Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Định hướng tương lai, giúp con thực hiện ước mơ du học - phần 1

những gia đình không có nhiều điều kiện kinh tế mà vẫn mong muốn cho con em mình được đi du học nước ngoài thì sao? Và những gia đình có điều kiện nhưng muốn con em mình biết cách tự tìm kiếm học bổng đi du học để phát huy được khả năng độc lập của mình thì sao? Điều đó có thể thực hiện được nếu như cả bố mẹ và con cái đều đồng lòng quyết tâm và có kế hoạch hành động cụ thể, tỉ mỉ, chu đáo ngay từ khi các cháu còn nhỏ.

Con trai mình năm nay học lớp 8. Từ lớp 1 đến nay cháu đều là học sinh giỏi và có một số thành tích nho nhỏ. Từ trước tới nay cháu chỉ học thêm Anh văn. Năm nay mình bắt đầu cho cháu đi học thêm Toán, Văn và đang có ý định học thêm lý và hoá. Từ trước tới nay mình không tạo áp lực học tập cho cháu, chỉ tạo cho cháu suy nghĩ rằng việc học giỏi là cần thiết nếu muốn có một tương lai tốt đẹp. Mình vẫn cố gắng dạy cháu nhiều nhất kỹ năng sống với sự hiểu biết của mình. Tuy nhiên ngay từ nhỏ mình luôn định hướng cho cháu trang bị vốn kiến thức để có khả năng tìm kiếm học bổng du học nước ngoài theo ngành nghề thuộc sở thích của cháu. Cháu mới tìm được một thấy giáo tương đối giỏi và phù hợp với mơ ước của cháu nên ngay sau buổi học thêm đầu tiên, cháu về nhà nói với mẹ là “Con sẽ quyết tâm thực hiện mơ ước của bố mẹ là con tự tìm kiếm học bổng để đi du học, bây giờ nó đã là mơ ước của con!”. Mình thực sự xúc động khi con nói như vậy, hai mẹ con bắt tay để thống nhất quyết tâm thực hiện mơ ước. Có thể con trai mình chưa chắc đã thực hiện được mơ ước của cháu, nhưng là một người mẹ mình muốn giúp con mình nhiều nhất có thể trong việc định hướng con đường đi đến ước mơ của cháu. Mình cũng đã tìm hiểu, nhưng chưa hình thành được một kế hoạch tỉ mỉ và rõ ràng, chưa xây dựng được con đường ấy. Rất mong muốn được các bạn chia sẻ để có cái nhìn nhiều chiều và chi tiết để có thể xây dựng được kế hoạch hành động tốt nhất cho con.

Nào mời các bạn, chúng ta hãy cùng nhau chung tay thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết giúp định hướng cho các con cách thức, kỹ năng tìm kiếm học bổng du học nước ngoài từ khi con mới học cấp 2!

Mình rất tâm đắc với vấn đề này và đã thực hiện nó từ khi con mới bắt đầu học lớp 2. Để chuẩn bị cho con việc đầu tiên là mình khuyến khích con học tiếng Anh, một tuần học thêm 1 buổi đến năm lớp 6 thì mình hoàn toàn yên tâm về tiếng Anh của con vì cháu có đủ trình để thi tofel rồi. Sau khi nghiên cứu các loại học bổng mình thấy khả năng học bổng ở các nước nói tiếng Anh tuy nhiều nhưng cạnh tranh cũng khá gay gắt nên động viên con học thêm tiếng Nhật để có nhiều cơ hội hơn. Để thuận lợi cho con trong việc xin học bổng mình rất chú trọng đến việc giữ sạch học bạ cho con bằng cách giúp đỡ và yêu cầu con phải đạt danh hiệu học sinh giỏi. Đến năm lớp 8 mình quyết định chuyển con sang một trường điểm của HN để con có nhiều cơ hội được tiếp xúc với các bạn có cùng chí hướng đi du học nước ngoài. Hiện giờ con vẫn đang học song song 2 ngoại ngữ Anh Nhật và nhờ được học ở trường điểm mà thấy con cũng có vẻ hứng thú với việc xin học bổng ra nước ngoài học. Mình rất hy vọng là con có thể xin được 1 học bổng để ra nước ngoài mở mang đầu óc.

Học sinh đi nước ngoài cần chú ý:
  • Chuẩn bị sẵn những hiểu biết cơ bản về đất nước mình sẽ đến học
  • Trau dồi tiếng Anh thật tốt
  • Phải tự tin và độc lập trong học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày.

  • Cuộc sống sinh hoạt: Với môi trường mới bạn sẽ phải tự lập hoàn toàn và biết nhiều điều mới lạ. Nói tiếng Anh cả ngày, toàn những người xa lạ, món ăn, múi giờ thay đổi, bạn phải tự nấu ăn, giặt giũ và chăm sóc sức khỏe bản thân. Nhưng bạn sẽ thích nghi với những vấn đề này chỉ sau một thời gian ngắn
Học tập: Cách học ở nước ngoài là bạn sẽ phải tự học và nghiên cứu tài liệu rất nhiều. Điều này đòi hỏi bạn phải tự sáng tạo. Không được gặp bạn cũ nhưng bạn có cơ hội giao tiếp với nhiều bạn bè quốc tế và điều này sẽ nhanh chóng lấp cho bạn khoảng trống bạn bè. Chú ý đừng ngại ngần khi giao tiếp với các giáo sư nước ngoài. Họ luôn sẵn lòng giúp đỡ các học sinh quốc tế và thông cảm với sự hạn chế về ngôn ngữ. Bạn nên xác định đến đây để học, không phải để chơi. Hãy quyết tâm theo đến cùng, trừ khi có những chuyện bất khả kháng, còn bạn đừng nên bỏ ngang hoặc chuyển sang ngành học khác vì sẽ rất mất thời gian và tiền bạc. Bạn cũng nên lượng sức mình, đừng tham mà ôm một lúc hai ba công việc. Có bạn chỉ lo kiếm tiền, tìm việc làm thêm nên ảnh hưởng chuyện học hành.

Tinh thần: Bạn sẽ nhớ nhà, đôi khi có cảm giác cô đơn. Vì thế bạn hãy sắp xếp cho mình thời gian để chơi thể thao, thư giãn, kết bạn. Những điều này giúp bạn có được tâm lý cân bằng và chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy mình tự tin hơn.

2 Sau khi có định hướng rõ ràng,xác định con sẽ đi du học cần phải chuẩn bịcho con về tư cách đạo đức, thể lực và học vấn.
-Tư cách đạo đức: rèn cho con tính trung thực,trung thực từ trong ý nghĩ,ra NN ko trung thực về bất cứ lúc nào,ko có chuyện hỏi bài chứ đừng nói là quay cóp
Rèn cho con tính tự giác,GV họ dạy con tự tìm tài liệu trên mạng mà làm có giao bài tập đâu,phải chăm chỉ tìm tòi mà học.

Thể lực: cao to khỏe mạnh sẽ là lợi thế,học thể dục ở NN khác hoàn toàn so với ở VN.KO cận thị càng tốt.Có khỏe mạnh mới học đựoc vì ko chỉ học còn rất nhiều các hoạt động khác.Con em mùa hè ko học hành gì hết chỉ ăn ngủ chơi,tập bơi ở trường 20-10 tập đàn..vvcàng ngủ nhiều càng cao tư tưởng ko phải lo học chóng lớn lắm,có vụ hè lớp 7 nó cao lên được 3 cm
-Học vấn:học ngoại ngữ càng sớm càng tốt,các bác cứ học phương pháp ngon bổ rẻ của anh Ciup hay chị Snowball,con các anh chị ấy học TAnh vô tư lắm. Đừng lăn tăn về ngữ pháp làm gì,bao giờ giỏi như các bé đấy học 1 cua là OK ngay.

Thực ra phần chuẩn bị có rất nhiều,và cha mẹ là người chủ động,nhìn thấy vấn đề sau đó nắn dần con đi theo hướng đã định sẵn.VD em cho con học đàn,lúc nhỏ oocgan,sau lớn ghita,cũng chỉ nghĩ sau này sang kia sẽ đỡ khổ với các môn tự chọn,nếu ko thích học thêm môn mới ta chọn đàn để rảnh tay học cái khác,nhiều cháu ko có sự chọn lựa nhiều, học dance mất rất nhiều sức lực.nhưng lúc 11 tuổi cầm ghita cháu kêu đau tay, em mua những bản cổ điển hay về nghe,rồi đăng ký cho học cổ điển mong đỡ khổ cho con, chứ ko mong con thành MODA hay movào gì hết.Cuối cùng cháu cũng rất ham,ham đến nỗi bố cháu cứ sợ sang kia đàn rồi sao nhãng học hành.Em cứ cho VD cụ thể để các bác thấy rằng cha mẹ định hướng lúc tuổi còn nhỏ,sau này e muộn. Mà mải học đàn với ngoại ngữ cháu chẳng có thời gian chơi điện tử nên một công đôi việc.

Định hướng dần,con có mục đích rõ ràng nên kết quả học tập tốt hơn hẳn những bạn học để biết.Quyết ko cho vào chuyên toán,vì vào guồng ấy đi học thêm tối tăm mặt mũi,ko học thì ko biết dạng bài,học chuyên toán như con gà nhồi,nhồi càng nhiều càng tốt,con nào nuốt được,tiêu hóa được nhiều hơn là giỏi hơn.

Lúc còn nhỏ ,em dỗ cháu chăm học để mẹ vui,sau này đi làm nuôi mẹ ko thì mẹ chít... lên cấp 2 bài này ko còn tác dụng thì em bơm vì cháu thích làm cán bộ,học phải giỏi thì các bạn mới phục.Cháu nói thế này" mỗi lần hô các bạn đứng con sướng lắm" Hic.. hic..thế là cháu phải thật cố để được điểm tuyệt đối,đáng nộp bài sớm để hãnh diện ta xong trước thì nay soát kỹ trước khi nộp. Em tranh thủ dạy ngay nào là đọc trước khi cô giảng,về làm bài tập ngay để các bạn hỏi còn biết trả lời..vv.Kết quả cuối năm đó cực kỳ mỹ mãn,các điểm tự nhiên gần như tuyệt đối,các môn khác cũng ko tồi.Bây giờ ngồi nghĩ lại thấy đó cũng là tập dượt cho các lần sau.Hết năm đó em thưởng cho cháu 1 tuần đi trại hè Apolo ở Đầm long,hết 3 M,nhưng kết quả mang lại ko ngờ,cháu cực kỳ thích và quyết tâm học TA,điều gia đình đang thuyết phục.
Hàng năm các trường PT của Sing bay sang các trường PT của VN để tuyển học sinh lớp 9 và 10 cấp học bổng toàn phần cho các em 4 năm học.Họ yêu cầu học sinh phải biết cách để học hiệu quả.Không chỉ giỏi về kiến thức các môn học mà các em cần có khả năng suy nghĩ thấu đáo mọi vấn đề cũng như kỹ năng giao tiếp.Họ Y/c các em phải biết suy nghĩ sâu hơn,xa hơn những suy nghĩ thông thường,quan tâm đến những vấn đề mà thế giới xung quanh các em đang đối mặt Để thành công,các em phải biết thể hiện quan điểm của riêng mình,các em cần phải có sự tự tin về bản thân,về khả năng đọc,viết ,giao tiếp tốt tiếng Anh của mình.có những thành tích cá nhân nổi trội,hay thành tích ngoại khóa,các hoạt động XH.Ngoài những điều kiện này,yếu tố quyết định trao HB sẽ dựa trên điểm thi cụ thể.
Bài thi cụ thể gồm IQ thi trong 20 phút:60 câu.
Toán bằng TAnh 1h30 khoảng 30 câu
TAnh 2h gồm đọc hiểu,điền từ.. viết luận.
Họ vừa trông thi vừa soi mặt, thái độ... của các em.Nếu tất cả những y/c trên OK sẽ vào vòng phỏng vấn.
Vòng này quan trọng nhất vì họ nói chuyện trực tiếp (hiệu trưởng,hiệu phó, phụ trách tài năng chuyên nghề soi) với các em.Họ ko cần số lượng bao nhiêu,mà đủ y/c họ đưa ra là lấy.
Ngoài Bắc thường đỗ nhiều hơn trong Nam.Trường nào bay sang trường nào là do qui định của bộ GD Sing.

Học bổng A*Star về một số trường của Hà nội :
-Trường Raffles về trường dân lập Nguyễn Tất Thành,Trưng Vương khoảng tháng 3 hàng năm
-Trường Sjaint Joephs (nam sinh)& trường Nanyang gỉls (nữ sinh) về AMS tháng 3
-Trường NJC về CVA,GV.NTT,LOMO& khối PT chuyên toán-lý-hóa-sinh của ĐHTN hà nội, tháng 3
-Trường ACS về AMS tháng 9....
Đấy là những thông tin em đi mò thấy và đầu vào của vòng gửi xe cũng tùy theo từng năm.
Phần ôn luyện:
-IQ trước AX em mua cuốn IQ bên Sing (2002) nay em đã thấy trên net.
-Toán ko khó,trình độ chỉ khoảng lớp 7,8 nhà mình thôi.Nhưng là toán bằng TAnh,họ yêu cầu làm ngắn gọn và phải rất nhanh.AX em mua sách toán và TAnh trình độ Sec 2 cho cháu(2006).Em có mua thêm 1 cuốn từ điển toán AV của Vũ kim Thủy (NXBKHKT-18k) để cháu tự hiểu nghĩa
-TAnh,họ kiểm tra khả năng đọc hiểu,Y/c cao,vốn từ rộng và viết luận.
Khi cháu lên lớp 9 em đăng ký cho cháu học ở RV chuyên luyện thi lấy học bổng Sing.120h ôn kỹ năng 3 môn-500U$D.Học để biết nền thi cho vững dạ thôi,chứ tự học theo cuốn Sec2 rất tốt.Nó chính là các đề thi thử cho con làm quen.Cứ tự thi -bấm giờ, tự chấm theo barem có sẵn.cháu cứ nâng dần,lúc ban đầu hết giờ chỉ làm được 74% sau 100%.Có thế mới dám thi cùng các bạn ĐHTN.Còn TAnh cháu tự học ,chứ lúc ấy em ko biết cho con học viết luận ở đâu.Cái phần luận quan trọng lắm,em bảo con mỗi tuần viết lấy 1 bài nhờ GV RV họ sửa cho nhưng họ bận có sửa cho đâu.Thôi thì truyền cho con tư tưởng cuả Sing,có nghĩa là tự tin-viết ra những điều mình nghĩ,bảo vệ được ý kiến của mình bằng những lập luận thuyết phục.Về khoản này cả bố mẹ ko giúp gì con được,may trước đây cháu cũng được học viết luận bằng tiếng Pháp.Mãi về sau này khi đỗ rồi ,hỏi các cháu khác mới biết các thày cô giáo dạy TAnh tốt.
-Phỏng vấn là phần loại trực tiếp,rât nhiều cháu bị loại ở phần này vì nghĩ đơn giản đây là cuộc nói chuyện.Nhưng đây là cuộc nói chuyện của thợ săn lành nghề với những chúa ngố chỉ biết học.Họ đưa ra những câu sắc bén khó trả lời và bẫy.Phải tự tin,diễn đạt tốt bản lĩnh nữa mới mong qua được vòng này.Vòng thi này em lo nhất,nên phải luyện cho con mặt thật tươi,biết cười bằng mắt hic..hic..và quan trọng nhất phải thể hiện được quan điểm của riêng mình.Câu hỏi cũng dễ đoán thôi vì họ sang tuyển,họ sẽ tìm hiểu về h/s,về môi trường xung quanh các em,họ đưa ra các tình huống y/c các em xử lý..quan điểm của các em .Chỉ vài câu thôi họ sẽ phát hiện ra thiếu logic của các em nói bừa.Trường NJC họ phỏng vấn rất khó,trong khi ACS thì hỏi đơn giản.Sau khi luyện cho con thấy ổn,em có nhờ bạn AX là người NN ,họ đều học ở những trường top Mỹ,CA phỏng vấn giúp,rồi ghi âm lại về nhà chỉnh sửa cho lần sau.
Ngoài ra cứ thấy ở đâu có hội thảo,thi tuyển của các trường sang mời chào em cho con thi tất,thi để có kinh nghiệm chiến trường vì kỳ thi này toàn đối thủ nặng ký mà cháu thì học TAnh quá ngắn.Em hết sức chân thành kể chi tiết cho các bác những KNo em đã trải qua vì em cũng được các bác đi trước giúp đỡ rất nhiều.Em ko có ý định khoe thành tích vì đường còn rất dài,sức mình chỉ có hạn.Có gì mong các bác bỏ qua.
Ở ngoài HN ôn ở RV,nhưng trước khi học phải thật giỏi TAnh(Cả giao tiếp và học thuật,viết luận tốt)chứ ko phải điểm phảy cao.Rv chỉ cho ta biết cái nền của bài thi,nhưng Sing họ cũng cải tiến liên tục.Không phải cứ học ở RV là đỗ.
Trong SGN,học ở Hợp điểm cũng thế.Hai trung tâm này họ nắm rõ rất nhiều thông tin về các loại học bổng Sing,nếu rủi trượt A*Star ,khéo quan hệ họ giúp cho fomr Asean của bộ GD mình.Hic hic.. em cứ thật thà nếu có gì ko phải mong các bác thông cảm.Cũng chỉ mong giúp các bác chưa biết khái niệm thế thôi.Con em may mắn thoát ngay vòng đầu,chứ ko chắc em cũng phải :"vừng ơi!" cửa này.
Thi Asean em thấy bảo đề thi dễ hơn,nhưng vất vả hơn.Tháng 5 thi viết,tháng 7 phỏng vấn,tháng 9 có kết quả-nếu đỗ sang Sing cũng vất hơn,các con phải thi TN Olever rất vất vả rồi mới học tiếp Alever.Còn A*Star làm 1 lèo: thi trong 2 ngày,nhận KQ luôn,sang kia học liền luôn,đỡ khổ.
Trong SGN còn có trường AIG của New zealand tuyển HBTP chương trình tú tài quốc tế,cũng tương tự HB Sing kể trên.Nhận đơn và nộp hồ sơ xin học bổng tại văn phòng tư vấn GD New zealand,ENC,40/7 Lữ gia quận 11 vào khoảng tháng 3 hàng năm.Nhưng lấy ít lắm đó nha! vì đây là HB trường cấp.
Nếu được học những HB này đường vào những ĐH danh tiếng sẽ thuận lợi hơn.

Em biết các bác trên này con còn nhỏ,đọc topic này tham khảo để lấy khí thế,tạo ước mơ.Nếu con các mẹ tiếng Anh tốt,có khả năng,tuổi khoảng 12,các bác có thể cho con thi kỳ thi iPSLE tại VN
Kỳ thi này sẽ cung cấp chứng chỉ chứng nhận bậc tiểu học và học lực các em đạt được để có thể xin học tại các trường TH Sing.Học phí các trường công lập được chính phủ hỗ trợ 80%.
Học sinh sẽ thi 3 môn bắt buộc là toán,khoa học,tiếng Anh.
Các bác đọc trang này:

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/C...8/03/3BA00515/

Có được chứng chỉ này sẽ là một lợi thế lớn khi vài năm sau các em đăng ký thi học bổng Sing như em đã trình bày ở phần trước.

Hiện nay Sing là nước cấp nhiều học bổng toàn phần cho h/s phổ thông Việt nam.Không có con số chính xác,nhưng hàng năm số h/s VN nhận học bổng cũng gần 100 em ở HN,SGN,ĐNG,Huế.Đây là chiến lược thu hút nhân tài của cha con anh Lý.Môi trường học tập thuận lợi đã giúp các em phát triển toàn diện.Rất nhiều em từ Sing đã nhận được học bổng của những trường danh tiếng của Anh, Mỹ..v.v
Nguyễn Tiến Anh một học sinh toán của trường Nguyễn Trường Tộ sau khi hoàn thành Alever tại Sing đã nhận được học bổng toàn phần tại Havard .Các bác đọc ở đây:
http://mobi.vietbao.vn/Giao-duc/Toi-.../30141700/427/
Em Đinh Thị Thêu một học sinh chuyên toán tỉnh Thái bình cũng là VD điển hình.
http://www.ndcsa.com/oopnuke.asp?mod...id=1271&fid=45
Rất nhiều tấm gương sáng đã nuôi dưỡng ước mơ của mẹ con em.Xin giới thiệu cùng các bác!

-Thày Vũ hữu Bình dạy chuyên toán Trưng Vương HN có viết 8
cuốn sách" Nâng cao và phát triển toán" chia đều cho 4 lớp 6789,sách của NXBGD bán ở tất cả các hiệu sách.Rất đầy đủ và hay,em thấy GV dạy giỏi hay dùng cuốn này để tham khảo.Nếu học cùng con một thời gian các bác sẽ biết,hoặc hỏi các thày cô để tìm sách phù hợp cho con.
-Các bác nên tìm,gửi mua sách chương trình tương đương lứa tuổi con ở nước ngoài:Anh ,Sing,Úc..còn toán thì họ học dễ hơn ở VN nhưng các bài thi chọn h/s giỏi của họ rất hay và thực tế chứ ko hàn lâm như của VN.Nên đọc nhiều sách bằng TAnh để có vốn từ.Học TAnh ko những phải nghe nói thành thạo mà còn phải có kỹ năng đọc hiểu,viết luận rất quan trọng.Hiện nay luyện cho lứa tuổi cấp 2 tiếng Anh học thuật em thấy có RV tại HN,SGN,HPG.Hợp điểm ở SGN,trung tâm Equest ở HN.Các bác quan tâm cứ lên :

vietabroader.org/forum
để hỏi các tay săn học bổng cự phách là biết hết.

Gửi các bác link này,

http://www.ebook4u.vn/

Trong đó rất nhiều sách về giáo dục, tiếng tây tiếng ta đủ cả.
Có mấy cuốn luyện IQ mà em nói đấy.


Book of IQ Tests
http://www.ebook4u.vn/view-file.htm?fileId=1273

The Original Cambridge Self-Scoring IQ Test
http://www.ebook4u.vn/view-file.htm?fileId=14820

Để dạy con biết cần phải lên kế hoạch cho công việc phải làm ,em cho VD này:
Bạn An được mẹ bảo là tối 2-9 ở HN có bắn pháo hoa.Pháo hoa rất đẹp,nhiều người thích xem nên hôm ấy sẽ rất đông.Mấy năm mới bắn 1 lần.An thấy thế tìm hiểu cặn kẽ đường đi, những vướng mắc sẽ gặp phải rồi tranh thủ học bài mấy hôm tới để 2-9 có thể đi xem.Chiều 2-9 cậu chuẩn bị chai nước,cái quạt giấy,dắt xe đi từ lúc đường chưa đông ung dung vào ngồi chờ sẵn..vv..
Còn bạn Bình chiều 2-9 thấy dòng người đi chơi đông cũng dắt xe đi,ra đường loanh quanh vài vòng rồi về.Hôm sau thấy An kể màn pháo hoa ntn,khí thế ngày hội ra sao... thì thấy tiếc.
Vấn đề là ở chỗ đó,mẹ bạn An định hướng,cấp thêm thông tin,làm cho bạn An thích xem.Bạn An lên KH ,thực hiện KH để chắc chắn xem được vì ko phải bỏ chỗ mà ra ngoài uống nước.Còn bạn Bình chẳng biết nên lỡ...
Vậy cha mẹ định hướng,dạy con lên KH rất quan trọng.
Rất nhiều cháu học thêm rất vất vả để thi vào các lớp chuyên cấp 3,vào đó học 1 năm thi đỗ học bổng,sang kia học lại cùng các bạn lớp9.,hoặc rất nhiều em học dở ĐH rồi sang NN học lại chỉ vì thiếu thông tin hoặc sự định hướng của cha mẹ chứ khả năng của các em có thể có HB đi sớm hơn.
Với các bác trên diễn đàn con còn nhỏ chưa nên định hướng du vội,gây áp lực cho con,mà các bác hãy đánh giá khả năng mạnh yếu của con mình,ko ai đánh giá chính xác con bằng mẹ.Các bác hãy mơ ước ,để định hướng cho chính các bác mình sẽ phải làm gì để giúp đỡ con mình.Trong các loại đầu tư cho con:tiền bạc(1),thời gian công sức (2)thì em đánh giá (2) sẽ hiệu quả hơn.Còn nếu cả 2 thì quá OK.Muốn định hướng đúng cho con các bác cần phải tìm hiểu các thông tin và đánh giá theo ý kiến riêng mình để phù hợp với khả năng của con.Em lấy VD bản thân em:
-em biết muốn du học là NN phải tốt,trẻ em học ngay từ nhỏ tốt hơn.Nên em cho học chuyên NN nhưng khả năng tư duy cũng rất cần nên phải bồi dưỡng dần lên.Cháu còn nhỏ ko nhồi được,em chuyển các bài toán số có đơn vị là kẹo,ô tô cái con em thích.Trước khi ngủ em đố về kẹo ,ô tô.Cháu rất hào hứng.vv.
Đọc bài về Huỳnh Minh Việt em hiểu rằng yếu tố TA ko phải là quyết định,mà họ sẽ tuyển theo tư duy của trẻ.Đọc bài về Tiến Anh em hiểu học giỏi ko phải là yếu tố quyết định,mà con phải có cá tính,phải có đam mê,suy nghĩ của riêng mình.Thế nên em mới quyết định cho cháu thi bằng TAnh vì TAnh của cháu kém so với các bạn.
Trước khi thi phỏng vấn em hỏi về đam mê của cháu.Nó trả lời là đá bóng.Em hỏi tiếp là fan của đội nào? MU.Thế biết gì về MU cháu nói vài câu sơ sài.Em hỏi sâu hơn về giá cả chuyển nhượng,về lai lịch quá khứ,HLV..vv Kết luận là cháu nói bừa.Bóng đá ko phải là đam mê của cháu.
Vào phỏng vấn cháu phải chứng tỏ mình có đam mê thực sự,có đầu tư thời gian,thực sự quên mình vì nó,chứ khác hẳn với sở thích,ko có cũng thôi.
Họ lấy những cháu có tư chất thông minh,đam mê,quan tâm tới thế giới bên ngoài,có sự hiểu biết sâu rộng để đào tạo,phục vụ cho XH vì con người.Sang đó các cháu thường xuyên làm các dự án(tập nghiên cứu dần) phải đặt ra các ý tưởng mới và đưa ra phương án giải quyết nó.
Có những cái mình coi là vớ vẩn thì nó mất thì giờ để bảo vệ những điều vớ vẩn ấy.
Có xem phim giả tưởng của Mỹ mới thấy cho mình tưởng tượng để lấy tiền mình cũng chịu.Thế mới hiểu họ đào tạo như vậy nên bên họ có nhiều phát minh tiện dụng hữu ích cho người dùng đến thế.Có những cái dạy mãi mà em vẫn chẳng biết sử dụng.
Tóm lại, cha mẹ tìm hiểu dịnh hướng đúng cho con rất quan trọng.Nhiều cháu h/s VN rất thông minh nhưng định hướng chưa tốt nên ko thể hiện được hết khả năng của mình

Quyển của em có key, em cứ làm một lúc mà hổng ra là em liếc key liền..(hư nhỉ )
Bao gồm 10 bài, xuất bản năm 2005, bởi Ken Russell & Philip Carter.
Tựa đề: Book of IQ tests (All brand new question) - Book 5

Đó là cuốn "Discover Your IQ Potential - Unlock the Power of Your Mind"của cùng các tác giả Ken Russell & Philip Carter. phù hợp với h/s cuối tiểu học và đầu cấp 2

SMO là tên viết tắt của Singapore Mathematical Olympiad. Kỳ thi này tổ chức bởi Hội toán học Singapore. Có một phần gọi là SMO Open. Theo đó, hội này sẽ mời một số nước trong khu vực tham gia,trong đó có Việt Nam.
Kỳ thi SMO Open diễn ra tại VN do tạp chí toán học tuổi trẻ kết hợp với hội toán học VN tổ chức thường diễn ra 2 vòng:
-vòng 1 gọi là thi HSG toán HN mở rộng(có thêm Hải dương,Vĩnh phúc,Phú thọ ,Bắc giang) vào khoảng tháng 3 hàng năm,vòng này loại bớt để vòng sau có thành tích cao.( VN ra đề)
-vòng 2 là h/s đỗ vòng 1 thi vào cuối tháng 5. Đề thi của Singapore.
Thi bằng tiếng Anh.Lứa tuổi lớp 8 -lớp10 . Đề thi gồm 35 câu trong 2h

Các cháu học chuyên toán ở các trường đủ khả năng thi kỳ thi này,nhưng vì nhiều cháu ko khá tiếng Anh nên đã bỏ qua. Điều kiện đạt huy chương vàng ko khó.Rất nhiều cháu h/s VN đạt huy chương vàng.Mời các bác xem ở đây:

http://www.nxbgd.com.vn/toanhoctuoitre/?p=5&id=96&vtopicID=3

Đạt thành tích cao trong kỳ thi này các cháu dễ dàng đỗ học bổng toàn phần Sing.Phần phỏng vấn trường ACS Singapore hỏi các cháu này là…có đi Sing học ko?
Các bác đọc lại về các em Tiến Anh,Thêu ,Minh Việt sẽ thấy em nào cũng có nhiều huy chương SMO.

Đó! các bác thấy ko,chuẩn bị hành lý sớm, tàu đến là đi.Em gửi các bác địa chỉ thày Phạm văn Thuận GV dạy ĐHKHTN HN kinh nghiệm dạy toán bằng tAnh.Thày thường xuyên tổ chức dạy giúp(free )các bạn SV yêu toán kỹ năng học toán bằng tiếng Anh,chỉ dạy khoảng 20h là các em có thể làm bài tốt bằng Tanh.Số ĐT của thày là 0919356939

Mẹ Thỏ trắng ! bác chuẩn bị thế là tốt rồi,học ở RV chỉ để lấy nền thôi nha! Tốt rồi.
Bây giờ còn nhỏ,bé nên tranh thủ học nhạc, thể thao,ngoại khóa kiếm nhiều giấy khen,huy chương,cấp quận huyện gì được tất giải tin học thiếu nhi,hát,chứng chỉ tham gia trại hè vv để làm hàng -chuẩn bị hành trang là vừa đấy,khi nào họ sang thì xòe ra,thế nào họ cũng chui đầu vào rọ mình giăng sẵn.Nhìn thành tích của mình... có mà mê tít.
Ah! Tranh thủ đang học RV nhớ copy tài liệu trong thư viện, tất cả các lớp,cứ cười tươi mượn về,họ cho mượn đấy,khéo vào.Sách ở NN đắt kinh !
Con bác nên thi kỳ thi cuối lớp 6 mà em giới thiệu trên

Sau vài ngày nghiền ngẫm các mục "dẫn đường hình" của mẹ Laida, em đã túm được một số trang oép có thể hữu ích cho các mẹ đang trên con đường tìm kiếm học bổng và tích lũy kinh nghiệm cho con em đi du học, em post lên đây cho cả nhà tham khảo nhé:
The best sources for finding out about schools:
Schools’ website
www.fastweb.com
www.usnews.com
http://edupass.org/finaid/undergraduate.phtml
www.collegeconfidential
www.talk.collegeconfidential.com
www.collegeprowler.com
www.princetonreview.com
www.studentsreview.com
www.campusdirt.com
www.iievn.org
www.hn-ams.org
www.essayedge.com
www.vietabroader.org

Bác mezo!

Việc đầu tiên khi nói đến du học là tiếng Anh phải tốt.Đi du ở bậc ĐH Sing,Anh Úc,Newzeland... y/c phải có IELTS tối thiểu là 6.0.(bác có thể đọc kỹ hơn ở trang 1 topic này bác Châu Anh post)
Hiện nay ở HN có trung tâm ACET ở 26 Bích câu,mới có thêm 1 địa điểm mới ở cuối phố Huế.ACet là tt GD Úc(idp) cung cấp khóa học IELTS từ trình độ Elementary đến Advanced .Thời gian 800h chia làm 8 lớp.Đây là chương trình tăng cường luyện thi IELTS duy nhất tại HN. Giáo trình do học viện công nghệ SYDNEY biên soạn và cung cấp. Tham khảo trang web này:

www.acet.edu.vn


Khóa tới đây 28/7 _29/8 /2008
Học trong 5 tuần,mỗi tuần 5 buổi mỗi buổi 4h.Vị chi là 100h/1khóa.Giá tiền khoang 5$/1h tùy theo vào lớp mấy.
Thi thử hết 75k.Đăng ký sớm,nếu ko sẽ ko có chỗ.đủ 16 tuổi trở lên họ mới nhận.Vậy nếu quan tâm mẹ con bác nghiên cứu và tranh thủ học ngay khóa tới vì vào năm học cơ hội học sẽ ko có.
Đến đó cháu sẽ gặp toàn H/s và SV các trường ĐH theo học.Các cháu đó sẵn sàng bỏ 1-2 năm ĐH để sang NN học lại từ đầu.Bác tham khảo nhé!

Tất cả các cháu vô địch đường lên đỉnh Olempya đều học TAnh ở đây trước khi sang Úc học.Tức là có học bổng rồi vẫn phải thi IELTS.Phải thôi đây là y/c tối thiểu để con theo học ,hiểu được ở nước ngoài.
100h cuối cùng ở Acet là 100h luyện kỹ năng thi IELTS.Chăm chỉ sẽ đạt điểm cao,điểm cao dễ xin học bổng hơn.Các GV có kinh nghiệm ,chuyên luyện thi giảng dạy, ko phải các bác hái táo bỏ quê sang VN dạy TAnh đâu

Tiếp thêm vào loạt bài định hướng em xin giới thiệu kỳ thi:

IJSO (International Junior Science Olympiad ) thi khoa học quốc tế lứa tuổi trung học cơ sở - lớp 9- tổ chức vào tháng 12 hàng năm.Các cháu học lý hóa sinh tốt tiếng Anh nên quan tâm tới kỳ thi này,có được HC cũng là lợi thế lớn khi xin HB của các trường trung học Singapore.

http://www.nxbgd.com.vn/toanhoctuoit...d=8&vTopicID=3

Các bác quan tâm hãy liên hệ với thày Phạm Văn Thuận(em đã gt trong kỳ thi SMO)thày đang làm mod của diễnđàn:Mathlinks Everyone.

Em đã giới thiệu tổng quan về giáo dục của Singapore,sau đây em xin giới thiệu về du học Sing ở các bậc học.

-Với các cháu hết lớp 6 có bằng PSLE thi tại Sing hoặc iPSLE thi tại Việt nam nộp đơn vào trường trung học cơ sở công lập của Sing sẽ được xét và hưởng chế độ miễn giảm 80% học phí (Chính phủ Sing tài trợ).Các cháu này thường là có người nhà như anh,chị đang học lớp trên,bố mẹ ngừời thân đang ở Sing (ăn ở tự túc)

-Với các cháu đang học THCS tại VN, thi đỗ kỳ thi các trường công hàng năm tổ chức tại Sing cũng nộp đơn vào những trường TH của Sing có chấp nhận h/s QTế như trên.Với các cháu chưa thi được kỳ thi này sẽ sang Sing học tư thục có ăn ở,chăm sóc,dạy kèm.v..v.hoặc một số gia đình cho các cháu theo các trung tâm TA có uy tín chuyên luyện thi vào công lập của các cấp học,sau khi đỗ công lập cũng sẽ nộp đơn vào trường công như trên.

-Với các cháu đang học lớp 9-10 xuất sắc đỗ HBTP của Cphủ sang Sing học 4 năm (2 năm O lever- 2 năm Alever) sau đó nộp đơn vào các trường ĐH Sing.
-Một số cháu học lớp9-10 do ko có form hoặc ko đỗ HBTP sẽ thi vào trường công học 2 năm TH Sing.Với các cháu thi học bổng ASEAN chỉ đỗ vòng thi viết ko đỗ vòng phỏng vấn sẽ được nộp thẳng đơn vào các trường TH có chấp nhận h/s Qtế.Ở Sing hiện có 16 trường TH chấp nhận H/s Qtế. Trung học phổ cập Sing chỉ có 10 năm,tốt nghiệp có thể thi ngay vào các trường Polytechnic,hoặc nộp đơn học tiếp 2 năm Alever để có cơ hội nộp đơn vào các trường ĐH đỉnh cao.

- Với các cháu đang học lớp 10-11 của Việt nam có thành tích học tập loại khá được đăng ký thi vào các trường cao đẳng công lập(polytechnic) của Sing và sẽ được miễn giảm học phí 80%.Nếu có nhu cầu sẽ được CP hỗ trợ cho vay tiền ăn ở,học xong .Được phép đi làm thêm trong thời gian học và ở lại Singapore làm việc trả nợ 3 năm, hưởng lương như người Singpore. Đặc biệt, học sinh có cơ hội được nhận thẻ cư trú với các quyền lợi như công dân Singapore. Ngoài ra, học sinh có thể dễ dàng được tiếp nhận học lên cao hơn tại các trường trên toàn thế giới.

-Với các em h/s đang học lớp 12 hoặc đã tốt nghiệp 12 tại VN có thể thi vào các trường ĐH công lập của Singapore.Thi tại VN. Chương trình này cũng có học bổng toàn phần nhưng tỷ lệ ít(20 em),chủ yếu là cho vay kết hợp giảm học phí như trên.

-Với các em đang học ĐH năm 1-2 của VN có thành tích tốt trong học tập,các hoạt động XH,ngoại khóa nộp hồ sơ tới lãnh sự quán Sing tại VN cũng sẽ được xét học bổng toàn phần sang trường ĐHQG Sing-NUS (khoảng 10 em /năm)

Em xin giới thiệu cho các bác một địa chỉ yên tâm để gửi con em mình sang Sing học tiếng Anh,ôn luyện thi vào các trường công lập.

Trung tâm Giáo dục Singapore SSTC (tư thục) được nhà nước Sing công nhận là Chất Lượng Cao- SQC và đã tham gia bảo hiểm Bảo đảm quyền lợi sinh viên - Case Trust.

Giảng viên ở đây đều có bằng cấp Sư Phạm, không phải là giáo viên nghiệp dư; và đều là người bản ngữ (Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand) không bị mắc những lỗi phát âm của người Singapore (gốc Trung quốc hay gốc Malaysia). Giảng viên giảng dạy rất nhiệt tình, huy động được sự tham gia của SV vào thảo luận trong giờ giảng. phương pháp giảng dạy bảo đảm tính sư phạm cao.

Chương trình đào tạo gồm:
-Tiếng Anh chung
-TOEFL, IELTS.
-Lever GCE-O và lever GCE-A
-Luyện thi cho các cháu nhỏ vào các trường phổ thông công lập tạiSingapore.
-Chương trình học hè
-chương trình học tiếng Trung Quốc
- SSTC có liên kết với các trường : ĐH Thiên Chúa Giáo Australia, Phòng Công Nghiệp và Thương Mại LONDON. ĐH Cambrige UK. Dạy về Kinh doanh, Hệ thống thông tin, Thư ký riêng. Nên sau khi học xong tiếng Anh, SSTC hoàn toàn có đủ điều kiện hướng dẫn các bạn trẻ vào học tiếp trường phổ thông hay các trường đại học tại Singapore.

SSTC còn rất quan tâm đến giáo dục tư cách, phẩm chất cho SV. thường xuyên theo dõi sự chuyên cần (số buổi lên lớp)và hàng tháng báo cáo kết quả học tập về cho gia đình .

SSTC Có khu nhà ở hoàn mỹ, gần biển , có bể bơi, sân tennis… trong phòng có đầy dủ tiện nghi sinh hoạt. Viêc quản lý chăm sóc sinh viên tại nơi ở theo một nội quy rất sư phạm.

Các bác có thể liên hệ trực tiếp với trường qua:

email: info@sstc.edu.sg

http://www.sstc.edu.sg

Hoặc ra các trung tâm tư vấn du học của VN,rất nhiều trung tâm ký HĐ với SSTC như ICED,Apolo,AIT,Nhật Anh,Đông dương...v..v

Con trai chị Yên Bình giám đốc ICED cũng du học tự túc ở TT này.
Hồi tt này tổ chức hội thảo tại trường LOMO em cũng cho con em đến phỏng vấn lấy kinh nghiệm .Bà giám đốc SSTC nổi tiếng nghiêm khắc,các bác hoàn toàn yên tâm khi gửi con vào đây.Rất nhiều h/s VN đang học tại SSTC này.
Chỉnh sửa lần cuối bởi laida ; 13/07/2008 vào lúc 04:39 PM.

Các trường Polytechnic công lập Singapore tuyển sinh:

Các kỳ thi sẽ được diễn ra trong tháng 11 và tháng 12 hàng năm tại Việt Nam, học sinh có thể đăng ký dự thi nhiều trường.

Các trường thuộc hệ thống Polytechnic tại Singapore:
-Nanyang Polytechnic
-Ngee Ann Polytechnic
-Republic Polytechnic
-Singapore Polytechnic
-Temasek Polytechnic

Những trường thuộc hệ thống Polytechnic của Singapore là trường công lập, được nhận sự đầu tư và quản lý của chính phủ Singapore. Vì vậy, tất cả các trường đều được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị rất hiện đại và hoàn hảo phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao nên các học viện luôn tạo điều kiện tốt nhất, tìm kiếm cơ hội, đưa các dự án về cho sinh viên làm quen và thực tập theo đúng chuyên ngành học của mình.

Các học viện công lập cung cấp các chuyên ngành học rất đa dạng thuộc các ngành:
-Thương mại, kế toán
-Công nghệ thông tin
-Công nghệ sinh học, hóa học, sinh hóa
-Điện tử
-Chế tạo máy, cơ khí
-Truyền thông
-Giải trí, thể thao, chăm sóc sức khỏe.
-Khách sạn, du lịch, bất động sản
-Và nhiều chuyên ngành khác.

Tại mỗi học viện sẽ có một số ngành mà học sinh Việt Nam được quyền đăng ký dự thi để lấy hỗ trợ học phí 80% từ Chính phủ Singapore.

Đặc biệt, với chuyên ngành Kỹ thuật số và Khoa học chính xác tại trường Nanyang Polytechnic, sinh viên theo học sẽ được cấp học bổng toàn phần gồm: 100% học phí, 800 đô la Sing hàng tháng cho sinh hoạt phí, cơ hội được lựa chọn đi thực tập tại Đức, Hà Lan, Nhật Bản từ 3 - 6 tháng.

Môn thi: Tiếng Anh, Toán, Lý bằng tiếng Anh (tùy thuộc vào trường).

Đăng ký dự thi vào khoảng tháng 10 tại :
RV Centre Hanoi

email: ask@rvcentre.edu.vn
Website: www.rvcentre.edu.vn


Chi tiết về từng loại học bổng:
Singapore Scholarship
- Đây là loại học bổng danh giá nhất, thường được gọi là học bổng chính phủ. Học bổng này dành cho các sinh viên xuất sắc của các trường đại học của Việt Nam. Hồ sơ đăng kí loại học bổng này được nộp qua đường trường đại học mà sinh viên đó đang học.
- Ngoài tiền học được miễn phí hoàn toàn, mỗi năm sinh viên diện học bổng chính phủ được nhận SGD 6000.

ASEAN Undergraduate Scholarship
- Đây là loại học bổng của chính phủ Singapore dành cho thí sinh từ các nước Asean, dựa trên kết quả bài thi và kết quả phỏng vấn (chỉ những thí sinh hoàn thành tốt bài thi mới được gọi phỏng vấn).
- Ngoài tiền học được miễn phí hoàn toàn, mỗi năm sinh viên diện học bổng ASEAN được nhận SGD 4300.
- Sinh viên diện học bổng ASEAN sau khi tốt nghiệp phải làm cho một công ty có trụ sở chính ở Singapore trong tối thiểu 3 năm. (nghĩa là có thể làm việc ở một nước khác, miễn là công ty đó có trụ sở chính đặt ở Singapore).

Nanyang Scholarship
- Đây là loại học bổng của NTU cấp cho các sinh viên năm thứ nhất, dựa trên kết quả bài thi và kết quả phỏng vấn (chỉ những thí sinh hoàn thành tốt bài thi mới được gọi phỏng vấn).
- Ngoài tiền học được miễn phí hoàn toàn, mỗi năm sinh viên diện học bổng Nanyang được nhận SGD 5000.
- Sinh viên diện học bổng Nanyang sau khi tốt nghiệp phải làm cho một công ty có trụ sở chính ở Singapore trong tối thiểu 3 năm. (nghĩa là có thể làm việc ở một nước khác, miễn là công ty đó có trụ sở chính đặt ở Singapore).

Đăng ký học bổng ASEAN và Nanyang như thế nào?
http://www.ntu.edu.sg/Admissions/Sch...rships_new.htm

Khi bạn làm application form online, sẽ có link dẫn tới application form cho học bổng ASEAN. Nếu bạn muốn apply cả ASEAN và Nanyang thì tick vào ô Apply Nanyang Scholarship.
Hai HB này tuy giá trị khác nhau (NY nhiều tiền hơn) nhưng cách thức apply y như nhau:
1. Application form: Online (như đã nói)
2. Víết 1 essay khoảng 200 chữ (paste vào ngay trong link đó luôn)
3. Xét kết quả thi Entrance Exam (UEE)
4. Phỏng vấn (nếu kq UEE tốt)
5. Biết kết quả HB
Kinh nghiệm: Essay ko quan trọng lắm. Được HB hay ko dựa vào kq thi UEE. Thi tốt mới được PV. PV tốt nữa mới được HB.
Deadline apply học bổng bao gồm cả essay đấy cũng là deadline application. Đề essay có thay đổi. Thường thì đề rộng và mang tính gợi mở, viết về cái gì đó khá là personal như kinh nghiệm, sự việc/người ảnh hưởng đến bạn,... Essay cần thể hiện tính cách, bản lĩnh và cả khả năng ngôn ngữ của người viết.

Dr Goh Keng Swee Scholarship
- Học bổng dành cho các công dân trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới 25 tuổi.
- Ngoài tiền học được miễn phí hoàn toàn, học bổng này còn bao gồm tiền ăn ở cộng thêm 1 vé máy bay 2 chiều giữa Singapore và nước sở tại (các khoản này không được công bố trên website).
- Sinh viên diện học bổng Dr Goh Keng Swee sau khi tốt nghiệp phải làm cho một công ty có trụ sở chính ở Singapore trong tối thiểu 3 năm. (nghĩa là có thể làm việc ở một nước khác, miễn là công ty đó có trụ sở chính đặt ở Singapore).
(source:http://www.ntu.edu.sg/OAD/Scholarships/ )

CN Yang scholarship
HB này mới có năm 2006, được đặt theo tên nhà khoa học Châu Á đầu tiên được giải Nobel năm 1957, ngành Vật lý, C.N. Yang.
- Dành cho SV các ngành Engineering và Sciences (trừ Maritime Studies)
- SV đăng ký HB này phải có kết quả học tập xuất sắc lẫn hoạt động ngoại khóa tích cực, và quan trọng là phải học Advanced Mathematics, Physics và Chemistry ở trường cấp 3.
- Hạn chót đăng ký HB này cũng là hạn chót đăng ký admission.
- Lưu ý là ai được HB này học khá là nặng, nhưng được có phòng vòng 1 luôn, ko phải đợi.
Chi tiết, xin xem KỸ:
http://www.ntu.edu.sg/admissions/Sch...yang_intnl.htm
và: http://www.ntu.edu.sg/cnyang-scholars/home/course.htm

Tuyển sinh NTU : Kinh nghiệm học thi NTU Entrance Exam: Toán- Lý- Hóa

Thông tin về tài liệu, nội dung và cách ôn luyện để có thể hoàn thành tốt bài thi.


TOÁN A & AO

1. Tài liệu:
- Additional Mathematics (AO)
* The Core Course for A-level
- Past papers for A-level Math
- A Concise Course in A level Statistics with worked examples. (ko cần thiết lắm vì chỉ có statistics thôi)

2. Học thi như thế nào:
a. Toán AO:
- Theo syllabus và cuốn Core course for A-level
- Đừng thấy mấy phần mới như linear form mà ngại vì đề chỉ cho đơn giản, chỉ cần biết dạng. (Đề năm 2005 có 1 câu linear rất dễ mà được 12/100 điểm.)
- Nếu ko còn thời gian thì bỏ câu hình không gian vì cách giải của nó khác VN.
- Chú ý những bài ứng dụng của phần nguyên hàm, vẽ đồ thị.
- Dạng bài tập rất đa dạng, tuy ko khó nhưng dễ bị "bẫy". Hầu hết có trong cuốn Core course for A-level nên tốt nhất là làm hết trong cuốn đó.
- Ko cần quá chú trọng câu cú diễn đạt, cứ "hence, we have, etc." đơn giản là được. Nếu là bài chứng minh cuối cùng có thể ghi (Shown), còn nếu bài có đáp số thì ghi "Ans:..." cho rõ ràng.

b. Toán A:Toán A của NTU khá khó, đòi hỏi chiều sâu, tức là mình ko cần biết quá nhiều mà phải biết chắc, biết làm các bài khó của các dạng toán, biết vận dụng linh hoạt các kiến thức chuẩn cơ bản để làm bài (chứ ko hề theo khuôn mẫu).
Đề thường cho 6 bài, chọn 5 bài để làm nên phải học hết syllabus, ko được bỏ phần nào.
Phải nắm vững và áp dụng tốt các kiến thức trong chương trình PTTH Việt Nam, đặc biệt là lớp 12. Trong đó tập trung vào các phần sau:
- Đạo hàm: kiến thức cơ bản, max min, vẽ đồ thị, tiếp tuyến...
- Hàm số: hàm ngược, hàm mũ, hàm log... (lớp 11)
- Hệ thức lượng giác, hàm số lượng giác.
- Hình giải tích: vector, tọa độ, cả mặt phẳng và không gian.
- Tích phân xác định, bất định.
- Đại số tổ hợp
- Dãy số
- Các bài về giải phương trình
Nên tham khảo cả sách toán của Lê Hồng Phong.
Nói chung chỉ cần học tốt chương trình trong lớp, các bạn lớp 12 thì học kỳ 1 nên bắt đầu học luôn chương trình học kỳ 2 vì có 1 số phần như Đại số tổ hợp cuối năm 12 mới học, sợ ko kịp.
Nắm kỹ:
- Thuật ngữ toán tiếng Anh
- Cách trình bày bài giải (để được trọn điểm những câu dễ)
- Các kiến thức cơ bản, cách giải quyết vấn đề và so sánh, đối chiếu với chương trình VN.
Cuốn Core course for A-level là sách ôn chính nhưng ko đầy đủ kiến thức lắm, nên tìm thêm tài liệu để học. Học sách tiếng Việt cũng được rồi tìm hiểu cách trình bày bằng tiếng Anh. Thường thì ko cần trình bày dài dòng chi đâu, ngắn gọn và rõ ràng là okie.

LÝ

1. Tài liệu:- Advanced Level Physics
- Accessible Physics for A-Level
- Past papers for A-level Physics
- Calculation for A-level Physics

Về tài liệu:
- Calculation for A-Level Physics (Tài liệu của Hợp điểm, ở ngoài không thấy): Chủ yếu hướng
dẫn cách làm các dạng toán (giống sách luyện thi đại học Việt Nam), cũng có lý thuyết, tuy nhiên không đầy đủ.
- Accessible Physics: một cuốn vô cùng quan trọng nếu muốn tự học, cũng như bổ sung những gì Hợp điểm dạy không đủ. Có đầy đủ lý thuyết và bài tập (có đáp số). Đặc biệt phần đáp số làm rất hay, sắp xếp lộn xộn đáp số để tránh trường hợp từ đáp số mò ra cách giải. Phần lý thuyết rất đầy đủ theo syllabus của cả NTU và NUS, viết hơi dài dòng nhưng có nhiều ví dụ cụ thể nên khá dễ hiểu.
- Conceptual Physics: cuốn này hoàn toàn nói về các hiện tượng vật lý, khá dày, nên tham khảo thêm nếu có thời gian, nếu ôn không kịp thì bỏ qua cũng không sao. Đề thi NUS, NTU thường có 1 câu nhỏ yêu cầu giải thích hiện tượng.
- IB: hoàn toàn là lý thuyết, ngắn gọn, khá đầy đủ, giải thích dễ hiểu, nên có để học lý thuyết dễ hơn.

2. Học thi như thế nào:

- Nên xem thêm các sách lý nâng cao (tiếng Việt)
- Nên học sớm vì môn lý khá nhiều (kiến thức trải dài 3 năm học THPT) , nếu được thì nên học ở
Hợp Điểm. Nếu quyết tâm tự học thì trước tiên nên mượn bạn bè những cuốn sách trên (khá đủ rồi, không nên có quá nhiều sách để rồi “tẩu hoả nhập ma”). Thời gian học cho NTU tốt nhất
là trước tết dương lịch (ngay khi được NTU short listed, không thì học ngay từ trong hè vì hầu như ai cũng được thi NTU), nếu chỉ thi NUS thì có thể ôn sau đó 1 tháng.
- Đề thi NTU khá khó và không được bỏ qua bài nào hết (còn NUS thì có thể bỏ qua 1 bài mà không bị mất điễm)
- Đề thi gồm 1 phần trắc nghiệm và 1 phần bài tập, riêng NTU phần trắc nghiệm lại có 2 phần nhỏ (1 phần mỗi câu 1 điểm, 1 phần mỗi câu 3 điểm)
- Đề thi cả 2 trường đều có hỏi lý thuyết (chủ yếu là các khái niệm). đôi khi có phần giải thích hiện tượng (tham khảo thêm trong Conceptual Physics)
- Syllabus của 2 trường gần giống nhau, NUS thì có thêm phần Quang hình. Nói chung chương trình học không khác VN nhiều, vì vậy nếu đã nắm chắc chương trình lý THPT và biết cách diễn
đạt các hiện tượng, khái niệm vật lý bằng tiếng Anh là quá ngon !
- Một số kiến thức mở rộng, không có trong chương trình lý VN :
+ Giao thoa ánh sáng (nên nắm kỹ, vì nếu có thì câu hỏi khá đơn giản, kể cả NTU)
+ Gravitational field
+ Deformation of solids
+ Transfer of Thermal Energy
- Nên trình bày kỹ lưỡng, trau chuốt câu cú, nhất là khi giải thích vấn đề.
- Học kỹ lý thuyết, nhất là các định luật, định lý, định nghĩa. Học các từ tiếng Anh cho tốt để hiểu được đề và miêu tả được hiện tượng. (Tiếng Anh ko tốt có khả năng hiểu sai đề- nguy hiểm!)
- Làm nhiều bài tập để khi thi có lỡ ko hiểu đề thì vẫn có thể đoán được.
- Nên học kỹ bằng tiếng Việt trước thì khi chuyển sang tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn nhiều.
- Môn Lý có nhiều công thức dễ nhầm nên ghi ra 1 cuốn sổ nhỏ để ôn tập thường xuyên.

HÓA

1. Tài liệu:
- SATII: Chemistry
- Sách Hóa nâng cao tiếng Việt

2. Học thi như thế nào:
Hàng năm số người dự thi Hóa NTU khá ít, và số người đậu càng ít hơn, chỉ khoảng 4-5 người/năm.

Cũng như môn Toán và Lý, môn Hóa có nhiều từ chuyên ngành nên phải đọc sách Hóa tiếng Anh để biết từ. Phần giải thích nhận xét kết quả cũng rất quan trọng trong bài làm môn Hóa của NTU.
Một vài lời khuyên:
- Với các bạn không học chuyên Hóa: phải rất giỏi Hóa (chương trình chuyên), có nghị lực và thời gian học thêm kiến thức nâng cao nữa.
- Với các bạn học chuyên Hóa: nếu bạn tự tin vào kiến thức của mình thì chỉ cần đọc thêm sách Hóa tiếng Anh để học từ, cấu trúc khi giải thích hiện tượng.

Đây là kinh nghiệm của bạn Nguyễn Lê Phương Anh SV trường NTU em chép ra giúp các bác đang quan tâm



Tuyển sinh NTU : Kinh nghiệm học thi NTU Entrance Exam: English - Business
Thông tin về tài liệu, cách thức ôn luyện để hoàn thành tốt bài thi môn tiếng Anh và Bussiness.


ANH


1. How to write well:

Bước 1: Trước khi viết
- Phân tích đề, gạch dưới những từ ngữ quan trọng (keywords) để nắm rõ yêu cầu và phạm vi của đề.
- Trước khi viết phải lập dàn ý (ko cần viết ra giấy cũng được nếu sợ mất thời gian nhưng phải có dàn ý). Ko làm dàn ý khi viết rất dễ bị rối, lan man, ko bố cục- điều tối kỵ khi viết!

Bước 2: Viết như thế nào
- Cố gắng chọn 1 cách mở bài ấn tượng, cuốn hút, tránh "văn mẫu" hay lập lại đề.
- Ko nên nghĩ trước kết bài mất thời gian.
- Tốt nhất là mở bài bằng 1 câu chuyện ngằn gọn nhưng ấn tượng, và kết bài cũng là kết lại câu chuyện ấy với nhận xét của mình, tạo nên 1 cấu trúc liến mạch và sáng tạo.
- Khi viết phải suy nghĩ chọn từ đúng và hay nhất, và ko lặp lại 1 cấu trúc câu quá nhiều lần.
- Không nên dùng từ ngữ quá đơn giản (ví dụ, từ chỉ có 1 âm tiết) nhưng cũng tránh dùng nhiều từ ngữ phức tạp, hoa mỹ mà sáo rỗng. Kết hợp haì hòa các từ, cấu trúc đơn giản và phức tạp hơn 1 chút, và dùng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa để tránh lặp từ là hay nhất.
- Chú ý canh thời gian cho hợp lý, ko suy nghĩ quá lâu cho 1 câu hay 1 đoạn. Suy nghĩ nhanh, vừa nghĩ vừa viết.
- Nên chọn 1 kết bài thâu tóm lại vấn đề và mở ra 1 hướng mới (của cùng vấn đề đó)

Bước 3: Cẩn tắc vô ưu!
- Phải đọc lại bài dù thời gian cho essay có ngắn bao nhiêu.
- Sửa lỗi chính tả và những lỗi ngữ pháp cơ bản (thì, số, ít, số nhiều, dấu câu, viết hoa,...), nếu không sẽ gây ấn tượng vô cùng xấu với người chấm bài
- Nếu còn thời gian, sửa cách diễn đạt cho hay hơn.

2. Hình thức đề thi:

a. Hình thức đề:
- Bài đọc: khoảng 2 trang A4, đề tài rất đa dạng, có thể trích từ báo chí và textbook (như năm 2005 có 1 bài đọc về Sociology )
- Câu hỏi: trắc nghiệm+ câu trả lời ngắn
Trắc nghiệm thường là: nghĩa của từ, ý chính của câu/đoạn/cả bài, that/those/... chỉ cái gì,...
Câu trả lời ngắn: là essay ngắn nhưng cũng phải có mờ (1-2 câu), thân và kết (1-2 câu), thường sẽ phải giải thích 1 ý nào đó trong bài.
b. Syllabus: KHÔNG CÓ
c. Luyện tập:
* Trắc nghiệm: TOEFL, IELTS, FCE, CAE, CPE
* Trả lời ngắn: luyện viết essay, viết essay dài nhuần nhuyễn thì viết essay ngắn đâu có khó khăn nữa.

3. Tài liệu:
Reading:

- The Heine&Heine TOEFL Test Assistant Reading.
- Longman Preparation for the TOEFL Test (phần Reading)
- Cambridge Preparation for the TOEFL Test (phần Reading)
- Có thời gian học thêm IELTS cũng hay, độ dài bài đọc như đề NTU, dạng câu hỏi khác TOEFL và khá lắt léo.

Cloze (Điền từ):
- Cambridge practice tests for the FCE (phần Cloze)--> bộ 6 quyển mua ngoài nhà sách, làm tối thiểu 3 quyển để quen dạng bài.
- CAE practice tests, NXB Oxford (phần Cloze)
- FCE practice tests, NXB Oxford (phần Cloze)

Internet: luyện đọc
- http://www.sciam.com/ --> tạp chí Scientific American, luyện đọc những bài viết phân tích về khoa học, kỹ thuật, công nghệ + tin tức khoa học mới nhất.
- http://www.newyorker.com/
- http://www.wired.com/ --> tin tức khoa học kỹ thuật
- http://www.nytimes.com -->tin thế giới chính trị xã hội, KHKT

Writing:
Sách:
- Writing Power, Kaplan, NXB Trẻ: rất xuất sắc thuộc dạng must-read.
- Writing Academic English, Third Edition, NXB Longman, tgiả: Alice Oshima và Ann Hogue
- Gateway to Academic Writing, NXB Longman
- Refining your composition skills.
Internet:
- http://alt-usage-english.org/
- http://www.bartleby.com/141/ --> hữu ích cho việc cải thiện kỹ năng Writing.
- http://www.brainyquote.com/ -->có thể dùng những quotations này để tự làm đề essay luyện tập cho mình.
- http://owl.english.purdue.edu/writinglab/ --> tham khảo thêm về kỹ năng viết học thuật.

BUSINESS


1. Học thi như thế nào?
- Đọc sách, tài liệu về Business, những lĩnh vực liên quan đã đưa ra trong syllabus.
- Đọc đủ để có kiến thức tổng quát để trả lời những gì có thể hỏi.
- Tìm hiểu thêm những điểm mình thấy hứng thú để hiểu sâu hơn và có nhiều ý tưởng hơn cho bài làm.
- Ghi nhớ từ vựng chuyên ngành nhưng không cần biết thuật ngữ chuyên sâu, nắm được những từ ngữ phổ biến là được.
- Ghi nhớ 1 số sự kiện và nhân vật nổi bật để làm ví dụ minh họa khi làm bài.
- Cố gắng viết câu trả lời như viết essay, có mở, thân, kết. Đoạn thân chia làm 2-3 đoạn nhỏ. Mở đầu các đoạn có topic sentence. Mở bài cần có thesis statement nêu ý chính của câu trả lời. Tuyệt đối không gạch đầu dòng vì bài thi Business đòi hỏi kỹ năng essay phải khá giỏi.
- Diễn đạt suôn sẻ, mạch lạc, đủ ý và thuyết phục. Không viết lan man, dài dòng, đi xa chủ đề hay lạc đề.
- Chú ý thời gian làm bài. Thường đề thi thật dài hơn đề mẫu (sample tests) Trước khi đặt bút viết nên đọc đề, xem câu nào khó, nhiều ý thì suy nghĩ làm trước, câu hỏi nào ngắn/dễ thì làm sau.
- Dù sắp hết giờ cũng nên có kết bài, tóm lại ý chính cả câu trả lời của mình.
- Cuối cùng, cho dù không hiểu đề, hay từ ngữ nào đó trong đề cũng nên cố gắng đoán mà làm theo phán đoán, ko nên bỏ câu nào hết.

2. Đề thi:
Đề thi nhằm kiểm tra khả năng và thiên hướng của bạn có phù hợp học Business hay không chứ không kiểm tra kiến thứ chuyên môn như marketing, accounting, luật kinh tế... Cần xác định rõ hướng ra đề như vậy để học và làm bài cho đúng.
* Để thi được phần thi này phải thực sự yêu thích ngành học này. Bạn phải thực sự quan tâm và cảm thấy hứng thú khi tiếp nhận các thông tin kinh tế. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy tìm hiểu về các vấn đề sau:
a. Môi trường kinh doanh ở Việt Nam cũng như việc kinh doanh ở đây. Các câu hỏi trong môn Biz xoay quanh vấn đề này thường như sau:
- Thứ nhất, nếu đủ nguồn lự tài chính, bạn sẽ kinh doanh cái gì và làm như thế nào?
- Thứ hai, người nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam cần chú ý đến vấn đề gì?
- Thứ ba, những công ty hay doanh nghiệp nào đang phát triển tốt tại Việt Nam? Tìm hiếu về những công ty, doanh nghiệp ấy.
- Thứ tư, tìm hiếu về môi trường kinh doanh ở Việt Nam cũng như trong khu vực: điểm mạnh, điểm yếu và các cách khắc phục.
b. Các sự kiện, vấn đề kinh tế chính trị trong nước và quốc tế.

3. Reading:
Báo và tạp chí:

- Tiếng Việt:
Thời báo kinh tế Sài Gòn
Nhịp cầu
Doanh nhân Sài Gòn
Thời báo kinh tế Việt Nam
Đầu tư
- Tiếng Anh:
Vietnamnews
Saigontimes
Vietnam Economics

Đề thi 2003:
2 questions
1) If you had USD250,000 which field would you invest in? Tell us the reasons why you choose it and your business strategy to get largest profit.
2)
a. Who is the business leader that you admire in your country? What can you learn fron his (her) success?
b. Give 5 advices to a foreigner who is going to invest in your country.

Đề thi 2004:
1. Which company has the most famous brandname in VN? what is the successful factor? if u are a manager, what would u do to make the company more successful?
2. What are the common things bwt football players and businessmen?
3. In ur own words, define strategic management. how does strategic management can apply to business.
4. What is ur most favourite subject at school? Why?

Đề thi 2005:
4 questions
1) If 10 biggest enterprises in your country had a meeting, which would be 2 most challenging issues they had to face? In your opinion, how to solve them?
2) Something relating to designing new products and developing old products( Research and Development)
3) How technology affects the social life in your country (change the way to value people etc)?
4) Who is your favorite singer/musician/artist ? Why and what can you learn from him(her)?

Đề thi 2006: 4 questions
1) An pulitzer-awarded author mentioned in his book “the world is flat” that nowadays, we can start a business everywhere, with anyone and at any place all over the world. The advances in technology contributed a great deal in this convenience. Give some examples to support the author ‘s idea.
2) If you can choose to be a worker in a blue-chip company or an entrepreuner, which would you choose? Why?
3) There is a new trend in the business world. There are many companies which not only compete but they also co-operate with each other. It is so-called “co-opetiton”. Give at least 3 examples for this new trend that you know.
4) what is three things that you like and three things you do not like about your school. If you
were the principal of your school, what would you do to make your school better?



Bài này cũng của bạn Nguyễn Lê Phương Anh,Em tìm hộ các bác!

Nhưng điều mình thắc mắc và lo lắng nhất bây giờ là cuộc sống của các cháu đang du học như thế nào. Mẹ Laida có thông tin gì thì chia sẻ với. Đi du học vậy các con có bị không hòa nhập được, xa nhà trong khi còn nhỏ quá có manage được cs không... sự phát triển của các con ra sao?[/quote]

Đúng! đây là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ vì trẻ em VN ít tự lập.Sang trường con em học năm đó HN có 11 cháu,SGN có 5 sau về 1 còn 4.Cả thảy còn 15 bạn.8 bạn nam ở KTX của học viện Hoa-chông,nơi được đánh giá là rộng,đẹp,hiện đại nhất trong các trường của Sing.Em nhà quê nên thấy còn hơn cả resort tại VN.tại đó có nhiều h/s QTế của các trường ko có KTX đến ở.Khu này có sân bóng to như sân VĐ,sân bóng nhỏ như chuồng khỉ để các con chui vào đó đá đỡ phải nhặt bóng,có bể bơi,tenit,có phòng tập hình thể...tóm lại là có nhiều thứ VN ko có trong trường học.
4 cháu ở chung 1 phòng rộng chỗ đứa nào cũng có của sổ.Có phòng học riêng của phòng 4 đứa đó,nếu ko học ở phòng mình có thể sang đó học.Nhà tắm VS hành lang có người quét dọn cho các cháu.Có phòng bếp kê tủ lạnh,lò vi sóng,bình nước uống nóng lạnh,có phòng xem TV và là quần áo....Tóm lại CSVC tốt.Mỗi tầng của một đơn nguyên có một anh quản lý.Anh này học ĐH xong đi làm hay nghiên cứu gì đó ở 1 phòng khác cùng tầng làm tai mắt nhắc nhở trẻ con,họ theo dõi sát nhưng thân thiện.Các con có 1 thẻ từ vào đơn nguyên đó phải quẹt mới vào được.Bọn em sang chơi ở đơn nguyên khác, chịu cứng ko vào được.H/s của đơn nguyên nào,nhà nào chỉ được vào chỗ đó.Muốn sang chỗ khác phải xin phép.Ngoài ra cửa khu KTX có thường trực 24h/ngày.Ra vào cũng phải quẹt thẻ.
Sáng con dậy có nhạc hiệu, đi học rẽ xuống nhà ăn,có cô chú phục vụ,vào đó ăn thả cửa,hết xuất này lấy xuất khác,có hai loại set A&B.muốn ăn loại nào,no thì thôi.Ngày mai lại 2 loại khác..
Đi sang trường cách KTX 1 con đường bằng cầu vượt,văn minh ở chỗ nếu mưa con đi học ko ướt vì đường đi có mái che.Đến trường con phải quẹt thẻ điểm danh.Lớp học có 22 bạn,2 VN,1 Malay,1 Indo,3 TQ..còn lại là Sing.Học sáng,chiều.Xen kẽ là những hoạt động.Trưa ăn tại khu ăn uống của trường.Khu này toàn các ông bà già trên 50 bán.Họ chia các kiôt mỗi kiôt một loại thức ăn,Các món của các nước.Nói chung là ngon và rẻ (3$) hơn bên ngoài.Các cháu thích ăn ở đây.Bữa này các con ăn phải trả tiền(họ cấp 200 S$ để ăn trưa và tiêu vặt)Em đoán nhà trường qui định bán cho trẻ con thì phải ngon rẻ mới được bán ở đó thì phải.Chứ bên ngoài đắt gấp đôi.Khác hẳn với VN bán trong trường giá nào cũng được.
Chiều tan học 4h,các con chơi thể thao sau đó ăn tối,ăn thả cửa.Họ chia theo từng xuất để ko lãng phí,hết xuất này ăn tiếp xuất khác,loại khác.20 h-22h là chúng phải ngồi tự học ở hội trường lớn có người điểm danh và giám sát.Sau đó lên phòng tự học tiếp.Trưởng phòng phải đi báo giờ này chúng đã đủ trong phòng.Đến 23h cả KTX nghe tiếng nhạc hiệu nhắc tắt đèn trần chỉ được để đèn bàn.Qui định đến 1h sáng đèn bàn tắt nốt.
Nội qui,kỷ luật nghiêm,y/c tính tự giác cao chứ người giám sát ko phải nhắc nhở.
Đó là đ/k sinh hoạt của các con,lần sau em kể về hòa nhập cuộc sống.

Vậy mà nhiều cháu sang được rồi bị đuổi về mới tiếc chứ.
Nhiều cháu mắc lỗi tuy ko bị về nước nhưng cũng là cái để các bác đi sau rút KNo dạy các cháu kỹ hơn:

Có cháu quen miệng nói tục,(tất nhiên lúc phỏng vấn nó ko văng tục)nên khi thầy cô giáo nói gì ko vừa ý nó sử lý luôn bằng tiếng Việt.Họ biết đấy,họ hỏi cặn kẽ mấy đứa khác,đố dám nói sai.Họ sử lý nhẹ nên chưa đuổi.

Có cháu sang đó vướng vào chuyện tình cảm,với tuổi các con mới 15,16 nhận HB của họ nên họ ko chấp nhận,nếu ko thay đổi sẽ về.Tai mắt họ có khắp nơi.

Người Việt mình có tính đố kỵ,đứa khác hơn 1 tý là ganh ghét.Nhất là con gái.Có đôi giầy xịn,cái áo hiệu,cái túi mác này..là xì xèo móc máy..Đó là bệnh của những cháu ham ăn diện,quá quan tâm đến hình thức...Giáo viên họ cũng biết thói xấu đó,dẫn đến 1 số cháu gái ko ưa nhau.KO ưa mà ở chung phòng có mà cực hình,nhìn nhau làm sao được.

Có nhiều nhà cho con rất nhiều tiền vì thương con xa nhà,vì có mấy đứa học giỏi bằng nó đâu,mình làm ra ko cho con tiêu thì cho ai?....
Nên các bạn dậy sớm ăn sáng thì cháu bỏ bữa,ngủ nướng,nhịn sang trường vào căng tin ăn,có cháu chủ yếu là ăn ngoài vì chê ko hợp khẩu vị.Nên tạo sự cách biệt với các bạn khác.Có cháu được cha mẹ khoán 1 tuần phải tiêu hết bao nhiêu....nên cha mẹ đã tạo cho con sự khác biệt,trong khi có bạn chỉ cần số HB trường cấp cũng đủ.
Họ cũng biết đấy,khi sang VN họp phụ huynh họ nhắc nhở cha mẹ các cháu.Họ rất lịch sự,gặp riêng từng gia đình những cháu có khuyết điểm,bố trí phiên dịch riêng.Chứ ko như VN,Alo gọi loa..

Học bổng A*star về các trường THCS của VN.Nhưng Sing họ cũng thay đổi luôn,cách thức tuyển sinh,y/c với h/s...năm nay trường CVA,và NTT ko có cháu nào đỗ.
Hồ sơ của các cháu sẽ được trường gửi sang,Sing họ xem xét lọc lựa rồi công bố những cháu nào sẽ được thi,cái này thì vô tư.
Còn làm thế nào để trường cho con trong danh sách của trường thì em ko biết ,cái này các bác giỏi hơn em ấy chứ.Con thày hiệu trưởng trường GV cũng thi nhưng ko vào được vòng phỏng vấn,nên vòng thi của Sing thì hoàn toàn yên tâm.

Còn nếu con các bác thực sự là rất OK,có nhiều thành tích,hoạt động..,mà ko học ở trường có form thì cứ viết 1 bài thật hay kể về nỗi niềm ấp ủ bấy lâu,mơ ước vào trường về các thành tích,suy nghĩ,mong muốn..vv..v...gửi cho bà hiệu trưởng trường Sing mà mình đang nhắm đến,hay gọi tay bo vào hẳn máy của bà ấy gây ấn tượng bà ấy cho thi đấy.Chẳng việc gì phải chạy form cả,mà chẳng ai có đâu, các công ty tư vấn lừa đấy,ko công ty nào có form A*star đâu.

Đúng rồi,h/s trường Trưng Vương rất may vì trường Raffles sang tuyển thẳng,nên 1 năm khoảng 10 cháu đi được.Chứ cái trường con em học quái hơn,họ chẳng cố định trường nào cả cứ lượn lấy mỗi trường ngon của VN chỉ 1,2 đứa.Tổng hợp thì được 3,hầu như năm nào cũng thế.Mấy khoa chuyên của TH chỉ có 3,mà trường TV tận 10.thế là rất may.Có lẽ thông tin này loang ra,trường TV lại tăng chân kính.Em phải mang camera đến gạ bán cho bà hiệu trưởngTV,để bà còn nghỉ ngơi đỡ phải tiếp khách...
Nhưng các bác lưu ý,năm học của các trường PT của Sing bắt đầu từ ngày
2-tháng 1 hàng năm. Thế có nghĩa là tháng 4 con thi đỗ vẫn học tiếp thi tiếp vào cấp 3,đến tháng 10 bay sang học TAnh 3 tháng rồi mới bắt đầu năm lớp 9 của Sing vào tháng 1 năm mới.
Họ có tổ tiên là người tàu,nên cũng nho nhã,họ tính toán lắm,các con phải vào được cấp 3 ở đây,để nếu có gì còn có đường mà quay về,nhiều cháu về rồi đấy.Học gần hết 4 năm,chỉ vài ngày nữa là ra trường thế mà có đứa vội cong đuôi,bị hoàn lại tiền 4 năm học mà ko có bằng đấy.
Vấn đề đặt ra là với các cháu lớp 9 thi đỗ ngay thì sang bên kia học lại lớp 9 của họ,với các cháu lớp 10 TH thì gần hết HK 1 lớp 11 mới đi sang kia học lại lớp 9.... ( con em học sớm nên sang đó đúng lứa tuổi các bạn Sing)
Đã thế năm cuối của học bổng lại kết thúc vào tháng 11,nên chưa có điểm A level để đăng ký học ĐH kịp vào đợt tuyển sinh mùa xuân của các nước phương tây,nên các con có khoảng thời gian hoạt động ngoại khóa,chỉnh hồ sơ ngon lành nộp đơn vào các trường lớn vào tháng 9 sang năm.Nên những cháu này lại chậm thêm 1 năm nữa khi các bạn ở nhà đã học hết năm thứ 3 của ĐH trong nước.

Em kể sơ qua,các bác biết để tham khảo chọn cho các cháu con đường hợp lý.
Chỉnh sửa lần cuối bởi laida ; 23/07/2008 vào lúc 02:36 PM.

Cảm ơn laida , cảm ơn G&B , mình chăm đọc để cô bạn hỏi độp cái còn có thứ mà nói , chứ việc học của các con là việc lớn sao dám nói linh tinh , ảnh hưởng cả tương lai bọn trẻ .
Bây giờ thì mình hiểu là có học bổng thì bắt buộc ở nội chú ( ĐH thì chỉ được ở năm đầu thôi , năm kế tiếp mà được ở là phải có nhiều ĐK kèm theo ),
còn đi tự túc thì phải tự thuê nhà ở .
Laida ơi lý do mà các con phải quay về là gì vậy ?do học tập , đạo đức hay kỷ luật ?
Mình muốn biết rõ hơn một chút vì thật lòng thì muốn khuyên bạn cho con đi vì học ở nhà nhiều môn chả để làm gì , mất bao nhiêu thời gian công sức rất mệt mỏi , sau kiếm học bổng ĐH cũng khó hơn .
Nhưng tính cách của con nhỏ không ổn lắm ,vì thế nó mà đi được thì cũng không yên tâm , nếu lơ mơ vô kỷ luật nhà trường đuổi về thì hỏng .

Học ở Sing chăm chỉ là ngon rồi ,họ tuyển ko lầm đâu,nếu chưa hiểu họ kèm tận tình,họ yêu và chu đáo với con mình còn hơn mình chăm con ởnhà.Nhưng cái họ ko chấp nhận được là dối trá, là tính trộm cắp ,đố kỵ.Học giỏi mà có tính đó họ đuổi về ,nhưng họ lịch sự ,họ nói lý do là sức khỏe có vấn đề,bố mẹ các cháu đỡ bẽ bàng.Cha mẹ các cháu xin cho con học tại VN,thanh minh là cháu yếu SK,lâu lâu cũng nghĩ con mình yếu sức khỏe thật.
Không dưng mà họ cho tiền 4 năm ăn học,họ quyết phải đào tạo ngon lành,họ có chính sách gom người tài rồi mà.
Trường hợp con bạn bác ko khéo rèn có thoát được,học tiếp lên thì cũng dễ đeo ba lô ngược về nước.Nghĩ hãi lắm bác ạ!
Nên các bác đi sau thương con thì rèn kỹ nhé!

Nhiều bác có băn khoăn là cho con học toán và khoa học bằng tiếng Anh mà ko đi du học được thì sao?
Học tiếng Anh thật giỏi,học thêm toán và khoa học bằng tiếng Anh là theo kịp chương trình với thế giới bên ngoài ở lứa tuổi THCS.Tại VN chương trình toán phổ thông rất sâu,nên những cháu học TA tốt,chuẩn bị sẵn kiến thức bằng TA khả năng đi du học là rất lớn.Cha mẹ các cháu nên có kế hoạch phân bổ thời gian hợp lý ở các lớp nhỏ chứ đừng nên dồn hết vào năm cuối cấp.
Như em đã nói,cứ chuẩn bị hành lý tàu đến là đi,ko kịp tàu này ta lên tàu khác.
Có thể may mắn ko đến với các cháu ở kỳ thi đầu nhưng ta coi đó là kỳ thi tập dượt để rút KNo cho lần sau,nhiều cháu vào lớp 10 thi lần 2 mới đỗ.Và nếu ko các cháu cứ học lớp 10 thật tốt chuẩn bị cho kỳ thi vào trường công của Sing học lấy bằng tú tài quốc tế.Có tấm bằng này với kết quả tốt,và điều kiện học tập thuận lợi trong môi trường GD của Sing,khả năng nộp đơn vào các trường ĐH danh tiếng thành công cao.
Em xin giới thiệu 1 trong 16 trường công lập Sing nhận học sinh quốc tế,và đặc biệt trường này có tổ chức thi tuyển tại VN.
Các cháu VN đỗ sang học trường này sẽ được giảm học phí 80%,chỉ phải đóng 20%,ăn ở tự túc.Đây chính là đi du học mà bác Mebi88 và bạn G&B nói đến.Các gia đình thay phiên nhau cử người sang thuê nhà,trông nom và chăm sóc các cháu.
Với riêng em đi thế này vẫn ổn hơn đi theo chương trình giao lưu văn hóa Mỹ mà em sẽ đề cập ở các bài viết sau.
Mời các bác đọc:


Đi học Tú tài quốc tế tại Trường công lập quốc tế ACS (International) Singapore



Một lớp học tại ACS (International)

Vào ngày 16/08/2008, Trường Trung học công lập quốc tế ACS (International) tổ chức kỳ thi tuyển sinh cho kỳ nhập học tháng 09/2008. Các bạn học sinh quan tâm vui lòng liên hệ với Đại diện tuyển sinh duy nhất của trường tại Việt Nam: Trung Tâm Đào Tạo Việt Nam Hợp Điểm, 26 Lê Quí Đôn, ĐT: 08. 9304812 – 9304970 (gặp C. Nga) để nộp hồ sơ dự tuyển.
Trường ACS (International) là thành viên mới nhất của nhóm trường công lập nổi tiếng Anglo – Chinese School tại Singapore. Nhóm trường ACS được thành lập năm 1886 bởi Giáo hội tin lành Anh, hiện do Bộ Giáo dục Singapore quản lý. ACS (International) giảng dạy chương trình phổ thông cơ sở quốc tế IGCSE (tương đương Tú tài bậc 1) và Tú tài quốc tế IB (tương đương Tú tài bậc 2)
Trường có khu học xá hiện đại: Internet không dây cho toàn bộ khuôn viên nhà trường, phòng học máy lạnh, thư viện điện tử… Lớp học với qui mô nhỏ (dưới 20 người) giúp giảng viên sâu sát được với học sinh. Bên cạnh đó, trường có Ký túc xá đầy đủ tiện nghi dành cho học sinh quôc tế.
Sau khi hoàn tất chương trình IGCSE học sinh có thể thi vào các trường Polytechnic tại Singapore hoặc vào học tại các trường Đại học cộng đồng của Mỹ hay là tiếp tục học lên IB.
Bằng Tú tài quốc tế IB được xem là bằng Tú tài danh giá nhất và được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Ngoài ra, Trường ACS (International) còn có chương trình luyện thi SAT miễn phí dành cho các bạn nào muốn vào các trường đại học hàng đầu trên thế giới.
Thông tin chi tiết có tại website:

www.vietnamcentrepoint.edu.vn

hoặc website:

www.acsinternational.com.sg

Mình kể câu chuyện của bạn mình là ng dang giúp con thực hiện giấc mơ du học (của mẹ trước, của con sau).
Mình biết bạn mình lúc cháu còn học lớp 4, tức là kém em trai mình một tuổi . Cháu học rất khá, thường thứ hai trong trường, kém một bạn gái thôi . Tuy vậy cũng có môn cháu ko thích học, điểm phình phường .
Bạn mình chủ truơng làm bạn với con . Dù những điều "bùn cười" nhất của con như nhờ mẹ mua quà cho bạn gái ngày 8.3 từ lúc còn lớp 2, vẫn đáp ứng và hai mẹ con "rả rích" bàn tán với nhau suốt ngày .
Ít khi bạn mình áp đặtt con một điềut gì. Chỉ địnht hướng thôi . Ví dụ như cháu thích chơi điệnt tử, chơi suốt ngày, mẹ chỉ hỏi, con có chơi giỏi đc đến mức làm game thủ kiếm tiền ko? Chơi giỏi để giỏi nhất VN hay thế giới với học SAT thì cái nào khó hơn . Sau cháu phải công nhận là học SAT .. dễ hơn . Và cháu chọn học SAT
Địnht hướng học gì là do cháu, từ bé cháu thích tìm hiểu lúc thì thiên văn, lúc thì lịch sử nhà tàu, lúc lại các con vật . Cuối cùng bây giờ chốt lại bằng ngành animal behavior. Bạn minh vẫn mua sách vở cho con tùy theo từng giaiddoanj con thích gì, cho con tìm hiểu thoải mái .
Mình nói với bạn từ lúc cháu học lớp 4, là cho cháu hoạt độngt xã hội, đi ngoại khóa nhiều cho dày dặn . Tất cả các bằng khen, thành tích của cháu đềut giữ lại . Hiện nay cháu học lớp 11 nhưng tự tổ chức với bạn bè một lớp dạy học cho trẻ em mồ côi, cũng như làm tình nguyện với Viện Ếch .
Ngoài ra bạn mình có đk đã cho cháu năm lớp 10 đi trại hè ở Sing và năm vừa rồi hè lớp 11 đi trại hè ở Mỹ, để lấy vốn sống .
Hôm rồi cháu thi SAT II đã đc 2400 điểm, điểm tối đa, mặc dù cháu chuẩn bị cho đi thi SAT I và cuối cùng có một tuần học SAT II (cháu là con trai nên có lúc có những cái xa xẩy rất chi là .. đúng lứa tuổi). Tất cả mọi ng đều mừng cho bạn mình và tin là địnht hướng của chị cho cháu từ lúc còn chưa đc 10 tuổi đã đi đúng hướng . Một con đườngt dài . Giờ cháu sẽ còn năm lớp 12 để chuẩn bị nộp hồ sơ đi du hoc ĐH ở Mỹ

Các trường có các yêu cầu khác nhau để cử con trong danh sách xét đăng ký thi.Vì cháu nào được thi là phía Sing xét.
Với trường TVương y/c là con phải có tên trong đội tuyển đi thi HSG của trường.Vâng nếu OK trường cho em đăng ký thi HSG môn giáo dục công dân.Người Việt vốn rất thông minh.Giỏi lạng lách.
Với trường LOMO con có tên trong đội tuyển đi thi HSG Anh thành phố là được.
Với trường AMS có năm trường phải tổ chức thi sơ khảo 1 vòng.Trường AMS có 2 đợt thi,đợt tháng 3 lấy rất ít chỉ 1,2 cháu có nhiều thành tích nổi trội.Đợt tháng 9 dễ hơn.
Trường GV y/c con viết bài luận...
Trường NTT tổ chức thi và hình thành sẵn danh sách ứng cử thi năm đó..

Nói chung là mù mờ,thông tin kiểu nội bộ.Và có cái rất đặc biệt em thấy những cháu đỗ lại là những cháu lẽ ra ko được thi.... còn những cháu trường đặt nhiều hy vọng có khi phải thi mấy lần mới đỗ,có khi ko đỗ.Tiêu chí Sing lấy khác mình.

Em chuyển đề tài sang du học Mỹ vì có rất nhiều gia đình quan tâm.Nhiều gia đình tính cho con đi sang mỹ học phổ thông 1 năm,rồi tìm đường học tiếp lên ĐH Mỹ.Nhiều gia đình có họ hàng thân nhân ở Mỹ,muốn con em sang Mỹ du học,nhưng để được chấp nhận thì mất rất nhiều thời gian, thủ tục.Và chương trình giao lưu văn hóa Mỹ là cứu cánh cho những dự định trên với y/c đơn giản,thủ tục nhanh gọn,chi phí rẻ..
Rât nhiều gia đình đã cho con đi theo chương trình này.Em giới thiệu chương trình và sẽ đưa ra những phân tích đánh giá ở các bài viết sau

Chương trình Giao lưu văn hoá Mỹ là được miễn 100% học phí và chi phí ăn ở do các gia đình Mỹ tình nguyện tham gia chương trình chu cấp.(stay home) với mục đích là tăng cường sự hiểu biết giữa các học sinh trên thế giới thông qua hoạt động trao đổi giáo dục và văn hoá.

Giao lưu văn hóa là chương trình giúp học sinh Việt Nam du học 1 năm tại trường PTTH công lập Mỹ để trao đổi văn hóa. Sau 1 năm, học sinh bắt buộc phải quay về VN.

Chương trình miễn phí: học phí, nhà ở, ăn sáng và tối từ thứ 2 đến thứ 6, ăn sáng, trưa, tối thứ 7, CN và ngày lễ.
Học sinh phải tự túc tiền ăn trưa từ thứ 2 đến thứ 6, Bảo hiểm Ytế, vé máy bay, tiền ôtô buýt đi học và các khoản chi phí cá nhân khác.

Sau khi học sinh nộp hồ sơ xin nhập học,các công ty tư vấn sẽ thay mặt học sinh đăng kí với chương trình GLVH làm các việc: xin nhập học, đăng kí xin nhà ở và trường học, luyện phỏng vấn, rà soát hồ sơ du học, chuyển tiền tham gia chương trình đến chương trình GLVH, đưa học sinh đi phỏng vấn, hướng dẫn học sinh về các vấn đề bay, nhập học, liên hệ với nhà trường, đại diện vùng, chủ nhà, thi TOEFL, SAT...và một số vấn đề liên quan.
Học sinh có quyền chọn Vùng (thường là miễn phí nếu đăng ký sớm), chọn Bang (phải trả phí) và đưa ra các yêu cầu về nhà ở. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng là do chương trình.

Chương trình dành cho học sinh từ lớp 10 đến lớp 12. (Đối với lớp 12 thì khó được cấp Visa) có:
- điểm học tại PTTH trên 7,5
- điểm thi tiếng Anh - SLEP: trên 38/67 điểm trở lên.

Lệ phí cho chương trình: $5.600

Tham gia chương trình học sinh Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với học sinh Mỹ, tiếp thu phương pháp học của trường PTTH Mỹ, phát triển Anh ngữ, nộp đơn nhập học tại các đại học Mỹ, nhận được học bổng của đại học Mỹ và có cơ hội khám phá, phát triển bản thân, kinh nghiệm du học và trải nghiệm cuộc sống.
Bên cạnh đó, có một số trường PTTH Hoa Kỳ không cấp bằng tốt nghiệp cấp 3 cho học sinh hết 12, tuy nhiên học sinh có thể thi bằng GED (General Education Diploma) để thay thế bằng PTTH.
Một số trường yêu cầu học sinh học lại chương trình đã học thay vì học lên cao hơn - do quan niệm học sinh theo chương trình này là GLVH chứ không phải là để học cấp 3.
Có một số gia chủ yêu cầu học sinh hỗ trợ việc nhà. Học sinh không có quyền quyết định hay chọn trường học và chủ nhà. Khác biệt về văn hóa/ giáo dục/ phong cách sống... trong thời gian ban đầu. Đa số các trường nhận học sinh GLVH nằm cách thành phố lớn nhiều km... trong khi học sinh VN chủ yếu sống tại thành thị... Vì vậy, học sinh nên cân nhắc trước khi nộp đơn tham gia chương trình.

Các chương trình hiện có: CCI, ISC, AYP
Hồ sơ xin visa J-1:
Visa J-1 dùng cho những công việc về trao đổi giáo dục & văn hóa, nghiên cứu, huấn luyện nghề nghiệp. Công việc làm thêm cho người có Visa J-1 tùy thuộc vào những điều kiện và thời hạn của chương trình. Thành viên gia đình đi theo sẽ được Visa J-2, và người có Visa J-1 phải chứng tỏ tài chính để lo cho những gia đình tại Mỹ, ví dụ như phải có tối thiểu $10.000 trong tài khoản.
Hồ sơ xin giấy Visa J-1 gồm có:
Mẫu DS-156 & DS-158.
Mẫu DS-2019 cho hồ sơ Visa J-1. Mẫu này do nhà trường đại học hay viện văn hóa cấp.
Giấy Hộ Chiếu (passport) do chính phủ Việt Nam cấp.
3 hình 5x5. Hình chụp trong vòng 6 tháng.
Tiền lệ phí $131 (lệ phí có thể thay đổi) + service fee $100
Giấy tờ cá nhân và học tập;
Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính/ thu nhập của bố mẹ/ người bảo trợ tại VN

Em thấy mục Định hướng này các bác khách quan tâm và gọi cho em để tìm hiểu nhiều.Các bác ấy muốn tìm hiểu du học MỸ,em post bài cho topic sinh động chứ con các bác WTT đây còn nhỏ chỉ tham khảo với lại có cho đi cũng chẳng đi.
Bác Tomvaolop 1 đọc kỹ,thật kỹ,bác có hỏi tại sao người ta đưa ra y/c dễ thế ko?
Rất nhiều gia đình trong nam ngoài bắc đã cho con đi theo chương trình này.
Còn em qua diễn đàn khuyên các bác không nên cho con đi chương trình này.
Sau đây em giới thiệu bài phân tích rất kỹ của bạn Phạm Anh Khoa,một sinh viên đang học ở Mỹ,một thủ lĩnh của VA(diễn đàn giúp đỡ các em học sinh có nguyện vọng tìm kiếm học bổng du học Mỹ)Các bác sẽ thấy em Khoa đã trưởng thành ntn khi viết bài này.Rất nhiều bậc phụ huynh phải ngỡ ngàng khi đọc bài này. Bài viết này chỉ bàn về giao lưu văn hóa đối với các trường CÔNG LẬP ở Mỹ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ ~~~~
Thực hư về du học giao lưu văn hóa đi Mỹ
Phạm Anh Khoa

Hiện nay có khá nhiều tổ chức kinh doanh các chương trình trao đổi văn hóa, như là ASPECT, EF, Center for Cultural Interchange (CCI), và International Student Exchange (ISE). Một đặc điểm chung của các tổ chức này là phi lợi nhuận và được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công nhận và cho phép hoạt động. Nói chúng, tính chất của các chương trình trao đổi văn hóa hoàn toàn đúng đắn, đó là tăng cường trao đổi văn hóa và hiểu biết giữa các nước với nhau. Và theo tôi biết, những học sinh trao đổi ở Mỹ từ những nước khác (như Châu Âu, Nhật, Đài Loan…) đi trao đổi văn hóa theo đúng nghĩa của nó, còn đối với đa số (có thể nói trên dưới 95%) du học sinh VN theo diện này thì họ xem đây là một “bước đệm” để đi vào đại học Mỹ. Số tiền 5000-7000 đô đối với một gia đình Việt Nam không phải là một số tiền nhỏ, và điều này phần nào giải thích tại sao Việt Nam chúng ta không coi đây đơn thuần là một chuyến đi trao đổi văn hóa theo đúng nghĩa của nó. Và khi những phụ huynh và con em họ đến các trung tâm du học để hỏi thăm tin tức thì tất cả những nơi này đều đưa ra những lời hứa hẹn tốt đẹp về chương trình, và đây chính là điều đáng quan tâm. Qua nhiều trao đổi với các bạn đã và đang đi giao lưu văn hóa, cũng như bộ phận tuyển sinh của các đại học hàng đầu ở Mỹ, tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm và ý kiến cá nhân với các bậc phụ huynh và các bạn học sinh về bản chất cũng như những mặt lợi hại của các chương trình trao đổi văn hóa hiện đang rất phổ biến ở Việt Nam.

Thứ nhất, những chương trình trao đổi văn hóa này không bảo đảm học sinh tham gia sẽ được tố t nghiệp phổ thông hoặc được cấp bằng tú tài Mỹ. Và điều này được nói rất rõ trên website của hai tổ chức trên:

“CCI does not guarantee that students will receive U.S. high school graduation certificates or diplomas or that they will be enrolled in the 12th grade.”
(http://www.cci-exchange.com/high.htm)

“ISE never promises a diploma. Some schools do allow students to graduate. The decision is always up to the school and often determined by school policies.”
(http://www.iseusa.com/student_faq.cfm)

Và đây là một điều bất lợi nếu như muốn nộp đơn vào những đại học chất lượng cao ở Mỹ.

Thứ hai, bản thân những chương trình trao đổi văn hóa này không phải thiết kế cho những học sinh có ý định học lên đại học ở Mỹ. Điều đó đồng nghĩa là trong suốt thời gian qua một số lượng lớn học sinh Việt Nam “vô tình” theo đuổi một chương trình không đúng với mục đích, và vì không đúng mục đích nên hiệu quả không được tốt nhất.

Thứ ba, phần lớn các bạn sau khi học trao đổi văn hóa thì có 3 hướng chính. Các bạn nào khả năng tài chính eo hẹp và khả năng học có hạn thì sẽ nộp vào những đại học cộng đồng (community college), hay còn gọi là đại học hai năm (two-year college), và đối tượng này chiếm đa số. Một số khác với khả năng tài chính mạnh hơn thì sẽ đăng ký học tự túc tại những đại học bốn năm. Đại học cộng đồng thì chi phí vừa phải, nhưng chất lượng học thường không bằng của đại học bốn năm. Khá nhiều học sinh Việt Nam học hai năm ở đại học cộng đồng và sau đó chuyển tiếp lên đại học bốn năm, nhưng để được học bổng toàn phần hoặc vào các đại học hàng đầu lại là một việc không dễ tí nào. Với lại, nếu mục tiêu của bạn chỉ là vào các trường đại học cộng đồng

Cuối cùng, có một số ít các bạn có thành tích học tốt và khả năng tiếng Anh xuất sắc thì sẽ xin học bổng vào những đại học hàng đầu của Mỹ. Có thể nói, ai cũng muốn đi con đường thứ ba này, nhưng trên thực tế chỉ có một số rất ít (khoảng 5%) các bạn có thể vượt qua được. Đây thường là những bạn có thành tích học cấp 3 ở VN rất tốt, khi qua đây thì tiếp tục đạt thành tích học tốt ở trường và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, và cuối cùng là có khả năng tiếng Anh xuất sắc (để đạt điểm cao trong các kỳ thi chuẩn như SAT và TOEFL).

Đối với các bạn đi trao đổi văn hóa để apply và xin học bổng vào đaị học thì còn nhiều rủi ro tiềm tàng. Hãy cân nhắc những yếu tố sau đây. Thứ nhất, hạn nộp đơn của hầu hết của các trường đại học bốn năm là từ tháng 1 đến tháng 3, và nếu bạn muốn xin học bổng thì hạn chót thường là tháng 1 và tháng 2, trong khi đó các bạn học sinh thường qua Mỹ vào nửa cuối tháng 8. Điều này có nghĩa là các bạn này chỉ có vỏn vẹn 4 tháng để hoàn tất quá trình nộp đơn và tìm học bổng, trong đó bao gồm rất nhiều giai đoạn như là thi SAT và TOEFL, viết luận, xin giấy giới thiệu của thầy cô…đấy là chưa kể các bạn phải đi học trên trường và mất thời gian hòa nhập vào cuộc sống mới ở Mỹ. Ngoài ra, một số bạn Việt Nam cho biết rằng gia đình host của họ không ủng hộ hoặc thậm chí cản trở công việc apply vào đại học (với lý do là “bạn qua đây mục đích quan trọng nhất để giao lưu văn hóa”). Ví dụ như họ không chở bạn đi thi SAT và TOEFL, hoặc không cho phép bạn học nhiều.

Thứ hai, giả sử rằng là “siêu nhân” và có một gia đình host tốt, có thể hoàn thành hết công việc trên xuất sắc thì có những yếu tố khách quan khác. Nếu bạn chỉ tham gia hoạt động ngoại khóa khi bắt đầu năm exchange thì nó có thể là bất lợi cho bạn, vì bộ phận tuyển sinh thích những bạn có nỗ lực tham gia ngoại khóa lâu dài (ít nhất hai năm trở lên) và tập trung (chỉ tập trung vào hai đến bốn lĩnh vực). Bất lợi ở đây là bộ phận tuyển sinh có thể hiểu việc bạn tham gia vào các hoạt động ngoại khóa vào năm cuối (cũng là năm đi exchange) là chỉ để đánh bóng hồ sơ apply vào đại học. Bạn cũng không thể giải thích rằng ở Việt Nam không có điều kiện sinh hoạt ngoại khóa vì thực tế là trong thời gian gần đây rất nhiều bạn apply từ Việt Nam có bề dày hoạt động ngoại khóa, trong đó có bạn còn lập ra các tổ chức ngoại khóa vì không tìm được hoạt động mình yêu thích.

Ngoài ra, tất cả các trường trung học trong các chương trình giao lưu văn hóa là các trường công lập ở Mỹ, và một thực tế mà ai ở Mỹ cũng biết là chỉ có một số rất ít trường công lập ở Mỹ có chất lượng tốt. Có bạn may mắn vào trường tốt thì cơ hội dành học bổng sẽ cao hơn nhờ những yếu tố như: danh tiếng trường và sự hỗ trợ của thầy cô giáo và college counselor. Khi được hỏi về bất lợi lớn nhất của các học sinh exchange Việt Nam khi apply vào Mỹ, thì ít nhất là hai giám đốc tuyển sinh ở hai trường nằm trong top 30 của Mỹ đề cập đến yếu tố danh tiếng của trường công các bạn Việt Nam theo học. Danh tiếng (prestige/profile) của các trường hàng đầu như Hanoi-Amsterdam, Lê Hồng Phong, Phổ thông Năng khiếu, hay các trường quốc tế khác ở Việt Nam mà có nhiều học sinh Việt Nam dành học bổng hơn hẳn hầu hết các trường công bên Mỹ.

Vì vậy, những lời quảng cáo là sau khi học xong trao đổi văn hóa có thể nộp đơn xin học bổng tiếp là không vững chắc, vì số bạn giành được học bổng, đặc biệt học bổng toàn phần hay ở các trường top, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Các trung tâm tư vấn du học nhận tiền hoa hồng dựa vào số lượng học sinh văn hóa được gửi đi, vì vậy không ngạc nhiên khi những nơi này dùng mọi chiến thuật để chiêu dụ học sinh Việt Nam tham gia chương trình này. Các bậc phụ huynh và học sinh ở Việt Nam đầu tư rất lớn về tài chính và tinh thần cho các chương trình du học, trong đó có đi giao lưu văn hóa. Khuyến khích học sinh tham gia không có gì sai, nhưng cái đáng nói ở đây là vì lợi nhuận nên các trung tâm này không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho các “khách hàng thượng đế”. Kết cục là gây ra không ít các hiểu lầm cho phụ huynh và học sinh, những người mà sẽ phải gánh hết mọi hậu quả trong tương lai.

Nếu như bạn muốn đi trao đổi văn hóa một năm và mục đích chính là giao lưu văn hóa thì quá tuyệt vời. Nhưng nếu mục đích chính của bạn là apply và xin học bổng vào đại học bên Mỹ, thì cân nhắc tất cả những yếu tố rủi ro trên và hỏi chính bản thân mình: đi học trao đổi văn hóa có thật sự có ích cho BẠN không?









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét