Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Hướng dẫn cách hạ sốt của khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ, wtt trao đổi về chăm sóc trẻ em

Mình nhớ hồi trước toàn nghe các BS nhi dặn nước ấm để hạ sốt cho con nên thấp hơn thân nhiệt của bé 2 độ C. Nay thấy các mẹ tranh luận vụ này, mình tìm được tài liệu của khoa Nhi sơ sinh BV Từ Dũ, post cho cả nhà tham khảo thêm.

Hướng dẫn cách hạ sốt thông thường

Khoa Sơ sinh
BV Từ Dũ

Cần làm gì khi trẻ bị sốt?

Khi trẻ bị sốt nhẹ:
Cho trẻ mặt quần áo thoáng hoặc chỉ cần cởi bớt quần áo theo dõi thân nhiệt mỗi 4 giờ và cho trẻ uống nhiều nước.

Khi trẻ bị sốt vừa:
- Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.
- Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng.
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
- Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Sử dụng 5 khăn ướt nhỏ: 4 khăn đặt ở hai bên nách và hai bên bẹn, 1 khăn dùng để lau khắp người. Thay mỗi 2-3 phút. Ngưng lau khi nhiệt độ bé xuống dưới 38,50C hoặc sau khi đã lau 30 phút. Lau khô và cho bé mặc lại đồ mỏng. Có thể tắm cho bé bằng nước ấm. Nên dùng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn 2độ C so với thân nhiệt trẻ. Không dùng nước lạnh, cồn hay dấm để lau trẻ.

Khi trẻ bị sốt cao hay sốt rất cao:
Sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và đưa trẻ khám tại cơ sở y tế.

Khi nào thì cho trẻ dùng thuốc hạ sốt?

Do sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt từ 38 độ C trở lên. Trên thị trường có nhiều thuốc hạ sốt có thể sử dụng cho trẻ, trong đó các thuốc có chứa hoạt chất Paracetamol là thông dụng và an toàn nhất.

Có cần phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt hay không?

Không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ vì không làm tăng thêm tác dụng như kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá…

Trẻ bị sốt có bắt buộc nằm trong nhà hay có thể ra ngoài trời?

Nếu trẻ bị sốt nhẹ và vẫn chơi giỡn bình thường, phụ huynh không nên ép trẻ phải nằm mãi trong nhà, có thể cho trẻ ra chơi bên ngoài nhưng phải tránh lúc nắng gắt hay khi thời tiết xấu. Nếu trẻ bị sốt cao thì nên cho trẻ nằm nghỉ nơi yên tĩnh trong nhà, thỉnh thoảng cũng có thể cho trẻ ra sân để vận động một chút.

Phòng tránh mất nước và vấn đề dinh dưỡng cho trẻ.

- Khi bị sốt, nước và muối bị mất thông qua việc toát mồ hôi. Ngoài ra cơ thể cũng bị mất đi năng lượng và các Vitamin tan trong nước. Nên bù lại bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây giàu chất dinh dưỡng, hay uống các loại thuốc bổ đa sinh tố, trong đó cần nhất là Vitamin C và Vitamin nhóm B.

- Trong thời gian sốt, trẻ thường bỏ ăn. Cha mẹ nên cố gắng cho trẻ bú và ăn nhiều lần trong ngày để trẻ không bị mất nước và sụt cân.

- Nếu trẻ đi tiểu nước tiểu màu vàng nhạt, tối thiểu mỗi 4 giờ một lần, thì trẻ đã được bù nước tốt.

Có nên truyền dịch cho trẻ khi bị sốt?

Khi trẻ tỉnh táo và uống được thì chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước. Việc truyền dịch là không cần thiết.

Truyền dịch chỉ được chỉ định ở trẻ bị mất nước nặng và được thực hiện trong bệnh viện.

Cần làm gì khi trẻ bị sốt cao co giật?

Một số trường hợp trẻ bị sốt cao dẫn đến co giật (hay được gọi là nóng làm kinh), thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi (nhiều nhất từ 6 tháng đến 18 tháng) và hay tái phát (tỷ lệ tái phát 25%). Cơn co giật thường xảy ra ngắn (dưới 5 phút) và trẻ tỉnh táo sau co giật. Phụ huynh cần biết chăm sóc trẻ đúng cách để không đưa đến những tai biến do xử trí sai lầm.

Các biến chứng nguy hiểm là:

- Ngạt thở: Khi co giật trẻ tiết nhiều đàm gây tắc đường thở.
- Thiếu oxy não, tổn thương não: Khi co giật kéo dài do không hạ nhiệt tích cực.

Các bước cần làm khi trẻ bị sốt cao so giật:
Bước 1: Làm thông đường thở
- Đặt trẻ nằm nghiêng bên: Đàm nhớt chảy ra ngoài tránh tắc đường thở.
- Hút đàm nhớt nếu có sẵn dụng cụ hút.
Bước 2: Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt
- Cởi bỏ quần áo.
- Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt Paracetamol liều 10mg/kg/lần
(6 tháng – 1 tuổi: 1 viên 80mg; 1-5 tuổi: 1 viên 150mg)
Bước 3: Lau mát hạ sốt
- Nhúng khăn vào nước ấm (như nước tắm bé) hoặc nước thường, vắt ráo. Đặt ở nách, bẹn và lau khắp người. Thêm nước ấm vào nếu cần. - Thay khăn mới mỗi 2-3 phút. - Ngưng lau mát khi nhiệt độ nách < 380C.
Tất cả trẻ co giật sau khi sơ cứu phải đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Những trường hợp nào thì phải đưa trẻ đi đến cơ sở y tế?

Cần cho trẻ bị sốt đi khám bác sĩ ngay nếu:
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt.
- Sốt trên 40,10C
- Trẻ khóc không dỗ được hoặc bứt rứt nhiều.
- Trẻ khóc khi cử động hoặc khi ba mẹ chạm vào trẻ.
- Trẻ li bì, khó đánh thức.
- Cổ cứng.
- Có bất kỳ phát ban da nào.
- Trẻ khó thở, và không thấy đỡ hơn sau khi làm sạch mũi trẻ.
- Trẻ không thể nuốt thức ăn hoặc bú được.
- Nôn mọi thứ.
- Tiêu máu, ói máu.
- Trẻ bị co giật.
- Trẻ trông rất yếu và mệt.

Cần cho trẻ bị sốt đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu:

- Trẻ từ 2-4 tháng tuổi (trừ khi sốt xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vaccin bạch hầu – ho gà – uốn ván và trẻ không có triệu chứng nặng nào khác).
- Sốt trên 400C (nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi).
- Trẻ đau khi đi tiểu.
- Sốt kéo dài trên 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng.
- Hạ sốt hơn 24 giờ rồi sốt tái phát lại.
- Sốt kéo dài trên 72 giờ do bất kỳ nguyên nhân nào.

Những điều cần tránh khi trẻ bị sốt
Không nên:
- Ủ ấm trẻ.
- Lau trẻ bằng nước đá lạnh, cồn, dấm.
- Vắt chanh, đổ thuốc vào miệng trẻ khi đang co giật vì dễ gây ngạt thở.


Mẹ Moon ơi, tiện thể mẹ Moon chia sẻ luôn cách phân biệt sởi với virut đi. Con nhà tớ trộm vía 16 tháng rồi nhưng chỉ ho hen sổ mũi sốt nhẹ vớ vẩn thôi tớ chẳng có kinh nghiệm phát hiện bệnh tật gì nên lắm khi sốt 1 tí là run lắm. Cám ơn mẹ Moon nhiều!!

Tớ thấy đến 80% trẻ bị sốt là do bị viêm họng, sau đó đến viêm tai, sốt phát ban, vi rút và cuối cùng là các bệnh nặng khác. Thế nên việc đầu tiên khi thấy con sốt là phải hạ sốt bằng thủ công. Cái này nhanh, hiệu quả và không sợ bị phản ứng nếu con bị sốt do một nguyên nhân đặc biệt nào đó. Hạ sốt thủ công thì nhà tớ cứ để cái phích nước bên cạnh. Lấy 1 ca nước lạnh pha thêm nước ấm làm sao mà nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ của con lúc đó 2 độ. Tớ dùng 5 cái khăn xô cho vào ca nước đó, liên tục vắt khăn cho ráo nước rồi đắp trán, hai nách, hai bẹn và lau khửu chân cho con. Nhiều lúc cần thiết thì phải dựng con dậy để lau lưng cho con nữa. Nhớ là phải luôn tay nhé không nước lạnh ngấm ngược lại thì con sẽ ốm nặng thêm đó. Khăn lạnh là phải nhúng nước luôn và liên tục làm như thế cho đến khi con tạm hạ sốt được. Nhà mình hai vợ chồng cực thành thục chuyện này, kể cả con sốt đêm là ba bật dậy đi lấy nước còn mẹ vào tủ lấy khăn. Bên cạnh đó thì dùng dụng cụ soi họng ( Có những bạn không hề ho nhưng viêm họng cực nặng và có thể vào phổi luôn. Cái này các mẹ kiểm chứng giúp nhé, bé nào mà 6 tháng đầu bị phế quản hoặc phổi thì đảm bảo các lần sau chỉ cần sáng ho là chiều đã xuống phế quản. Thế nên 6 tháng đầu cực kỳ quan trọng). Họng đỏ và con khó ăn, nuốt khó thì chứng tỏ con bị sốt do viêm họng.Lúc đó có thể kết hợp các loại thuốc hoặc dược liệu để chữa họng viêm. Mình thì lúc này cho uống luôn vài giọt dầu kết hợp các siro đang có sẵn ( Cái này thì mình dùng 1 cái đơn thuốc mà con hợp nhất và mua để sẵn ở nhà). Nếu con sốt do vêm họng thì sau khi hạ sốt con sẽ hạ luôn và khoảng 3 tiếng sau mới sốt tiếp. Còn nếu hạ sốt thủ công + thuốc không giảm thì đảm bảo con đã bị xuống phổi hoặc bị amidan rồi -> Cái này phải đưa đến viện hoặc phòng khám nào đó để được kê thuốc kháng sinh luôn. Trong trường hợp con hạ sốt bình thường và sốt theo cơn, thường là sốt buổi chiều thì nên để ở nhà theo dõi. Sang ngày thứ 3 khi con có những nốt mụn mọc ở người tức là lúc này con hết sốt. Để kiểm tra có phải sởi hay chỉ là phát ban thì bs đã hướng dẫn mình như sau - Sởi luôn mọc từ mắt nên ngay từ khi con sốt các mẹ phải chú ý theo dõi mắt con - Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ căng một chỗ nào đó lên nhiều mụn nhất trên da của con ra. Nếu phần da lúc đó không có chân đỏ thì đó là sốt phát ban. Đó là lúc con bắt đầu khỏi, cứ khi nào các mụn nhỏ bay hết là con lại bình thường và chỗ nào mụn mọc đầu tiên sẽ bay đầu tiên. Thời tiết này các con rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp, vậy nên chẳng có cách nào khác ngoài việc mình phải đảm bảo con luôn ấm ngực và thoáng lưng. Cho đến giờ mình vẫn dùng áo yếm cho con vào mùa này, bởi không mặc thì lạnh mà mặc nhiều con chơi lại toát mồ hôi. Thế nên áo yếm buộc trước ngực đảm bảo con đủ ấm ngực và lưng vẫn thoáng khi con chơi mà mẹ quên để ý. Thêm nữa đã bị mũi là sẽ bị họng nên nếu chẳng may con bị mũi thì nên tích cực hút rửa, lau khô và nhỏ nước muỗi. Cái này xã mình cũng cực siêu và chăm chỉ làm hơn mình. Nguyên văn bởi Haneul Xem bài viết 1. Nếu bé sốt, việc quan trọng nhất là hạ sốt cho bé. Nếu đo nhiệt độ bé tầm 38 độ hay 38,1 độ. Đó có thể không phải là sốt. Có thể do cơ thể bé vận động nhiều sinh nhiệt lớn. Nên theo dõi chứ k vội cho uống thuốc. Khi nhiệt độ bé tầm 38,3-38,5 độ và mới bắt đầu sốt thì cố gắng hạ nhiệt cho bé bằng cách để bé ở nơi kín gió, bỏ bớt quần áo cho bé, dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm ( cao hơn nhiệt độ cơ thể bé tầm 2 độ) lau đều khắp cơ thể bé nhất là vùng nách và bẹn. Cũng có thể bôi cồn vào gan bàn chân, xát chanh vào lưng để hạ nhiệt. Làm vậy tầm 30 phút mà bé không hạ nhiệt hoặc trong quá trình đó mà bé vẫn tăng nhiệt thì cho bé uống hạ sốt ( paracetamol). Chú ý đến hướng dẫn về liều lượng, tránh trường hợp ngộ độc paracetamol thì còn mệt hơn. Sau khi uống hạ sốt tầm 1-2 tiếng cơ thể bé sẽ vã mồ hôi để giảm nhiệt. Cũng có bé không giảm nhiệt bằng cách vã mồ hôi mà bằng đi tè. Nên cho bé uống nhiều nước hoặc nước có pha trút muối+ đường, hoặc gói bù nước bán sẵn bên ngoài hiệu thuốc để bé đi tè nhiều cho mau hạ sốt và ngăn ngừa hiện tượng mất nước, mất khoáng của cơ thể. Con uống hạ sốt mà không ra mồ hôi, không đi tè thì bố mẹ nên liên tục lau người cho con bằng nước ấm như cách nói ở trên. Đôi khi bé uống hạ sốt rồi mà giữa các khoảng thời gian được phép uống thêm thuốc nhiệt độ bé không hề hạ đâu. Bố mẹ nên kiên trì lau người cho con. Mình thấy bố mẹ nhiều lúc không để ý vụ lau người này lắm. Thực ra nó rất hiệu quả đấy. Con mình có lúc uống hạ sốt mà không hạ, mình thức trắng đêm lau người cho con. Cứ lau 30 phút lại nghỉ 5 phút nằm cho đỡ mệt, lại đo nhiệt độ, lại lau. Qua jết cái đêm đó con mới hết sốt và trong quá trình lau liên tục thì nhiệt cũng được giảm liên tục kiểu tăng lại giảm ấy. Con đỡ mệt hơn và cũng không hại cho con. Con sốt lâu, sốt cao, bên cạnh co giật thì việc đáng sợ là ảnh hưởng tới thần kinh. Bởi vậy việc hạ sốt cho con vô cùng quan trọng. 2. Khi bé sốt nên nghĩ ngay tới việc bé bị bệnh. Sốt là phản ứng của cơ thể bé, là dấu hiệu thông báo bé bị bệnh. Nên nghĩ ngay tới việc kiểm tra các bộ phận sau: - Họng: bé có viêm họng không?! - Nghe phổi: phổi bé thở có bình thường không hay có tiếng rít?! - Cơ thể bé đang có tổn thương ngoài da gì mà nhiễm trùng không?! - Tai: ngửi tai bé xem có mùi không vì có thể bé bị viêm tai giữa. Chỉ là share thêm cách giảm nhiệt cho con. Em thường ít khi đắp khăn ướt lên trán con. Thay vào đó là lau. Lau trán, mặt, cổ, nách, bẹn, gan bàn chân, sau tai và cả tai và toàn thân luôn. Khi lau thì lượng nước đọng lại trên cơ thể rất ít, chỉ là 1 lớp nước rất mỏng, dễ bay hơi và không làm con bị lạnh vì nước đọng nhiều và lâu. Con sốt em thường bỏ không cho con mặc quần để tiện lau, còn áo thì mặc áo cotton mỏng và rộng để tiện lau. Đầu tiên con nằm ngửa thì lau trán, mặt, sau tai và 2 tai. Tiếp tới là cổ, nách, thân trước, bẹn, chân và 2 gan bàn chân. Lau như vậy hết 1 lần nước, thay nước khác, chuyển con nằm nghiêng để lau phần lưng và thân sau.

Nói đến chuyện sốt của con, em nghĩ lại vẫn thấy sợ. Tháng 8 năm ngoái con viêm phế quản, ho, sốt. Em và mẹ không dám ngủ, sờ trán con và đo nhiệt độ liên tục. 1h đêm, vừa thiếp đi khoảng 15p, choàng tỉnh dậy sờ người con, nóng như hòn than, ko cần đo nhiệt độ, cũng biết là uống thuốc sẽ lâu hạ hơn, con lại đang ngủ, nên nhét 1 viên hạ sốt vào hậu môn, em và mẹ thay nhau lau người (đúng là nhiệt độ nước phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2 độ ạ), đắp khăn lên trán, bẹn, đo nhiệt độ 41 độ, con tỉnh dậy, tay bắt chuồn chuồn và nói nhảm. Bắt taxi đưa con vào nhi đồng 2 cấp cứu, bsĩ đo 39.5 độ, bác bảo cho con vào chậu, xả nước ấm từ đỉnh đầu đến chân, 10p sau con mới hạ sốt. Lúc trước ở nhà em lau người cho con, lão chồng bảo em dốt vì "nó đang sốt, nó sẽ cảm thấy lạnh, phải ủ ấm cho nó". Lúc vào viện em mách bác sĩ, bác gọi lão ấy ra chửi 1 chập lão mới tâm phục khẩu phục.
Sau đó con nhập viện, sốt liên tục 3 ngày 3 đêm, suốt ngày đêm em và mẹ chỉ ngồi lau người cho con và nhìn đồng hồ cho đủ 4 tiếng để uống 1 liều hạ sốt, uống xong 30p ko hạ lại mang sang phòng ytá tắm từ cổ đến chân, hạ được khoảng 3 tiếng lại sốt lại, lại ngồi đếm đồng hồ cho đủ 4 tiếng. Hic. Sau 3 ngày con em sút 1.2kg.
Từ đó trở đi, nếu chưa kịp vào bệnh viện, uống hạ sốt ko hạ, lau người ko hạ là em cho vào tắm, 5p sau đảm bảo hạ. Em kể với mấy người họ hàng ở quê, mọi người chửi bác sĩ ở SG ngu. hic hic.

Liên quan đến việc chăm sóc mũi họng cho con, có 1 kinh nghiệm do BS trong Bệnh viện Việt Pháp dạy cho mình. Lúc con chảy mũi nếu nhỏ nước muối rồi hút mũi bằng dụng cụ thì chỉ ra được chất nhầy trong mũi bé, còn chất nhầy đã xuống họng thì không ra được. BS hướng dẫn mình cách cho con nằm nghiêng, dưới má lót 1 khăn mặt xô, dùng lọ nước muối sinh lý bơm vào lỗ mũi phía trên của con, bơm nguyên lọ và bơm xối mạnh vào chứ ko bơm từ tốn, nước muối sẽ cuốn theo chất nhầy ở trong mũi trôi ra bên lỗ mũi đã lót khăn bên kia. Mỗi bên lỗ mũi bơm 3-4 lọ, trong quá trình bơm con sẽ khóc và chất nhầy từ họng con cũng trôi ra theo đường miệng luôn. Mình thường mua cả lốc 50 lọ nước muối sinh lý để cho con dùng dần, mọi người nhớ mua loại có lỗ sẵn, đầu tròn, chỉ xoáy ra là dùng được ngay, đừng mua loại phải về lấy kéo cắt vì cắt xong đầu nó nhọn lắm đưa vào mũi dễ làm con bị xước hoặc chảy máu. Cách này hiệu quả vô cùng với em bé còn nhỏ, nếu bị 1 ngày mình bơm rửa cho con khoảng 5-6 lần là sạch hẳn không còn thấy chảy mũi nữa. Bơm xong 1 lần phải ướt đến 3-4 cái khăn xô, mà cái nào cũng nhớt kinh khủng, thế mới biết tưởng là chỉ sổ mũi 1 tí, mà thật ra nhiều dịch nhầy mũi họng thế nào.

Em toàn tàu ngầm thôi, nhưng liên quan đến vấn đề con sốt em cũng muốn chia sẻ một chút.
Hồi 6 tháng con em cũng bị nhiễm trùng đường tiểu, sốt đùng đùng 41 độ liên tục, tay chân lạnh và nổi bông, môi run run nữa chứ. Em nhét đít cho con rồi hai mẹ con khẩn cấp vào cấp cứu Nhi Đồng II. Ngay lập tức bác sĩ cho con em vào tắm trực tiếp bằng nước ấm, dội từ trên đầu dội xuống luôn. Em và chồng em vừa giữ con vừa khóc ròng. May mà con không co giật. Sau lần đó em khiếp vía. Sau đó con nhà em sốt thế đến 3 ngày, e cũng chỉ nhìn đồng hồ đúng 4 tiếng cho con uống hạ sốt 1 lần và tích cực lau người cho con. Lần đó con em nằm viện đúng 7 ngày. Ngày ra viện em chỉ mua một giỏ trái cây tặng cho các y bác sĩ khoa đó chứ họ không nhận tiền. Tự dưng em lại có cái nhìn thiện cảm với các y bác sĩ Nhi đồng II chị à. Và sau vụ đó thì con em toàn khám Nhi đồng II thôi. Nhưng đúng là chuyện sốt đó của con em đã ám ảnh em cho đến bây giờ, hichic

Mình thấy con mà bị sổ mũi thì không cách gì hiệu quả bằng xịt nc muối , minh toàn mua một lố nước muối về , đổ vào chai vesim của VN , rồi xịt liên tuc cho con , cứ xịt vào rồi lại bắt con xịt mũi ra ( vì con mình sợ nằm ngửa ra xịt bằng chai nhỏ mũi nên mình phải dùng cách này ) mỗi lần xịt đến một chai nhỏ, chỉ khoảng 2 ngày là con đẵ đỡ hẳn, hai đưa bé nhà mình từ lớn đến bé chưa uống một loai thuốc về mũi hoăc xịt bất kỳ môt loai thuốc nào khác ngoài chai nc muối nhưng lai khỏi rât nhanh .

Bạn ơi bé chỉ ko thở được nếu bạn đặt bé nằm thẳng. Còn khi giữ chặt bé nằm nghiêng (mặt áp xuống giường - nhớ lót khăn xô dưới má) thì bơm bên này nước muối sẽ cuốn theo chất nhầy trôi qua bên kia, vì thế ko bao giờ bé bị sặc. Khi con mình 3 tháng vào Việt Pháp chích ngừa, con bị sổ mũi mà trước đó mình cũng chỉ biết nhỏ nước muối rồi hút thôi. Vào tới nơi cô Nga bs Nhi bảo mình làm thế rất lâu khỏi, mà sổ mũi lâu là xuống phế quản ngay. Cô đặt bé nằm ra giường rồi thực hành luôn cho mình xem, lúc đó nhìn cô 1 tay giữ nghiêng mặt bé, 1 tay bơm mình cũng run lắm vì sao cô bạo quá. Nhưng thấy con khóc ầm ĩ, mỗi lần khóc là nước mũi phì ra, miệng thì mở nên chảy ra bao nhiêu chất nhầy, cô còn bảo mình đứng gần nhìn miệng con cho rõ nữa. Lúc đó là buổi chiều, đến tối mình về làm theo cô 1 lần nữa, sáng hôm sau 2 lần, chiều ngủ dậy thì con mình khỏi luôn. Từ đó mỗi lần sổ mũi mình toàn làm cách đó, chưa bao giờ thấy con bị kéo dài quá 2 ngày, thường chỉ 1-2 ngày khỏi luôn (bơm rửa tích cực chừng 5-6 lần/ngày).

Sốt uống nước cam hay chanh ấm đều dễ ạh nhiệt nữa. Ngày bé cứ hâm hấp sốt là bố mẹ em lại tống nước cam nóng cho uống. Tỉnh người lắm. Mấy tháng trước em cũng bị sốt, cứ xài cả đêm nước nóng thế mà từ run cầm cập đến hết sốt chỉ có 1 tiếng không dùng đến thuốc tẹo nào.

Cách hạ sốt nhà tớ cũng tương tự như nhà Neo. Khi con bị sốt, tớ cho mặc đồ thoáng, khi sốt cao cần phải hạ sốt thì làm thế này: (Tớ có mấy ông anh bà chị làm BS nên tớ hay hỏi han lắm, ngoài ra nhà lúc nào cũng có quyển MIMS để tra cứu các loại về thuốc trước khi sử dụng) - Sách này tớ nghía kh thấy bán bên ngoài, của anh tớ làm BS, tớ lôi về xem.

Trên 38.5 độ thì cho uống thuốc hạ sốt theo cân nặng (hoặc đút đít, loại nào tính ra mà cao hơn số kg của bé thì cấu 1 ít đi) – lưu ý khoảng thời gian cho phép giữa các lần uống thuốc.

Tuy nhiên vì sau 1 tiếng thì thuốc hạ sốt thông thường mới có tác dụng nên ngay lúc đó kết hợp các biện pháp hạ sốt như sau:

1- Cho con mặc áo ba lỗ (Thỏ nhà tớ hay mặc áo ba lỗ như con trai ấy) để dễ lau nách.

2- Trải 1 cái khăn mỏng lên giường tránh ướt giường, con nằm ngửa để bố mẹ lau khăn cho. Khi nằm xuống thì nhiệt độ cơ thể cũng hạ hơn là ngồi (nhiều đứa không chịu nằm cơ chứ).

3- Vắt 1 ít nước cốt chanh vào nước ấm để lau người cho con (cắt nửa quả, vắt ra 1 chút rồi ngâm cả vào chậu cho tinh dầu từ vỏ cũng thôi ra, lúc nào thay nước thì lại lấy tóp chanh đó vắt tiếp, ngâm tiếp, không nên bôi hẳn chanh lên da bé); Nước ấm là vì nước lạnh dễ làm co mạch trong khi mình cần làm cho con bớt nhiệt độ trong người ra.

4- Không mặc quần mà phủ khăn tắm loại nhỏ (nếu là mùa đông) hoặc khăn xô lau người cho trẻ sơ sinh (mùa hè), chỉ để cho con đỡ lạnh quá, mà cũng có cảm giác không chống chếnh – khi bị ốm, người hay bị cảm giác đó. Cứ lau xong 1 chút thì phủ lên chân bé 1 chút lại bỏ ra, vì để không thì bé dễ bị cảm (cái này linh động thôi, kh phải là ủ ấm đâu nhé).

5- Liên tục nói chuyện trong lúc lau để con có nghe được tiếng của mẹ (con yên tâm hơn vì khi sốt cao quá, con hay có cảm giác mơ hồ, rất muốn nghe tiếng của mẹ - cái này con tớ tự nói cho mẹ biết đấy), đồng thời như vậy thì mẹ cũng kiểm soát được con có tỉnh táo không?

6- Nhà tớ có 1 cái chậu rửa mặt nhỏ, đặt lên trên cái khay, bên cạnh là 4-5 chiếc khăn mặt nhỏ. Nếu chỉ có 1 mình thì con kẹp 2 nách hoặc 2 bẹn; Hai tay của mẹ sẽ lau xuôi chiều, trán và cơ thể (nhà tớ thì không lau ngực và lưng). Nếu có bố ở đó nữa thì bố phụ mẹ lau cho con và thay nước cho kịp ấm.

7- Sau các biện pháp đó thì lưu ý 20p/lần lại kẹp nhiệt độ cho con, ghi vào sổ (thời gian, nhiệt độ, cách xử lý – VD như uống thuốc lúc nào? Hay lau người? ). Vì mẹ là chúa hay quên, và trong lúc con ốm thì hay mất bình tĩnh nên chả nhớ gì, cứ phải ghi ra, và để cả bố và mẹ cùng theo dõi. (cái này chia sẻ lần trước rồi nhỉ)

8- Nếu sau hơn 4h mà con không hạ sốt, có thể cho uống IBRAFEN. Thuốc này lúc trước bán theo đơn, con nhà tớ vào Việt Pháp, BS người Pháp kê cho mới được mua, sau này ra ngoài tớ vẫn mua được, giá 37k/lọ - giờ chắc lên giá rồi. Nó có tác dụng hạ sốt được lâu, lên đến 8 tiếng. Trẻ bị sốt virut cũng xài được loại này. Nó có tác dụng phụ là dễ làm hại thận (thuốc nào hầu như cũng vậy).

9- Bên cạnh đó con uống oresol liên tục (uống bằng thìa hoặc cốc chứ không dùng ống hút hay cho vào bình mút). Cách sử dụng thì ghi trên hướng dẫn rồi, mà tra trên mạng chắc cũng nhiều người chia sẻ thôi, nhưng lưu ý thì tớ luôn nhớ thế này:

- Uống nước không thôi thì chỉ có thể bù nước cho cơ thể, còn không bù được điện giải. Uống nước thêm vào sẽ làm cho nồng độ điện giải càng loãng hơn, cơ thể càng mệt mỏi hơn, thậm chí gây tử vong. Uống Oresol thì đảm bảo bù cả nước và điện giải, làm cơ thể đỡ mệt nhanh chóng.

- Pha với nước đun sôi để nguội (kh dùng nước trong các bình lavie hay pha với nước rau gì gì đó); Nhất là không cho thêm đường.

- Pha hết cả gói theo liều lượng. Nhà tớ thì người lớn uống loại 1lit, trẻ con uống loại 200ml. (Bất cứ khi nào tớ bị dị ứng tôm cua, bị tiêu chảy, sốt đều dùng oresol).

- Mỗi lần uống rót ra cốc 1 lượng vừa đủ, uống từng ngụm hoặc uống bằng thìa, không cho vào bình sữa để mút mút – tớ kh nhớ là vì sao, tớ chỉ nhớ cái gì chọn lọc vì trí nhớ rất kém.

Như tớ biết thì trẻ em dưới 2 tuổi uống từ 50-100ml. Trẻ em từ 2-10 tuổi uống từ 100-200ml. Trên 10 tuổi thì uống theo nhu cầu. Nhưng khi trẻ đã bị khát rồi tức là trong cơ thể đã rất thiếu nước thì não mới phát tín hiệu, có thể cho uống thêm, con không khát vẫn phải uống.

- Chỉ sử dụng dung dịch oresol đã pha trong vòng 24h, nhưng nhà tớ thì chỉ để 12h là pha sang gói khác rồi. Mùa Đông thì làm ấm bằng cách cho cốc nước oresol ngâm vào bát nước nóng.

- Tránh uống nước cam, bưởi gần thời gian uống thuốc, đặc biệt là thuốc hạ sốt và kháng sinh. Tớ kh cần biết cơ sở khoa học cụ thể thế nào, chỉ biết là anh tớ là BS dặn không làm như thế, vì nó làm mất hết tác dụng của thuốc.

- Ngoài oresol, con tớ còn bù nước bằng nước dừa, thêm tẹo muối (chỉ áp dụng khi trời oi nóng, chứ sốt thì tớ cứ cho uống oresol). Cũng có cách là nước gạo rang thêm teo muối nhưng tớ chưa làm cách này.

10- Sau khi hạ sốt xong, cố gắng cho con ngủ, vì ngủ sẽ đỡ sốt hơn và lấy lại sức nhanh hơn, mẹ lau khô tay, tranh thủ nằm. Buổi đêm mà thức nhiều quá, buồn ngủ kh chịu được, khi con hạ sốt và ngủ rồi (tầm dưới 38 độ là yên tâm, tớ cho phép mình ngủ 1 chút, đặt chuông 15 phút dậy kiểm tra, con ổn thì ngủ tiếp, đặt chuông 15p sau dậy kiểm tra tiếp).

11- Thức ăn cho con khi con sốt thì cứ sữa hoặc cháo loãng;

Mình mon men tí nhé. Mình thường dùng thuốc Hydrite hơn là Oresol, vì Hydrite pha trong 200ml nước, dễ dùng hơn (hết thì dùng viên khác, thuốc luôn pha mới tốt hơn). Thêm nữa, có bác sĩ khuyên mình, khi bé đi cầu xong nên cho bé uống liền (tất nhiên những thời gian khác vẫn cho bé uống) thì có hiệu quả nhất.



Nhà mình ơi cho em hỏi mùa này nhà các mẹ ko làm sàn gỗ thì trải sàn bằng gì ạ. Năm ngoái em mua cái thảm xốp miếng của Tàu mà bạc màu hết rồi, dùng cũng thấy ko an toàn nữa. Năm nay em định mua cái thảm xốp to 1,8x2m trong Metro, thấy quảng cáo của Hàn quốc gì đó chẳng biết có phải ko. Mẹ nào đã dùng rồi cho em comment nhé
Mục đích của mẹ chụt để làm gì?! Chỉ trải 1 chỗ thôi hay khắp cả nhà?! Nếu trải 1 chỗ thôi thì ok đấy, ấm và không sô đâu ( vụ sô để check lại đã nhé). Nhà tui trải cái này trong phòng chơi của con để bảo vệ " đầu não" của các bạn. Nhà HQ có trẻ con cũng đều mua cái này để an toàn cho con khi chơi. Nhưng trải cả nhà thì chết tiền đấy.

Nhân tiện nói chuyện ăn mặc của trẻ con, mọi người đừng giận, nhưng nhìn những bà mẹ để con ra đường mà cứ mặc quần áo đông xuân cổ đeo khăn mùi xoa tớ sợ lắm ấy. Lúc nào họ cũng lấy lý do là: "Mặc thế cho mát", hoặc: "Quàng cho khỏi ho", nhưng mát và không ho thì thiếu gì cách. Con tớ đa số toàn mặc quần áo VNXK, hàng VNXK thì mọi người biết rồi, cotton của nó cực kỳ thấm mồ hôi, sao không mặc cho con nhìn sạch sẽ tử tế bao nhiêu, mà nào có đắt đỏ gì cho cam. Muốn kín cổ thì mua chục khăn xô Hàn quốc trắng trẻo, đẹp đẽ, chỉ dùng riêng để quàng cổ thôi, trông nó đỡ lem nhem tội nghiệp. Người ta bảo hơn nhau tấm áo manh quần thật đúng, trẻ con VN vốn đã không trắng trẻo xinh xắn như Tây, ra đường lại còn không ăn mặc gọn gàng lịch sự, nhìn chán đời vô cùng. Tớ đã gặp nhiều ca mẹ thì như minh tinh màn bạc mà nhìn con chẳng liên quan gì, đi bít-tất với sandal, mà bít-tất còn mỗi chiếc 1 màu, rồi trên đông dưới hè, mặc váy xùm xòe với quần bò, áo hoa quần kẻ, mặc đồ ở nhà ra đường, mặc đồ Quảng Châu bé tí đã cườm với ngọc lủng liểng v...v. Nhìn những cảnh đấy mất cảm tình ghê gớm. Tớ luôn nghĩ rằng con cái mới là bộ mặt của người mẹ chứ không phải đồ hiệu hay kim cương, xe hơi xịn, hoặc những dự án mở miệng là tiền tỷ. Hoặc có thể vì tớ đã méo mó nhiều thứ, nên tớ luôn muốn uốn nắn con cái tròn trịa trong khả năng tốt nhất của mình. Nhìn một đứa bé ngoan, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, được giáo dục chu đáo, hiền lành, trung thực, biết giữ tác phong ăn uống và cư xử lịch sự, lễ phép ở chốn đông người - thật là thích. Nên các mẹ hãy đừng ngừng chăm sóc vun vén cho cái cây con của mình được lớn lên trong sự tốt đẹp, đầy đặn cả về sức khỏe, trí tuệ, thẩm mỹ, nhé

Mấy hôm trước em đã lấy quyển sách ảnh làm bằng Pixbox(PB) theo phong trào do Mẹ Nấm khởi xướng, nhưng hôm nay em mới ngồi viết review được.
Cảm nhận của em khi cầm trên tay quyển sách ảnh đó là: thất vọng. Thực ra, em cũng đã chuẩn bị tinh thần sẵn rồi, nhưng mà vẫn thấy chán chán.

Về những tính năng vượt trội của Pixbox các mẹ đã làm cũng đã ca ngợi nhiều rồi. Điều em thất vọng nhất đó chính là nước ảnh. Ảnh không nét và bị tối. Cái này là do công nghệ in. Ảnh in bằng PB chỉ đạt được khoảng 50% so với ảnh in tráng bằng máy Lab ở hiệu ảnh. Cũng tại em thích chụp ảnh và khá khó tính trong khâu làm ảnh, in ấn nên mới thế. Mỗi lần đem ảnh đi rửa, em phải ngồi kè kè bên cạnh cậu làm ảnh để can thiệp, không có chuyện em đem file đến rồi hôm sau đến lấy ảnh, mà là ngồi đợi đến khi ảnh in ra, chờ khô và đem về.

Em thất vọng là vậy nhưng mà ai xem quyển ảnh của em cũng khen đẹp. Híc. Em nhìn đi nhìn lại nhiều lần thì cũng thấy không đến nỗi xấu lắm. Nhưng em thì lại luôn tin vào cái nhìn đầu tiên mới chết. Tuy nhiên, mẹ nào vẫn muốn làm album bằng PB thì các mẹ cứ làm nhé, vừa đơn giản, tiện lợi mà rất là kinh tế. Một vài mẹo nho nhỏ để album PB của các mẹ đẹp hơn mà em rút ra là:
*Ảnh phải đẹp, chất lượng tốt. Những ảnh chụp bằng điện thoại thường bị mờ, kể cả mấy quyển album mẫu ở đấy cũng vấp phải lỗi này. Những ảnh kém chất lượng khi cho vào album rồi in ra, trông nó rất cẩu thả. Nên các mẹ đầu tiên hãy chỉ chọn những bức ảnh chất lượng tốt, chụp nét, không rung, rồi mới đến nội dung của nó.
*Chỉnh ảnh cho sáng lên trước khi xếp vào trang. Sau khi mẹ Nấm review là ảnh bị tối em cũng đã kéo sáng tất cả các ảnh của mình nhưng vẫn không ăn thua. Những ảnh chụp ngoài trời thì còn đỡ.
*Vứt ngay ra khỏi album những bức ảnh mà các mẹ copy từ studio về sau khi cho con đi "chụp ảnh nghệ thuật". Không bàn đến những lỗi làm shop thô thiển, những ảnh này in ra rất xấu, mờ toẹt.

Nhân nói đến vụ ảnh ọt, em khuyên chân thành các mẹ đừng đem bé đến Studio chụp làm gì. Thay vì bỏ tiền vào studio, mỗi cuối tuần, cả nhà đi chơi, các mẹ đem máy ảnh đi chụp ảnh cho con, những nơi công viên, vườn hoa, khu vui chơi ngoài trời cho nước ảnh sáng, rất đẹp mà còn chớp được những khoảnh khắc tự nhiên của con. Cho bé mặc đẹp một chút, đem theo con thú bông, đồ chơi hay mua cho con quả bóng bay, thế là có thêm đạo cụ rồi. Em chụp nhiều ảnh cho con cái của bạn bè, nhưng với con mình là em cảm thấy tự tin nhất, vì mẹ nào cũng hiểu con mình nhất mà. Còn muốn chụp cả nhà, các mẹ cứ đặt chế độ tự động 10s, bấm nút rồi chạy về chỗ. Những ảnh cây nhà lá vườn như vậy thường sinh động và đẹp tự nhiên.

Đây, em giới thiệu với các mẹ cách lưu ảnh của nhà em.

Cách 1:: Dùng sổ lá A4 mua ở các hiệu văn phòng phẩm(khoảng 20k -> 50k một quyển) + bìa A4 các màu(1k một tờ) + băng dính hai mặt
Một quyển điển hình:

bên trong:

Tất cả ảnh từ thời em còn bé tí mẹ em cho giữ, đến ảnh cưới của 2vc, rồi ảnh con, em đều làm cách này. Em không thích những quyển album bán sẵn.
Cách 2:: Làm album ép gỗ như kiểu album cưới:
Cái này em mới áp dụng 1 quyển duy nhất cho loạt ảnh kỳ nghỉ hè vừa rồi, vì đây là kỳ nghỉ lớn đầu tiên của gia đình em với nhiều kỷ niệm khó quên.


Về chất lượng ảnh thì khỏi nói, rất tốt. Nhưng giá thì đắt. Em tự làm market đem đi in là 1tr6 quyển 20x20, 30 trang. Mọi người cứ trêu em là ăn chơi. Nhưng quả thực, rửa ra được một quyển ảnh đẹp như vậy em không thấy tiếc tí nào. Em có thể không mua quần áo, giầy dép... chứ ảnh thì em không thể không làm ở nơi tốt nhất. Bởi mỗi khi giở từng trang ảnh ra xem em muốn sống lại chân thực cảm xúc ở thời điểm bức ảnh được chụp.
Cách 3:: Làm album Pixbox:

Cái này em đã nhận xét ở cm trước rồi. Em vẫn sẽ chọn cách này để lưu giữ ảnh như một cách ghi nhật ký hình ảnh cho con. Mỗi năm một quyển. Vì lý do duy nhất là nó rẻ, rất phù hợp với đống ảnh vô cùng nhiều của em. Còn những dịp đặc biệt hoặc những bức ảnh đặc biệt, em sẽ chọn lọc để làm ảnh chất lượng cao.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét