vai trò của bố mẹ trong việc kèm cặp con học tại nhà là rất quan trọng. Mình mở topic này rất mong các mẹ (bố) đã, đang và sẽ dạy con học ở nhà vào cùng trao đổi về phương pháp dạy con học, các vấn đề gặp phải khi dạy con ở nhà bắt đầu từ khi con vào lớp 1.
Con gái mình năm nay vào lớp 1. Hiện nay cháu đang nghỉ hè ở nhà, mình cũng không muốn con bị nhồi nhét học nhiều nhưng cũng theo trào lưu chuẩn bị cho con vào lớp 1 nên bé nhà mình đã biết được kiến thức sau:
- Ở lớp mẫu giáo con đã được học và làm quen với chữ cái, đã biết đọc, các cô cũng dạy viết cơ bản. Hiện nay mỗi ngày con viết 1 trang theo quyển vở của Nhà xuất bản đại học sư phạm. Yêu cầu của mình đối với con ở giai đoạn này là phải ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng bất kể ngồi vẽ hay đọc truyện.
- Mỗi ngày online chơi trò chơi tiếng anh hay học tiếng anh qua các trang web của trẻ con từ 15-30p.Buổi sáng ngủ dạy hay lúc đi học về thì mở các đĩa bài hát tiếng anh cho cả nhà nghe :Smiling:
- Đối với môn toán thì mình mua cho con quyển bồi dưỡng toán của Nguyễn Áng mỗi ngày làm 1 trang (tuy nhiên cũng k đều). Mình đang suy nghĩ xem làm thế nào để con say mê và yêu thích môn toán đây.
Các mẹ có kinh nghiệm cho em hỏi em yêu cầu con học như hiện nay có nhiều quá không ạ. Rất mong các mẹ chia sẻ.
Mẹ nó tìm mua cuốn Hướng em học - Tiếng Việt Tiểu học (Dành cho phụ huynh học sinh khối lớp 1) có 2 tập của Nhà xuất bản giáo dục có đầy đủ và chuẩn mẹ nó ạ.
Khi con em còn nhỏ ,em dán be bét các loại bảng chữ cái lên tường,đúng tầm mắt của con,học hình vẽ ở bảng chữ cái trước sau rồi tự thuộc chữ cái.
Còn số, năm nào em cũng cho cậu 1 cuốn lịch xé có số to vật để tự xé hàng ngày.Được chơi và sở hữu tờ lịch ấy,cắt dán số tùy,miễn ko vứt bừa.Bừa bãi em vứt thật vào sọt rác,con nhà em cái tăm cũng tiếc,nên phải cố gọn gàng.Cuốn lịch ấy làm thằng bé thuộc lịch âm dương,can chi như thày cúng.nó mang lại cho con khái niệm ngày tuần tháng...đấy là hồi nhỏ.Con em hầu như ko học mẫu giáo,chỉ đi khi mẹ vắng nhà.Em dạy ghép vần vào vụ rét vừa rồi,chỉ khoảng 1 tháng là xong,em dựa vào 1 cuốn TV xin của lớp 1.Khi biết đọc rồi ngày nào nó cũng đọc 1 truyện chữ to có nội dung GD,nhằm tăng vốn từ ,sau đó em hỏi lại xem nó đọc có nhớ được gì ko,có đấy.cuối cùng em y/c kể lại cốt luyện cách diễn đạt lưu loát.
Tập tô chữ thôi, em sợ ko đúng kiểu của cô,con khổ nên chưa dám dạy viết.
Toán em chỉ đố thôi chưa động cựa vì lười.Mất nhiều thời gian lắm đấy,hết sức kiên nhẫn nữa.
Con em thích chơi cờ vua,thèm lắm,nhưng em chẳng muốn hầu cờ tẹo nào.Thằng anh về phép chỉ chơi cờ với em.Em nghĩ môn này cũng làm cho tư duy tốt lên.
TAnh bố cháu dạy Let's go có đĩa tương tác,khi nào chán thì bố cho làm thày.Nó tươi tỉnh,dạy lại ngay cái bố dạy.Nó nắm được.Em cho tắm bằng đĩa Disney English ABC lúc ăn cơm tối.Đĩa đó hay nhưng là TA Mỹ em cũng thích tắm đĩa đó.Em rất dị ứng với game,em cứ sợ con phải đeo kính,rồi nghiện..
Thế các bác thế nào?
về sách GD cho con, em hay mua ở 187 giảng võ,chính hãng NXBGD.Ở đó có nhiều sách bán cho GV,bố mẹ kèm con.
Em có cách kèm con như sau:
Ngày trước, khi chưa đi học ngày nào em cũng cho con tự học toán và làm bài tập tiếng việt thì dưới sự hướng dẫn của mẹ. Riêng toán thì em không lo, chắc các mẹ có con lớp 1 trên DĐ đều như vậy vì các con Việt tư duy toán học rất khá. Chỉ có phần Tiếng Việt thì cần phải kèm kỹ hơn. Mua từ điển Tiếng Việt về khi con học đến vần hoặc âm nào thì tìm những từ có vần ghép tương tự để lấy vị dụ và tra luôn ý nghĩa cho con hiểu. Từ nào phức tạp, từ điển giải thích khó hiểu thì mẹ phải tự giải thích sao cho con hiểu một cách chính xác.Con viết thì đương nhiên là con phải tự viết rồi. Điều này mình phải nhờ cô giáo gần nhà kèm.
Bây giờ, con đi học ở trường rồi, thời gian tối học ở nhà cũng rất ít, nên thời gian dạy kèm của mẹ cũng hạn chế.Thì mình hướng con tự học nhiều hơn, cho phép học TA qua Game 30 phút. Thuật lại mọi việc ở trường, hai mẹ con cùng viết nhật ký. Tối hai mẹ con cùng đọc truyện song ngữ, vừa rèn cho con tự đánh vần vừa rèn tiếng Anh luôn. Con toán thì để cuối tuần vì bây giờ con cũng đã thành thạo hết quyển Học giỏi toán I rồi.
Theo riêng nhà em tô màu để tập cầm bút đúng,nên nhà em cho dùng bút chì màu,chứ ko dùng sáp.Còn trẻ con ít kiên nhẫn là bình thường,vì yêu con nên em lại phải cố kiên nhẫn hơn nó ,khi chán phải chuyển ngay sang trò khác.Đến 5 tuổi em bắt đầu cho tô chữ.
Em học Kinh nghiệm bác Snowball cho tắm đĩa TAnh có chọn lọc ,lớp 1 ổn em cho ra ILA ngay cửa nhà ru ngủ,bao giờ nghe nói thật thạo,cần thiết em cho học thêm ngữ pháp sau.
Em cho cháu học TAnh để biết thật tốt ,dùng được thành thạo chứ ko phải để điền ngữ pháp hay qua được vòng phỏng vấn.
Bác Chime ơi!
Sao các bác cứ lăn tăn mãi về ngữ pháp nhỉ,thảo nào VN ta tiếng Anh cứ kém hoài.Bây giờ có anh mũi lõ sang ta nhờ bác dạy tViệt,bác dạy những câu giao tiếp thông thường,nghe hiểu tốt xem XH đang diễn ra cái gì,nhưng anh mũi lõ kia nhất định ko nghe cứ đòi học ngữ pháp trước,cứ đòi dạy tìm trạng ngữ đóng vai trò vị ngữ trong câu..v.xong lại chê bác ko biết dạy TViệt.
Học TA,nhất là khi còn nhỏ, các em giao tiếp tốt,đọc viết được theo đúng lứa tuổi.Sau này dùng tốt như ta nói tViệt học ngữ pháp thời gian ngắn là OK mà.
Mẹ Chime ơi, bạn tham khảo ở trang này nhé
mình nghĩ đây là bí quyết k chỉ cho người lớn mà trẻ con cũng áp dụng tốt. Mình dạy con học tiếng anh trước hết mình nói với con cách học đã. Mình lấy ví dụ là con thấy em bé khi mới đẻ thì đã biết nói chưa? đầu tiên là em nghe con nói, sau đó là em nói theo con lúc đầu em chưa nói đúng nhưng em nghe nhiều những câu như thế, con và mẹ sửa lại cho em...Như vậy muốn biết tiếng anh trước hết là nghe, nghe được thì sẽ nói được rồi mới đến đọc và viết...cũng như con học tiếng Việt vậy.
Cái môn này cũng được các mẹ nói chi tiết ở topic Phương pháp học ngoại ngữ bên mục Ngoại khóa,mẹ Chime tham khảo thêm nhé.
AX em tải từ link bố Tòngmít để ở trên mạng,phim hay lắm cơ,nội dung,âm nhạc rất hấp dẫn,ngộ nghĩnh nữa.Con em xem xong phát biểu hay hơn cả tom&jery. Đĩa đó tắm rất hiệu quả,em học của bác Snowball.
Lại nói chuyện tắm ngôn ngữ. Em cũng đã cho con trai em nhảy vào chậu ngôn ngữ này được hơn tháng nay. Rất hay, rất hay.
Mẹ Laida nói là đã có 10 phim, vậy em liệt kê danh sách phim mà em đang có ra đây xem có trùng với đĩa của mẹ không nhé, sau đó chúng ta sẽ tổng hợp lại xem gia tài của chúng ta hiện tại là ntn, sau đó tùy bố mẹ đưa ra phương pháp truyền bá tài nguyên nhé:
1. Disneys - Hello
2. Disneys - Family
3. Disneys - Friends
4. Disneys - Happy Home
5. Disneys - Animal Friends
6. Disneys - It's delicious
7. Disneys - Happy Birthday
8. Disneys - Tick tock time
9. Disneys - Night and day
10. Disneys - Let's play
11. Disneys - My body
12. Disneys - Party time
13. Disneys - Cooking
14. Disneys - The Forest
15. Disneys - The sea
16. Disneys - Let's travel
17. Disneys - Color
18. Disneys - Wild animals
19. Disneys - Funny faces
20. Disneys - Everyday Life
21. Disneys - Bigs and Small
Dạ hết ạ! ( Nếu công phu hơn, bố mẹ tham khảo trang web tongmit.kiss.vn ). Bộ Disney World of English
-Em thì em thấy chương trình này hay, mặc dù là học nhưng ko có tí áp lực gì là đang phải học cả, vì như là xem phim hoạt hình thôi mà. Ấy thế mà có tháng thôi, con em đã hề lố, hề lô.. với em được rồi đấy.
-Mà tất nhiên là con trai em tắm (Em thì em tắm mãi rùi, nhưng theo phương pháp cổ điển nên kết quả ko có gì đáng nói, giờ phục thù bằng cách truyền thụ mới cho con)
-Tắm hàng ngày luôn ạ. Em đi làm cả ngày, con cũng đi học cả ngày nên ăn tối xong là con đòi mẹ cho học tiếng Anh (tự giác lắm, không chờ mẹ giục như học chữ hay những thứ khác đâu ạ). Em cho ngồi khoảng 1h thôi ạ (nhưng em nghĩ thời gian thì ko cần o ép, càng nghe nhìu càng tốt, chỉ sợ con mỏi mắt thôi!). Cu cậu thích lắm ạ!
Ngoài ra, em còn có cả một số đĩa game học chữ cái, số, hình.. cũng rất thú vị và đơn giản, con em mình có thể tự cầm chuột để tự chơi, tự chọn
khi thằng cu đầu vào lớp 1 em cũng chỉ kèm cặp nó thế naỳ.
Về thể lực: như mẹ laida nói, bữa ăn ở trường chắc chắn không bằng nhà làm, nên bữa sáng là bữa chính của cu nhà em.
Cứ ngủ dậy là cốc nước lọc "tẩy độc" như chúng nó tự nói, sau đó thì ngồi chờ vài phút để ăn sáng. Nói chung là dù ăn sáng gì thì cũng đi kèm với sữa tươi không đường hoặc sữa chua hoặc kem caramen. Xong, lên đường đi học, tay không quên cầm hộp sữa. Về sau nó ăn uống tốt hơn nên vụ hộp sữa cũng tùy nó thích thì mang chứ không ép.
Đi học về thì hoa quả, rồi làm gì thì làm đến 6h30 là ăn tối. Học bài xong thì sữa rồi đi ngủ.
Vào năm học lớp 1, cứ tối đến là mẹ con em ôn bài cu con vừa học trên lớp, ngoại ngữ chẳng biết giảng giải kiểu gì cho phù hợp thì cứ từ mà học thuộc, viết nhiều quen tay, băng đĩa đọc ông ổng vào đầu từ nào thì vào.
Cuối tuần thì cho làm vài bài ôn tập chương trình cho cả tuần.
Hoạt động bổ trợ: Đàn là lựa chọn cho con nhà em vì nó cần tập trung do nó quá hiếu động, ngày nào cũng cố gắng dành 30' luyện tập, vẽ thì lúc nào rảnh rỗi nó lôi giấy ra vẽ vời lung tung. Hè lớp 1 tập cho đi xe đạp, Biết đọc rồi thì nó đọc truyện, mà thực ra năm lớp 1 nó ít đọc truyện vì truyện tranh thì không được mua, truyện dài thì đọc nó thấy lâu hết nên chán. Vậy thì nó đọc các thể loại "vì sao lại thế" vì nó là những mẩu ngắn, đọc xong lại đố bố mẹ làm bố mẹ tịt mít nên nó thích. Lớp có hoạt động ngoại khóa gì thì cũng cho nó tham gia hết, nhiều khi bố mẹ cũng thu xếp tham gia cùng nên nó cũng thích.
Bộ sách sân chơi trí tuệ của chim Đa đa luyệ các kỹ năng cần phát triển của trẻ,tuy nhiên bộ này ko nên copy vì màu sắc rất đẹp,
Mình thống kê ra đây một số trang web mà bé nhà mình hay online để các mẹ tham khảo nhé:
www.the-bus-stop.net (bài hát)
www.kidnumbers.com (toán học)
Bé nhà mình đã học tiếng anh ở trung tâm 2 khóa (do người nước ngoài dạy) thì mình thấy thế này: lượng kiến thức các cháu thu được không nhiều so với cháu tự học ở nhà, nhưng phát âm thì cháu nói chuẩn và mạnh dạn khi giao tiếp. Tuy nhiên học phí hơi cao so với việc đầu tư sách vở, đĩa, web...Nên nếu có điều kiện về kinh tế thì cứ cho con ra trung tâm học (nhưng ngừoi nước ngoài hoàn toàn nhé) còn nếu không thì cứ cho con tắm qua điã, web ...rồi đến khi con viết được chữ (hết lớp 1) cho con đến trung tâm học luôn Get 1, 2....
Đúng là cái tuổi này còn mải tìm hiểu khám phá những điều mới lạ, nên thấy cái gì cũng quậy tưng bừng.
Con bé nhà mình bắt đầu chơi game tiếng Anh lúc vào lớp mẫu giáo lớn ( 4,5 tuổi) . Đến hè năm lớp 1 mới cho đi học ở trung tâm tiếng Anh . Vì để năm lớp 1 cho cháu củng cố tiếng Việt. Vậy mà bây giờ mình cảm thấy đôi lúc tiếng Việt của cháu cũng còn " có vấn đề". Nhất là kiểu nói của người bắc hay nói bóng , nói gió...
Đó là mình còn mua rất nhiều giấy , bút , màu sáp cho cháu vẽ, cháu có thể ngồi tự vẽ cả ngày. Chứ các mẹ cứ mong con nhanh giỏi tiếng Anh thì mình nghĩ sẽ không có lợi ở mặt khác.
Đến tuổi tiểu học biết đọc chữ tiếng Việt thì còn mua rất nhiều sách tiếng Việt cho cháu đọc, nhiều khi còn dẫn đi nhà sách , lang thang trong nhà sách cả buổi, tìm những sách nào , phân tích cho cháu hiểu sách nào nên mua , sách nào không nên , quyển nào có lợi cái gì ...
Mình đã thấy một số mẹ rất chịu cho con đi học thêm , sinh hoạt nhà văn hóa .... nhưng mình xem vẫn thấy thiếu cái khoản lang thang nhà sách, mặc dù chỉ đọc lướt vài cuốn sách cũng thu lượm được những cái hay.
Còn chuyện học ở các trung tâm tiếng Anh , các mẹ cũng đừng ngại các bé . Khi các bé nghe quen trên đĩa , cái này các mẹ đừng coi thường các bé , mặc dù nó chỉ loáng thoáng thôi nhưng trẻ nắm bắt rất nhanh. Khi vào học các trung tâm hoặc ở trường mà nghe cô phát âm không đúng , là các bé thắc mắc ngay. Điều này các mẹ cũng phải chuẩn bị trước. Có những bé còn về tỷ tê " chê cô giáo phát âm sai " :mad:. Nhưng có bé đứng lên cãi liền.
Mình phải giải thích là trên thế giới này nhiều nơi nói tiếng Anh . Như người Bắc - trung - nam nói tiếng Việt còn khác nhau. Thì tiếng Anh cũng vậy.
Ở trường hay trung tâm sẽ tập cho bé cái phản xạ nhanh trong giao tiếp. Đây là điều rất có lợi , khi các bé chưa đến tuổi mắc cỡ thì nó nói bừa , chứ người lớn hay sợ nói sai. Chứ đương nhiên ở nhà nghe máy thì tiếp thu từ mới nhiều hơn , nghe giọng chuẩn hơn.
Còn học trung tâm hay học lớp chuyên anh thì các mẹ cũng nên tiếp xúc với cô giáo . Và có một điều là ngoài trung tâm , mình không thích lớp này thì xin đổi sang lớp khác được . Còn trong trường phổ thông thì chuyện đổi lớp là khó. Ngoài trung tâm thì 2 - 3 tháng họ đổi giáo viên thì trẻ được nghe nhiều giọng khác nhau . Còn nhà trường thì cả năm có khi cũng chỉ 1 giáo viên, mà lỡ gặp giáo viên bé không thích học thì uổng công.
Em cứ nghe lời bác Ciub,cứ lớp 1 tắm lấy vốn,cha mẹ kèm,chơi cùng con.Lên lớp trên rồi tính tiếp cấp 1 tận 5 lớp cơ mà.Bác cứ gọi vào chữ ký của em ạ!
Còn cuốn IQ em mua ở Sing đã tặng mẹquynhminh,các bác liên hệ với bác ấy ạ.
@Zinzin2004 em sẽ tặng bác bộ câu hỏi ôn tập IQ để ôn thi cho con vào DTD ạ.Gần 100 bài em xin được của GV trường DTD.Tại em thấy bác quá quan tâm tới con.Bác liên hệ với mequynhminh để lấy IQ Sing& luyện khả năng phát triển tư duy cho trẻ biên soạn bởi Nguyễn Nam.Cuốn đó phù hợp với trẻ mẫu giáo và lớp 1.
Còn cuốn IQ em mua ở Sing đã tặng mẹquynhminh,các bác liên hệ với bác ấy ạ.
@Zinzin2004 em sẽ tặng bác bộ câu hỏi ôn tập IQ để ôn thi cho con vào DTD ạ.Gần 100 bài em xin được của GV trường DTD.Tại em thấy bác quá quan tâm tới con.Bác liên hệ với mequynhminh để lấy IQ Sing& luyện khả năng phát triển tư duy cho trẻ biên soạn bởi Nguyễn Nam.Cuốn đó phù hợp với trẻ mẫu giáo và lớp 1.
Đúng rồi, cửa hàng này nhỏ xíu thôi nhưng nhiều đĩa hay lắm, em cũng mua cho con các đĩa bài hát, nhạc hòa tấu, thơ, truyện.cả Audio và CD (ở đây có các thể loại cho các độ tuổi). Về truyện 1 bộ có 2 đĩa CD, một đĩa có lời kể, đĩa kia ko có lời kể chỉ có hình ảnh và âm thanh để cho bé tự kể lại. Em rất thích đĩa của Tuyết Mai vì giọng tiếng Việt rất chuẩn, lời kể chuyện rất hấp dẫn... em kết từ khi con em hơn 2 tuổi.
Mình đã vào trang web của bố Tùng mít để down lòad nhưng ròi pó tay vì nó quá nhièu và với tốc độ như rùa thì ko biết đến bao giờ. Mình đã search và tìm ra chỗ bọn bán rồi. Họ mang dến tận nới cho mình.Bạn gọi địa chỉ yahoo này nhé : hanoicdcom. Xong hỏi cậu ý tên website. Có cả 2 bộ mà Chị Laida bảo đấy
Bộ sách Chim đa đa dành cho trẻ từ 3-6 tuổi bạn ạ bao gồm khả năng phát triển về trí tuệ, quan sát,tư duy... ôi mình đang ở cơ quan nên k nhớ được hết. Bộ này mình mua cho con gái khi bé được 3 tuổi. Lâu ròi bé k xem nên chẳng nhớ. Bạn ra nhà sách tiền phong có đầy đủ nhất. Mình thấy nhà sách Tiền phong 232 Tây Sơn có rất nhiều sách cả sách giáo dục, sách giáo khoa rất đầy đủ. Tiện đây mình cũng giới thiều luôn máy bộ con gái hay đọc để các mẹ tham khảo nhé
1/ Bộ sách Chủ đề về bản thân (trả lời câu hỏi tại sao?, như thế nào?..) của NXB Giáo dục
3/ Tủ sách dành cho lứa tuổi nhi đồng: rất hay. Nó dạy cho bé các kiến thức trong cuộc sống như làm thế nào để bé được an toàn, các bệnh từ miệng,... bộ sách này được dịch từ bộ sách dành cho tuổi nhi đồng của Trung Quốc. Mình thấy rất bổ ích. Hôm trước đi biển thấy con cứ nghiêng người nhảy lò cò, mẹ hỏi tại sao con trả lời là để nước ở trong tai chảy ra, mẹ hỏi sao con biết con trả lời con đọc sách thấy thế. Bộ này cũng phải hơn chục cuốn.
4/ Vui học cùng Tôm: gồm 3 quyển về kiến thức khoa học, các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ.
5/ Bộ sách Em tập suy luận: gồm 3 cuốn Cái chung-Cái riêng, Lôgic thật là đơn giản,..dành cho lứa tuổi từ 7-12 tuổi.
6/ Nếu bạn nào quan tâm đến sách song ngữ thì mua bộ Kids and Colours của NXB Kim đồng phối hợp với BC cũng đơn giản dễ hiểu.
7/ Bộ sách về Bubu: bộ này chủ yếu dành cho bé 3 , 4 tuổi nhưng vì chữ to nên con gái chọn thì mình cũng đồng ý mua (với cả để kết hợp dạy cô em nữa)
8/ Bộ sách Để bé được ngoan ngoãn gồm mấy cuốn như Vì sao tớ không nên mè nheo, vì sao tớ không nên giận hờn..
còn gì k nhỉ, mình cũng k nhớ nữa...
Nói chung mình cũng chủ yếu mua sách nghiêng về giáo dục nhân cách chứ chưa để ý tới tư duy nhiều. Và khi đi hiệu sách thì các mẹ nhớ cho con đi cùng nhé, để cho các con tự chọn các con sẽ hứng thú hơn khi đọc. Bố mẹ chỉ hướng loại sách cho con thôi. (Mình và con thống nhất là không đọc thể loại truyện tranh nhưDDorrremon...vì hại mắt, ít tác dụng)
À nếu các mẹ quan tâm đến các hoạt động thêm ở nhà cho bé thì vào trang này nhé:
Nhiều ông bố,bà mẹ giỏi quá. Em cũng xin tham gia và học hỏi. Với môn tiếng Anh em cũng chú ý cho con học sớm.Hiện nay cháu đang nghỉ hè nên buổi sáng em cho cháu dậy sớm và luyện nghe băng theo giáo trình. Ngoài ra để cháu có thể tự ôn các từ đã học em thường in từ mới dưới dạng từ điển hình ảnh và cắt nhỏ gọn trong lòng bàn tay hoặc các quyển little book .Cái này hai mẹ con có thể dễ dàng cầm theo & học bất cứ lúc nào.Buổi tối cháu có thể học thêm tiếng anh từ phần mềm hoặc trên các trang web.Ngoài ra trước khi đi làm em giao cho cháu một số bài tập toán đơn giản như đếm số, nối số, ghép hình, tô màu... mục đích giúp cháu tự giác và độc lập.Vào buổi tối có thể luyện bộ sách Chim Đa Đa, dạy chơi cờ tướng, nghe nhạc...Nói chung lúc này là nói không với TV để dành thời gian cho con(sau chương trình thời sự và nếu có chương trình hay thì vẫn có ngoại lệ :Laughing: ).
Đúng như bác Tachiana78 nói,Xã nhà em viết từ mới là những đồ vật XQ,các loại quả ,con vật..v.v ra sau cái cạc- vi- sít ý cầm ra công viên ngồi chơi,xong rồi đánh cờ vua ngoài đó..
Đối với con trai em thì em hay sử dụng vũ khí là giả vờ. Cả hai mẹ con ngồi xem (VD bộ đĩa Magic English), khi nghe em cứ giả vờ không nghe thấy gì, rồi hỏi con trai em là các bạn nói gì mà mẹ không nghe rõ, thế là con em nói lại cái câu mà các bạn chuột, gấu trong đĩa vừa nói. Vui lắm ạ!! Có khi mẹ con em ngồi hết buổi sáng xem mà cũng không thấy chán đâu ạ!
Nói chung, em nghĩ là phải tạo được hứng thú ạ,
Đúng rồi phải tắm cùng con mới hứng thú, học cùng,chơi cùng..nhiều chuyện lắm
Các mẹ có con ở tuổi mẫu giáo tranh thủ kể chuyện,đọc chuyện cho con thêm ham hiểu biết .Các con luôn có nhu cầu cần mẹ.
Các mẹ có con vào lớp 1 chỉ cần rèn cho con tính tập trung 1 lúc,,kiên nhẫn 1 lúc thôi.Phải biết công việc của mình cần làm.
Còn tập viết là cả lớp 1,2,3 đừng nóng vội,
Còn chăm chỉ phải là 1 quá trình.Cháu thường xuyên đến lớp đủ bài phải do mẹ nhắc nhở,hết cấp 1 mới hình thành tính tự giác.Lên cấp 2 để sổng là lười,là quen,là kém đi 1 chút ,rồi đuối,rồi ko theo được.
Các bác thử nghĩ mà xem,các con học liên miên ngày 8 tiếng,5 ngày 1 tuần.chưa kể học thêm...Chán học là điều dễ hiểu GD bây giờ ác quá học lòi mắt vẫn bị ép đi học thêm để cô tăng thu nhập.
Cho các bác chơi liên miên cũng thấy chán,chứ các con học cả ngày ko chán có lẽ là ko bình thường.Các bác phải động viên,học cùng và chống đỡ cùng con thôi.
Các bác thử nghĩ mà xem,các con học liên miên ngày 8 tiếng,5 ngày 1 tuần.chưa kể học thêm...Chán học là điều dễ hiểu GD bây giờ ác quá học lòi mắt vẫn bị ép đi học thêm để cô tăng thu nhập.
Cho các bác chơi liên miên cũng thấy chán,chứ các con học cả ngày ko chán có lẽ là ko bình thường.Các bác phải động viên,học cùng và chống đỡ cùng con thôi.
Học cùng với con mình thấy rất quan trọng .
-Thứ nhất là nắm bắt được hết các ưu nhược của con mà chấn chỉnh , bổ xung kip thời. Nói đúng thì trẻ không cãi được, Chứ lâu lâu mới sờ vào bài vở của con , hay là lúc cần thiết mới chấn chỉnh thì trẻ dễ phản ứng cãi lại.
-Thứ hai nữa là khi trẻ còn nhỏ, ai dạy cái gì " lần đầu tiên" thì nó nhớ kỹ lắm, nếu mình dạy trước sẽ là lợi thế. Người khác dạy trước mà dạy chưa hết ý hoặc sai , đến khi mình chấn chỉnh lại cũng hay bị phản ứng.
-Thứ hai nữa là khi trẻ còn nhỏ, ai dạy cái gì " lần đầu tiên" thì nó nhớ kỹ lắm, nếu mình dạy trước sẽ là lợi thế. Người khác dạy trước mà dạy chưa hết ý hoặc sai , đến khi mình chấn chỉnh lại cũng hay bị phản ứng.
Mình thì bé đầu qua lớp 1 được 4 năm rồi, bé sau chờ 4 năm nữa mới đi học lớp 1, nhưng cũng xin được trao đổi cùng các mẹ. Không ai muốn cho con học trước làm gì nhưng thực tế thì thấy nếu con đi học không biết 1 chút gì thì cũng khó cho con lắm. Các mẹ sẽ thấy ngay đi học được 1 tuần thôi thì ở trên lớp các bé đã phải tập viết hết 1 trang giấy rồi. Mới đi học phải viết như vậy mỏi tay lắm, chưa kể nếu cô nào cẩn thận rèn cho cách cầm bút, tư thế ngồi chứ không là khổ bé lắm.
Kinh nghiệm bản thân dạy con mình thấy, cách cầm bút rất quan trọng, nếu bé cầm bút đúng sẽ viết nhanh, đẹp và không mỏi còn cầm bút sai sẽ viết chậm và mỏi tay rất nhanh; hơn nữa khi lên lớp cao, sẽ không viết nhanh được. Khi con mình con bé, mình phải học theo con, học cách cầm bút thế nào cho đúng để nhắc nhở con mà cái này lúc đầu phải nhắc và chỉnh liên tục đấy các mẹ ah. Con cầm bút đúng rồi thì mẹ đỡ 1 phần chỉ theo sát con nhắc nhở điểm đặt bút viết từng chữ ở đâu thì đúng. Đến giờ khi con lớn mình thấy việc mất công theo sát con ban đầu thật không uổng công, con viết nhanh nhưng vẫn rõ ràng, và quan trọng là cẩn thận không cẩu thả.
Còn việc học tiếng anh của con, thấy các mẹ bàn luận khá nhiều, các mẹ thử tham khảo cách học sau nhé:
Bé nhà mình từ 3 tuổi đã làm quen với tiếng anh rồi. ( đi học mẫu giáo). Hàng ngày về nhà, trước khi đi ngủ ngày nào hai mẹ con cũng chơi đố nhau xem ai nói được nhiều từ hơn, chẳng hạn, tối nay sẽ là những chữ bắt đầu là S, cứ lần lượt con nói 1 từ thì mẹ nói 1 từ. Khi nào đến hết bảng chữ cái thì quay lại. Cách này, mình học được ở trường của bé, hàng tuần nhà trường thông báo, tuần này chủ đề của các con là Letter A chẳng hạn, các con sẽ học từ bắt đầu là A và sẽ vẽ, tô mầu, chơi liên quan đến chủ đề có chữ A đầu tiên. Cứ như thế, về nhà hai mẹ con lại học lại những từ ở trường và phát triển thêm 4, 5 từ nữa. Chơi đố từ như vậy, con mình rất thích thú và theo thời gian vốn từ của bé ngày càng phát triển. Vì Hội đồng anh không nhận học ssinh dưới 7 tuổi nên lúc đó mình đã xin cho bé học tiếng anh trẻ em ở Appolo lúc 5 tuổi. mặc dù biết rõ chất lượng ở Appolo không tốt lắm nhưng mình xem xét thì thấy việc phát âm khá chuẩn (ít ra hơn các cô dạy ở Mayschool, cái này là quan điểm riêng của mình thôi sau khi tham dự vài buổi).
Kết quả là đến học kỳ 2 lớp 1, bé nhà mình chuyển sang học ở hội đồng anh đã được xếp vào lớp Mover (up); mỗi lớp ở HĐ anh đều có 2 trình độ là Low và up bỏ qua được g/đoạn học pre-starter và Starter; đến lớp 3 thì học xong Achiever(kết thúc chương trình tiếng anh tiểu học). Mình thấy các mẹ sử dụng nhiều chương trình trên mạng để cho con học, hoặc xem đĩa hoạt hình, theo quan điểm của riêng mình thì hiệu quả không được cao lắm vì chưa có tính ứng dụng cao và không gây được hứng thú cho bé mà chỉ mang tính chất bổ trợ 1 phần. Áp dụng phương pháp của hội đồng anh, mỗi tuần học các con sẽ được xem 1 bộ phim tiếng anh; sau khi xem thầy sẽ phát cho 1 loạt câu hỏi trả lời những thông tin liên quan đến bộ phim đẻ kiểm tra xem trình độ nghe hiểu của con đến đâu; mình cũng áp dụng cách này ở nhà và chỉ cho con xem 1 đoạn sau đó đề nghị con tự viết lại câu chuyện con vừa xem làm sao ngắn nhất để qua đó con học ngữ pháp và rèn luyện khả năng viết.
Mình viết tạm như vậy, khi nào có thời gian sẽ viết tiếp và trao đổi cùng các mẹ. Hy vọng sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm dạy bé lớn và lại tích luỹ kinh nghiệm dạy bé sau!
Các chị ơi, em thì thực sự chưa có kinh nghiệm gì nhiều, vì bé nhà em còn rất bé, nhưng việc cho con học trước khi vào lớp 1 thì em thấy cũng không cần thiết ạ. Em có một bà chị dạy cấp 1 ở trường gì trên Hàng Than ý (chị ý có nói nhưng em quên hẳn rồi), em có hỏi ý kiến về chuyện học trước này thì chị ý bảo là không cần. Muốn cho con luyện tay mềm thì nên cho con tô màu nhiều đặt biệt chú ý cách cầm bút của cháu, cho cháu tô màu bằng bút chì không tô bằng màu sáp, cho cháu đi học vẽ vì khi cầm bút vẽ tay cháu cũng đã mềm và cháu có tâm hồn hơn (đấy là chị ý nói thế). Còn có thể cho con nhận biết mặt chữ, học toán cộng trừ trong phạm vi 100 còn không nên cho bé học trước vì mỗi bé khi vào trường nào lại phải theo cách dạy của các cô trường đó, mà học trước lúc uốn nắn lại còn khó hơn nhiều. Nhân đây em cũng xin kể câu chuyện thật của một thằng cháu em ạ, ở nhà ông bà cũng dạy cháu chữ trước 4.5 tuổi đã đọc báo làu làu, cộng trừ nhẩm thì cực nhanh, kể cả bảng cửu chương cũng đã thuộc lòng nên khi vào lớp 1 cùng các bạn lại học lại từ đầu gây tâm lý chủ quan không chịu học theo cách dạy của cô giáo về hỏi nó bảo "con đọc được báo rồi mà giờ cô còn dạy a,b,c", kết quả năm học anh ta bị học sinh trung bình đấy ạ. Các mẹ nghiên cứu để tìm cách phù hợp cho con nhé
Thật ra thời này cho con đi học muốn tốt cả mẹ cả con cùng vất vả, chẳng khác nào mẹ cũng học, nên các mẹ chịu khó vậy.
Con mình học chữ thì như thế này:
Để con không bị học lặp lại khi đi học lớp 1, nên cô giáo dạy con cũng là người có kinh nghiệm đã trao đổi với mình, cô sẽ không dạy giống như SGK con sẽ học, mà cô sẽ chỉ dạy con cách cầm bút, tư thế ngồi, và lần lượt dạy con viết chữ cái tiếng việt với bài học đầu tiên là các nét móc cơ bản. Chữ o vô cùng quan trọng, con phải đặt bút đúng, viết phải tròn vì nó sẽ là chữ cơ bản để con viết các chữ a, b.... tại thời điểm tháng 9 năm đó con đi học thì tháng 2 đầu năm mình đưa con đến cô để học 1 tuần 2 buổi. Riêng chữ o dù cô không bắt buộc viết nhiều nhưng mình rèn thêm con viết và nguyên tắc con không dùng tẩy, viết sai hoặc xấu thì lại viết chứ khác. Lúc đầu con mình thấy khó khăn lắm nhưng sau 1 tuần cháu viết được 1 trang chữ o tròn và đẹp, từ đó, việc viết lách dễ hơn nhiều, các chữ sau đều và đẹp hơn. Sau ghi học hết các chữ cái và các chữ ghép như ng, gh,... thì cô không dạy nữa và nói con về nhà tự luyện thêm. Chính vì vậy khi đi học, SGK bắt đầu học từ chữ e, con không cảm thấy nhàm chán và vẫn học bình thường, chỉ có khác con đã nắm chắc được qui tắc viết mà thôi.
Riêng toán thì mình giới thiệu các mẹ 1 cách này các mẹ thử tham khảo, học mà chơi chơi mà học. Thời gian rảnh, 2 mẹ con mình chơi cá ngựa với điều kiện mỗi người 2 con xúc xắc. Để tính được số bước đi phải cộng số chấm trên cả 2 con xúc xắc. Lúc đầu con mình lâu lắm mới tính được và mẹ chỉ dạy đếm từ 0 đến 9 thôi còn để con tự loay hoay ra kết quả, 1 thời gian con cộng rất nhanh và toàn cộng nhẩm. Thế là bước đầu, con mình đã biết tính nhẩm 1 cách rất tự nhiên mà không phải dùng đến ngón tay để đếm. Việc học toán cũng trở nên nhẹ nhàng không áp lực. Sau đó, mình mới dạy cho con cách cộng trên phạm vi 10, 20 và tiếp tục trên nền cơ bản là tổng 10.
Con mình học chữ thì như thế này:
Để con không bị học lặp lại khi đi học lớp 1, nên cô giáo dạy con cũng là người có kinh nghiệm đã trao đổi với mình, cô sẽ không dạy giống như SGK con sẽ học, mà cô sẽ chỉ dạy con cách cầm bút, tư thế ngồi, và lần lượt dạy con viết chữ cái tiếng việt với bài học đầu tiên là các nét móc cơ bản. Chữ o vô cùng quan trọng, con phải đặt bút đúng, viết phải tròn vì nó sẽ là chữ cơ bản để con viết các chữ a, b.... tại thời điểm tháng 9 năm đó con đi học thì tháng 2 đầu năm mình đưa con đến cô để học 1 tuần 2 buổi. Riêng chữ o dù cô không bắt buộc viết nhiều nhưng mình rèn thêm con viết và nguyên tắc con không dùng tẩy, viết sai hoặc xấu thì lại viết chứ khác. Lúc đầu con mình thấy khó khăn lắm nhưng sau 1 tuần cháu viết được 1 trang chữ o tròn và đẹp, từ đó, việc viết lách dễ hơn nhiều, các chữ sau đều và đẹp hơn. Sau ghi học hết các chữ cái và các chữ ghép như ng, gh,... thì cô không dạy nữa và nói con về nhà tự luyện thêm. Chính vì vậy khi đi học, SGK bắt đầu học từ chữ e, con không cảm thấy nhàm chán và vẫn học bình thường, chỉ có khác con đã nắm chắc được qui tắc viết mà thôi.
Riêng toán thì mình giới thiệu các mẹ 1 cách này các mẹ thử tham khảo, học mà chơi chơi mà học. Thời gian rảnh, 2 mẹ con mình chơi cá ngựa với điều kiện mỗi người 2 con xúc xắc. Để tính được số bước đi phải cộng số chấm trên cả 2 con xúc xắc. Lúc đầu con mình lâu lắm mới tính được và mẹ chỉ dạy đếm từ 0 đến 9 thôi còn để con tự loay hoay ra kết quả, 1 thời gian con cộng rất nhanh và toàn cộng nhẩm. Thế là bước đầu, con mình đã biết tính nhẩm 1 cách rất tự nhiên mà không phải dùng đến ngón tay để đếm. Việc học toán cũng trở nên nhẹ nhàng không áp lực. Sau đó, mình mới dạy cho con cách cộng trên phạm vi 10, 20 và tiếp tục trên nền cơ bản là tổng 10.
Cái khó nữa của học tiếng anh là dù cho bé xem thêm đĩa tiếng anh, hay tìm các forum liên quan thì dù gì đi nữa, bé vẫn thụ động vì không có giao tiếp, không có phản xạ nói tốt mà cái này thì giao tiếp với người nước ngoài là tốt nhất. Sau 1 thời gian mình rút ra 1 vấn đề phải kết hợp học ở trung tâm với học thêm 1 giáo viên người việt để bổ trợ về ngữ pháp cho bé có 1 cái nhìn tổng quát về ngữ pháp tiếng anh, kết hợp 2 nơi, bé sẽ được cả nghe nói lẫn kỹ thuật viết tiếng anh.
@Rất nhiều bác hỏi em về dạy con học ntn?
Vâng tiêu chí nhà em là lấy công làm lãi,tự cho là ngon -bổ -rẻ để yên tâm.
Em dùng sách chủ yếu của nhà XBGD.
-Với lứa tuổi mầm non,mẫu giáo em mua:
+bé với khúc đồng dao -3K
+Những chuyện hay cho trẻ mẫu giáo -6K (120 trang) quá rẻ
+tủ sách học cùng bé (dành cho MG bé,nhỡ,lớn) của NXBHN gồm những cuốn:
-bé với sức khỏe
-bé học toán
-bé tập vẽ
-Cuộc sống xung quanh bé
-Bé với ngôn ngữ
-Bước đầu khám phá thế giới khoa học...mỗi cuốnTB 5k
+Tủ sách mẹ dạy con học của NXBPN: Phát triển khả năng tư duy cho trẻ của Nguyễn Nam biên soạn...9 cuốn gì đó
+Phim Disney English ABC (down của bố Tòng Mít)
+Từ điển Anh Việt bằng hình 10 cuốn, 4,5K/1c
Các bác ko nhất thiết phải mua đúng những cuốn đó,ở các nhà sách có rất nhiều loại tương tự,nếu như có "sân chơi trí tuệ chim Đa Đa "thì thôi. cái quan trọng nhất là mẹ phải chơi cùng con và hướng dẫn con.Các cháu sẽ rất thích,khi mẹ bận các cháu giở ra xem say mê, cũng kể lại y chang như mẹ đã kể.Rất uyên bác.
Các bác cứ ra nhà sách,nhất là NXBGD đúng là sách của cô giáo đang dạy con ở trường luôn,cô giáo mẫu giáo cũng có giáo trình của NXBGD soạn.Nhưng cô chỉ đọc chuyện cho con có 1 lần ,còn các cháu lại thích nghe nhiều lần... có cả câu đố nữa...
Các bác có con nhỏ thử làm xem các cháu có thích ko nhé.!
Vâng tiêu chí nhà em là lấy công làm lãi,tự cho là ngon -bổ -rẻ để yên tâm.
Em dùng sách chủ yếu của nhà XBGD.
-Với lứa tuổi mầm non,mẫu giáo em mua:
+bé với khúc đồng dao -3K
+Những chuyện hay cho trẻ mẫu giáo -6K (120 trang) quá rẻ
+tủ sách học cùng bé (dành cho MG bé,nhỡ,lớn) của NXBHN gồm những cuốn:
-bé với sức khỏe
-bé học toán
-bé tập vẽ
-Cuộc sống xung quanh bé
-Bé với ngôn ngữ
-Bước đầu khám phá thế giới khoa học...mỗi cuốnTB 5k
+Tủ sách mẹ dạy con học của NXBPN: Phát triển khả năng tư duy cho trẻ của Nguyễn Nam biên soạn...9 cuốn gì đó
+Phim Disney English ABC (down của bố Tòng Mít)
+Từ điển Anh Việt bằng hình 10 cuốn, 4,5K/1c
Các bác ko nhất thiết phải mua đúng những cuốn đó,ở các nhà sách có rất nhiều loại tương tự,nếu như có "sân chơi trí tuệ chim Đa Đa "thì thôi. cái quan trọng nhất là mẹ phải chơi cùng con và hướng dẫn con.Các cháu sẽ rất thích,khi mẹ bận các cháu giở ra xem say mê, cũng kể lại y chang như mẹ đã kể.Rất uyên bác.
Các bác cứ ra nhà sách,nhất là NXBGD đúng là sách của cô giáo đang dạy con ở trường luôn,cô giáo mẫu giáo cũng có giáo trình của NXBGD soạn.Nhưng cô chỉ đọc chuyện cho con có 1 lần ,còn các cháu lại thích nghe nhiều lần... có cả câu đố nữa...
Các bác có con nhỏ thử làm xem các cháu có thích ko nhé.!
Chỉnh sửa lần cuối bởi laida ; 17/07/2008 vào lúc 10:02 PM.
Cháu đầu em sinh năm 93,cháu rất ham hiểu biết.Lúc 3 tuổi đã tự mày mò đọc được sách,em có dạy theo kiểu nó hỏi đâu thì giải thích đấy.Chẳng phải thần đồng thần sắt đâu,nó biết trong sách nhiều thứ hay mà mẹ thì lười nên tự đọc thôi.Nó đọc toàn chữ,ko đọc chuyện tranh.Toán cũng rất ham,hở ra là mẹ đố con đi.Nên lúc nào ngoan em mới thưởng cho vài câu đố.Em cũng phải tìm tòi để có câu đố hay.Em xây dựng cho nó hình tượng mẹ nó rất thông minh rất giỏi,nên em phải cố thể hiện,còn cháu cứ muốn giỏi bằng mẹ.Mẹ con em rất hay đi hiệu sách.Và thưởng bằng sách,nhổ tóc bạc tính ra sách.....đọc nhiều nên lúc đi Sing nó vẫn tiếc nếu ở nhà cấp 3 nó sẽ thi đường lên đỉnh O...
Cấp 1 cháu tiếp thu tốt nhưng kém nhiều các bạn gái chỉn chu,chữ đẹp,diễn đạt tốt.Nhà em cũng ko ham hố nên ko cho đi học đội tuyển tiếc gì hết cô giáo ko bằng lòng,con mình bé lại học sớm...
Lên cấp 2 em cho bồi dưỡng toán như đã kể cháu cày nhanh lắm,ham thích nên ko ngại gì.Em được cái giỏi bơm...
Em nhớ như in là em mua riêng cho cháu thùng mỳ để bồi dưỡng con học ôn.Nghe có vẻ hoàn cảnh,nhưng ko phải thế mà đây là tiêu chuẩn riêng,đặc biệt nên nó rất thích thú...trẻ con mà...
Hàng xóm nhà em rất ngạc nhiên là sao em để con em có thành tích tốt mới thưởng..... bữa bún chả. Nó phải tập dượt phấn đấu...
Với trẻ con ko phải cứ muốn là được,thằng bé nhà em bây giờ cũng thế.
Em ko ép con em học nhiều đâu,thậm chí còn xui con chơi tẹt ga lúc hè để đến khi đi học chưa có bài nộp cho cô cháu sợ,về trách tại mẹ.Nhưng em biết cấy ước mơ,làm cho cháu thích,mơ ước cháy bỏng,phải phấn đấu để đạt ước mơ...
Cấp 1 cháu tiếp thu tốt nhưng kém nhiều các bạn gái chỉn chu,chữ đẹp,diễn đạt tốt.Nhà em cũng ko ham hố nên ko cho đi học đội tuyển tiếc gì hết cô giáo ko bằng lòng,con mình bé lại học sớm...
Lên cấp 2 em cho bồi dưỡng toán như đã kể cháu cày nhanh lắm,ham thích nên ko ngại gì.Em được cái giỏi bơm...
Em nhớ như in là em mua riêng cho cháu thùng mỳ để bồi dưỡng con học ôn.Nghe có vẻ hoàn cảnh,nhưng ko phải thế mà đây là tiêu chuẩn riêng,đặc biệt nên nó rất thích thú...trẻ con mà...
Hàng xóm nhà em rất ngạc nhiên là sao em để con em có thành tích tốt mới thưởng..... bữa bún chả. Nó phải tập dượt phấn đấu...
Với trẻ con ko phải cứ muốn là được,thằng bé nhà em bây giờ cũng thế.
Em ko ép con em học nhiều đâu,thậm chí còn xui con chơi tẹt ga lúc hè để đến khi đi học chưa có bài nộp cho cô cháu sợ,về trách tại mẹ.Nhưng em biết cấy ước mơ,làm cho cháu thích,mơ ước cháy bỏng,phải phấn đấu để đạt ước mơ...
Còn mơ ước đối với các con bây giờ chỉ đơn giản thôi,chỉ tập dượt thôi mà.Em vẽ ra là hè đi tắm biển ntn,nó đã từng đi,nhắc lại vẫn thấy ngất ngây,rồi nghịch cát.Ối! phải có cái xẻng cơ,có nó xúc mới thích,rồi oto chở cát như ở sông Hồng....nhưng mà mua rất khó và đắt,phải nhờ vả....
nhưng mà đi tắm biển ko có nó thì chán..cứ tô đi tô lại cho nó rực rỡ...
Tóm lại nếu con thích thì cố gắng đi ngủ đúng giờ,tự giác học(đk dễ và ít thôi đừng tham nhiều) mẹ sẽ dành tiền năn nỉ cô A mua cho con....
giời ơi! ngày mai có mà răm rắp,như bộ đội luôn.
Mơ ước từ cái đơn giản ,bé nhỏ.Chứ cái to tát,ko nhìn thấy sờ thấy sẽ chán.Đến bố cháu cũng chẳng dám mơ gặp hoa hậu,đừng nói là cầm tay.
Bây giờ con còn nhỏ nó chẳng muốn đi đâu xa mẹ,mà đi học lại càng ghét,nên cóc cần du học.
Nhiều lần phấn đấu để đạt ước mơ sẽ thành quen.Nước ngoài họ luôn đánh giá cao những người có khát vọng,mơ ước.
Thằng bé con nhà em bây giờ nó đã hiểu rằng phải phấn đấu mới có những gì mình mong muốn.Để thành công các bác luôn nhớ câu"gà no khó nhử".
Để con sống trong môi trường giàu có, thừa thãi rất khó dạy.
Con em đọc "Sự tích hồ Hoàn kiếm" được em tô vẽ cái kiếm...rồi mơ rồi ước.
Em gây khó khăn là bây giờ trẻ con ko được cho chơi kiếm vì là đồ chơi bạo lực,CA ko cho bán.
Rồi một hôm em đi Quảng ninh mang về 1 cái kiếm (5k) em kể mỗi lần xe oto qua chỗ chú CA đứng mẹ sợ gần ngất,khó khăn lắm mới mang được về đây.
Nếu con tự giác đến giờ lấy sách ra đọc đủ 3 truyện,trả lời theo y/c của mẹ thì ngày hôm đó kiếm là của con.Bằng ko nó sẽ biến mất.mẹ gọi nó là "kiếm tự giác".Bài này em dùng được tương đối lâu,phải hơn hai tháng kiếm tự giác phát huy tác dụng.Sau em cất lâu mới lấy ra.Nhưng với con của bạn em chẳng tác dụng,con nó chẳng cần vì nó ko thổi hồn vào trong kiếm,đã thế con thích gì mua ngay.
Đấy nuôi dạy trẻ con rất mất thì giờ.phải phỉnh phờ, vờ vịt các bác ạ!
nhưng mà đi tắm biển ko có nó thì chán..cứ tô đi tô lại cho nó rực rỡ...
Tóm lại nếu con thích thì cố gắng đi ngủ đúng giờ,tự giác học(đk dễ và ít thôi đừng tham nhiều) mẹ sẽ dành tiền năn nỉ cô A mua cho con....
giời ơi! ngày mai có mà răm rắp,như bộ đội luôn.
Mơ ước từ cái đơn giản ,bé nhỏ.Chứ cái to tát,ko nhìn thấy sờ thấy sẽ chán.Đến bố cháu cũng chẳng dám mơ gặp hoa hậu,đừng nói là cầm tay.
Bây giờ con còn nhỏ nó chẳng muốn đi đâu xa mẹ,mà đi học lại càng ghét,nên cóc cần du học.
Nhiều lần phấn đấu để đạt ước mơ sẽ thành quen.Nước ngoài họ luôn đánh giá cao những người có khát vọng,mơ ước.
Thằng bé con nhà em bây giờ nó đã hiểu rằng phải phấn đấu mới có những gì mình mong muốn.Để thành công các bác luôn nhớ câu"gà no khó nhử".
Để con sống trong môi trường giàu có, thừa thãi rất khó dạy.
Con em đọc "Sự tích hồ Hoàn kiếm" được em tô vẽ cái kiếm...rồi mơ rồi ước.
Em gây khó khăn là bây giờ trẻ con ko được cho chơi kiếm vì là đồ chơi bạo lực,CA ko cho bán.
Rồi một hôm em đi Quảng ninh mang về 1 cái kiếm (5k) em kể mỗi lần xe oto qua chỗ chú CA đứng mẹ sợ gần ngất,khó khăn lắm mới mang được về đây.
Nếu con tự giác đến giờ lấy sách ra đọc đủ 3 truyện,trả lời theo y/c của mẹ thì ngày hôm đó kiếm là của con.Bằng ko nó sẽ biến mất.mẹ gọi nó là "kiếm tự giác".Bài này em dùng được tương đối lâu,phải hơn hai tháng kiếm tự giác phát huy tác dụng.Sau em cất lâu mới lấy ra.Nhưng với con của bạn em chẳng tác dụng,con nó chẳng cần vì nó ko thổi hồn vào trong kiếm,đã thế con thích gì mua ngay.
Đấy nuôi dạy trẻ con rất mất thì giờ.phải phỉnh phờ, vờ vịt các bác ạ!
Các bác trên này quả thực là rất khéo nói,em ko thông minh như các bác nói đâu.Cách đây hàng trăm năm Andecxen đã thổi hồn cho mẩu chì đúc dở thành chú lính chì dũng cảm,tuy chỉ một chân sau khi đi chu du về nguyện 1 lòng che chở cho em balê đang múa mà chú cứ ngỡ là cùng cảnh 1 chân giống mình.Vậy các bác cứ nên đọc truyện cho các cháu sẽ thấy hiệu quả ntn.
Các bác đọc cho con cuốn "Tìm mẹ" của cố nhà văn Nguyễn HuyTưởng,câu chuyện lấy đi bao nước mắt của em lúc nhỏ.Đến nay nó vẫn còn ý nghĩa rất lớn.Các con thấy được sự đói ăn thiếu mặc,mất cha mẹ sẽ thêm yêu cuộc sống của mình đang có, yêu cha mẹ mình hơn.
Em lúc nào cũng tỏ ra phải khó khăn lắm mới cho con được như hiện tại,vợ chồng em phải cố gắng lắm mới đưa được con đi nghỉ mát,ko thích tắm cũng đứng trên bờ làm cá mắm để trông nó.Nên nó rất biết ơn,đòn tình cảm ấy rất có tác dụng.Anh em nó rất yêu,thương,tôn trọng bố mẹ.Tuy lớn thế nhưng chưa bao giờ cãi mẹ,tỏ thái độ hỗn láo...chứ lứa tuổi ấy nhiều cháu bướng lắm.Con em cả 2 thằng,khi nào cảm động hay biết ơn lại nói "con yêu mẹ"
Thằng lớn bây giờ nó hiểu em vờ vịt,phinh thằng em cũng chỉ để cho anh em nó ngoan,ra XH ko ai cười chê.Nó rất nghe lời,đi học xa nhưng em hoàn toàn yên tâm,ko lo gì hết.
Tóm lại,ở cấp 1 chỉ cần dạy con biết kiên nhẫn,chăm chỉ làm những việc cháu phải làm.Không cần học nhiều.Học ở trường là đủ.Cha mẹ thấy con có khả năng tự bồi dưỡng thêm cho con bằng phương pháp chơi mà học,ko cố nhồi nhét.Quan trọng nhất là dạy dỗ tư cách cho các cháu ngay từ nhỏ,càng lớn càng khó nắn.Dạy càng kỹ càng tốt.
Tranh thủ học TAnh,và các môn ngoại khóa thật tốt ngay từ cấp 1.Đó chính là định hướng của cu bé nhà em
Các bác đọc cho con cuốn "Tìm mẹ" của cố nhà văn Nguyễn HuyTưởng,câu chuyện lấy đi bao nước mắt của em lúc nhỏ.Đến nay nó vẫn còn ý nghĩa rất lớn.Các con thấy được sự đói ăn thiếu mặc,mất cha mẹ sẽ thêm yêu cuộc sống của mình đang có, yêu cha mẹ mình hơn.
Em lúc nào cũng tỏ ra phải khó khăn lắm mới cho con được như hiện tại,vợ chồng em phải cố gắng lắm mới đưa được con đi nghỉ mát,ko thích tắm cũng đứng trên bờ làm cá mắm để trông nó.Nên nó rất biết ơn,đòn tình cảm ấy rất có tác dụng.Anh em nó rất yêu,thương,tôn trọng bố mẹ.Tuy lớn thế nhưng chưa bao giờ cãi mẹ,tỏ thái độ hỗn láo...chứ lứa tuổi ấy nhiều cháu bướng lắm.Con em cả 2 thằng,khi nào cảm động hay biết ơn lại nói "con yêu mẹ"
Thằng lớn bây giờ nó hiểu em vờ vịt,phinh thằng em cũng chỉ để cho anh em nó ngoan,ra XH ko ai cười chê.Nó rất nghe lời,đi học xa nhưng em hoàn toàn yên tâm,ko lo gì hết.
Tóm lại,ở cấp 1 chỉ cần dạy con biết kiên nhẫn,chăm chỉ làm những việc cháu phải làm.Không cần học nhiều.Học ở trường là đủ.Cha mẹ thấy con có khả năng tự bồi dưỡng thêm cho con bằng phương pháp chơi mà học,ko cố nhồi nhét.Quan trọng nhất là dạy dỗ tư cách cho các cháu ngay từ nhỏ,càng lớn càng khó nắn.Dạy càng kỹ càng tốt.
Tranh thủ học TAnh,và các môn ngoại khóa thật tốt ngay từ cấp 1.Đó chính là định hướng của cu bé nhà em
Như em, để dạy con học toán em sử dụng các que tính.Ví dụ học phép tính với tổng bằng 5, em sẽ nhặt ra 5 que tính và di chuyển các que tính để tạo ra các phép tính có tổng bằng 5.Con sẽ đọc các phép tính đó và nhặt các số, dấu để tạo thành phép toán hoàn chỉnh ( em in các số ,dán vào bìa cứng và cắt rời).Việc tạo phép tính bằng cách ghép các miếng số đó dễ dàng giúp con nhận biết khi hoán đổi vị trí của số nhưng vẫn giữ nguyên kết quả.Và khi nào rỗi hai mẹ con cùng ôn lại bài như con có thể kể cho mẹ các phép tính có tổng bằng 5 được không?...(nếu con quên em giúp con hình dung lại việc di chuyển các que tính).
Em để dành được 1 ít tiền lẻ đủ các loại 100 đ,200 đ,500 đ,1000 đ ,2000 đ,5000 đ mới cứng sau đó cả nhà em chơi bán sách theo giá bìa đằng sau sách,Nên con em có thể cộng cả số thập phân.
VD: 2300 đ+3400 đ,bác nên chọn sách của NXBGD giá rẻ nên số bé,cộng thạo trừ cũng sẽ tốt,chỉ cái em lười không chơi nhiều với con.chứ nó thì ko bao giờ chán.Con em cũng ham xếp hình,em nghĩ cũng tốt.
VD: 2300 đ+3400 đ,bác nên chọn sách của NXBGD giá rẻ nên số bé,cộng thạo trừ cũng sẽ tốt,chỉ cái em lười không chơi nhiều với con.chứ nó thì ko bao giờ chán.Con em cũng ham xếp hình,em nghĩ cũng tốt.
Thế là E đã mắc một sai lầm nghiêm trọng rồi. Từ khi con bé E đã luôn nhắc nhở nó rằng nó có đầy đủ mọi điều kiện tốt nhất, muốn gì bố mẹ cũng chiều, muốn tham gia ngoại khóa nào cũng sẵn sàng cho đi, võ vẽ đàn hát đủ cả, nó chỉ có mỗi một việc là học thôi. Rõ khổ, vì thế nên nó cứ tưởng nhà nó giàu lắm, thực ra thì nghèo rớt mồng tơi. Cũng vì E chỉ muốn nó ko phải nghĩ gì đến chuyện cơm áo gạo tiền mà chỉ chuyên tâm vào việc học hành. Có lẽ thế nên nó nhởn nhơ lắm, hào phóng lắm, có bao nhiêu tem dán hay đồ chơi sẵn sàng cho bạn ngay, mà học hành thì chẳng xuất sắc gì. Hu hu, chị Laida ơi, cứu giúp E với. E ngồi chờ chị đây. Cảm ơn chị nhiều nhiều lắm.
Tư tưởng cái gì cũng có rồi khiến trẻ không có động lực. Ai cũng có nhu cầu riêng, để đạt được nhu cầu đó thì phải lao động. Người mẹ giỏi là người mẹ biết "tìm" ra nhu cầu của con để "bắt" chúng lao động theo ý mình. Người mẹ xuất sắc là người mẹ "tạo" ra nhu cầu cho con ( bằng mọi giá: lừa phỉnh, vờ vịt, nói dối...- khác lừa dối, cái mồm dối nhưng cái tâm sáng) và khiến chúng "tự động" lao động để đạt được thứ chúng muốn.
Chứ ngay từ đầu đã dạy con muốn gì cũng được thì chết. Đó là chưa kể lớn lên nó sẽ có suy nghĩ " học để kiếm tiền. nhà giàu rồi, giỏi dốt cũng có tiền, vậy học làm gì chơi đi đã ^^" thì chết dở.
Chứ ngay từ đầu đã dạy con muốn gì cũng được thì chết. Đó là chưa kể lớn lên nó sẽ có suy nghĩ " học để kiếm tiền. nhà giàu rồi, giỏi dốt cũng có tiền, vậy học làm gì chơi đi đã ^^" thì chết dở.
Cuốn "Tìm mẹ" đó nên ra hàng sách mua vì để cho các con xem tận mắt khi nghe mẹ đọc,chúng sẽ xem đi xem lại,mẹ chúng tỏ ra xót xa khi anh em Nhà Gạo bé thế mà phải khổ...chỉ đơn giản là được bên mẹ mà cũng rất khó khăn...bơm..bơm,đầu óc chúng sẽ dần biết thương cảm,tác động sâu đấy,các con sẽ dễ bảo hơn.
Còn cuốn chim Đa Đa thì tốt rồi nhưng em xin nhắc bác nào định cho con thi trắc nghiệm IQ vào lớp 1 cũng nên quan tâm đến bộ sách Nguyễn Nam mà em đề cập trước đây vì cuốn đó cũng rất hay,nó chỉ in đen trắng.Khi con đi thi người ta toàn cho con điền đen trắng,con quen nhìn màu sắc sinh động ko thích ứng được với những bản copy nhòe..hic hic..
Em rất thực tế,lúc nào em cũng nghĩ mình đang ở VN.
Khi con em thi vào thực nghiệm cô giáo cô giáo y/c con cầm kéo cắt hình vuông ra thành 2 hình tam giác,nó trả lời luôn mẹ con ko cho nghịch kéo đứt tay,con ko làm được.Nếu bảo nó cầm bút chia ra thì nó làm được.Các bác đọc xem có rút tý KNo nào ko nhé.
Còn cuốn chim Đa Đa thì tốt rồi nhưng em xin nhắc bác nào định cho con thi trắc nghiệm IQ vào lớp 1 cũng nên quan tâm đến bộ sách Nguyễn Nam mà em đề cập trước đây vì cuốn đó cũng rất hay,nó chỉ in đen trắng.Khi con đi thi người ta toàn cho con điền đen trắng,con quen nhìn màu sắc sinh động ko thích ứng được với những bản copy nhòe..hic hic..
Em rất thực tế,lúc nào em cũng nghĩ mình đang ở VN.
Khi con em thi vào thực nghiệm cô giáo cô giáo y/c con cầm kéo cắt hình vuông ra thành 2 hình tam giác,nó trả lời luôn mẹ con ko cho nghịch kéo đứt tay,con ko làm được.Nếu bảo nó cầm bút chia ra thì nó làm được.Các bác đọc xem có rút tý KNo nào ko nhé.
Năm ngoái, các cháu em đều đỗ vào Am cấp 2, trừ 1 cháu, mọi người kêu nó được chiều quá. Nhưng không phải thế, nhà bác đó có điều kiện, đi du lịch đâu cũng cho con đi trong ngoài nước đủ cả, con thích học gì cũng cho học, bố mẹ cũng sống như vậy mà.
Tóm lại là nên cho con sống dưới mức kinh tế nhà mình một chút thì mới nên người.
Em đọc cuốn Giúp con đi tới thành công - trên blog của em - thấy rất hay. Nói chung là sách giáo dục con của Trung Quốc có nhiều điểm phù hợp với Việt Nam.
Em cũng thấy cuốn Bí quyết để con sống vui vẻ và hạnh phúc cũng rất hay, cách giáo dục nhẹ nhàng đơn giản.
Tóm lại là nên cho con sống dưới mức kinh tế nhà mình một chút thì mới nên người.
Em đọc cuốn Giúp con đi tới thành công - trên blog của em - thấy rất hay. Nói chung là sách giáo dục con của Trung Quốc có nhiều điểm phù hợp với Việt Nam.
Em cũng thấy cuốn Bí quyết để con sống vui vẻ và hạnh phúc cũng rất hay, cách giáo dục nhẹ nhàng đơn giản.
Mẹ Laida nói đến việc này khiến mình nhớ đến 1 trong số các nguyên tắc mà mình luôn thực hiện theo : khuyến khích con phải tìm ra một giải pháp thay thế. Không phải chỉ trong học tập đâu, mà ngay cả với cuộc sống hằng ngày nữa, rất giúp ích cho việc rèn luyện khả năng tư duy và sáng tạo của con.
Một ví dụ nhỏ nhé :
- Con : Mami ơi, bún trơn & dài quá, con không gắp bằng đũa được được.
- Mẹ : Vậy làm sao bây giờ ? Mami cũng không biết.
- Con : Vậy ăn bằng muỗng nhé?
Một lát sau
- Con : Mami ơi vẫn không xúc được, cọng bún dài quá.
- Mẹ : Vậy làm sao cho nó ngắn lại nhỉ ?
- Con : Con lấy kéo cắt nó ra nghe?
- Mẹ : Mẹ cũng không biết nữa, con cứ thử xem sao
Một lát sau :
- Con : Mẹ ơi, con ăn hết chén bún rồi
(Lưu ý : Cho con dùng kéo thủ công & đảm bảo là nước bún không quá nóng)
Một ví dụ nhỏ nhé :
- Con : Mami ơi, bún trơn & dài quá, con không gắp bằng đũa được được.
- Mẹ : Vậy làm sao bây giờ ? Mami cũng không biết.
- Con : Vậy ăn bằng muỗng nhé?
Một lát sau
- Con : Mami ơi vẫn không xúc được, cọng bún dài quá.
- Mẹ : Vậy làm sao cho nó ngắn lại nhỉ ?
- Con : Con lấy kéo cắt nó ra nghe?
- Mẹ : Mẹ cũng không biết nữa, con cứ thử xem sao
Một lát sau :
- Con : Mẹ ơi, con ăn hết chén bún rồi
(Lưu ý : Cho con dùng kéo thủ công & đảm bảo là nước bún không quá nóng)
À, mình cũng muốn chia sẻ thêm một chút về chuyện dạy con học. Mình thấy cần thiết phải tạo cho con thói quen đến giờ là ngồi vào bàn học. Điều này sẽ giúp con có thói quen học tập nghiêm túc. Mình tạo thói quen bằng cách này:
1) Bố mẹ cùng thảo luận và vạch ra thời gian biểu trong ngày cho con.
2) Hai mẹ con cùng làm một cái khung treo thời gian biểu rất đẹp. Khung làm bằng tấm mousse xốp. Màu và hình khung tùy con quyết định. Trong khi làm mẹ giải thích cho con thế nào là thời gian biểu. Lúc tô màu từng phần của thời gian biểu, mẹ nhân tiên giải thích luôn công việc đó là việc gì (ví dụ : với môn toán mẹ nói "đây là trò chơi với mấy chữ số ! Khi học cái này, con có thể hóa phép cho xuất hiện hay biến mất mấy cái que tính ! Còn nhiều cái hay hơn nữa !"
3) Treo thời khóa biểu ở góc con thích, gần bàn học.
4) Để chuông đồng hồ reng nhắc nhở con đến giờ học
5) Trước giờ học 10 phút là đã báo trước sắp đến giờ học để con chuẩn bị tinh thần sẽ ngưng chơi khi chuông đồng hồ reng.
6) Trước khi học 2 mẹ con/cha con cùng xem thời gian biểu xem hôm nay học môn gì.
7) Duy trì việc đó mỗi ngày. Khi con ốm hay mệt hay nhà có việc gì thì học ít một tí. Hạn chế bỏ buổi.
8) Thời gian biểu cũng nên bao gồm việc học và chơi xen kẻ. Các trò chơi là những trò giúp bé học thêm
Lúc đầu sẽ có một chút khó khăn vì bé chưa quen, nhưng mình nên kiên nhẫn.
Hi hi, không biết như vậy có "quân đội" quá không nhỉ ? Con mình 5 tuổi và sẽ vào lớp 1 năm sau.
1) Bố mẹ cùng thảo luận và vạch ra thời gian biểu trong ngày cho con.
2) Hai mẹ con cùng làm một cái khung treo thời gian biểu rất đẹp. Khung làm bằng tấm mousse xốp. Màu và hình khung tùy con quyết định. Trong khi làm mẹ giải thích cho con thế nào là thời gian biểu. Lúc tô màu từng phần của thời gian biểu, mẹ nhân tiên giải thích luôn công việc đó là việc gì (ví dụ : với môn toán mẹ nói "đây là trò chơi với mấy chữ số ! Khi học cái này, con có thể hóa phép cho xuất hiện hay biến mất mấy cái que tính ! Còn nhiều cái hay hơn nữa !"
3) Treo thời khóa biểu ở góc con thích, gần bàn học.
4) Để chuông đồng hồ reng nhắc nhở con đến giờ học
5) Trước giờ học 10 phút là đã báo trước sắp đến giờ học để con chuẩn bị tinh thần sẽ ngưng chơi khi chuông đồng hồ reng.
6) Trước khi học 2 mẹ con/cha con cùng xem thời gian biểu xem hôm nay học môn gì.
7) Duy trì việc đó mỗi ngày. Khi con ốm hay mệt hay nhà có việc gì thì học ít một tí. Hạn chế bỏ buổi.
8) Thời gian biểu cũng nên bao gồm việc học và chơi xen kẻ. Các trò chơi là những trò giúp bé học thêm
Lúc đầu sẽ có một chút khó khăn vì bé chưa quen, nhưng mình nên kiên nhẫn.
Hi hi, không biết như vậy có "quân đội" quá không nhỉ ? Con mình 5 tuổi và sẽ vào lớp 1 năm sau.
À gặp được bác hay đọc sách rồi,bác nào chưa đọc "Hai số phận" thì ra ngay các hàng sách mua ngay về đọc,bác nào đọc rồi ta thảo luận về ý chí kiên cường,quả cảm,hiếu học ,biết nhiều ngoại ngữ của thằng bé người Ba lan sau thế chiến thứ nhất.
@ Bác G&B con bác lớp 3 thì cho Đọc,hoặc nghe mẹ đọc tốt hơn truyện "kinh điển" là "Những tấm lòng cao cả" của Edmondo de Amicis (ý),trong đó có nhiều câu chuỵện nhỏ.Nổi lên là truyện đọc hàng tháng:"Từ mạch Anpenio đến mạch Andets" đọc mỗi ngày 5 trang thôi,mai ngoan đọc tiếp,xen vào giữa những lần đọc là bơm...sao lại có những người khổ thế nhỉ...Sao lại có bạn yêu mẹ thế nhỉ...bạn ấy đi ròng rã mấy tháng trời...cuối cùng bạn ấy đã cứu được mẹ....
cuốn đó dạy nhân cách cho trẻ,tầm cuối cấp 1 mới nghe được.
@ Zinzin àh!
Cuốn toto chan người lớn đọc ngấm chứ trẻ con chỉ thấy đây là câu chuyện của 1 đứa con gái đi học,chứ ko thể nghĩ được sau Chiến tranh TG 2 có 1 ông tâm huyết suy nghĩ thay đổi cách gò cứng trẻ con như GD châu Á hiện nay.
Cuốn"Hai số phận" em đọc rất nhiều lần,nó mang rất nhiều giá trị...bác quên thì đọc lại để cùng bình luận...
cuốn đó dạy nhân cách cho trẻ,tầm cuối cấp 1 mới nghe được.
@ Zinzin àh!
Cuốn toto chan người lớn đọc ngấm chứ trẻ con chỉ thấy đây là câu chuyện của 1 đứa con gái đi học,chứ ko thể nghĩ được sau Chiến tranh TG 2 có 1 ông tâm huyết suy nghĩ thay đổi cách gò cứng trẻ con như GD châu Á hiện nay.
Cuốn"Hai số phận" em đọc rất nhiều lần,nó mang rất nhiều giá trị...bác quên thì đọc lại để cùng bình luận...
Truyện Nhà và Gạo nghe quen quen. Em search trên mạng cũng có đây này http://music.vietfun.com/trview.php?cat=11&ID=3148
Em cũng đọc truyện này rồi. Mai sẽ đọc cho Ổi nghe. Chắc chắn sẽ có tác động đến Ổi lắm. Cám ơn bác laida nữa nhé. Em nghĩ những câu chuyện như thế này, bé có thể nhớ, có thể không nhưng nó dần hình thành trong bé về nhân sinh quan, về tình yêu thương. Trẻ con bây giờ, nhất là ở Nhật, toàn xem truyện tranh và phim hoạt hình vớ vẩn, ít tính nhân văn, phải chú ý cho chúng nó đọc những sách như thế này mới được. "Những tấm lòng cao cả" là truyện nằm lòng của em, bây giờ đã có mặt trong tủ sách của Ổi, em cũng nghĩ như bác laida, tầm lớp 3-4 đọc là vừa. Hiện giờ hàng tối bố đọc cho Ổi nghe truyện Dế mèn phiêu lưu ký. Giai đoạn này các con đang rất quan tâm đến thế giới sinh vật, côn trùng. Đầu óc tưởng tượng cực kỳ phong phú. Em thấy truyện phải đọc đúng thời kỳ thì mới cảm nhận trọn vẹn. Ngày xưa em lớp 8 mới đọc Dế mèn phiêu lưu ký với 2 vạn dặm dưới đáy biển, sau khi đã đọc tiểu thuyết tình iu...hihi...thấy chán òm.
Em cũng đọc truyện này rồi. Mai sẽ đọc cho Ổi nghe. Chắc chắn sẽ có tác động đến Ổi lắm. Cám ơn bác laida nữa nhé. Em nghĩ những câu chuyện như thế này, bé có thể nhớ, có thể không nhưng nó dần hình thành trong bé về nhân sinh quan, về tình yêu thương. Trẻ con bây giờ, nhất là ở Nhật, toàn xem truyện tranh và phim hoạt hình vớ vẩn, ít tính nhân văn, phải chú ý cho chúng nó đọc những sách như thế này mới được. "Những tấm lòng cao cả" là truyện nằm lòng của em, bây giờ đã có mặt trong tủ sách của Ổi, em cũng nghĩ như bác laida, tầm lớp 3-4 đọc là vừa. Hiện giờ hàng tối bố đọc cho Ổi nghe truyện Dế mèn phiêu lưu ký. Giai đoạn này các con đang rất quan tâm đến thế giới sinh vật, côn trùng. Đầu óc tưởng tượng cực kỳ phong phú. Em thấy truyện phải đọc đúng thời kỳ thì mới cảm nhận trọn vẹn. Ngày xưa em lớp 8 mới đọc Dế mèn phiêu lưu ký với 2 vạn dặm dưới đáy biển, sau khi đã đọc tiểu thuyết tình iu...hihi...thấy chán òm.
Hôm nay con trai em đi học lớp 1. Buổi đầu tiên thật ấn tượng.Em ko chọn trường cũng chẳng tìm hiểu chọn cô.Trường Dịch Vọng B,cô Quỳnh Anh.
Điều đáng quí là cô rất niềm nở,chân thành.Lớp vắng,45 bạn có 30 nam và 15 nữ....?
Các bác tỉnh khác đừng ngạc nhiên,vì ở HN các lớp chọn,trường điểm bao giờ cũng là 59 cháu.( qui định ko được lên đến con số hàng chục là 6)
Chữ cô viết trên bảng rất đẹp.Buổi lễ đón con vào lớp 1 của trường cũng thật ấn tượng,ít các tiết mục văn nghệ,ko có diễn văn,báo cáo thành tích mà thày hiệu trưởng chơi đọc tên lớp nào h/s lớp đó đọc tên cô giáo mới.hoặc h/s lớp đó vỗ tay nhằm tập trung chú ý và phản xạ,tạo hứng thú cho con.Rất đơn giản thày công nhận các con kể từ hôm nay là học sinh lớp 1 của trường.
Lần đầu tiên em cho con học trường công ,em thấy hài lòng.Trường rất rộng,CSVC tốt có các phòng ngoại khóa riêng,phòng thể thao là sân bóng chuyền trong nhà,sàn gỗ.
Mới đến buổi đầu tiên chưa đóng góp gì,các cháu đã được tặng 1 cuốn vở 1 chiếc mũ của trường,1 hộp sữa do vinamilk tặng.
Khác hẳn DTD 1 tờ đơn đăng ký dự thi 20k,kiếm tiền trên từng cây số.Cô giáo ở bộ phận tiếp đón thu ngân mặt lạnh như bom.
Em kỹ tính nhưng hôm nay thấy rất vui vì con đã theo học trường này.
Điều đáng quí là cô rất niềm nở,chân thành.Lớp vắng,45 bạn có 30 nam và 15 nữ....?
Các bác tỉnh khác đừng ngạc nhiên,vì ở HN các lớp chọn,trường điểm bao giờ cũng là 59 cháu.( qui định ko được lên đến con số hàng chục là 6)
Chữ cô viết trên bảng rất đẹp.Buổi lễ đón con vào lớp 1 của trường cũng thật ấn tượng,ít các tiết mục văn nghệ,ko có diễn văn,báo cáo thành tích mà thày hiệu trưởng chơi đọc tên lớp nào h/s lớp đó đọc tên cô giáo mới.hoặc h/s lớp đó vỗ tay nhằm tập trung chú ý và phản xạ,tạo hứng thú cho con.Rất đơn giản thày công nhận các con kể từ hôm nay là học sinh lớp 1 của trường.
Lần đầu tiên em cho con học trường công ,em thấy hài lòng.Trường rất rộng,CSVC tốt có các phòng ngoại khóa riêng,phòng thể thao là sân bóng chuyền trong nhà,sàn gỗ.
Mới đến buổi đầu tiên chưa đóng góp gì,các cháu đã được tặng 1 cuốn vở 1 chiếc mũ của trường,1 hộp sữa do vinamilk tặng.
Khác hẳn DTD 1 tờ đơn đăng ký dự thi 20k,kiếm tiền trên từng cây số.Cô giáo ở bộ phận tiếp đón thu ngân mặt lạnh như bom.
Em kỹ tính nhưng hôm nay thấy rất vui vì con đã theo học trường này.
Các bác thân mến!
Hôm qua em ra hiệu sách của NXBGD mua được mấy cuốn sách hay trong đó có:
-Vui học tiếng Anh qua các mẩu chuyện kể-12k dạng sách chơi mà học TA của các bé tầm tuổi như con chúng mình.
- Cuốn từ điển toán ANH-Việt gì đó khoảng 28,5k em thấy hay,tầm cuối cấp 1 ,khá TA là xem được.Nhưng hôm qua em đi chơi quên ko mang tiền nên mai em mới quay lại mua.
-Có bộ Sự tích..các thứ chổi,dưa hấu,chim quốc,động Từ thức..mỗi cuốn 5k,nội dung tốt,và chữ to như hạt đậu xanh.Các con sắp và đã vào lớp 1 đều xem được.Bổ xung vốn từ tốt.
Em có hỏi giúp các bác địa chỉ các cửa hàng sách của nhà XBGD tại HN:
-187 Giảng võ
-232 Tây sơn
-25 Hàn thuyên
-32e Kim mã ( cổng công viên Thủ lệ)
-67b Cửa Bắc
Các bác lưu ý trong các cửa hàng này vẫn bán các sách của NXB khác nên khi mua phải xem kỹ.Em rất khó tính về nội dung,em cảm thấy NXBGD là sài được,sách mang tính GD, hơn nữa giá rẻ.NXB Kim Đồng phong phú về đầu sách truyện,nhưng nội dung có phần ko ổn,biên soạn ko kỹ,cắt xén tùy tiện...
Hôm qua em ra hiệu sách của NXBGD mua được mấy cuốn sách hay trong đó có:
-Vui học tiếng Anh qua các mẩu chuyện kể-12k dạng sách chơi mà học TA của các bé tầm tuổi như con chúng mình.
- Cuốn từ điển toán ANH-Việt gì đó khoảng 28,5k em thấy hay,tầm cuối cấp 1 ,khá TA là xem được.Nhưng hôm qua em đi chơi quên ko mang tiền nên mai em mới quay lại mua.
-Có bộ Sự tích..các thứ chổi,dưa hấu,chim quốc,động Từ thức..mỗi cuốn 5k,nội dung tốt,và chữ to như hạt đậu xanh.Các con sắp và đã vào lớp 1 đều xem được.Bổ xung vốn từ tốt.
Em có hỏi giúp các bác địa chỉ các cửa hàng sách của nhà XBGD tại HN:
-187 Giảng võ
-232 Tây sơn
-25 Hàn thuyên
-32e Kim mã ( cổng công viên Thủ lệ)
-67b Cửa Bắc
Các bác lưu ý trong các cửa hàng này vẫn bán các sách của NXB khác nên khi mua phải xem kỹ.Em rất khó tính về nội dung,em cảm thấy NXBGD là sài được,sách mang tính GD, hơn nữa giá rẻ.NXB Kim Đồng phong phú về đầu sách truyện,nhưng nội dung có phần ko ổn,biên soạn ko kỹ,cắt xén tùy tiện...
@Mẹ Mit ah!
Trẻ con chẳng thích gì lâu,cứ xem đi xem lại,thỉnh thoảng ta mới cho xem đĩa mới.Có bố mẹ càng tốt,thấy hay thì Bơm.. rồi Chip và Dell tính Xấu thì ta chê.. lúc nào ta thích ta nhắc lại.Trong cuộc sống hằng ngày cái gì phù hợp với ngữ cảnh ta nhắc lại những câu đó.Con em hôm qua bu cửa sổ nhìn sang hàng xóm tự dưng gào lên:"one for you and one for me" rất đúng ngữ điệu.
Giới thiệu cùng các bác,mẹ Mit đến nhà em cop phim hóa ra em với bác ấy cùng ngành,chồng em với chồng bác ấy đồng môn hội hè thường xuyên.Hóa ra toàn người quen.Thật vui.
@Bác mẹ haicongchua,con em học mẫu giáo có mấy tháng,nên em cho con đi giao lưu 8 buổi câu lạc bộ tháng 4 và 5.Không thi nên ko biết lệ phí thi 80k.Xã nhà em đi ở sân trường thấy có người cầm cái tờ quảng bá hình ảnh trường nên hỏi,người ta chỉ vào VF,xã em ngây thơ vào xin,thấy quả bom quát 20k,thì ra tờ đó cho kèm cái đơn đăng ký kia.Nhớ lời vợ dặn ko cho con thi nên đi giật lùi ra cửa .
Em rất biết trường này,làm hàng cực tốt.Nhưng bản chất là tiền.Khai thác triệt để và đủ kiểu.Nhưng có cái này làm em bức xúc nhất là trong năm thì dạy các cháu chính khóa hết tháng 5,đón câu lạc bộ tuổi thơ vào từ tháng 4 các thứ 7,đến hết tháng 5 các con CLB đi học cả ngày,thi cử xong gọi ngay đám đang nghỉ hè đi học.thực hiện khẩu hiệu:"KHÔNG CHO ĐẤT NGHỈ, KHÔNG NGỪNG TAY TA" Hồi trước cu lớn nhà em học ở đó 15-7 con đã phải đi học.tức quá em viết thư có ký hẳn hoi gửi thày Hoãn làm GĐ sở GDHN có ích gì đâu.ko hồi âm,Con vẫn phải đi năm nào cũng thế.Ừ cháu nào gia đình y/c đã đành,chứ con nhà em thích nghỉ hết tháng 8.
Giỏi làm hàng,hâm nóng thi cử,bố mẹ cứ vui vẻ rút tiền mà tự hào: ối đưa muốn đóng chả được,nên mới có hiện tượng bom di động thế chứ.
Trẻ con chẳng thích gì lâu,cứ xem đi xem lại,thỉnh thoảng ta mới cho xem đĩa mới.Có bố mẹ càng tốt,thấy hay thì Bơm.. rồi Chip và Dell tính Xấu thì ta chê.. lúc nào ta thích ta nhắc lại.Trong cuộc sống hằng ngày cái gì phù hợp với ngữ cảnh ta nhắc lại những câu đó.Con em hôm qua bu cửa sổ nhìn sang hàng xóm tự dưng gào lên:"one for you and one for me" rất đúng ngữ điệu.
Giới thiệu cùng các bác,mẹ Mit đến nhà em cop phim hóa ra em với bác ấy cùng ngành,chồng em với chồng bác ấy đồng môn hội hè thường xuyên.Hóa ra toàn người quen.Thật vui.
@Bác mẹ haicongchua,con em học mẫu giáo có mấy tháng,nên em cho con đi giao lưu 8 buổi câu lạc bộ tháng 4 và 5.Không thi nên ko biết lệ phí thi 80k.Xã nhà em đi ở sân trường thấy có người cầm cái tờ quảng bá hình ảnh trường nên hỏi,người ta chỉ vào VF,xã em ngây thơ vào xin,thấy quả bom quát 20k,thì ra tờ đó cho kèm cái đơn đăng ký kia.Nhớ lời vợ dặn ko cho con thi nên đi giật lùi ra cửa .
Em rất biết trường này,làm hàng cực tốt.Nhưng bản chất là tiền.Khai thác triệt để và đủ kiểu.Nhưng có cái này làm em bức xúc nhất là trong năm thì dạy các cháu chính khóa hết tháng 5,đón câu lạc bộ tuổi thơ vào từ tháng 4 các thứ 7,đến hết tháng 5 các con CLB đi học cả ngày,thi cử xong gọi ngay đám đang nghỉ hè đi học.thực hiện khẩu hiệu:"KHÔNG CHO ĐẤT NGHỈ, KHÔNG NGỪNG TAY TA" Hồi trước cu lớn nhà em học ở đó 15-7 con đã phải đi học.tức quá em viết thư có ký hẳn hoi gửi thày Hoãn làm GĐ sở GDHN có ích gì đâu.ko hồi âm,Con vẫn phải đi năm nào cũng thế.Ừ cháu nào gia đình y/c đã đành,chứ con nhà em thích nghỉ hết tháng 8.
Giỏi làm hàng,hâm nóng thi cử,bố mẹ cứ vui vẻ rút tiền mà tự hào: ối đưa muốn đóng chả được,nên mới có hiện tượng bom di động thế chứ.
@devameo: về việc cho con chơi sách, theo kinh nghiệm xương máu của mình thì mình thấy thế này. Để bé thích quyển đó và duy trì được ý thích, thì mẹ phải có chuẩn bị kỹ càng trước khi đưa ra cho bé. Trong bộ sách có bài khó có bài dễ. Có bài có vẻ bé sẽ thích, có bài có vẻ bé sẽ ko thích. Mẹ đọc trước chọn một bài hấp dẫn nhất để bắt đầu. Ko nhất thiết phải đi lần lượt. Lần đầu tiên bắt đầu phải thật hấp dẫn và mẹ chủ động kết thúc trước khi con chán.
Sách có tên là Trò chơi, nên mình biến nội dung cứng nhắc của yêu cầu bài thành một trò chơi mẹ làm đạo diễn. Ví dụ: trong quyển tưởng tượng đó, có bài là: Các con vật trong tranh này được ghép từ những con vật nào? Bé hãy tưởng tượng tiếp chuyện gì sẽ xảy ra trong rừng. Nếu đọc lên như vậy thì rất chán. Mình bắt đầu từ một hình ảnh rất phụ trong tranh là Mụ phù thủy cưỡi chổi: Trong rừng sâu xanh thẳm có bao nhiêu loài động vật con biết không? con kể ra một lô xích xông. Mẹ bảo: một hôm, mụ phù thủy độc ác hóa phép cho các con vật chân của con nọ thì cắm vào đầu con kia, xong mụ sung sướng cưỡi chổi bay vù đi mất (con mình rất khoái ý này, cười sằng sặc: một bắt đầu suôn sẻ). Sáng hôm sau, các con vật ngủ dậy, cãi nhau loạn hết cả lên, Ổi xem, con Sư tử sẽ nói gì: ối sao người tôi lại thế này, người của ai đây? Ổi nói luôn: người của Gorila....chân thì thế nào thế này: Cứ thế....Về chuyện tưởng tượng: Chà: đầu sử tử bảo: ta thèm thịt quá, đi săn mồi ăn thịt thôi, nhưng chân Gorila lại cứ leo lên cây để hái quả, chẳng có thịt mà ăn...Ổi há hốc mồm ra nghe rồi cười, rồi tiếp theo, Ổi giành phần nói: Con cú mèo có cánh dơi, đêm đến dơi bảo: mỏi cánh quá, muốn đi ngủ thôi, còn cú mèo mắt lại mở chẳng chịu ngủ gì cả...vì cú mèo thức buổi đêm...cứ thế... rất vui... Một bức tranh hai mẹ con nói cả nửa tiếng không hết.
Chuyện củ quả: bé xem hình vẽ xem các thứ trong tranh làm từ rau củ gì? Nếu chỉ vậy thì bé chỉ vào nói 2 phút là hết, mà cũng chán òm. Mẹ sáng tác: Một hôm, lúc Ổi đi ngủ, cả nhà đi ngủ, rau quả trong tủ lạnh rủ nhau đi chơi một chuyến thật xa. Nhưng muốn đi chơi xa thì phải có oto, tàu thuyền chứ. Thế là cả bọn bảo: mình làm luôn oto từ chúng mình. Cái oto đầu tiên do củ khoai lang đề xuất. Hihi...Ổi khoái. Ai lái oto bây giờ: hành tây xung phong...(hình vẽ là củ hành tây ngồi lái oto khoai lang)...cứ thế...Ổi tiếp tục sáng tác câu chuyện. Hết chuyện rồi Ổi còn bảo: mai mẹ cho con củ cà rốt để con làm máy bay (trong tranh ko có máy bay), con nghĩ lá rau muống sẽ làm cánh. Hihi...Rồi trước lúc đi ngủ, Ổi hé mở tủ lạnh nhòm vào xong ra thì thầm với mẹ: Con thấy bọn rau củ đang chuẩn bị đi chơi hay sao ấy (nó biết là nó đang bịa, nhưng nó thích thế), Hành tây đang bóc vỏ áo ra làm cánh, biến thành helicopter...Hihi...mẹ bảo: con giả vờ nói to lên: Ổi đi ngủ thôi, để bọn nó tưởng thật mà tiếp tục. Ổi nói to theo,...haha...rất vui.
Túm lại: mình thấy mẹ phải đầu tư chất xám, thời gian vào đó, thì tình hình sẽ khác hẳn. Mình nghĩ không cần bé phải làm hết các bài trong sách, mỗi sách chỉ cần vài bài bé thích, và bé làm tốt là hiệu quả rồi. Có một số bài không phù hợp lứa tuổi, dễ quá hoặc khó quá thì bỏ qua cũng được.
À, chị laida: hôm nọ em đọc truyện Tìm mẹ cho Ổi. Giữa chừng thì Ổi khóc, một lúc sau thì mẹ cũng khóc theo...Chỉ cần một câu: mặt người con gái buồn như mặt người mẹ, tiếng nói dịu êm như tiếng người mẹ...cũng làm Ổi khóc. Hay là chi tiết: Em bảo anh: để dành cho mẹ một miếng gan phần mẹ - khóc. Em nghĩ câu chuyện này cực kỳ giá trị. Không chỉ với mẹ mà còn là tình anh em đùm bọc nữa. Ai có truyện gì hay lại chia sẻ tiếp nhé.
Sách có tên là Trò chơi, nên mình biến nội dung cứng nhắc của yêu cầu bài thành một trò chơi mẹ làm đạo diễn. Ví dụ: trong quyển tưởng tượng đó, có bài là: Các con vật trong tranh này được ghép từ những con vật nào? Bé hãy tưởng tượng tiếp chuyện gì sẽ xảy ra trong rừng. Nếu đọc lên như vậy thì rất chán. Mình bắt đầu từ một hình ảnh rất phụ trong tranh là Mụ phù thủy cưỡi chổi: Trong rừng sâu xanh thẳm có bao nhiêu loài động vật con biết không? con kể ra một lô xích xông. Mẹ bảo: một hôm, mụ phù thủy độc ác hóa phép cho các con vật chân của con nọ thì cắm vào đầu con kia, xong mụ sung sướng cưỡi chổi bay vù đi mất (con mình rất khoái ý này, cười sằng sặc: một bắt đầu suôn sẻ). Sáng hôm sau, các con vật ngủ dậy, cãi nhau loạn hết cả lên, Ổi xem, con Sư tử sẽ nói gì: ối sao người tôi lại thế này, người của ai đây? Ổi nói luôn: người của Gorila....chân thì thế nào thế này: Cứ thế....Về chuyện tưởng tượng: Chà: đầu sử tử bảo: ta thèm thịt quá, đi săn mồi ăn thịt thôi, nhưng chân Gorila lại cứ leo lên cây để hái quả, chẳng có thịt mà ăn...Ổi há hốc mồm ra nghe rồi cười, rồi tiếp theo, Ổi giành phần nói: Con cú mèo có cánh dơi, đêm đến dơi bảo: mỏi cánh quá, muốn đi ngủ thôi, còn cú mèo mắt lại mở chẳng chịu ngủ gì cả...vì cú mèo thức buổi đêm...cứ thế... rất vui... Một bức tranh hai mẹ con nói cả nửa tiếng không hết.
Chuyện củ quả: bé xem hình vẽ xem các thứ trong tranh làm từ rau củ gì? Nếu chỉ vậy thì bé chỉ vào nói 2 phút là hết, mà cũng chán òm. Mẹ sáng tác: Một hôm, lúc Ổi đi ngủ, cả nhà đi ngủ, rau quả trong tủ lạnh rủ nhau đi chơi một chuyến thật xa. Nhưng muốn đi chơi xa thì phải có oto, tàu thuyền chứ. Thế là cả bọn bảo: mình làm luôn oto từ chúng mình. Cái oto đầu tiên do củ khoai lang đề xuất. Hihi...Ổi khoái. Ai lái oto bây giờ: hành tây xung phong...(hình vẽ là củ hành tây ngồi lái oto khoai lang)...cứ thế...Ổi tiếp tục sáng tác câu chuyện. Hết chuyện rồi Ổi còn bảo: mai mẹ cho con củ cà rốt để con làm máy bay (trong tranh ko có máy bay), con nghĩ lá rau muống sẽ làm cánh. Hihi...Rồi trước lúc đi ngủ, Ổi hé mở tủ lạnh nhòm vào xong ra thì thầm với mẹ: Con thấy bọn rau củ đang chuẩn bị đi chơi hay sao ấy (nó biết là nó đang bịa, nhưng nó thích thế), Hành tây đang bóc vỏ áo ra làm cánh, biến thành helicopter...Hihi...mẹ bảo: con giả vờ nói to lên: Ổi đi ngủ thôi, để bọn nó tưởng thật mà tiếp tục. Ổi nói to theo,...haha...rất vui.
Túm lại: mình thấy mẹ phải đầu tư chất xám, thời gian vào đó, thì tình hình sẽ khác hẳn. Mình nghĩ không cần bé phải làm hết các bài trong sách, mỗi sách chỉ cần vài bài bé thích, và bé làm tốt là hiệu quả rồi. Có một số bài không phù hợp lứa tuổi, dễ quá hoặc khó quá thì bỏ qua cũng được.
À, chị laida: hôm nọ em đọc truyện Tìm mẹ cho Ổi. Giữa chừng thì Ổi khóc, một lúc sau thì mẹ cũng khóc theo...Chỉ cần một câu: mặt người con gái buồn như mặt người mẹ, tiếng nói dịu êm như tiếng người mẹ...cũng làm Ổi khóc. Hay là chi tiết: Em bảo anh: để dành cho mẹ một miếng gan phần mẹ - khóc. Em nghĩ câu chuyện này cực kỳ giá trị. Không chỉ với mẹ mà còn là tình anh em đùm bọc nữa. Ai có truyện gì hay lại chia sẻ tiếp nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét