingdom of Ying
16. -uck: The Day Duck’s Truck Got Stuck
17. -ump: The Day Mr. Gump Helped Katie Krump

A Series of 25 Irresistible Storybooks That Build Early Phonics Skills & Teach the Top 25 Word Families

Word Family Tales are humorous read-aloud stories created to build early phonics skills by teaching children to recognize "families" of words that share the same spelling pattern. This ability helps kids decode new words with ease and become stronger readers, writers, and spellers. Set learners on the path to literacy success with these rib-tickling tales ¬ one for each of the top 25 word families.

Grades PreK-2....and is where quality, education, fun and satisfaction are guaranteed to meet 

Mình có 1 chút kinh nghiệm dạy bé biết đọc tiếng Việt và học số chia sẻ với bạn như thế này:

Khi bé còn nhỏ, khoảng gần 1 năm, mình hay mua truyện tranh sặc sỡ, hình là chính, rất ít chữ về, mở cho bé xem rồi đọc cho bé nghe. Khi bé lớn hơn dẫn bé đi nhà sách, đến khu vực sách giành cho tuổi mầm non, mở cho bé xem, đọc giới thiệu sơ qua cho bé, rồi cho bé tự chọn. Cứ thế 1 thời gian bé sẽ tích lũy được vài cuốn bé rất thích và tối nào cũng bắt mẹ đọc cho nghe, đọc đi rồi đọc lại. Lần nào đọc mình cũng giả bộ làm các nhân vật trong truyện, đổi giọng, làm biệu bộ khiến bé rất thích thú cười như nắc nẻ… Dần dần bé sẽ thích các cuốn truyện, đòi đi nhà sách nhiều hơn. Tranh thủ những lúc bé đòi mẹ đọc giả bộ là mẹ mệt quá, không đọc được, nếu con thích đọc thì học chữ đi, tự đọc lấy sẽ thích lắm… Từ khi bé 2 tuổi, mình hay mua cho bé những đồ chơi liên quan đến chữ, số để bé nhận dạng, làm quen dần. Khắp nhà phòng nào bé hay có mặt, dán bảng số và chữ cái đầy màu sắc ở tầm mắt bé nhìn thấy.

Dậy bé tập đọc, số mình bắt đầu bằng việc mua cho bé bộ lắp ghép chữ cái và số : bé sẽ chọn chữ và số ghép vào chỗ trống, đầu tiên là chữ in vì nó dễ nhận dạng hơn, rồi đến chữ thường, số. Ở nhà sách lớn, tài liệu, công cụ giúp bé học chữ và số nhiều lắm bạn ạ. Mình mua bộ chữ, số in trên các hình lập phương dùng trong trò chơi xếp hình, bộ chữ cái kiểu như tú tơ khơ… tóm lại là cho bé nhận dạng và thuộc chữ cái qua các đồ chơi của bé, dạy bé gọi đúng tên chữ cái khi mình đưa chữ cái đó cho bé, rồi thay đổi trò chơi là bảo bé tìm chữ cái mình gọi tên… đổi vai cho bé, cứ thế bé sẽ thuộc hết bộ chữ.

Dạy bé tập đọc bằng cách lập cho bé bảng ghép vần theo kiểu bảng tính cho bé học vẹt hàng ngày… Đồng thời cho bé chơi đĩa học vần, đĩa này thiết kế giống trò chơi, theo đúng chuẩn của bộ giáo dục… Khi bé bắt đầu thuộc cách ghép vần mua cho bé bộ truyện Bu Bu, truyện này chữ to, đơn giản, nội dung hay, tranh nhiều màu sắc, hấp dẫn và phù hợp với bé mới bắt đầu tập đọc, vì thích đọc truyện nên bé sẽ kiên nhẫn tập đánh vần để hiểu nội dung truyện, chỗ nào khó mẹ sẽ giúp. Bộ truyện tranh này hơn 50 tập, đọc xong là bé biết đọc rồi.

Còn học số, mình dạy bé qua bộ tú lơ khơ, đếm số hình ứng với con số, chơi tìm số giống cách học chữ. Từ 10 dạy bé các số tròn chục, 20,30,40… 100, rồi dạy 11 đến 19 bằng cách thêm sau số 1 lần lượt từ 1 đến 9 và khi có 2 chữ số thì chữ số 1 đầu tiên được đọc là mười, hết chữ số 1 đầu tiên sẽ đến chữ số 2 và ghép tiếp từ 0 đến 9… cứ thế chính bé sẽ tự tìm ra quy luật đọc các số lớn hơn. Để học như vậy mua vài bộ số, cho số hàng chục đứng 1 mình, ghép các số hàng đơn vị đằng sau, tức là không dạy theo kiểu nói lý thuyết, mà nói đến đâu tay ghép số đến đó...Mua cho bé bảng số từ 1 đến 100, dạy bé quan sát để tìm ra quy luật của các con số trong phạm vi đó. Còn dạy làm toán nếu bạn muốn tham khảo khi nào rảnh mình nói chuyện tiếp.

Mình hơi bận nên gõ vội vài dòng, bạn tham khảo nhé, các bố các mẹ khác chia sẻ tiếp nhé.
Chỉnh sửa lần cuối bởi Mẹ Cúncon ; 24/08/2011 vào lúc 01:38 PM.


Học phổ thông ở Mỹ - phần 2 (ii) - WTT

Báo cáo Kết quả 1 tuần sử dụng các tài liệu quý:

Kính thưa các Vị cứu tinh (bố 3J, bố Ciub, mẹ Hởi, cô Giang .... và rất nhiều các bố mẹ nhiệt tình khác nữa), sau hơn 1 tuần mẹ cháu mày mò, ngâm kiu, học hỏi các tài liệu quý (từ nguồn bố 3J gửi và em down từ các link các bố mẹ đã up trên WTT), mẹ cháu xin phép ... trồi lên báo cáo 1 chút về việc bố mẹ và con đang sử dụng và áp dụng các tài liệu mà các bố mẹ đang nói đến ợ (đồng chí ku nhà em mới được 3 tuổi, nhờ sự dạy dỗ của các cô ở trường và ít vốn tiếng Anh còi của bố mẹ kết hợp dạy con ở nhà, con cũng biết được kha khá các vốn từ nhưng những gì con biết chỉ là các bộ phận trên cơ thể, màu sắc, chữ cái và số, các con vật, phương tiện giao thông, các đồ đạc trong nhà, và các mẫu câu đơn giản sử dụng hàng ngày ở nhà, đủ để giao tiếp kiểu mệnh lệnh, hỏi han ngắn gọn thôi ạ; nên các bộ sách quý bố 3J gửi em sử dụng bằng ngôn ngữ ... tiếng Việt với con trước - các bố mẹ có ném đá em thì ném từ từ kẻo em sức yếu không đỡ nổi ... ), cụ thể thế này ạ:

1. Món “Thinking skills collection”: Cơ bản con hoàn thành được được đến 90% (đến bài người tuyết, ko hiểu con thích thú với người tuyết quá hay mẹ giải thích đầu bài chưa đủ độ để con hiểu quy luật nên con lựa chọn ... linh tinh theo ý thích của con....)

2. Món “Houghton Mifflin Math” mẹ cháu vừa học vừa lựa chọn với trang nào thì có thể tìm các món đồ chơi sẵn có ở nhà để áp dụng theo cho con (VD như các trang Alike and Different, Sort by Color, Sort by Size, Sort by Shape, Sort by Kind...), một số trang ko liên quan đến màu thì mẹ cháu in trắng đen ra cho con thực hành (VD trang Color the feathers red/ yellow/ blue; Alike and Different, Sort by Size, Sort by Shape, Sort by Kind, Sort by Rule..., ), thỉnh thoảng thì cho con chỉ trỏ file trên Laptop để thay đổi không khí ... (1 tuần đầu nhà cháu mới thực hành được Chapter I thôi ạ)...

3. Món “Spectrum Language”: Em đã dl 2 được cuốn “Spectrum Language Arts Grade 2” và “Spectrum Language Reading Grade 1”, các cuốn này rất hay, em đang học để sau này dạy con, con em bây giờ chưa đủ tuổi để học mấy món này nhưng câu chuyện “Little Duck” trong bộ “Spectrum Language Reading Grade 1” em nghĩ là con em sẽ thích nên em in đen trắng về đọc cho con nghe, đúng là con rất thích ạ. Tuy nhiên lần đầu em đọc bằng tiếng Việt cho con nghe, con thích nghe và nghe chăm chú từ đầu đến cuối. Đến lúc tắt điện đi ngủ còn buôn với mẹ về chú vịt con mãi. Tối thứ 2 mẹ bận nên con yêu cầu bố đọc cho con nghe, bố tương luôn đọc bằng tiếng Anh, trang đầu con còn chăm chú, sang trang thứ 2 bố đang đọc thì con ngóc lên bảo: “Ơ, đến giờ đi ngủ rồi mà tại sao đèn vẫn sáng nhỉ? Daddy, turn off the light...” hic...

4. Món "You know your child is gifted when...": Em tranh thủ lúc nào rảnh (giờ cơm trưa hoặc cuối giờ chiều trước khi nghỉ làm) thì vào đọc , em chưa đọc hết nhưng em rất đâm tắc với cuốn này. Em rất thích đoạn “Ways to help your sensitive child - How can I help my child handle teasing?” vì cái này là cái em đang cần nhất cho đồng chí ku quá nhạy cảm của em...
  

I. BRAIN BOOSTERS - Grades K-1, chỉ có 128 pages (không có bìa - bỉa gởi vào 48 cái emails rồi)
Có thể vào Am azon để mua cho nhanh:
http://www.amazon.com/gp/product/076...3KMSD4T2P48TP8
Hay vào thẳng nhà XB:
www.FrankSchaffer.com

Nội dung cuốn sách:
Giving students a boost in critical thinking! Best Buy Bargain Books: Brain Boosters, Grades K-1 features fun-filled activities that reinforce essential learning strategies important in all subject areas. This must have, 128 page book addresses skills including inference, classifying, analyzing information, identifying facts, analogies, cause and effect, fact and opinion, and more! Children will enjoy completing these motivating activities that include easy-to-understand directions and a complete answer key. Features: ~ Reproducible activities ~ Activity pages can be used individually or as part of a unit ~ Answer key Truly a best buy! Our best-selling Best Buy Bargain Books series features over 35 grade-appropriate titles covering key subjects including social studies, phonics, science, math, and critical thinking. Each title helps students learn and reinforce important skills needed in the classroom! Recommended by parents and teachers everywhere to help children build confidence and develop the skills needed to succeed! Collect all the titles in this best-selling must have series

Hay là phần nhấn mạnh các điểm quan trọng trong cuốn sách (ở bìa sau)

The Brain Boosters series provides students the practice they need with skills that are important across all curriculum areas. By completing the engaging activities in this book, students will gain confidence with critical thinking skills, such as

1. inferencing,
2. classifying,
3. analyzing information,
4. identifying facts,
5. analogies,
6. cause and effect,
7. fact and opinion,

and more. Developing these learning strategies enables students to be well on their way toward success in school and in life.

-----------------------
II. THINKING SKILLS FOR TESTS - GRADES PreK - 2 (Xuất bản 2011, mới mua thôi, cũng khá mắc cho 2 cuốn sách tí xíu, one book for practice, other for instructions). Đang scan và edit lại chút xíu cho phù hợp với J3 trong nhà)

Lên Amazon cũng có giới thiệu:
http://www.amazon.com/Thinking-Skill.../dp/1601442696

All standardized tests measure the ability to think carefully and critically. This easy-to-use, fun product provides children with the opportunity to recognize how the critical thinking skills they already possess can be applied to a test. It also builds confidence by reducing the anxiety that can hinder children from performing their best on tests. Thinking Skills for Tests presents nine thinking skills that form the base of both verbal and nonverbal reasoning and logic:
1. Listening
2. Classifying Objects and Concepts
3. Building Vocabulary Through the Process of Elimination
4. Verbal Reasoning
5. Reasoning With Analogies
6. Arithmetic Reasoning
7. Sequencing
8. Recognizing Patterns

A parent must use the Instruction/Answer Guide (sold separately ISBN 9781601442703) to lead children through the activities in the workbook. The Guide also explains the nine thinking skills presented in the Workbook and teaches solution tips.

---------------------------
P/S: Đây là cái POST đầu tiên cho 2 cuốn sách này, có tên ở đây thì mới nhận được bài tham khảo. Thank you.
Chỉnh sửa lần cuối bởi John_Jenny_Jimmy ; 22/08/2011 vào lúc 04:26 AM.

Chào Bồ câu trắng, chào cả nhà. Hởi lúc đầu đã cám ơn mẹ WD vì tinh thần mẹ và con học tập, đã quyết học thì phải sắn quần sắn ào bắt tay vào làm việc. Tuy nhiên thì Hởi lại xóa cám ơn đó bởi vì cũng muốn nói lại một số cách áp dụng của mẹ WD không hợp lý, điều này sẽ rất khó tiến xa và tiến thành công được.

Trước tiên là phải gửi mẹ WD một tràng pháo tay :Applause::Applause::Applause::Applause::Applause: vì sự làm việc cật lực của mẹ cháu đã có một loạt kết quả để WD có thể kể với mọi người. Vế khối lượng công việc đã làm và sự cố gắng của mẹ WD thì Hởi thực sự rất ngưỡng mộ.:LoveStruc:

Tuy nhiên những dòng chữ mà Hởi bôi đậm là một số điều mẹ WD cần lưu ý lại.

- Về lứa tuổi của con là 3 tuổi, con vẫn ở độ tuổi nursery chứ chưa đủ lớp K. Rất tốt con được học ở lớp bằng môi trường tiếng Anh và về nhà mẹ cũng có kế hoạch bổ sung tiếp cho con thật nhiều. Tuy nhiên, như nhiều bố mẹ có kinh nghiệm đã nói. Chìa khóa để thành công chính là bồi dưỡng con những điều phù hợp nhất ở đúng độ tuổi của con, chứ không phải chạy trước, nhất là trong điều kiện thiếu thốn và kiến thức cũng như phương pháp học tập khá lệch lạc.

Chính vì thế thà học ít, học chậm, học đúng còn hơn là nhồi nhét mà không đúng tầm nhận thức của con, hiệu quả nó không rơi vào thì có nghĩa là nó rơi ra, phí thời gian, phí công sức của mẹ và sẽ xảy ra điều là những điều con cần tiếp nhận ở lứa tuổi và trình độ đúng của con thì con không được tiếp nhận, trong khi mẹ cho con trình độ khác với tuổi của con thì nó cứ rơi ra ngoài. Thời gian không đợi con chúng ta để chúng ta áp dụng một thứ thiếu hiệu quả như vậy.

- Về mẹ dùng tiếng Việt trong việc dạy con các giáo trình bằng tiếng Anh, đặc biệt nhưng kỹ năng liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ tiếng Anh của con: Cái này không cần nói thì ai cũng thấy đây là việc vô cùng bất hợp lý. Ở độ tuổi của con bây giờ chưa đủ khả năng nghe những câu chuyện dài với vốn từ vựng phong phú, mẹ tìm những cuốn truyện đơn giản, có nhiều hình ảnh giúp cho con làm quen với sách đọc tiếng Anh. Không phải cứ mẹ VN mà ngay cả mẹ Mỹ, khi các con còn bé, họ kiếm những cuốn sách khởi đầu chỉ có tranh hình sinh động nhiều màu sắc và chất liệu để con cảm nhận, tương tác với sách và chỉ có ...... một hai từ. Tiếp đến, là những cuốn truyện mỏng mỗi bức tranh là một câu. Rồi mới tăng dần lên.

Nếu mẹ thích đọc truyện tiếng Việt cho con, xin hãy lựa chọn những cuốn truyện tiếng Việt tốt đọc cho con thì phù hợp hơn, vì những điều bạn đang làm bây giờ có khác gì đọc truyện tiếng Việt cho con nghe đâu. Khi bố đọc bằng tiếng Anh, con không còn hứng thú nữa, đó là câu trả lời chính xác nhất về sự không phù hợp cách làm việc này.

Nếu bạn lựa chọn những cuốn đúng độ tuổi mẫu giáo, mình tin chắc rằng khi bạn đọc bằng tiếng Anh, con sẽ rất hứng thú và công việc này mới hiệu quả.

- Về việc con lựa chọn linh tinh: Nếu cái gì con không hiểu và mẹ không làm con hiểu được, xin hãy dừng. Đừng học còn hơn học không hiểu. Vấn đề ở đây không phải là con hiểu cái gì, con hiểu được bao nhiêu, tốn thời gian công sức chẳng được gì, mà đó là một nguyên tắc học tập.

Ngay từ nhỏ, xin các bà mẹ hãy chú trọng vào vấn đề học cái gì thì con luôn hướng đến việc hiểu. Tại sao lại thế, tại sao lại không được như thế, cái đó để làm gì ... Những em bé sẽ học tập tốt nếu như em có một thói quen suy nghĩ như vậy. Khi con còn nhỏ, con chưa tự tạo cho mình thói quen, khả năng suy nghĩ đó, thì mẹ chính là người giúp con đặt ra câu hỏi như vậy, rồi dần trở thành một thói quen cho con. Vậy nên việc chấp nhận cho con chọn lựa linh tinh cũng đồng nghĩa là phá hủy khả năng suy nghĩ đó của con.

Hởi chưa xem bộ Thinking Skill Collection, nhưng có đọc một chút về những sách giúp con kỹ năng suy nghĩ thì Hởi xin lưu ý rằng, để dạy thinking không đơn giản như dạy đọc, dạy viết, dạy tính toán đâu ạ, bởi vì cần một sự tuân thủ đúng đắn về từng bước thinking và phương pháp thinking đi từ cách tiếp cận đơn giản lên phức tạp dần. Vậy mẹ đã có kỹ năng thinking đúng chưa mà dạy con? - Câu hỏi này Hởi đặt ra không phải có ý chê mà thực chất là vấn đề để mẹ cần nhìn nhận cẩn thận lại trong việc tìm hiểu nội dung việc học để giúp con một cách hiệu quả. Mẹ hiểu sai, sẽ dạy con sai là lẽ tất nhiên. - Hởi thì thấm điều này lắm :Silly:


- Về sách mẹ tìm hiểu sách grade 1 và grader 2 trước để giúp con trong việc học và đọc tiếng Anh: Con của mẹ WD còn nhỏ, mới 3 tuổi. Tầm 4 năm nữa mẹ đọc những cuốn sách này cũng không muộn. Khác với nhà mình, các bé bên Mỹ được học đọc và phát triển ngôn ngữ và học đọc từ rất sớm, ở lứa tuổi mẫu giáo. Họ có phương pháp dạy các bé ở lứa tuổi này mà hầu như chúng ta là những người học tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 không hề biết đến. Và những kiến thức này vô cùng quan trọng để giúp con khi vào tiểu học cũng như hòa nhập văn hóa, ngôn ngữ mà bất kỳ người bản địa nào cũng biết.

Những thứ đơn giản như con chó nó kêu thế nào, con vịt nó kêu ra sao,... là những thứ chúng ta không biết. Hay cái nhà của con chó gọi là gì, nhà của con chim gọi là gì,... Những nội dung này thể hiện ở những bài thơ, bài hát nhi đồng (nursery rhymes, poems and songs), thay vì buổi tối đọc truyện tiếng Anh bằng tiếng Việt, hai mẹ con cùng cất giọng với những nội dung này, đó là món bổ dưỡng quý giá cho con về từ vựng, về tiếng Anh. Kể cả sau này lên tiểu học các con học, mẹ sẽ thấy họ không yêu cầu con chia động từ to be, nhưng có những bài họ cho một bài thơ nhi đồng lỗ chỗ những ô trắng và yêu cầu con điền vào, hay những thứ rất gần gũi với các bạn nhỏ bên Mỹ, đó là những câu chuyện với title và tác giả các bạn nhỏ đều nắm được những thông tin này như nằm lòng. Đơn giản là các bạn ấy có được một phương tiện sách vở rất phong phú, lớp học, thư viện, nhà sách,... ra đó tha hồ chọn lựa nằm ngồi xem đọc. Ngoài ra không biết mẹ WD thông thạo về việc hiểu rõ nội dung phonics và reading để giúp con bắt đầu tiếp cận việc đọc với những cuốn sách từ lớp K chưa.

- Cuối cùng, Hởi xin có lời chia sẻ với các mẹ có con còn rất nhỏ, đó là đừng sốt ruột. Việc dạy con là cả một quá trình, và đòi hỏi sự làm việc chăm chỉ, bền bỉ, nhẫn nại và ... hiền lành.

Khi các con còn nhỏ, công việc cần xác lập đầu tiên là khả năng làm việc, trao đổi giữa mẹ và con cần thông suốt, tức là mẹ nói con có thể hiểu được và hứng thú tuân thủ, tương tự như vậy con nói mẹ có thể hiểu được để phát hiện khuynh hướng của con cũng như những gì con còn vướng mắc cần mẹ giúp. Việc thiết lập này đơn giản chỉ là giữa người với người, nên không quá chú trọng vào sử dụng ngôn ngữ gì, thậm chí chỉ cần cái xị mặt của con, nụ cười của mẹ cũng là một cách giao tiếp của mẹ con chúng ta.

Một trong những bí quyết thành công việc giúp con còn nhỏ học tập, đó không phải là mẹ thông minh, lanh lợi, giỏi giang mà chính là bởi sự dịu dàng, bám trụ mục tiêu học tập và cẩn thận chỉn chu của mẹ. Chỉ những bà mẹ nào đã từng có lúc phát điên phát rồ khi con cương quyết không chịu ngồi vào bàn tuân thủ những gì mẹ yêu cầu hay buồn ngủ rũ mắt ra khi ngồi nghe con lề rề đọc, viết từng từ từng chữ thì sẽ hiểu bí quyết này nghe thì có vẻ dễ, nhưng làm thì không hề dễ một chút nào của việc giúp con ở bước khởi đầu học tập. 
Chỉnh sửa lần cuối bởi Hồ Thị Hởi ; 22/08/2011 vào lúc 11:33 AM.

 Nào thì bố cháu đã được bác 3J và bác Ciub xui dại thì cứ dại viết nốt kẻo ấm ức. Mình đồng ý với mẹ Hởi (hình như bà xã mình đã biết mẹ Hởi qua 1 người bạn, mẹ Hởi/bố Hởi cũng là dân chuyên toán tổng hợp à?) về đoạn trên nhưng bổ xung thêm tí.

Đa phần sách từ lớp 1 họ viết theo lối để trẻ con tự đọc đầu bài và tự suy nghĩ, tìm con đường đi để tự giải quyết vấn đề. Step ở đây là: con tự đọc-tự chắp ghép thông tin dữ liệu-tự xác định ra vấn đề cần giải quyết-tự suy nghĩ và nêu hướng giải quyết-bắt tay vào giải quyết vấn đề. Chứ không phải mẹ đọc đề cho con nghe-mẹ giải thích đề cho con nghe-mẹ hướng dẫn con làm và con chỉ có mõi việc là làm theo ý mẹ. Con đường này sẽ bóp chết sự sáng tạo của bản thân con và làm mất thói quen tự học ngay từ khi còn nhỏ của bé. Nếu mẹ cứ hăng hái giảng giải và giúp con tìm ra qui luật như bác 3J tô đậm thì hơi phí sách vì người viết sách đã cố gắng viết để sao cho đứa trẻ nó tự làm việc với tài liệu và tự tìm ra qui luật mà người lớn nhảy vào giúp con nhiều quá thì ắt con chả cần học nữa vì có mẹ học hộ con rồi. mà khi đã có mẹ học hộ con thì cùng lắm con cũng chỉ giỏi bằng mẹ là max. Con phải tự làm việc được tài liệu thì con mới có hy vọng giỏi hơn cha mẹ/thầy cô của con được và như thế nói như người Việt ta thì Nhà Có Phúc!
Và để con có thể tự học được thì READING là number one! Con khôgn tự đọc được thì chả làm gì được!

Bố Tấm và Cám nói hoàn toàn chính xác! Việc đầu tiên là phải dạy con reading, phonics rồi mới đến những vấn đề khác. Ngay cả học chương trình VN cũng thế, trước tiên là phải biết đọc tốt, từ đó trẻ sẽ tự đọc, tự suy nghĩ để tự làm các bài tập tư duy, toán học... Mình dạy nhóc thứ nhất theo đúng kiểu bố Tấm và Cám nói, kết quả là từ năm lớp 2 trở đi, dù có mẹ hay không có mẹ con vẫn tự học tốt. Mình dự định ngay cả đối với chương trình NN, cũng dạy con bé thứ 2 theo đúng phương pháp trên.
Chỉnh sửa lần cuối bởi Mẹ Cúncon ; 22/08/2011 vào lúc 12:28 PM.

Học phổ thông ở Mỹ - phần 2 (i) - WTT


Nguyên văn bởi Mẹ Cúncon
Thực ra cái khó ló ý tưởng thui.
Chẳng qua chị vận dụng chính cách thức và phương pháp làm việc của bản thân mình vào dạy con thôi.
Tuy nhiên chị để cho con thực sự thích thú và tự nguyện làm như vậy.
Giúp con yêu nhạc bằng cách cho con nghe nhạc từ trong bụng mẹ, rồi cho con học Anh văn và đàn từ sớm. Con đánh đàn tốt, sẽ có khả năng tập đánh 10 ngón dễ dàng hơn. Cho con tiếp xúc với máy tính sớm, dạy con biết search game con thích là con mê liền, rồi dạy con sử dụng mail... Trẻ con học nhanh hơn mình tưởng nhiều. Chị tâm đắc với bố Tấm và Cám: Trong gia đình, đầu tiên nên dạy con biết đọc. Từ việc biết đọc sớm, con sẽ yêu sách, thích khám phá những điều mới lạ, con sẽ biết tự làm nhiều điều hơn PH nghĩ đấy: Có thể tự đọc bài và hướng dẫn trong bài để làm sách phát triển tư duy, toán học...

Chưa đầy 2 tuổi, con đã “xem ké” DVDs LeapFrog của chị J2, vậy mà con đã sound được toàn bộ 26 letters sau vài lần xem một cách dễ dàng khi con mới vừa tập nói. Ba Mẹ hết sức ngạc nhiên và thích thú điều này lắm. Mỗi lần đi đâu mang con theo là Ba Mẹ rất cực. Con đâu có chịu ngồi yên, cứ đòi nhảy chổ này, chạy thử cái kia … cứ như con sóc con vậy đó.
Con biết chữ từ rất sớm, mới đi PreK lúc 4 tuổi là con đã đọc được những cuốn sách chữ TO, có hình rồi. Hồi con bắt đầu đi học, Ba Mẹ cứ sợ đủ điều, vì con không bao giờ tập trung lâu, cái gì con thích thì con làm, không thích là không muốn làm. Cũng may năm PreK ấy, chỉ có một lần là con bị hiệu trưởng gọi điện cho Ba chở về gấp, vì không ai dỗ con nín được. Cô giáo của con khen con là thông mình nhanh nhẹn. Ba Mẹ thì sợ lắm, sợ con bị cái bệnh chi đó ADHD Attention Deficit Hyperactivity Disorder - Không biết tiếng Việt là gì nữa (Tăng động ... ), hay autism gì đó. Mỗi lần họp với teacher là Ba cứ hỏi thăm đủ thứ, cả Bác sĩ gia đình Ba cũng hỏi, nhưng không thấy ai nói chi cả đến chuyện đó. Lên lớp K, thì con có tiến bộ rõ rệt, vào lớp con đọc sách cho các bạn khác nghe, đi học biết nghe lời, biết tự lấy thức ăn sáng, test các kỹ năng con đều đạt trên trung bình cả ngay từ lần đầu tiên.

Hôm nay ngày đầu tiên đi học. Lúc gần 4h, Ba gọi điện hỏi con thế nào. Con trả lời ngon lành lắm, "I love my class, my school, my teacher" Vậy là Ba Mẹ yên tâm. Những lần nằm trò chuyện với con, hỏi ước nguyện con sẽ làm gì, con trả lời sẽ làm doctor để chữa back pain cho Ba. Không biết Ba có còn sống đến lúc con làm được doctor hay không, nhưng lúc này Ba Mẹ đã vui lắm rồi. Con là đứa "nóng tính nhất" nhà, con là đứa con có nhiều điều cá biệt, nhận xét của con cũng ngộ nghĩnh lắm. Hôm nào con nói với Ba là có những điều trên đời này không chết. Ba hỏi là cái gì? Con trả lời vô tư: robot, bởi vì robot làm bằng sắt, mà sắt thì rất bền. Ba không giải thích gì thêm, chỉ nói vậy à, và Ba chỉ muốn cái trí tưởng tượng của con bay bổng. Chắc là mấy tháng trước con thấy Ba buồn vì Ông Nội mới qua đời. Có lần con quỳ cạnh giường và chắp tay thành kính. Đợi lúc con đứng lên, Ba hỏi con làm gì thế, con trả lời "Con say prayers cho Ông Nội." Cái gì con cũng nhất cả, mỗi lần trong nhà "to tiếng", con lại xụ mặt xuống rối nói. "You're mad. I am, too." Thế là trong nhà phải "nhỏ tiếng" lại.

Bài học đau đớn của em là: Quyển sách tiếng Anh nào có tiếng Việt thì chớ có đụng vào, thế nào cũng có chỗ sai. Đã không học thì thôi, đã học là phải học sách của người bản ngữ (không chỉ tiếng Anh, về sau em học các tiếng khác cũng thấy vậy), nghe phát âm của người bản ngữ. Tốt nhất là có thầy cô người bản ngữ dạy, nếu có điều kiện. Các bố mẹ nào không nói tiếng Anh chuẩn thì tuyệt đối đừng dạy con phát âm, kẻo nó in cái sai vào đầu rồi thì tẩy não đi còn khó hơn. Mình thấy những sách dạy hay có phần phiên âm, những bố mẹ đã học cao nắm chắc thì không nói làm gì. Nhưng dạy trẻ con , mình nghĩ thời đại ngày nay máy tính nhiều , nên tra bằng những từ điển có phát âm trong máy .  
Mấy cái món này, Bố Mẹ phải nghiên cứu kỹ, thậm chí phải nhờ người có chuyên môn để giúp cho con cái đang học trung học, dưới lớp 11 ở VN - Tức là các Bác phải chuẩn bị nhiều, chứ bên ngoài các Trung tâm Anh Ngữ cũng không help được nhiều đâu. Theo nghiên cứu giáo dục "miệt vườn" của mình, thì những món này vô cùng hữu ích, chưa đạt độ khó của ACT hay SAT, vừa vừa bậc trung thôi. Phải kiên nhẫn, chọn 1 trong 3 cuốn mà học từ từ, thiếu đâu bổ sung đó.

Các Bác có thể nghiên cứu trên mạng về những thông tin của 2 loại tests SSAT (không do SAT đỡ đầu, tên giống giống thế thôi, loại SAT nhẹ nhẹ hơn thì gọi là PSAT), và ISEE. Mình chỉ giới thiệu một chút như vậy. Hình như có những Tóp khác chuyên về SAT rồi.

The Secondary School Admission Test, or SSAT, is an admissions test administered by the Secondary School Admission Test Board (SSATB) to students in grades 5-11 to help determine placement into independent or private junior high and high schools.

http://en.wikipedia.org/wiki/Seconda...Admission_Test
http://www.ssat.org/ssat/info/home.html

What is the SSAT?
The Secondary School Admission Test (SSAT) is a multiple-choice aptitude test for students in grades 5-11. The test consists of verbal, quantitative (math) and reading comprehension sections. The verbal questions test your vocabulary, verbal reasoning, and ability to relate ideas logically. The quantitative (math) questions test your ability to solve problems involving arithmetic, elementary algebra and geometry and concepts. The reading comprehension section tests your ability to understand what you read. All tests are printed in English.


The Independent School Entrance Examination, or ISEE, is an entrance exam used by many independent schools and magnet schools in the United States

http://en.wikipedia.org/wiki/Indepen...ce_Examination

Các Bác cứ thủng thỉnh nghiên cứu cho các con cháu đang học trung học, từ lớp 5-11. Đừng có thấy hoảng khi quá nhiều tài liệu. Cám ơn các Bác. 

NHẮN CHUNG CHO CÁC BÁC.
@ Bố Ciub@: Bố có thể liệt kê theo thứ tự (từ thấp đến cao) những CD-ROM Bố đang có, chỉ cần chuyên 2 món là Jumpstart và Reader Rabbits. Hai cái món này ăn rất tốt, kinh nghiệm về những món này mình có cũng khá nhiều. Rất hữu ích từ mầm non, MG và cả tiểu học nữa. Cám ơn Bố trước nghe.
- Jumpstart BABY
- JumpStart - toddler
- Jumpstart PreSchool
- Jumpstart Pre-Kindergarten
- Jump-Ahead starting school
- Jumpstart Reading for Kindergartner
- Jump Start Phonics
- JumpStart Reading with Karaoke
- Jumpstart Animal Adventures Karaoke
- JumpStart Animal Adventures
- Jumpstart Advanced for Kindergarten
- JumpStart Explorers
- Jumpstart 1st & 2nd grade
- Jumpstart Advanced 1st Grade
- Jumpstart Math 1st grade
- Jumpstart Math for 2 nd grade
- JumpStart Reading for 2nd grade

- ReaderRabbit toddler
- Reader Rabbit Learn to Read with Phonics
- Reader Rabbit thinking.
- Reader Rabbit 1st grade.
- Reader Rabbit 2nd grade
- Reader Rabbit math 6-9
  
Xin lỗi nếu mình hãm cái sự giỏi của các bố mẹ ở đây: ở VN có hiện tượng vợ (chồng) quá đảm thì trong nhà các bố (mẹ) và các con lại thành chậm chạp. Đơn giản thấy người kia lo được hết rồi, yên chí, nên không quan tâm nữa. Và người giỏi cũng dần hình thành một thói quen áp đặt với những người còn lại.Lâu rồi gây bất mãn âm thầm trong gia đình.

Thứ hai: Bố mẹ VN hay áp đặt với con, mình gặp những cháu còn nhỏ mà nói năng y chang y như con vẹt - người lớn thu nhỏ, nhưng nếu gần gũi được sẽ nghe thấy nhưng tâm tình thật (rất bất mãn) với bố mẹ.Mặc dù bố mẹ cứ đinh ninh con vẫn nghe lời mình lắm vì mình đã hy sinh hết vì con. Mình cho đây là một điều nguy hiểm, không nên giật mình khi thỉnh thoảng lại thấy một vụ học sinh giỏi nhiều năm giết người vì một chuyện vớ vẩn.

Hãy nói chuyện, ôm ấp...con thật nhiều, kể cả con đã lớn. Hãy cười đùa với con như thể mình đang ở tuổi con (mẹ con mình trước khi đi ngủ thì đùa nghịch thôi rồi, mình nghĩ ra đủ trò như mình bằng tuổi chúng nó, như là mình thỉnh thoảng phi lên giường chứ không lên nhẹ nhàng như người lớn, trời ơi thấy thế các bạn tha hồ phát huy trí sáng tạo, mình say sưa tham gia và cảm thấy mình được sống lại tuổi thơ, trên trần nhà mình cho các bạn tự trang trí những ngôi sao lấp lánh, thế là trong bài esay con mình vào ĐH đã mở đầu bằng cảnh này tả hai đứa trẻ nhìn lên bầu trời đầy sao trong một căn phòng tối haha ). Hãy lắng nghe chuyện trò của con, hãy hỏi con : "Con cảm thấy thế nào ?" thường xuyên hơn. Hãy thật lịch sự với con. Hãy tìm hiểu xu hướng giới trẻ, hạn chế cấm đoán đến mức tối đa mà tâm tình, phân tích tình huống như một người phản biện, để con tự quyết định, có thể con sẽ sai lầm, nhưng cũng là một cách học cho mãi mãi. Hãy bàn bạc và hỏi ý kiến con kế hoạch trong gia đình và cả những vấn đề của bản thân, tùy mức độ con nhỏ hay lớn.

Tụi trẻ bây giờ rất giỏi: chúng có tiếng Anh và các ngoại ngữ khác, chúng lại được học và sống ở môi trường hơn mình xưa nhiều. Mình không hiểu biết hơn chúng mà cứ dậy dỗ thì còn lâu chúng nó mới nghe. Nhât là khi con ở tuổi teen, bản thân muốn tự lập mà chưa thể tự lập, còn phải sống nhờ cha mẹ, một mâu thuẫn ngay tự trong con người các cháu, nếu cha mẹ lấy quyền áp đặt, ,mâu thuẫn đó dễ bùng nổ vì chẳng ai muốn phải sống nhờ người khác để phải chịu áp đặt. Cho nên các cháu hay tìm tâm sự ở các bạn và người ngoài và khoảng cách với bố mẹ càng xa. Khi con lớn đi học ĐH, các bạn sẽ càng thấy rõ vấn đề này hơn nữa.

Mình được con bạn bè tâm sự khá nhiều, có cháu đã gọi cho mình 10 lần/ngày, mình cũng chả dám nói lại với bố mẹ vì: 1) Mình đã hứa không nói, 2)Bố mẹ có hiểu mình và con không, hay lại tự ái cho là mình dạy đời và cho là con hư. Mình chỉ biết nghe và chuyện trò hỏi han cháu theo cháu thì nên thế nào thôi. Rồi mình từ từ xen ý kiến mình vào, ý kiến mình cũng có khác gì ý kiến bố mẹ đâu, và rất, rất nhẹ nhàng "bảo vệ" cho bố mẹ cháu,nhưng các cháu lại nghe vì mình nói theo cách không áp đặt, vui vẻ và thậm chí còn đùa giỡn nữa. Ai mà chả có nhu cầu giải tỏa tâm tình chứ, mà giải tỏa được ở chỗ có lợi và bí mật sao không làm. Có cháu nói : Giá mà cháu gặp bác từ năm ngoái thì đời cháu không như thế này. Mình cảm thấy nước mắt chảy trong lòng.

Vài ý tâm sự với các bạn có gì không phải xin bỏ qua. 

1. Nếu các bác cho các bạn bé đọc sách pdf trên máy, thì có lẽ nên download adobe reader. Phần mềm này đọc sách rất tốt. Em download nhiều sách trên mạng, xong cài adobe reader, thế là có thể để adobe reader đọc sách cho cả mẹ và con nghe, có thể để nó đọc từ đầu đến cuối sách, hoặc là chỉ highlight đoạn/từ mình muốn đọc. Nói chung nó giúp mình đỡ phải tra từ điển cũng nhiều, vì nhiều từ thực ra mình biết hoặc đoán được nghĩa nhờ ngữ cảnh, nhưng không biết cách phát âm thôi.
  

PART II: Reading
Chapter 3: Laying the Foundation for Reading Success Ages 3–8
Chapter 4: Strategies for Oral Reading Success (Ages 4–8)
Chapter 5: Building and Enriching Vocabulary (Ages 7–11)
Chapter 6: Reading Comprehension (Ages 7–11)
Chapter 7: Reading Motivation Strategies (Ages 7–11)
Chapter 8: Test Preparation Strategies: Vocabulary and Reading Comprehension (Ages 7–12) Trong chiến lược tập trung về Kỹ năng đọc có vấn đề Xây dựng và Bồi dưỡng nâng cao từ vựng cho các con ở lứa tuổi tiểu học, Hởi xin một lần nữa giới thiệu lại công cụ có thể dùng miễn phí mà rất hiệu quả trong việc tham khảo và giúp các con tự học từ, đó là trang
www.spellingcity.com . (tất nhiên họ có phần có phí nữa, chắc cũng rất tuyệt vời nhưng Hởi thấy miễn phí là quá đủ với mẹ con cháu rồi ạ nên mới dừng ở đó thôi)

Các mẹ cũng có thể tự tạo một danh mục từ vựng cho các con, tham khảo và copy danh sách chương trình từ theo grade phù hợp với các con của các trường học các nước dạy tiếng Anh, và rất nhiều nhà sách hay các lớp học dạy kỹ năng đọc đã sử dụng công cụ này để tổng hợp word list mà các con cần nhớ và thành thạo.

Công cụ spellingcity.com giúp cho từ vựng gắn liền ngữ cảnh trong một sentence nếu con cần gợi nhớ, ngoài ra việc đưa từ riêng của mẹ vào cho con cũng được tự động gắn liền như vậy hoặc do mẹ soạn câu của riêng mẹ theo hệ thống sách đọc cho con mà mẹ có.

Và còn nhiều nhiều điều hữu ích khác nữa của công cụ này các mẹ sẽ khám phá và chính họ cũng luôn luôn tự nâng cao các chức năng và giao diện giúp cho giáo viên, phụ huynh và học sinh.

VD: Bộ sách Reading Street là bộ sách dành cho học sinh tiểu học, có có kèm theo một loạt công cụ giúp cho việc tổng kết từ vựng phù hợp với trình độ của các con, trong đó có cả spelling city
http://www.scottsboro.org/~flewis/SF...rces.htm#helen

http://scottsboro.org/~flewis/ 

Bác Hởi ơi, thật là Bác trên cả tuyệt vời. Mấy đứa bé nhà mình dùng toàn free, ngu gì để người ta móc thêm cái túi đã rách ... tươm tướp, nợ ... nần chồng chất của mình.
Kết quả thì mình nhận rất nhiều, các Bác thấy rồi đó. Dùng những tài nguyên có sẵn một cách hiệu quả.
Đây chỉ là một quan sát, và nhận xét riêng của mình. Không biết đằng sau đó là mục đích gì?

Từ lúc J1 nhà mình học lớp 4, mình thấy thằng nhóc có đến 4 cô giáo, mỗi cô giáo phụ trách riêng một phòng. Tuy nhiên vẫn có một cô giáo gọi là homeroom teacher (như GV chủ nhiệm vậy). Từng cô giáo của khối lớp 4 sẽ phụ trách một số môn, tùy tình hình GV trong trường. Có cô phụ trách môn Math, cô phụ trách môn Reading hoặc English, cô phụ trách Spelling, Social Studies (các môn Xã hội), hay Science. Đó là những môn chính. Còn những môn khác như PE (Physical Education)dạy trong Gym, hay Music cũng có phòng riêng rồi. Học sinh phải walk đến những phòng này ngay từ K (or PreK) trở đi. Chúng nó đi lại nhiều lắm, nhưng trật tự vô cùng: "keep hands and feet to yourself". Từ PreK (không bắt buộc đi học), nhưng đến trường thì đều có những công việc như đến phòng Computer Lab, library, gym, music room (nếu trường lớn có luôn auditorium - thường là cấp 3)

Mỗi trường, dù tiểu học vẫn có một chuyên viên (gọi là counselor) tư vấn đủ thứ cả, chuyên viên này nằm trong ban giám hiệu nhà trường (không có ban bệ rõ nét như bên ta) nhưng cái cách thể hiện thì mình biết như vậy. Counselor sẽ có những buổi lên lớp để mà motivate học sinh, kể cả K students. Người ta nói chuyện gì không biết, nhưng chúng nó thích thú lắm. Homeroom teacher chính là người đề cử học sinh "giỏi" của mình, tất nhiên là achievement tests cũng phải đạt điểm cao. Còn CogAT, OSLAT, hay NNAT ... cũng phải qua mức cao trên toàn quốc. Cộng những yếu tố đó, với sự đề cử của giáo viên, lên counselor, qua principal, và nhất là sự đồng ý của cha mẹ thì con của mình mới vào được các chương trình "chọn", "năng khiếu" hay không? Tất nhiên, các HS năng khiếu đó vẫn đi học bình thường như bao HS khác, chung lớp, chung thầy cô, nhưng có một điều là hàng tuần được "bốc" ra khỏi lớp đi học với teacher khác, được huấn luyện thêm nhiều kỹ năng khác chừng 4-5 tiếng đồng hồ. Bài vở trong lớp, homework thì homeroom teacher không được bắt các em HS này làm trong lúc "bị bốc đi" như vậy. Học những cái gì, hay thẩm định ra sao, có dịp khác mình sẽ bàn thêm.

Trở lại với chuyện "thầy cô cố định", HS "di động" - Cái này theo quan điểm cá nhân, mình thấy có nhiều cái hay. Từ lớp 4, HS đã có agenda riêng, ghi chép những môn gì cần làm gì trong sổ tay hàng ngày đó. Teachers sign, Parents sign mỗi ngày, không chạy đi đâu cho lọt. Thầy cô môn nào cho bài vở gì thì Parents đều biết cả. Cái hay thứ nhất là phòng học cho môn ấy được trang trí theo mục đích của môn học, theo sự tính toán và sở thích của teachers, nhưng nói chung là bố trí thích hợp, rất khoa học, sách vở tham khảo, máy tính cá nhân, máy tính tay ... phù hợp cho môn học đó. Học sinh cũng không mất nhiều thời gian cho việc chuyển phòng, bởi vì khối lớp nằm từng cụm (lớp 4, 5 và 6). Mình cũng thấy cái hay khác là "attention span", con nít lứa tuổi này, cần đứng dậy đi vào phòng khác, có không gian khác, trang trí khác ... thì hiệu quả tiếp thu cũng khác. Chứ ở lì trong một phòng, thầy cô giáo Tiểu học bên mình dạy tuốt tuồn tuột tất cả các môn thì không hay, không khai thác được thế mạnh của từng thầy cô, HS không có lợi nhiều. Tất nhiên nhiều chuyện nữa.

Mình rất thích cái lối nói của Aquarius (pro vs. con). Đây là một kỹ thuật tranh luận rât bổ ích, bao giờ cũng đưa ra nhiều mặt của vấn đề. Ở đây chủ yếu là advantage vs. disadvantage; for vs. against; point - counterpoint (thuận lợi- bất lợi; ủng hộ - chống; chính đề - phản đề). Lắng nghe, quan sát, thẩm định và đưa ra những quan điểm riêng của mình, chứ không phải là của người khác, ngôn ngữ của mình chứ không phải "thuộc lòng" của người khác, và nói như con vẹt.

Chắc cũng chưa thỏa đáng, nhưng chỉ là phác họa vài nét như ở tiểu học người ta đã cho học sinh chạy "show" từ lớp 4 rồi. Lên trung học thì còn chạy show nhiều hơn nữa, và ĐH thì khỏi phải bàn. Cái lợi hay bất lợi thì Aquarius có nói ra một phần rồi đó. Tóm lại, lợi nhiều hơn hại.