Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Chọn nghề - hướng nghiệp - làm thế nào để con ngoan, chăm học

Từ quan sát thực tế đời sống (Việt Nam) tôi nhận thấy rằng: Phụ nữ (có thể là cả nam giới cũng đúng) nên chọn lấy 1 nghề mà khi tinh thông về nghề ấy, họ hoàn toàn làm chủ được công việc, thời gian và thu nhập của mình. Người ta chỉ có thể an lạc/ an tâm khi hài lòng về công việc, có thu nhập đủ tốt để sống thoải mái và có thể giúp đỡ được người khác. Bạn không thể giúp đỡ được người khác, khi bạn không thể kiếm đủ tiền để sống có chất lượng tương đối, chăm lo cho con cái, ít nhất đến khi chúng tốt nghiệp đại học, có việc làm, có thu nhập.

Sau 35 tuổi, khả năng tiếp thu kỹ năng mới, sáng tạo của con người giảm đi đáng kể (đã nghe nói từ lâu nhưng sau khi tôi trải qua 35 tuổi thì thấy rất đúng). Hơn thế, đối với người phụ nữ, tuổi 30- 35 là tuổi phải dành nhiều thời gian cho con cái (thì con cái mới phát triển tốt được: dinh dưỡng, học hành), càng phân tâm thêm. Vì thế những nghề mà luôn đòi hỏi nhiều thời gian, tâm sức, hay phải đi công tác như: truyền hình báo chí, marketing, PR, lập trình, thiết kế quảng cáo là không phù hợp.

Theo đó, những nghề có thể giúp phụ nữ vững vàng về chuyên môn sau vài năm làm việc như: giáo viên (ở VN chỉ các môn chính mới tốt: Toán, văn, ngoại ngữ); Bác sĩ (tốt nhất là bác sĩ nha khoa thẩm mỹ; da liễu thẩm mỹ (vì nếu làm bác sĩ: sản, phẫu thuật...) cũng gây nhiều áp lực với phụ nữ; thiết kế nội thất (kiến trúc khoa nội thất - phụ nữ có ưu điểm hơn hẳn nam giới trong ngành này vì chính họ mới là người sử dụng và sắp xếp nhà cửa nên thiết kế của họ có tính ứng dụng, tiện ích cao. Đây là 03 nghề mà tôi muốn con gái mình sau này sẽ làm.
............
Một số thông tin tham khảo khác từ WTT:
xin được chép tặng lại mọi người một bài thơ của của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục mà Cụ ngoại của chồng mình đã học thuộc để dạy con vào những năm đầu của thế kỷ 20. Khi Cụ là một phụ nữ góa chồng, một mình phải xoay xỏa nuôi 5 người con trong hoàn cảnh rất nghèo. Cụ đã một tay một mình ngày ngày khoác trên vai tay nải quần áo cũ ra chợ ngồi khâu vá và bán để kiếm tiền nuôi con+ cháu.. Dù nghèo thế nào Cụ cũng cho con cái đi học (kể cả con gái). Đầu tiên cho các con học chữ nho nhằm nối nghiệp làm thuốc, sau thấy nho giáo suy tàn Cụ đã chuyển ngay các con sang học trường Pháp.

Vì gia đình có nghề thuốc gia truyền nên tích cóp dần từ việc khâu quần áo Cụ cũng mở được một cửa hàng thuốc trên phố Thuốc Bắc, dần kiếm được chút tiền rồi dành dụm từng đồng gửi hai người con trai qua Pháp học vào những năm cuối của cấp 3.

Bài thơ khuyên con đi học xa

« Người ta sinh ra ở trên đời
Phải học cho được nghề tài mới hay.
Người nghề ấy, kẻ nghề này.
Trước là ích Quốc, sau này lợi dân.
Thử xem những nước xa gần
Nước nào nước ấy mười phần kỹ năng
….
Khăng khăng ghi lấy một lòng
Sang Âu, sang Mỹ học tòng nghề hay
Muốn khôn thì phải tìm thầy …. »

Khi đọc bài của mọi người chia sẻ ở đây, mình lại nghĩ đến Cụ, một người phụ nữ nghèo, biết rất ít chữ, theo Mẹ chồng mình kể thì lúc nào cũng mặc cái váy đụp dài, vấn khăn rất giản dị mà tự biết đi tìm cho các con của Cụ một con đường tương lai rất sáng.
...
Tôi nghĩ nếu bạn khuyên cháu về học thì bạn phải ví dụ ngay chính bản thân mình , bố mẹ của cháu (người thân trong nhà ) hay chính là cháu .

ví dụ như bạn nói về những cơ hội bạn đã bỏ qua vì mải bỏ thời gian làm gì đấy (nay nghĩ lại thấy vô bổ ) thay vì học hành nên kết quả là phải rẽ qua hướng khác .

Hay là về cháu nói là cháu học đựoc , nếu chăm chỉ hơn thì kết quả năm học lớp ....đã có thể là thế này thế kia và có thể đã đủ để được học ở trừong này trường nọ, mọi thứ đều có cơ hội làm lại, nhưng có những thứ thì ít có cơ hội làm lại hơn vì nói chung thi ai cũng chỉ học mỗi năm một lớp và khi mình học tốt thi mình cũng tự tin hơn , có phạm tẹo lỗi thì cũng được bỏ qua ,thế nên chăm chỉ học hành cũng có cái lợi ! ....

Theo tôi cũng còn phụ thuộc vào cá tính của cháu bạn nữa , phải biết cháu thích gì ghét gì thì mình mới có thể khuyên bảo đuợc.
Ví như con tôi rất thích hội họp , đàn đúm ,thế nên tôi có điều kiện: cứ học xong là đựoc chơi (đôi khi không giới hạn giờ về ) và cứ học tốt thì muốn tham gia hoạt động gi cũng được , thỉnh thoảng lại khen con khá thật hình như càng ôm nhiều việc thì học lại càng tốt hơn , và cũng không quên nhắc : con đang là HS nên học mới là việc chính !

Chị bạn lại sai lầm rồi ,tôi cũng đưa con, đón con đi học, vào đai học rồi vẫn thích mẹ đưa đón ,(mẹ phải gạ mãi con mới tự đi )khi con kể có hoạt động này , hoạt động khác tôi bảo con là việc đấy hay, con có thời gian và không ảnh hưởng đến việc học thì con tham gia đi , tôi thường đưa con đến những nơi hội họp , vui chơi và hẹn giờ sẽ quay lại đón , đôi khi tôi kiên nhẫn đơi con .
Còn vụ máy tính thì tôi có điều kiện rõ 11h cùng lắm 11h30 là phải ngủ vì thế học xong sớm thì được lên mạng nhiều học càng lâu thì càng lên mạng ít ,nếu học tốt thì được lên mạng thoải mái ngày thứ 7hay chủ nhật ....đôi khi vui tôi còn chát hộ con chỉ tội không biết dùng các hình ngộ nghĩnh . Đại khái thế , bạn chịu khó quan sát để ý cháu bạn , thế nào bạn cũng tìm ra cách .

Con em đứa đầu mới lớp 2 thôi nên em chẳng tham gia topic được, nhưng em cũng rút ra được 1 số kết luận ban đầu, đó là: phải dành thời gian học và chơi cùng con, dần hướng cho con theo những gì mình định hướng (phát triển tư duy, giáo dục thể chất...). Em cũng mong sẽ trở thành "người bạn" tin cậy của con mãi mãi, nên thấy bác làm được như vậy là em coi bác như thần tượng để noi theo.

nhắn các bạn có con còn nhỏ thì cố thân với con sớm nhé không đến khi ( cây ) cứng đơ rồi có muốn uốn cũng chịu . Tôi có một mẹo nhỏ để chơi với con còn nhỏ là cứ tối là 2 mẹ con kể cho nhau nghe hôm nay khi không có con thì mẹ làm gì , gặp ai .... rồi hỏi con là thế hôm nay khi không có mẹ thì con làm gì ... con kể nhiều chuyện hay đến bất ngờ đấy , nhưng nhớ đừng mắng con nhé không là lần sau không được nghe đâu.

Em có nói với chị là cho nó đi học nhiều quá mà về nhà lười làm BT thì cũng chẳng ăn thua vì mình sẽ quên ngay.

Con tôi cũng đi học thêm nhưng nơi nào con không thích là bỏ luôn , nên cho con đi học ở nơi nào mà con thật sự thích ( thích vì chất lượng giảng dạy chứ không phải thích vì ở đấy có bạn trai hay gái nào học cùng ) rồi thì chỉ cần làm cho hết bài tập mà thầy cô cho về nhà là đựoc .
Khi con tôi học thi , có nhiều phụ huynh bạc mặt vì đưa con đi học thêm , ngoai hoc chinh ra thi hoc mot ngay 2, 3 lop la it

Ngày con tôi học thi , con chỉ học ở một nơi thôi , và không học thêm văn ( mặc dù măy mắn có thầy rất giỏi dậy , con học đựoc mấy buổi khen là thầy dậy thật hay nhưng sau về làm bài phát hiện là y như sách nên con bỏ và tự học - khi thi ĐH được 8đ , bây giờ vẫn còn một đống sách không biết cho ai ) trong số bạn của con thì những bạn học nhiều thì kết quả thi không cao đã thế lai lo lắng vì chờ hạ điểm chuẩn , do tổng điểm thi cứ rơi vào cái khoảng có thể đỗ cũng có thể truợt

Bạn nào có con cháu học thi đừng cho đi học thêm nhiều dù là các giáo viên rất nổi tiếng vì mỗi thầy có cách dậy riêng , cùng là 1 bài nhưng cách giảng khác nhau , con lại phải nhớ là bài của thầy này thì phải làm thế này , bài của thầy kia thì phải làm thế kia , con sẽ bị loạn trí nhớ , không biết làm thế nào thì đúng . Khuyến khích con tự học là tốt nhất .
Nhưng con tôi cũng may là học ở trừong mà các cô không bắt học thêm , các con muốn học ở đâu thi học nên cũng đỡ , còn như tôi biết có bạn học ở Việt Đức cô nào cũng bắt học thêm ( môn học của cô nào cũng quan trọng ).
không đi không đựoc , rất mất thời gian , có mẹ đóng tiền học cho xong để lấy thời gian đi học nơi khác .
Đi học thêm nhiều mà về nhà không làmbài tập thì cũng coi như là không . Con tôi học gia sư không vào một chữ nào , vừa tốn tiền lại mất nhiều thời gian
Chợt nhớ là học thêm cũng phải có cách ví dụ con thi khối A , môn toán ít thì phải học 2 thầy đai lượng và hình , nhưng thời gian không có nên các mẹ phải tính là khi thi điểm hình học có 4 điểm ( không nhớ có chính xác không ? ) nhưng để đựoc 3 điểm thì học sinh khá là có thể làm đựoc vậy nên học thêm hình thì chỉ đựoc 1 điểm ( mà chắc gì đã làm đựoc 1 điểm này ) , cũng thời gian ấy bạn nên đầu tư cho con học môn hóa hay lý để lấy điểm cao hơn thì cơ hội đỗ lớn hơn .

Tôi xin kể về những gì đã áp dụng với con mình , các bạn đừng cho tôi là tinh vi nhé .

Ngu ý của tôi , do thi tốt nghiệp và ĐH gần nhau nên cho học thêm nhiều hơn 3 môn thi đại học ( thế nào cũng trùng với TN ) và có tính liên tục ,chỉ dừng lại trước khi thi tốt nghiệp 1 hay 2 ngày và trước kỳ thi đại học nhiều nhất là 3 ngày tùy sức học và tâm trạng của con ( nghỉ nhiều quá mất thói quen học . thi tốt nghiệp song thi, cho nghỉ thoải mái 1 ,2 ngày nữa )
Con tôi không học gia sư vì nó rất bướng mà gia sư thì cũng không đủ oai với nó , cũng chỉ như ngừoi bạn giỏi hơn 1 tẹo , khi học tôi để ý là thường xuyên nói thầy em bảo phải thế này thế kia ....rất mất thời gian .
thế nên tôi bắt tự học ngoài thời gian học thêm , khi con bảo bài này khó con không làm được thì tôi gợi ý gọi điẹn hỏi bạn , nhưng phải hỏi là bài này tớ làm thế này thế này .... tại sao thế này thế kia ? chứ không phải là nhờ làm hộ , mình phải nghĩ rồi mới hỏi ( con cũng công nhận là cách này hay và nhớ lâu) nếu con lại toàn chơi với bạn không thích học thì không áp dụng đuợc !

Đúng ở chỗ , dù có bằng cấp hay không nói chung ai cũng sống , ai cũng làm việc và có một ít ( số này thực sự ít và cháu thì không ở trong số ít này rồi )
thì thành công trong cuộc sống mà không cần có bằng cấp
( thành công này chỉ về lĩnh vực tiền bạc , khi có tiền rồi thì những ngừoi thành công này vẫn cố gắng học để được công nhận về trình độ ) !
còn đa phần thi phọt phẹt vớ vẩn , sau này khi phải mưu sinh , thấy các cơ hội tốt đẹp cứ bay qua vì mình không có bằng cấp thi mình mơi hối tiếc .

Sai ở chỗ đa số những ngừoi có bằng cấp ,sống ổn định hơn, sung sướng hơn ,nhièu cơ hội thăng tiến hơn , trong công viêc thì ngừoi có bằng cấp có cơ hội thăng tiến nhanh hơn ,trong xã hội thì được tôn trọng hơn , trong gia dình thì có tiếng nói hơn , con cái tự hào , kính trọng ---> dậy bảo con dễ hơn ( nếu muốn dậy )..................
Như vậy ngừoi có bằng cấp có nhiều thuận lợi hơn !

Có bằng tốt nghiệp bây giờ cũng chỉ có thể xin đựoc việc chân tay , cháu thử đọc những đăng ký tuyển dụng xem ngừoi ta yêu cầu những gì ? tốt ngiệp ĐH xin đựoc việc cũng khó , cháu không có bằng ĐH thì cháu định làm việc gì ?

Cháu không có bằng ĐH thì nhà mình dù có quen biét thế này cũng chỉ có thẻ xin cho cháu đựoc một công v iệc thế này ...vơi thu nhập ... có đủ để cho cháu tự trang trải cuộc sống không ? Mặt khác cháu sẽ mất đi một số bạn hay ho vì khi trình độ khác nhau thì có gặp nhau cũng không biết nói về chủ đề gì .

Cháu có thể chưa tin cô , nhưng khi cháu biết là cô đúng thì cơ hội đã đi qua ( ví như khi cháu nhìn thấy là cháu có thể làm được điều gì hay ho hôi lớp 11 thì cũng không thê làm đựoc ý nhóc hiểu không ?)
và muốn làm lại thì cháu phải có ý trí phi thường ,mà điều này với cháu thì có vẻ hoang đường không thực hiện đựoc vì bây giờ cơ hội đang ở trong tầm tay cháu ,cháu cũng không muốn cố gắng đưa tay ra mà băt lấy thì ......bó tay với cháu rồi

Cô chỉ muốn cháu cố gắng hết sức minh , để sau này dù có thế nào thì cháu cũng không phải ân hân , hối tiếc
.
Nếu cháu chỉ là HS trung bình , óc có hạn thì cô cũng không khuyên cháu quá cố đâu , nhưng cháu cũng thông minh , cô không muốn sau này cháu phải làm tớ cho thằng đầu to ,óc bằng quả nho .

Chào mẹ Dungnhi , chị nghĩ trẻ con thì hiếu động , thích mình là ngừoi chiến thắng , và rất thích làm ngược lại với yêu cầu của ngừoi lớn .

Em thử bắt đầu lại xem thế nào , cho con làm bài thật dễ rồi khó hơn , khi nào đến chỗ con có vẻ ngắc ngứ thì cho liền mấy bài giống nhau về cách giải chỉ khác số ( để con phải tính ) và câu cú thôi , khi con tự làm đựoc thì con sẽ phấn khởi ,hứng thú .

Không biết con em thế nào nhưng chị thấy trẻ con rất hứng thú với đố , nhiều lúc mình muốn ngưng, nhưng tụi nhỏ cứ chạy theo đòi đố nữa ,không cả cho ăn , mà mình toàn đố về học thôi ví dụ như tìm từ giống nhau , rồi đặt câu có nghĩa với từ tìm được ...

Chị mebi88 ơi, con em thì năm nay mới bắt đầu đi học lớp 1 nhưng tư tưởng của em là cũng không muốn cho con học Đại học tại Việt Nam. Em cũng không biết con em sau này học hành thế nào nhưng em thấy học đại học ở VN chỉ lãng phí thời gian thôi. Chương trình học thì không thực tế, tài liệu thì không được đổi mới, giáo viên thì chân trong chân ngoài, học sinh học chỉ lấy điểm xong rồi quên hết mà thi vào thì vất vả...

Nếu mequnhminh xác định là cho con đi du học , thì tiéng anh phải quan tâm đầu tiên , nên việc học với ngừoi NN thì phải nghĩ tới .
Nếu gia đình có đk kinh tế thì đơn giản khi chon cho con mình nơi học , còn khó khăn hơn thì phải tính toán một chút , nhưng cố gắng khi con bắt đầu vào cấp 2 thì một năm nên cho con học khoảng 1 đến 2 kỳ mà giáo viênlà nguời NN ( giáo viên thật chứ không phải tây balo ) để con có khả năng nghe hiểu và giao tiếp ( học của NN cũng có cái hay là có những bài luận nên các con buộc phải nhớ từ thi mới viết đựoc -- cấp 1 thi tôi không biết vì con không học ) .
có điều kiện thì cho con đi trại hè ................. tùy hoàn cảnh gia đình .
Nhà mình kt không cao nhưng hàng năm con có tiền mừng tuổi , nên mẹ lấy tiền ấy cho con học ỏ LL ,cũng phải giấu ông bà họ hàng nếu không sẽ bị mắng là đú ,lãng phí . Nhưng bây giò nghĩ lại thấy mình đã quyết định đúng .
Mặt khác cũng xem con có học đựoc không . mình cứ ép thì mất thời gian và tiền bạc .

Mẹ dung nhi bận thì cũng khó nhỉ , chị thấy trẻ con dù là trai hay gái đều rất cuấn mẹ , tại mình cứ dậy con trai phải mạnh mẽ , không khóc nhè ....mẹ mà gần con thì vừa dễ bảo mà chúng cũng nghe lời hơn .

Em dậy con vào 2 ngày nghỉ ấy , em ra bài dễ thôi , cu cậu làm đuợc ngay rôi mình cho khó hơn , câu cũng vân làm đựoc thì em bảo con là ơ ơ hóa ra con học đuợc phết sao lại cứ làm cho mẹ tức thế hả ? rồi nghỉ cho chơi .Buổi sau lại bắt đầu khó hơn , nếu con không có thái độ ì ạch thi bảo con là đừng giả vờ , thông minh phết lại cứ giả vờ ngu . sau nữa với bài khó hơn thì bảo mẹ đố con làm đựoc bài này , con có thể bảo là thế làm duợc thi đuợc thưởng gi ? cái này thì tùy em . nhưng nêu con làm dựoc thì nói nhỏ với con là con giúp mẹ một việc , con cố gắng học tôt sau này làm gia sư cho em , vừa trông em hộ mẹ vừa tiết kiệm cho me ối tiền . ......
Kinh nghiệm nhỏ của tôi là khi dậy con cháu thi mình cũng phải là trẻ con ,( chỉ khi mắng thì mới là ngừoi lớn thôi ) chơi như trẻ con mà dùng từ cũng hơi trẻ con và phải rất công bằng , hứa là phải làm . Cóđiều kiện thi mời các bạn của con về nhà chơi , hơi ầm ỹ bừa bộn một chút nhưng hiệu quả lắm đấy .
Ngày con học cấp 1 cũng ham chơi . mẹ thì ngày nghỉ cho các bạn đến chơi cả ngày . con thích lắm , nên con càng cố chăm chỉ để mẹ cho các bạn đến, các bạn cũng cố chăm chỉ để đựoc đến chơi .
các mẹ cố lên đầu tư vào con thì có kết quả chứ đừng mất thời gian vào việc chồng sao về muộn hay có bồ bịch gì không , hay mẹ chồng ..... mệt mỏi tinh thần , không dậy dựoc con đâu , lúc đấy chồng mất vẫn mất mà con lại dở hơi .

Tôi cũng thử với cháu , đúng là không kiên nhẫn thì cũng chịu , mình bảo nó chữ kh chẳng hạn rồi loanh quanh một hồi bảo nhắc lại nó cứ chữ này ấy ạ , mình ừ , nó lại hỏi lại , hỏi đến vài chục lần làm mình vừa tức vừa buồn cười .
mình biết thằng cháu rất thích đọc chuyện thế là mua bác si ai bo lit, mit dặc , kiến và chim bồ câu ............. chuyên mà nó thích ( tôi không mua chuyên tranh ) , tôi bỏ bảng chữ cái đi , gạ nó bây giờ cháu tập đánh vần cho cô 1 đoạn , cô đọc cho cháu 1 chương , đầu tiên thì nó bảo nó không biết chữ sao đánh vần đựoc , tôi bảo không sao cháu ngồi canh ,cháu cứ đánh vần thoải mái , không đúng cô nhắc , tôi cũng không ngờ là hêt quyển mít đặc thì nó biết đọc , không dùng đến bảng chữ cái lần nào .

Vấn đề không phải ở chỗ học nhiều hay ít, cao hay thấp ạ. Em nghĩ là phải khuyến khích con luôn tìm hiểu và khám phá những kiến thức mới. Có thể quá trình đó đồng nghĩa với việc có bằng cấp cao nhưng không nhất thiết phải như thế. Khuyến khích trẻ con sáng tạo và khám phá là luôn cần thiết chứ ạ. Em nghĩ, khái niệm hạnh phúc nó khác nhau lắm giữa từng người. Mình chỉ muốn con yên bề gia thất thế là mình thấy hạnh phúc nhưng liệu đó có phải là hạnh phúc của con. Biết đâu nó không muốn nấu cơm, nướng bánh, vẽ tranh như mình. Nó muốn nghiên cứu khoa học, nó muốn làm chính trị, nó muốn lãnh đạo các tập đoàn lớn để cảm thấy hạnh phúc thì sao?? Em chỉ nghĩ, con mình không cần thiết phải sống giấc mơ của mình. Vậy thì sao mình không tạo điều kiện để con theo đuổi giấc mơ riêng của nó. Học hành là bước đầu tiên để con tự tin vào đời, vì thế nếu con học được nhiều, được cao thì sao không khuyến khích.

Nhưng em đồng ý với bác là trên đời còn nhiều những giá trị khác hơn là chuyện có cái bảng điểm tốt và bằng cấp cao. Con cũng cần phải học tề gia nội trợ để phục vụ bản thân và gia đình, học thi ca nhạc họa gì đó cho tâm hồn phong phú. Con cũng phải hoạt động thể thao cho khỏe mạnh, phải tham gia làm công tác xã hội cho giàu ý thức cộng đồng... Nếu con làm được hết nhiêu đó việc mà vẫn học tốt thì phải thấy là nhà mình có hồng phúc chứ sao không khuyến khích con, bác nhỉ.

Chuyện chồng con nó là cái duyên. Không phải cứ học cao là ế học thấp thì đắt chồng đâu bác ơi.

Mình chỉ khuyến khích con gái mình có bằng ĐH ( không yêu cầu cao hơn ) hay là thật giỏi nghề gì đấy .
Mình và con vẫn hay nói với nhau về nhều thứ , có khi chỉ là tại sao nhà bác A vợ chồng văn hóa cao lại không hạnh phúc nhà cô D văn hóa thấp lại sống vui vẻ , nhà chu N thì lại dung hòa được nhiều thứ ............. qua đấy con tự quyết cho cuộc sống tương lai của con ,và con hiểu đúng nghĩa của môn đăng hộ đối .............

Thế này trong gia đình mình ai cũng nói mình chiều con , luôn nói là không nghiêm thì hỏng , vì mình không bao giờ mắng con khi có người khác , dù là ngừoi thân , mà khi về chỉ còn có 2 mẹ con thì mình mới nói cho con thấy là hôm nay con nói hay hành động thế là sai hay không nên vì thế này thế kia .

Thật ra thì con bị mắng rất nhiều nhưng chỉ có con nghe thôi , vì mình nghĩ ai cũng sĩ cả , và cũng cho con thấy là mẹ dã giữ thể diện cho con thế nào .
Hay là con được đi học rất nhiều thứ ở cung thiếu nhi ,gia đình bạn bè cũng không ủng hộ, hàng xóm nghĩ mình đú , vì nghĩ học mấy thứ linh tinh ấy thì cũng không thành tài ,tốn tiền lại không có thời gian đi thăm ông bà ...
mình lại nghĩ khác , cuộc sống có phải lúc nào cũng thành công vui vẻ , khi thất bai , buồn chán thì cũng phải có cái gì để mình giải khuây chứ (như đánh đàn vẽ tranh ....) không làm gì cứ ngồi gặm nhấm nỗi buồn thì chỉ có nghĩ tiêu cực thôi .

Khi con lớn , các PH kiếm thầy , cô giỏi , cậy cục xin cho con học thêm , mình thì con thích học mới cho đi , con không thích thì thầy nổi tiếng mấy cũng bỏ .

Khi con bảo bị điểm kém ,cũng có khi mình không mắng lại còn bảo là thì cũng có lúc điểm cao lúc điểm thấp chứ , thế mới là học sinh , nhưng nếu thường xuyên điểm kém thì lại không được !

Có lần con phải kiểm tra ,đáng lý thi con phải học bài nhưng lại ngồi buôn điện thoại vơi bạn , mình bắt thôi thi nó cũng phải thôi , cũng biét là kiểu gi cũng không làm được bài nhưng mình nghĩ bài kt này điểm kém nhưng chia TB vẫn ổn nên kệ cho nói , sau này con điểm kém thật , con tự nhân thấy cuộc nói chuyện không có gì quan trọng ,bây giờ lại phải cắm cổ học để gỡ điểm -- > mệt hơn . Sau này con tự không buôn điện thoại nữa .

Hay chơi với bạn trai thoải mái ( điểm này Ph cực kỳ phản đối ) nhưng mình nghĩ nếu con muốn chơi thì không thể canh được , nên tìm giải pháp bạn con là bạn mẹ luôn lại là cách an toàn nhất . Mặt khác nếu con lại chỉ có bạn cùng giới (thế mới ngoan ) lỡ gay thì chết , con cái hiếm hoi lại gay thì ........

Bạn của mình con học ĐH gần ra trương mà hỏi có NY chưa , mẹ bảo cháu còn bé , còn phải học ( mẹ đâu có biết là con có NY 2 năm rồi -mà 2 năm giấu mẹ con làm trò gì thì chỉ có con mới biết )

Hôm trước mấy ngày nghỉ lễ , tụ họp với gia đình , mới thấy bà chị dâu đến giờ này vẫn lơ ngho về việc con thi truơng nào khối gì ! Khi cấp 1 cho con học chuyên P mình có gàn nhưng không nghe , lập trường thay đổi theo năm ,nhưng mình cũng không dám can thiệp vì trình VH của bà ấy cao hơn mình nhiều .Năm nào cũng khen con giỏi , bây giò chuẩn bị thi lại bảo là con kém chỉ cần đủ điểm sàn thôi rồi tính tiêp .khổ thân con bé .

Mình có cô bạn chăm buôn dưa lê , tí tẹo làm con trượt đại học , bây giờ lại có ý bỏ ĐH để cho con đi du học . Hôi con bé còn học cấp 2 mình đã nói là nếu con không học được chuyên ngữ thì phải để thời gian cho con học thêm ngoại ngữ vì sau này đi làm rất cần , học mấy buổi lại nghe Ph bảo con định sau này thi khối A thì học NN làm gì cho mất thời gian -> bỏ .
Lên cấp 3 lai bảo là con gái thi khối D cho nhàn --> lại học NN được 1 năm lại bảo khối D ít trường --> học để thi khối A . Bây giờ lại bảo học NN để đi du học ,
Cứ loanh quanh ở điểm xuất phát thì bao giờ mới tiến lên được

Các mẹ đã hướng cho con cái gì mà thấy con cũng thích thì lập trường vững vàng nhé , đừng như bạn mình , hay thay đổi lại , hay mắng con là mày ngu lắm học thế nào được NN chỉ học đuọc khối A thôi . Nghe rất phản cảm .

Nếu con học được thì khuyên thật lòng hãy thi vào cấp 3 AMS , dù là bằng sức của mình hay của người khác .

Tôi goi điện cho con gái hỏi han một hồi, rồi hỏi con có bạn trai rồi hả ? mai 2 đứa đến cô chơi , cô xem mặt mũi nó thế nào mà mẹ lại cấm thế ! Yêu thì yêu , học không dôt là đựoc chứ sao !
ít nhất thì con cũng có đồng minh ,cháu khoe là nhờ bạn con học tiến bộ hơn ................
sau này nghe cháu tâm sự mới thấy chính vì gia đinh cứ nghĩ trai gái canh nhau là có vấn đề, nên chúng mới yêu nhau .
cháu nói con cũng không biết thế có phải yêu không nhưng tai ơ nhà cấm quá nên con thấy thương bạn , có hôm bố mẹ còn mắng bạn khi bạn đến , rồi đánh con trước mặt bạn , thế là bạn lo cho con cứ đứng ở ngoài đường dưới mưa ......
và dự định tương lai là bỏ ra nước ngoài .
Các bạn thấy đấy nếu để con thở một chút cùng mình thi con lại có thêm 1 người bạn .
các bạn nghĩ xem bị cấm thì cả ngày không thể tập trung làm gì được , ít có cơ hội gắp nhau thì càng nhớ và lo cho nhau hơn ,đến lớp cũng không thể chú tâm nghe giảng
Vì ít được gặp nhau nên khi gặp là cứ vồ lấy nhau thôi và sai lấm này tiếp nối sai lầm khác .
nếu để gặp nhau thì mất khoảng tiếng , minh lai nhìn ra ưu khuyết điếm của bạn con mà nói .
Nếu không con lại phải canh bố mẹ ông bà để viết thư , gọi điện ... có khi mất tát cả thơi gian ở nhà cũng như thời gian học và thời gian ngủ , mà mình thì không biết bạn con có ưu, khuyêt điểm gì ,nên phê phán ,phản đối không có căn cứ làm con không tâm phục khẩu phục .
Thưc té từ toi, con gái cũng có bạn trai goi diện , 2 me con nằm cạnh nhau ,nghe con nói thoải mái , bạn con rình thấy bố mẹ di thắp hưong hóa vàng , ông con chui vào chăm ( so noi to moi ngươi nghe thấy ) để buôn vói ban gái .
sau này khong thích con choi vói bạn thì bảo con là chơi với ban nào mà mẹ bạn thoải mái như mẹ ấy ,con trai thì phải đàng hoàng chứ như bạn này mẹ bạn ho cái thì tè ra quần , con nghĩ mình cũng hay ho sao lại phải thậm thụt thế , rồi tư thôi . Thé có phải tót hơn không ?
hôm nào có thòi gian toi kể các bạn nghe vê tinh yeu tình báo của trẻ con , ối điêu hay .

Kinh nghiệm của tôi là gần con , đừng cấm cũng không khuyến khích .
cẩn thận phải đúa thần kinh yếu nó lại đếm lá đá ống bơ thì khổ . (bạn con cũng đã bị rồi )

Comic à : Thầy giỏi ,nổi tiếng nhưng con mình không giỏi , cách giảng của thầy có khi chỉ hơp với HS thi quốc gia , quốc tế , trình con mình theo sao đựoc , mặt khác con dã không thích thì nó cũng khong chú tâm --> nghe không hiểu vậy thì càng học càng không hiểu thế chả phải mất tiền , mất thời gian của mẹ , mất công của con sao ?

Khi con trẻ thắc mắc day dứt mà không hỏi cha mẹ tức là lòng tin vào cha mẹ bị lung lay, nó không biết tâm sự với ai mới phải đưa bào blog. Khi không biết tâm sự với ai thì đầu tiên là chia sẻ với bạn bè . Gặp bạn tốt thì tốt mà gặp bạn xấu thì tiêu đời.

Khi con không tâm sư vơi cha mẹ tôi nghĩ do cha mẹ cứ áp đặt con theo ý mình vì thế chúng nó không dại gì nói ra cho bị mắng

Có bao nhiêu bố mẹ sẽ không mắng và chịu khó giải thích cho con cặn kẽ ,khi con gái học lớp 6 hỏi rằng me ơi: có phải chim trẻ con to bằng quả ởt còn chim người lớn thì to bằng quả chuối không ?
hay tìm thấy thư của anh lớp trên trong cặp của con lại chả làm toáng lên như bị điên giật ấy .

Hôm nay xin chia sẻ một vài suy nghĩ của tôi về việc dạy con:
Bạn sẽ thành công trong việc dạy con nếu bạn làm được những điều sau đây:
1. Người ta bảo cha mẹ sinh con trời sinh tính. Mỗi 1 tính cách đều có mặt trái của nó. Bạn cần hiểu rõ để cho mặt tốt thì phát triển và mặt xấu thì giảm thiểu.
ví dụ: nếu 1 đứa trẻ bạn khó dạy nó trở nên ngoan hơn thì nó cũng khó hư hơn khi tiếp xúc với bạn xấu. Nếu con bạn rất ngoan, rất biết vâng lời, nhưng nó sẽ hư lúc nào mà bạn ko biết. Vì sao? Vì những đứa có tính cách như vậy nó luôn biết lấy lòng bố mẹ.... và bạn sẽ mất cảnh giác...
2. Bạn phải là người bạn lớn của con từ khi con con nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Có như vậy bạn mới được con bạn tâm sự chia xẻ...Con bạn có tâm sự với bạn thì bạn mới hiểu suy nghĩ của con mình để uốn nắn v.v.
3.Dạy con phải nhất quán trước sau như một, theo nguyên tắc vì lợi ích của con . Điều này nghe thì dễ nhưng làm ko dế.
ví dụ: Đến giờ con đi ngủ, mẹ thấy phim hay muốn xem thế là để con xem cùng.
4. Bố mẹ phải là tấm gương cho con. Trẻ con sẽ học rất hành động của bố mẹ .
VD:Tôi đã dạy con mãi là không được nói trống không. Nhưng dạy hoài ko được. Trong khi đó con hàng xóm nói năng rất lễ phép mà bố mẹ nó chửi nhau suốt ngày. Sau nghĩ mãi mới hiểu là tại trong nhà mình ai cũng nói trống không (!)
5. Bạn đừng ngăn cấm trẻ , cấm cung trẻ. Nếu con bạn bị cấm đoán nó sẽ dễ vấp ngã khi gặp hoàn cảnh.
Ví dụ: Bạn cấm không cho con bạn trèo cây. Khi có cơ hội nó sẽ trèo và khả năng bị ngã là rất cao. Vì vậy bạn nên dạy con trèo cây sao cho khỏi ngã.
6.Bạn nên dạy con mọi điều từ khi bé, mỗi ngày 1 chút, mưa dầm thấm lâu. Những điều đó sẽ hình thành nên quan niệm của con bạn.
Tại sao con bạn chơi với bạn xấu? Vì ban chưa bao giờ dạy con cách chọn bạn.
Nếu khi từ bé bạn đã dạy con ma túy có hại thế nào, thì tôi nghĩ chắc bạn chẳng phải lo con bạn nghiện ngập sau này
Tôi có người anh họ có 2 cô con gái, xinh đẹp, có học. Giờ chúng nó yêu 2 thằng lôm côm, văn hóa thấp, gia đình lủng củng. Anh chị tôi cấm đoán chẳng được. Anh nhờ tôi, tôi bảo chiu rồi. Ngày xưa anh yêu ai cấm được anh mà giờ anh cấm chúng nó? Chúng nó chọn như vậy vì chưa bao giờ anh chị dạy chúng nó cách chọn người yêu cả.

Mình hay nói với mọi người là gia đình không dạy con mà để người ngoài dạy là tiêu đời. Có thể bố mẹ chỉ ép học mà không cho biết những cái khác đến khi gặp những người dạy những cái mà các cô bé thấy còn thiếu những kiến thức đó thì nó tin ngay.

Riêng em thấy là cứ tách bọn trẻ ra khỏi TV và máy tính là chúng nó phải học. Như cháu em, từ khi đặt điều kiện là học xong mới được xem TV, lên mạng...

Thế nên tôi nghĩ làm sao các bậc phụ huynh tạo cho con mình thói quen tự học , hơn là việc tìm kiếm thầy cô có tiếng để học thêm . Mà muốn con tự học thì phải tạo thành nếp cho con từ nhỏ , hiểu như là muốn con chăm tập thể dục thì ngay từ khi con nhỏ , bố mẹ cũng phải chịu khó dậy sớm tập TD với con , vài năm , khi con quen thì con sẽ tự tập mà không cần bố mẹ vậy .

Dạy con trai khác với dạy con gái,Con gái thì nên để ý đến nết,ý tứ,tính kín đáo dịu dàng,bạn trai nói chuyện dần khám phá,phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn trong con người giản dị kín đáo.Đó mới cuốn hút bạn trai.
Còn con trai thì công việc sự nghiệp luôn là quan trọng,nên học vấn,chí hướng lại đặt cao hơn những vấn đề khác.Nhưng ko vì thế mà bỏ qua tư cách đạo đức.

Lúc con cấp 1,dạy con chăm học nghe lời dễ,kể các chuyện liên quan đan xen nội dung yêu cầu,con còn nhỏ,yêu mẹ nên rất nghe nhất là mẹ nào luôn trò chuyện,thân thiết với con.Nó thấy mẹ nó luôn bảo đúng nên nghe tuyệt đối.
Cấp 2 con trai vẫn còn tồ,nhưng con gái người lớn lắm rồi.Rất may cho nhà em,cô giáo chủ nhiệm năm lớp 6 của con dạy các cháu :học trò mặc áo trắng đến trường lúc nào cũng đẹp,trong sáng hồn nhiên,đẹp vô cùng.
Một lời của cô bằng ngàn lời của mình,lứa tuổi ấy vừa cấp 1 lên,rất nghe lời.Đó! cô đã dạy cho con cái MỸ,em chỉ từ đó phát triển thôi.Thấy đứa nào mặc quần hầm hố,áo xanh đỏ ko cổ là em xuýt xoa: sao mặt thánh thiện ngoan thế mà ăn mặc đến trường ko đẹp,đi chơi thì tùy...Rồi thấy thằng con trai nào xịt gôm thì em bôi bác là vuốt nước rửa bát...
Thế nên con em hình thành được cái đẹp là sạch sẽ,gọn gàng ,nghiêm túc giản dị .4 năm cấp 2 nó luôn mặc áo trắng đến trường.Khi nó thấy được cái đẹp thì cũng sẽ biết nhận xét những bạn gái mặc quần hở rún,áo hai dây,hở nách ăn nói chỏng lỏn.Em dạy cháu rất kỹ,nó là con trai nhưng rất ý tứ.Ko bao giờ chê các bạn dù nó biết là ko hay.Mấy lần em hỏi về các bạn gái son phấn lòe loẹt ,cháu chỉ nói các bạn ấy thích thế!

Tương tự em dạy cháu Chân-Thiện,nói thì thấy văn hoa nhưng đúng thế.Khi trang bị cho con đầy đủ thì em chẳng còn lo cháu thích ai,yêu ai vì em tin cháu đã nhận thức được.Thằng con em tính chiến đấu cao,thi này nọ,anh muốn thể hiện khả năng nên ra sức học,đựợc các bạn ngưỡng mộ anh phấn khởi,em lại bơm học giỏi chưa đủ,phải có văn nghệ,đêm lửa trại mà bập bùng ghi ta thì các bạn mới thán phục ngạc nhiên: bạn ấy còn biết đàn hát nữa....Cứ thế hè nào cũng tập ghi ta,hết cổ điển sang hát đệm.Phấn đấu về chiều cao, nay em xui tập gym cho hình thể đẹp....
Dạy con cho tính hài ước,khôi hài em cho đọc Tuổi trẻ cười sau thành nghiền...Dân học tiếng Pháp,văn hóa Pháp nên ga-lăng ngay từ nhỏ,biết cư xử đúng mực với bạn gái.Em đi làm về đang làm gì cũng xuống mở cửa dắt xe cho mẹ.Mẹ đi làm dắt xe ra chờ...
Đó! chuẩn bị kỹ ,đầy đủ cho con nhằm giúp con nhận thức tốt mà chọn bạn chơi cho hợp với mình.Chứ cấm thì ra là đổ thêm dầu vào lửa.
Noel năm lớp 9 vô tình em thấy được mấy cái thiếp,trong đó có một bạn khẳng định cu nhà em là người đặc biệt của bạn ấy.Em coi như ko biết,ko tra hỏi.Thỉnh thoảng kể chuyện với bố nó con cô này ở cơ quan đang học giỏi tự nhiên dính vào chuyện bạn bè thích nhau,ảnh hưởng đến học cô ấy đang lo chuyển trường cho con.Lúc khác hỏi lớp con có đứa nào thích nhau ko? Cháu cũng kể chuyện lớp...em bảo con thích đứa nào con dắt nó về nhà lau cầu thang cho mẹ.Yêu bạn nào mẹ cho lấy nhưng bảo nó nghỉ học làm việc nhà đỡ mẹ,bao năm mẹ vất vả rồi....nó cười bảo mẹ tệ.
Đấy em cứ rung rồi dọa thế thôi ,thỉnh thoảng lại kể chuyện bố mẹ ngày trước.Mẹ chọn bố vì cái này cái nọ...kể chuyện bố nó là nó thích nghe rồi nhưng qua đó mình dạy con mà nó ko coi là bài GDCD khó nghe.Bây giờ bên trường nó học kỷ luật sắt nên em ko lo gì hết,với lại tối mặt vào học với các hoạt động nên yên tâm.
Tóm lại phải có 1 quá trình cơ bác ạ! hãy coi con như bạn thì mình mới biết được suy nghĩ của con mà nắn dần.

Mình cũng đọc một câu chuyện kể về một bé. Chỉ vì câu nói mà bố hay nói :" Nhà mình toàn kỹ sư bác sỹ hết rồi, bây giờ chỉ còn mình con". Vậy mà cô bé này khủng hoảng tinh thần một thời gian. May mà ông bố phát hiện báo cho cậu anh đang học đại học ở HN. Còn cả nhà cứ lờ đi coi như bình thường. Cậu anh bỏ học về nhà một thời gian với lý do là học không nổi hay gì đó... và về cùng học với em.
Khi cô em thi đậu ĐH rồi mới biết là bố báo cho anh, anh giả vờ thi trượt để về học cùng em. Lúc đó cô em thú nhận thấy áp lực quá lớn, có lúc muốn tự tử. Vì sợ thi trượt làm mất hy vọng của mọi người và hổ danh gia đình. Cái chốt để giải quyết vấn đề là khi cậu anh giả vờ về nhà vì thi trượt mà cả nhà không ai trách móc làm cô em tự tin hơn, cố gắng học với sự kèm cặp của anh.
Nên theo mình nghĩ mọi người đừng kỳ vọng quá nhiều và đừng đặt ra những kế hoạch lớn lao quá, muốn cái này muốn cái nọ...dù nói chơi hay nói thật.....Thử tìm hiểu qua bạn bè xem bé có tâm sự gì không ?

Có thời kỳ chị cũng căng thẳng gia đình , cũng lao vào kiếm tiền , nhưng tiền lên thì con xuống , lên càng cao thì con xuống càng thấp , rồi chị nghĩ con mà vớ vẩn là mất tất , mình lại khổ theo cả đời ,còn tiền thì có nhiều tiêu nhiều , có ít tiêu ít .
Nên chị dừng lại và sau mấy chục năm thì chị thấy mình đã quyết định đúng .
Hy vọng chị em sẽ điểm đúng huyệt của con trai , nếu không thì tiếc lắm , chị biết có cậu bé cấp 2 học chuyên toán của trường hàng đầu HN , nhưng cuối cùng thì thi ĐH 2 năm vẫn không được , thật là phí , có gốc tốt thế mà không thành quả gì .

mình biết một cậu bé có anh trai , nhưng thằng em không vượt qua được cái bóng của ông anh , nó than vãn với mình rằng :

Con dù có cố gắng thế nào thì cũng không thể bằng anh con được , bố mẹ con chỉ anh A , anh A thôi , đi học thì thầy cô cũng chỉ khen anh ấy , nên có cố thế nào cũng không ai khen con đâu , trong mắt bố mẹ con và thầy cô , không bao giờ con bằng anh ấy cả .

Mình bảo là có mẹ đây , mẹ thây con mới là ngừoi tài , những thứ con có là bẩm sinh mà có , nếu con có ý thức giữ gìn và làm cho nó tốt lên thì khi lớn con sẽ thành người nổi tiếng ( đúng là thằng bé nó có tài thật )

Mình thấy làm cha mẹ nên công bằng với các con , trẻ con đứa nào cũng giỏi cả ,có điều chúng giỏi ở các lĩnh vực khác nhau , cứ cho là vớ vấn thì cũng nên dùng từ sao cho thuyết phục khi phản đối , và phải tìm cách nói sao đấy cho nó tự nhận ra và không đầu tư thời gian công sưc vào .
Nhiều nhà mắng mỏ con rất phản cảm kiẻu như là mày ngu thế , thằng A, con B nó cũng ăn như mày sao nó thế này thế kia , mày đi mà đổ bô ...........cho nó .......... nuôi mày ăn thật tốn cơm tốn gạo , thà cho .....chó ăn còn hơn .
mình vẫn nói vui là đổ axit vào ước mơ của con .

Nên nhiều khi những lời nói của người lớn vô tình mà hậu quả không nhỏ.
Ngay con mình học lớp 7 đây. Mọi khi đi học mang chai nước từ nhà đi. Mình cấm tuyệt đối không cho mua cái gì ở trường, có cho tiền dự phòng để gọi ĐT nhưng cấm không cho mua linh tinh. Ngày nào đi học về cũng gạ gẫm mua quả dừa hay cây mía. Mới hôm chủ nhật vừa rồi nói đùa " ngày mai biết là phải mua cây mía hay quả dừa, không biết còn đủ tiền không, hay phải nhịn bớt cái gì đó" :Laughing:. Thế là 2 ngày nay đi qua hàng mía hay dừa không thấy nói gì.
Lúc nào cũng để 20 - 25.000 trong cặp đề phòng nếu đóng tiền đột xuất hay về sớm thì gọi ĐT. Có hôm mình đến trước giờ tan trường, bắt gặp nó ra mua nước ngọt uống, mình giả vờ không biết, lúc đông người mới xuất hiện và về bình thường. Vài hôm sau mới nói là bố biết ở trường có mua Coca uống đấy, có cần bố nhắc lại là cấm mua linh tinh ở trường không? Đừng nghĩ là làm gì ở trường mà bố không biết.

trẻ con bị nói nhiều thì lại phản tác dụng, mẹ nghĩ ra một chiêu: chọn 2 ngày trong 1 tuần gọi là "ngày tự giác". Bố mẹ không nhắc nhở gì trong hai ngày đó.
Hôm qua là ngày tự giác đầu tiên, con đi học về đi tắm ngay, sau đó ngồi vào bàn học, truớc khi ăn cơm con đã làm xong các mục trong "vở nhắc việc". ăn cơm xong con tập đàn và học tiếng Anh, con còn dặn "mẹ đừng nhắc con nhé".
Sáng nay con bảo "Mẹ ơi con quyết định ngày nào cũng là ngày tự giác mẹ ạ".

Ngọc Sương à , em hỏi Mẹ đại mỹ nhân xem , chị ấy có rất nhiều kinh nghiệm về các cháu nhỏ như con em , có lần chị cũng đọc thấy hay lắm .

Chị chỉ nghĩ , con em còn nhỏ quá ,em dù có căn dặn con cẩn thận thì chắc gì con đã nhớ mà làm theo , chị nhớ con chị ngày trước ,chị toàn dụ nó bằng cách đưa đi học muộn hơn các bạn , hoặc có đi sớm thì cũng cho con chơi thoải mái rồi vào lớp sau cùng , và bao giờ cũng nói hôm nay con mà ngoan thì mẹ sẽ đón sớm nhất lớp sau đó sẽ cho đi chơi , với con chị thì chiêu đó lại được việc ,nên con chăm đi học lắm để còn được đi chơi mà .

Ở tuổi 11 phải dạy nhanh ,nếu ko thì ko kịp,chỉ vài năm nữa sẽ rất ương bướng khó dạy.Không ai khác,anh bạn - cha của cháu nói chuyện tâm sự cùng con,coi con là người lớn.Bố có công việc đi làm lấy tiền nuôi con,con có công việc đến trường học.Ai cũng phải có trách nhiệm làm tốt phần việc của mình.Đừng thấy con học giỏi mà giành làm hết công việc gia đình hằng ngày.Bố đi làm cả ngày,về chợ búa nấu cơm,bưng ra mời con ăn,sau bưng đi dọn,kể cả các cháu khuyết tật cũng còn cố làm được việc gì có ích cho gia đình,xã hội cơ mà.đừng làm cho cháu có tính ích kỷ.

Anh bạn một hôm nào đó nằm quay ra kêu đau,đau lắm rồi đi khám ,về bảo là bệnh nặng...dọa,chỉ thương con,ko còn sức lo cho con,thương con...ko ai nấu cơm giặt dũ cho con.. Làm như thật.
Với một cháu gái,ít nhiều sẽ thức tỉnh được tình cảm bao năm bố thương yêu che chở,rồi bạn bơm thương anh...thương bố cháu...cháu đừng làm bố lo buồn bệnh nặng thêm..rồi hướng dẫn con làm đỡ bố.Lúc ấy mong ước của con là sao cho bố khỏi,làm gì con cũng làm cho mà xem.
Đừng nói xấu nhà ngoại và mẹ cháu,nói những điểm tốt, hay vì hiện giờ con gái đang thiếu tình mẹ .Nhưng vài năm nữa con sẽ tự biết suy nghĩ ,tại sao bố nuôi mình còn mẹ thì ko?khi con lập gia đình ,làm mẹ,con mới hiểu thêm ai thương con,vì con.

Mình đọc gương sáng thi ĐH năm nay có một cháu đã bỏ học ở nhà nuôi mẹ bị liệt nhưng rồi ham học và họ hàng động viên cháu này quay trở lại trường học tiếp hàng ngày nuôi mẹ chăm mẹ.Chẳng may anh cu đỗ đại học,cứ phân vân đi học xa ai chăm mẹ bây giờ?

Con mình là con trai,rửa bát ,hút bụi chăm em bé,lau cầu thang ,nấu cơm..vv làm tất.Đừng nghĩ học giỏi là to! học mà ko biết xúc cơm vào mồm cũng vứt.Phải biết nghĩ đến người khác.Đến bữa ,đi sắp mâm chứ cứ tự nhiên ngồi vào xấu hổ chết.Ăn xong bê ra sân rửa,nếu mẹ rửa hộ thì lau bàn,úp bát.Làm với thái độ vui vẻ,và cho là đương nhiên.Đôi khi cũng phải tự giặt vì sợ phai lẫn.Đi trại hè còn giặt giúp các bạn quần áo vì chúng ko biết giặt. Nó còn học và biết làm vài món.Sở trường là pha nước mắm nem.Bởi vì em bơm muốn đi du học thì phải tự lập rất nhiều,mơ ước cháy bỏng nên những việc đó nó coi chuyện nhỏ

Nhưng đa số phụ huynh lại hay mềm lòng trước con cái , thế nên ít khi thành công trong việc tạo cho con mình thói quen làm việc nhà .

Bây giờ cho ông anh ra viện đi về nhà,nói là bệnh nặng,bác sĩ dặn không để bệnh nhân suy nghĩ nhiều,và nói cho con biết bệnh tình của bố....Chỉ hy vọng sẽ khỏi...
Đối với cô cháu thì SNG nói ít thôi,để ông anh dạy con bằng hành động.Anh bạn chiều con hơn,dạy con từng tý...nhắc con biết chăm sóc mình cụ thể như thế nào nếu bố phải đi công tác....

quantâm đến trẻ con thì chúng sẽ dễ bảo hơn,chúng ghét nói lắm,kể chuyện,nghe chúng nói như mình là bạn chúng,tìm hiểu xem chúng mong muốn gì rồi lái chúng theo mình,mong rằng cô cháu bạn sẽ chuyển biến.

Bác North à,cquan bác tổ chức liên hoan,nếu bác nấu ăn ngon bác mới tự tin nhận đảm đương vài món,nếu bác hát tạm được mới cầm mic hát vui được.Vậy con bác học giỏi thì mới hứng thú học và tự giác học,chứ chẳng bạn bé nào thích học đâu.Công việc phải làm thì làm thôi,ý thức làm cho tốt thì có ở những đứa học giỏi,những đứa học bình thường ko có sự kiểm tra sát ,chặt của cha mẹ thày cô thì lơ dần,cuối cùng thì hổng kiến thức,trở thành đứa học kém và sợ học.Bố mẹ cuống lên tìm gia sư thì cũng chỉ vá víu,chống đỡ thôi.Vậy giữa Phòng bệnhChữa bệnh hẳn ai cũng chọn phòng bệnh rồi!

Phòng bằng cách nào? Ngay từ khi con đi học hãy để ý quan tâm chút ít.Đừng bao giờ viện lý do là bận công việc.Các bác có kiếm được nhiều tiền,mệt mỏi đến đâu thì cũng cố thu xếp tuần hai lần kiểm tra,hỏi xem con học đến đâu,vướng mắc gì.Các con còn nhỏ ko thể bằng mình ,thế nên chúng mới cần cha mẹ huớng dẫn và giúp đỡ.

Đầu năm xem con có môn gì mới,mình tranh thủ đọc qua,túm lại chương này yêu cầu cần gì,mấy gạch đầu dòng,đến khi con học,mình hỏi con có nêu được ko? thiếu mấy ý.Nhắc con.
Sắp đến thi học kỳ,hỏi đề cuơng ôn tập,lịch thi đâu.Con trai thì à uôm chẳng biết gì hết vì ra chơi chúng phi vội ra sân,vào lớp thì bảng đã xóa chuẩn bị cho tiết sau.Vậy em phải túm vài số ĐT của các bạn nữ,hoặc của các bạn cùng khối khác lớp.Vì có lớp thông báo muộn.Để nhắc con gọi hỏi,để biết mà lần.Có rồi em ra hẹn ôn đi đến ngày này em kiểm tra theo câu hỏi đề cương,hoặc ko cho đề cương thì cuối chương.
Với câu này con thiếu mấy gạch đầu dòng,nhớ nhé,mai mẹ hỏi lại,đến khi thi xong là cho xả hơi.
Vậy thôi! vì con còn nhỏ,ham chơi mình nhắc kèm dần vào quĩ đạo khi con đã biết việc thì cứ thế mà làm,vướng mắc gì hỏi mẹ.Mẹ lại tìm hiểu giúp.
Thế là con không hổng,nắm được cơ bản,học được thì chịu học,tự giác làm bài cô giao.

Với những môn chống đỡ cùng con ,thi xong em cho quên luôn.với những môn cháu có khả năng,sở trường thì mình tìm cách bồi dưỡng,làm con ham thích hơn.

Các con ở cấp 1 được chăm sóc kỹ hơn,ở trường cô dặn chi tiết cụ thể hơn,sang cấp 2 ngỡ ngàng...Hết giờ cô bộ môn ra,cô khác vào,cô nào cũng cho môn mình quan trọng.Nhiều khi GVCN ko phải là GV dạy môn chính ,nên ít giờ và ít nắm được sức học các con.Thế nên mới có hiện tượng cấp 1 HSG-cấp 2 HSTT-cấp 3 HSTB.

Chính lúc ấy cha mẹ cần giúp con nhất.Kiểm tra ,cảnh báo cho các con biết trước những vấn đề con cần lưu tâm.
Em VD thế này,tiêu chuẩn HSG cấp 2 ngoài các môn kiến thức còn phụ thuộc vào 3 môn năng khiếu.Phải có 2 môn XLoại giỏi mới được xét. Trẻ con có để ý đâu,đến giờ nhạc,thể dục,họa là rào rào nói chuyện xả hơi.À các anh chị coi thường môn tôi,cuối kỳ sẽ biết. Bạn nào nộp bài vẽ trễ hạn là trừ điểm, Thể dục ko nghiêm túc là hạ điểm,giờ nhạc mtt là điểm thấp, thế là cuối kỳ rụng như sung.Con có khả năng mà đánh giá thấp hơn ,sẽ buồn,nản,rồi theo bạn cũng chẳng cần cố gắng nữa thế là rơi tự do.
Em cảnh báo tiêu chuẩn là phải thế này nhé... Mình vẽ dốt thì cố nộp cho đúng hạn,giờ thể dục thì nghiêm túc nhé,đừng mtt trong giờ nhạc,nếu cô cho tự do thì lấy bài môn khác ra học,về nhà đỡ phải làm.
Mọi chuyện diễn ra đúng như kịch bản,cuối học kỳ 1 bao nhiêu bạn trong tình cảnh ko đat HSG vì môn năng khiếu. À mẹ nói đúng! may mình thoát....
Đấy là cảnh báo trước.

Còn đây là giúp con tránh ổ gà.Môn lý nặng về lý thuyết,khi hỏi về lực thì con phải trả lời đủ về phương,chiều,độ lớn.Nhưng các chiến sĩ ta chỉ hùng hục lao vào tính toán (độ lớn),chứ chẳng chịu phân tích...thế là chưa đạt.Lý là môn mới,các con đã có KNo gì đâu.Vì em bỏ thời gian chút ít thôi,em nhắc nếu ko nói đến phương chiều là thiếu đấy.khoan vào tai nó vài lần.Mấy hôm sau cu cậu về hỉ hả con ko mắc lỗi đó nhiều bạn bị lắm.
Thế đấy,do học nhồi sọ quá nhiều nên cô có nói chúng cũng ít vào tai,chỉ đến khi đi học thêm chúng mới vỡ ra là quan trọng ntn.Rụng vài lần 1/2 điểm là con mất mấy điểm rồi.Đâu phải chúng dốt,vài pha thế là rụng môn lý.

Cái này mới ghét này: năm lớp 8 con em mới bắt đầu học môn hóa,chúng vẽ phương trình,có hiểu gì đâu được mấy tiết thì cô yêu cầu cân bằng phương trình,các bác biết ko hệ số của H2O lên đến 32.Có lần sờ thì cả tối cũng chẳng ra.Thế là em phải đọc lại cách cân bằng phương trình bằng hệ số cho nhận điện tử(oxi hóa khử) ở sách khác,dạy cho cu.Khà khà..mai đến lớp phương trình nào anh cũng chơi được hết.Hớn hở... Khởi đầu môn hóa anh thấy thú vị,hay, thế là ra sức tìm hiểu..mẹ còn chiêu nào học nhàn thế này ko,bày nốt cho con đi...

Đấy có học giỏi thì mới chịu học,thì mới tự giác.Các bác cũng nên hiểu cho các con như thế này: anh nông dân lao động chân tay,mà cũng chỉ làm lúc nhát,thích thì nói chuyện,hát giữa đồng ,tối về ba xoa hai đập lên giường sớm - anh trí thức đến hạn nộp báo cáo,hồ sơ thầu mặt bạc thức thâu đêm mất ngủ vì lo.
Còn con chúng ta triền miên hết năm này qua năm khác,ngồi thụ động không được nói cười, chỉ nghe và chép.Cũng không có quyền sáng tạo.Hôm nay KT hết chương thì mai sang chương mới,rồi lo sang môn khác,chẳng bao giờ hết.....Thì thử hỏi thằng nào tên là thích học,ham học.
Giáo khoa đã dở hơi,về đến sở thì Hà nội yêu cầu cao hơn,về đến trường thì trường điểm nên cần có thành tích cần phải tăng cường,cô cho bài nâng cao để ko làm được thì sợ ắt sẽ học thêm

Nói hết cả nhưng gì mình nghĩ rồi , đúng là cứ suy từ mình ra , cái gì mình làm không tốt thì không dám làm , nếu phải làm thì cũng không hứng lắm ---> con chưa chăm học chứng tỏ con học chưa tốt lắm ( tại sao chưa học tốt thì bố mẹ phải đầu tư nhiều thời gian tìm cho ra , rồi khắc phục , khắc phục đươc thì sẽ khỏi bệnh ngay )

Bạn của chồng mình có nhờ thuyết phục cho con họ đi du học , vì nói thế nào chúng cũng không chịu đi ( gia đình đang có đầy đủ mọi điều kiện mà ), mình định nói với họ là NN chúng kém lắm , nhưng rất ngại vì bố mẹ không tin vào sự thực đó ( tốt nghiệp 8điểm , 9 điểm NN sao kém được ) , rồi lại tự đề ra biện pháp khắc phục : cứ qua đấy rồi cũng học được hết !

Rõ chán , chả chịu hiểu con , làm gì mà chúng không nói cho biết chúng nghĩ gì .
Chúng tự biết sức mình , thà học ở nhà nhưng được ưỡn ngực cao đầu , còn hơn là mang tiếng đi du học cứ phải cúi cả ngày .

Đúng như Laida nói : cứ nói về cái sự giáo dục của VN là nóng hết cả người , càng nghĩ càng bức bối khó chịu , chả thay đổi được nên mình phải tìm cách ... đối phó để phù hợp với tiêu chuẩn giáo dục nước nhà !

Các bạn ở đây có một đièu may là con còn nhỏ , nếu mình quan tâm ngay từ đầu ,đặt sẵn đường cho tầu chạy , thì chỉ mất ít công sức , sau này khi có chạy lệch một chút thì kẽ ẩn là nó lại trở về vị trí cũ . Chứ cứ để thời gian công sức vào những việc khác quá lâu , mà quên mất con ,khi nhìn thấy nó chạy tít tận đâu , mới tìm cách cho nó vào vị trí cũ , thì ẩn , đủn kiểu gì , khi ấy lại bảo giống hệt bố nó ...nhà nội nhà nó .....
Mình rất tán thành ý kiến của Laida : đừng cho rằng mình bận ,mình phải thế này ,thế kia nên không có thời gian quan tâm tới con , những người tôi quen mà lúc nào cũng kêu ca bận lắm , nhưng lại thường xuyên bỏ ra cả ngày để buôn về chồng hay gia đình nhà chồng mà chả thấy nói gì đến con cả !
Chỉ đến khi nước sôi , lửa bỏng mới cuống lên , lúc đầy thì còn làm được gì !

Với môn văn thì bố cục bài văn em cho là quan trọng,tức là giới thiệu như thế nào cho ngắn gọn,để người đọc hiểu mình định trình bày cái gì(mở bài)
Thân bài gồm những gì thì gạch ra những ý nổi bật định trình bày,sau những ý đó nên có dẫn chứng thì người đọc mới dễ hiểu,nới về tác giả thì dẫn chứng của ông đó,minh họa những ý nổi bật mình định trình bày.

Thế này nhé khi em bàn về chuyện dạy con cái thì em phải cho VD mấy thằng cu,trên lớp chúng nó...giống với con các bác.Chứ em cứ bảo phải này phải nọ ko dẫn chứng thì khô hơn ngói,ko khác bài xã luận ai cũng biết,Đọc mà như chưa đọc.
Vậy với con nhà em, em chỉ yêu cầu diễn tả đủ những ý cần nêu,cố viết cho suôn sẻ.Chứ mình biết là con mình ko giỏi văn.Mà giỏi làm sao được khi cô dạy văn ko truyền cho con cái cảm thụ văn học,chỉ cho con vì sao nó lại tinh tế,óng ả.cảm nhận được thì nó mới viết được những dòng như thế chứ? Đi học thêm văn cô dạy bưng bài mẫu,cấu chỗ này dán chỗ nọ sao cho phải có những ý này nếu người ta hỏi cái này...
Chấm văn cũng chấm theo ý,rồi lập luận chắc chắn sắc sảo,lời văn mạch lạc thì điểm cao.
Vậy con bác có khiếu văn học thì hãy bồi dưỡng, tìm đúng thày cô có năng khiếu và sư phạm về môn văn ý,chứ GV trên lớp con học thì học thêm chỉ để điểm cao thôi.

Còn không theo nghiệp văn thì em cho VD thế này bác cứ hát đúng bản nhạc là biết hát rồi,kỹ thuật lấy hơi,luyến láy,ngân thì dành cho ca sĩ chuyên nghiệp bác ạ.

Sáng nay em ngã vào hàng sách hạ giá của tổng công ty sách 22b Hai Bà Trưng hà nội.Em mua được cuốn "200 bài thực nghiêm khoa học vui" của KS Phạmvăn Khiết. 200 trang cả bìa.giá chỉ bằng bát phở bình dân có thêm quẩy: 21k
Đọc và làm theo cuốn đó vài năm nữa thế nào các mẹ cũng mở topic :"Làm thế nào cho con ghét môn Lý"
Bác nào quan tâm thì mua cho con nhé!
Mình đã mua 3 tập Những thí nghiệm đơn giản (Sách màu NXB Kim đồng), cu bé nhà mình hì hụi thí nghiệm suốt, nó mê đến nỗi nghiên cứu quên cả học bài :Laughing:. Mẹ phải giấu bớt đi, khi nào ngoan mới mang ra nhử từng tập một.

Gửi meHuynh và những mẹ quan tâm-Sách lớp 4 cũng tương tự thôi tìm đúng NXB GD và đúng tên những tác giả đó là OK

1-Luyện giải toán 5 của Đỗ Đình Hoan ,Nguyễn Áng,Vũ văn Dương,Đỗ Trung Hiệu,Vũ Mai Hương.Giá tiền 14,5k.Cuốn này qui định theo tuần(em U.F.O nói là theo thời gian thực)Mẹ chỉ nhắc nhở ,kiểm tra con mỗi tuần làm theo sách đã hướng dẫn

2-Học giỏi toán 5 của nhà giáo ưu tú Vũ Dương Thụy,nguyễn Ngọc Hải,Vũ Thanh Hương,giá tiền:15,9k

3-Bài tập trắc nghiệm tiếng Viêt 5 của giáo sư tiến sỹ Lê Phương Nga,hoàng Thu Hà,giá 22k.Cuốn này qui định làm theo tuần,dễ kèm sát theo chương trình con đang học trên lớp.

4-Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt 5 của Trần Mạnh Hưởng và Lê Hữu Tỉnh giá 13,4k.

Các bác lưu ý tất cả các sách trên của nhà XBGD,rất chất lượng của chính những thày cô của thày cô giáo dạy con mình.Các bác khác muốn mua sách tham khảo cho các lớp học khác nên tìm các tác giả như em vừa giới thiệu và nhớ là của NXBGD.

Bạn ơi, theo mình thì chỉ mua những quyển giảm giá 50% ở đó thôi. Bạn muốn mua những cuốn sách văn học như vậy thì ra Đinh Lễ sẽ rẻ hơn đấy. Hôm trước mình mua "tôi tài giỏi và bạn cũng thế" có 75.000 thôi. Mình cũng mua một loạt truyện như "Bim trắng tai đen", "Tiếng gọi nơi hoang dã", "Không gia đình", "Cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer", .... được giảm tận 40% cơ.

Ngày xưa mình rất thích những sách văn học đó và mê mẩn suốt ngày, thậm chí bị ăn đòn vì tội đọc truyện nên bây giờ muốn đọc lại để làm mồi nhử con đọc. Mình thấy nếu mẹ đọc lại, và bình luận từng chi tiết trong truyện cùng con, giải thích cho con cái hay, cái đẹp và ý nghĩa của truyện thì con sẽ hào hứng đọc hơn. Mình rút ra kinh nghiệm đó vì mình mua "Ông già Khotabit" 2 năm liền, con chỉ đọc được khoảng 30 trang, bảo là rất thích nhưng cũng không đọc hết mà chỉ thích đoremon thôi. Khi mình đọc lại và kể cho con nghe một vài tình tiết buồn cười để mồi thì nó hào hứng đọc và thậm chí còn kể lại cho mẹ những chi tiết thú vị trong truyện đó.

Con bim trắng tai đen
- Những tấm lòng cao cả
- Cacxon trên mái nhà
- Bộ 3 chuyện Mít đặc
- Hoàng tử bé
- Cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer
- Đất rừng phương Nam
- Bầu trời trong quả trứng
- Góc sân và khoảng trời

Mình thích cách dậy con của laida , rất thực tế , rất mềm dẻo , thưởng phạt phân minh , vừa yêu thương , nghiêm khắc vừa khích lệ , động viên , vừa đủ uy để con phải sợ , nhưng vẫn tình cảm gần gũi làm bạn với con .

Nhân việc của nhà bạn thaihuonges tớ mới thấy từ hồi con lên cáp 2 là tớ lờ lờ các cô , nói gì thì nói VN đánh giá trinh học của con vẫn theo cảm tính , chỉ cân gia đình thân thân với thầy cô một chút là con sẽ được ưu ái hơn , điểm sẽ được nâng cao hơn , lỗi sẽ được bỏ qua nhiều hơn ............và kết quả là năm nào con cũng đạt giỏi cả ,nhưng đích cuối cùng là con thi hết cấp , thi tốt nghiêp ................và các loại thi khác thì con tẻo tèo teo , lúc ấy nghĩ lại mới thấy là mình hại mình hại con .

Thaihuonges : tớ nghĩ việc của bạn khó lắm vì nhiều lý do , tớ thì không thích đứa nào cả ngày ngồi vào bàn học mà kết quả lại chả đâu vào đâu ( sao gọi là chăm được -- con tớ là tớ bắt đứng dậy ,ngồi lắm lõm ghế chả để làm gì )
Có lẽ đầu tiên là bạn phải làm sao đấy để cháu bạn phải hỏi , mà vấn đề này thì khó do bạn chả phải người ruột thịt , nên nó cũng sợ nhiều điều VD như bị chê cười .....

Bằng linh à , con bạn làm vậy cũng là bình thường có điều chắc bạn bân nhiều việc nên đầu tư thời gian cho con hơi ít , bạn cứ từ từ thế nào chả đưa con đi đúng đường .

Con tớ hồi trước cũng hậm hực là sao nhà mình không như nhà bạn này bạn kia .... tớ nghe và ủng hộ luôn , ừ nhỉ sao lại không được như nhà bạn .......................cuối cùng tìm ra nguyên nhân là tại bố mẹ kém hơn bố mẹ bạn

----> nếu con không tài giỏi thì con con cũng sẽ ước như con đang ước !

sau đó bỏ qua , hôm sau lại tiếp ( nói liền môt lúc sẽ gây phản tác dụng ) ...........nhà A, B ...... lại ước đươc như nhà mình , bọn trẻ con cứ nhìn con , nhìn những đồ đạc con có mà ước ao ...
hay như nhà bác C , D giầu có hơn nhà mình nhưng con bác ý lại chả được như con , lúc nào cũng ước ao già mà đươc thay thế con .....
.................

Khi cảm thấy con có vẻ tự nhận thấy là mình là đứa trẻ rất may mắn và hạnh phúc rồi thì tớ sẽ có vài tiểu sảo nhỏ để con phải tự thừa nhận điều đó và bồi thêm

hay là mẹ đến đề nghị đổi con một năm cho con sướng như ý con nhé

Vậy là từ đấy con tớ không còn đòi được như bạn này bạn khác .

Đấy là chuyện của con tớ , bạn nên tùy con ban mà thêm mà bớt , mà lấy ví dụ cho thuyết phục , tớ tin thế nào cũng đưa cậu con trai về đúng vị trí . Có điều cần nhiều thời gian quan tâm hơn .

Tớ vẫn nhắc lại cảm nhận của tớ về những bà mẹ trẻ trên diễn đàn WTT là các mẹ quan tâm tới con cái rất ngược , càng lớn càng phải đầu tư nhiều thời gian tới con nhiều hơn thì các mẹ lại làm ngược lại .
Với lại dậy con được đồng thuận của cả 2 vợ chồng như nhà Laida thì thành công mỹ mãn .

Nghe chị nói với Bằng linh, em lại nhớ năm ngoái đi học về suốt ngày con hỏi mẹ: Mẹ ơi, sao mẹ không đưa con đi học bằng otô giống bạn NA? Và em đã phải dành hẳn 1 buổi chiều đến lớp đón con sớm, cho con chơi quanh ở sân trường, chỉ cho con xem bạn được bố mẹ đón bằng xe máy (có nhiều loại xe máy), otô, taxi, bạn được ông bà đón bằng xe đạp, có bạn còn được đón về, đi bộ. Rồi về cho con xem các loại phương tiện giao thông, giải thích cho con về quãng đường đi để dùng phương tiện gì,.... Và con hiểu với nhà mình thì đi xe máy là hợp nhất, và rồi chẳng khi nào con hỏi lại nữa. Thực ra con còn nhiều câu hỏi dạng so sánh này lắm nhưng em cứ giải thích cho con hiểu để con lựa chọn. Hihi, vì con em bé nên dễ lừa, chứ con lớn hơn rồi thì em không hiểu có thuyết phục nổi con hay không nữa.

năm nay cháu lớp 10 thì các môn cũng khó hơn trước nhiều, lượng bài vở cũng nhiều, mà có vẻ cháu nhà chị là học theo kiểu học thuộc chứ ko phải học hiểu. em thấy đối với những cháu như cháu nhà chị, thì vấn đề chắc ở cách học thôi. em xin mạn phép có vài ý kiến, chị thử áp dụng xem, biết đâu lại hiệu quả?
- đối với các môn học thuộc, chị đừng bắt cháu học đúng từng từ như sgk, mà cho cháu học theo kiểu gạch ý chính, chỉ ghi các từ quan trọng nhất, rồi đầu tiên thì nhìn vào những từ đó đọc lại nội dung, sau thì ko cần nhìn cũng thuộc được. với những môn như môn sử, địa... thì chị có thể cho cháu học theo kiểu kể chuyện, hình dung trong đầu, xem tình huống đó cháu sẽ làm thế nào. với môn văn thì chị mua một số tác phẩm văn học nổi tiếng để cháu tham khảo lúc rảnh rỗi. nghe có vẻ lâu nhưng cũng chỉ mất khoảng 15phút bài thôi.
- với môn tự nhiên thì khó hơn, sau mỗi buổi học chị cho cháu xem lại nội dung của bài, làm từ những bài dễ, bài trong sgk trước, rồi làm thêm sách tham khảo. có thể không làm nhiều, nhưng hiệu quả, để cháu hiểu được nội dung của bài. trong quá trình học, chị nhắc lại kiến thức cũ, cuối buổi cho cháu làm những bài liên quan đến công thức đó để cháu nhớ lâu hơn. mỗi ngày chị lại hỏi lại cháu xem cháu có nhớ, có hiểu không. khi cháu theo được nội dung trong sgk và sbt thì lúc đó mới làm bài nâng cao được. chị cũng đừng giải cho con mà hãy hướng dẫn từng bước, ví dụ để chứng minh bài này thì cần chứng minh những gì, làm bài theo kiểu từ dưới lên, thì các cháu sẽ có sự suy luận, liên kết giữa các bài với nhau.
nói chung khi dạy con học, em thấy cha mẹ đều phải có sự kiên nhẫn rất lớn, đối với các cháu mà học khó vào thì sự kiên nhẫn đấy còn lớn hơn rất nhiều, tốn rất nhiều thời gian. nhưng quan trọng là dạy con cách suy nghĩ, cách lập luận và tư duy thôi. à, chị cũng thử xem cháu nhà chị khi học liệu có tập trung ko? nếu cháu ko tập trung thì dù có học bao lâu cũng ko thể cải thiện được. em có 1 đứa cháu, hồi trước nó học em thì chả biết gì, nhưng học người khác thì rõ nhanh, về sau em mới biết nó ko thích học với người nhà, ko sợ nên không chịu học, trong giờ cứ để đầu óc đi đâu ý, nên giảng mãi mà không được.

Bạn Sanhnguyen ơi , đọc bài bạn viết , tớ có cảm giác là bạn muốn nhắc con một lần là con bạn phải nhớ mãi không quên ?

Con gái tớ nghe và làm theo ý tớ theo ý tớ 1 tuần là tớ thấy thành công lắm rồi , ( thế nên tớ mới bảo con càng lớn thì cha mẹ càng pải đầu tư thời gian cho con càng nhiều )

Hiện tại mới chỉ là việc học ,bạn đã buồn thế , bình tĩnh lại đi bạn , bạn có buồn thì con bạn cũng không vì thế mà chăm điên cuồng được , hoặc có thì cũng chỉ đối phó trong một thời gian ngắn thôi , cái chiêu buồn không thể dùng được lâu dài vừa ít tác dụng lại hại mình .

trước mắt bạn ngoài việc làm sao cho con học tốt những năm cuối cùng của cấp 3 , bạn còn phải đối mặt với các mối quan hệ của con , chỉ cần bạn sử lý sai lầm tí ti là bao công lao của bạn tan tành .

Chị Laida thân mến!
Em rất muốn đến nhà chị để nghe chị nói chuyện nhưng em rất ngại. Vì thời gian của chị thật quý, em xin phép chị lúc nào thấy thật cần thì chị cho em đến chị nhé.
Cách đây khoảng 2 tuần, tự nhiên con bé con 18 tháng tuổi nhà em đếm one, two, three...ten chị ạ. Cả nhà em cứ há miệng ra cười suốt cả buổi. Rồi khi nghe cũng đọc theo a,b,c.. bằng tiếng Anh nữa. Trộm vía, cháu nói sớm hơn thằng anh chị ạ. Bây giờ còn hát hò, đọc thơ, lại còn đòi mẹ đọc truyện cho nghe nữa.
Chị ạ, thật là nếu không có những chia sẻ của các chị thì em đến giờ chắc cạn vốn dạy con rồi.
Anh cu nhà em học tiếng Anh ở nhà chị T.. B, thấy các chị ý bảo cu này phản xạ nhanh, co giáo nói gì cũng đáp lại được luôn.
Em thấy đúng là cùng con học, cùng con chơi, con rất nghe lời, không cần quát mắng nhiều, giảm bao nhiêu stress - lợi đủ đường chị nhỉ.

Em xin trả lời mẹ giangdinhkhoi về vụ con đã biết giặt giũ, đi chợ như thế này .
Để con cái biết giúp đỡ bố mẹ , chồng biết chia sẻ việc gia đình nhà em không thuê người giúp việc , một phần nhà chật, kinh tế eo hẹp lại muốn tiết kiệm .
Nhà em hay giặt bằng tay những đồ mặc đi làm , khăn tay, khăn mặt , khi em giặt, con rất thích nghịch nước, được làm người lớn giống mẹ, và khi con đề nghị cho con giặt là em cho cháu một cái chậu nhỏ nhỏ ,chuyển khăn tay, khăn mặt cho cháu ngồi giặt giống mẹ, chuyện trò giả vờ là chúng ta đang ở trong tiệm giặt . Nàng khoái chí cười toe toét , vừa được nghịch nước, xà phòng thỏa chí lại được làm nhân viên của hãng giặt là . Rồi dần dần trình độ giặt giũ nâng cao hơn , con biết giặt quần đùi, quần chíp , những đồ mỏng mỏng của mình và quen , cho đến khi việc giặt gũ không còn xa lạ với con nữa thì mẹ giao rất dễ dàng, con còn giặt giầy vì thích đi đôi giầy trắng bong, hay cọ cho đôi dép không bị dính đất nữa
Chuyện đi chợ thì như thế này , lúc con nhỏ , vào ngày cuối tuần con và mẹ được nghỉ, buổi sáng mẹ dẫn con đi chợ, vừa để con biết chợ, ngắm rau củ quả ,cá mú, tôm cua các loại, trẻ con bọn chúng thích lắm , vừa để các bác bán hàng em hay mua quen cũng biết mặt , lâu dần con thuộc sơ đồ khu chợ, biết hàng rau, hàng thịt chỗ nào, cổng chợ chỗ nào , con phăm phăm đi trước dẫn đường . Em huấn luyện từ từ, ban dầu mẹ đứng ở hàng thịt bảo con ra hàng rau mẹ hay mua mua cho mẹ mớ rau muống , con cầm tiền đi mua rồi quay lại , rồi ngược lại đứng hàng rau lại bảo mua cho mẹ 3 lạng thịt nạc vai , bác bán hàng đã quen mặt nên lấy đúng giá, cân đủ và trả lại tiền thừa cho con còn thêm vài câu khen ngợi, con sướng . Đến lúc nâng độ độc lập cao hơn, em đứng ở cổng chợ bảo con mua mấy thứ mẹ ghi ở giấy đây , khoảng 3 thứ , mẹ chờ ở đây, con đi một lúc rồi trở về với cái làn đủ thứ cần mua . Rồi có lúc em đi chợ thiếu đồ, bảo con đạp xe ra chợ mua cho mẹ, con cũng dắt xe ra và đạp đi mua, kèm theo phần thưởng tự mua là bim bim cho mình với em . Nhà em cách khu chợ chừng 500 m, đi qua vài dãy nhà ngoắt ngoéo , nhưng là đường nội bộ nên ít ô tô thôi , lúc nhỏ em cũng hay dắt cháu đi chơi quanh quanh giới thiệu đường đi lối về cho con, thế là con thuộc đường ngang lối dọc , không bị lạc đường , nói đến địa điểm nào trong khu là con cũng biết .
Trước đây em có xem trên kênh Hà nội có thử nghiệm việc đi chợ ở các bé lên 3 tại Nhật, em thấy rất thích nên cũng mạnh dạn thử nghiệm và có những thành công nho nhỏ như vậy.

Em dạy con làm gì đều dựa trên việc con có ý thích muốn làm , trẻ con nó rất thích làm những việc mà người lớn làm . Em thường không sợ con làm hỏng , hay sợ con bẩn quần áo , nghịch nước thì ướt , em cứ để cho con nghịch nhưng luôn chú ý về thời gian và thường giao hẹn với con, con chơi đến khi kim dài chỉ đến số mấy này nhé , bạn ấy rất thích được báo trước như thế , con sẽ biết lúc nào là nên dừng vì con đã đồng ý như thế và không bao giờ con thất hứa ( vì được dạy không được thất hứa , đánh mất niềm tin ) , chỉ khi nào con muốn chơi thêm sẽ thương lượng là cho con thêm 5 phút nữa, mẹ đống ý và 5 phút sau bạn ấy tự dừng , chứ con đang chơi bộp phát bảo bạn ấy dừng lại thì nó chỉ có bướng làm theo ý thích thôi . Con nghịch mẹ kết hợp với việc dạy dỗ luôn nên con không cảm thấy là mình đang được dạy dỗ đâu, mà giống như hai người bạn đang thảo luận nên làm thế nào với việc này việc kia .
Lúc em rửa bát , con cứ thích đến gần xem mẹ làm , lúc nhỏ nó đặt ra rất nhiều câu hỏi rửa bát làm gì, tại sao rửa bát , cái chai này làm gì … hỏi liên tục,mẹ cứ vừa rửa bát vừa chuyện trò , lúc rửa cái bát riêng của con là em nhấn mạnh nhất , rằng thì là phải rửa bạn ấy thật là sạch mai bạn BK còn phải ăn cơm , thế con có muốn tự mình rửa bát của con không ? Tất nhiên là con quá thích rồi vì con cũng nghĩ chỉ là nghịch thôi mà , mẹ dạy tay cầm lưới rửa bát thế nào, ngoáy như thế nào, tráng như thế nào , sau sạch sẽ thì thích lắm , ngày mai lại tiếp diễn như thế . Con còn chưa cao bằng bồn rửa bát đâu , e bảo con mang thêm cái ghế con đứng lên cho cao, vừa tay với tới vòi rửa . Dần dần dụ con rửa thêm cái bát con của bố mẹ với em , con thấy cũng chẳng khó khăn gì , sau lại là bát đựng canh to, đĩa , tay con bé khó cầm em bảo con phải đặt bát xuống bồn vì bát nặng và trơn , và rửa từ từ . Khi thấy con thành thạo rồi em bảo con, bây giờ hai nhân viên nhà bếp chia nhau làm việc nhé , con rửa toàn bộ bát đĩa , mẹ rửa xoong , nồi , chảo , con cũng đồng ý,bảo mẹ đi vào đi , lúc nào con rửa xong thì mới đến lượt mẹ . Một thời gian như thế , thì em bảo bây giờ mẹ thấy con đúng là một nhân viên rửa bát rất cừ , con rửa luôn cả xoong nồi nhé , mẹ và con chia ra , con 2,4,6 mẹ 3,5,7 bố thì Chủ Nhật , con bảo vâng được , và cứ đúng lịch mà làm . Hôm mẹ ốm nhưng đúng phiên rửa bát, con bảo mẹ nghỉ đi để con rửa , tuy nhiên ngày mai em khoẻ lại là con lại bảo mẹ khoẻ rồi , mẹ phải rửa bù lại cho con , trời ạ .

Hiện giờ, tớ cũng đang phải uốn nắn công chúa út để con tham gia nhiều hơn vào công việc gia đình. Mẹ nó đừng sợ con làm sai hỏng. Trẻ con làm là phải sai hỏng vì chúng đang học mà. Nhà có gì quý giá, dễ hỏng, dễ vỡ thì mẹ nó cất đi. Để những thứ vừa vừa tiền ra dùng, nếu con rửa bát có đập vỡ cả mâm cũng không tiếc của quá. Mình mua hai cái máy hút bụi. Máy to cho anh dùng, máy nhỏ giao cho em. Hai anh em đi hút bụi khắp nhà. ban đầu thì cũng không sạch đâu (những chỗ nào cần làm kỹ, làm sạch, khó dọn thì đừng giao cho con làm. Con mình tự tổng vệ sinh phòng chúng nó 1 tuần 1 lần còn hàng ngày thì tự dọn dẹp trước khi đi ngủ. Phòng trẻ con mình để con tự sắp xếp. Chúng nó có cái logic riêng và sở thích riêng. Miễn sao là đạt yêu cầu trật tự, gọn gàng, mỗi khi cần cái gì là lập tức biết ở đâu để lấy và dùng xong lại cất vào đúng chỗ cũ). Mình không làm hộ con đâu, cho dù nhìn con làm thì cứ như bôi ra, sốt ruột vô cùng. Mình cũng không đánh giá thấp khả năng làm việc của bọn trẻ. Hai bạn nhà mình hôm nào lên cơn hăng hái có thể dọn sạch bách cả nhà mình. Mình chỉ giao việc vừa sức, ít một để con khỏi chán thôi.

Mình cũng muốn trao đổi thêm với các mẹ về thiên chức. Có lẽ, mình nhận thức điều này không đúng đắn nhưng mình không tự cho là mình có thiên chức liên quan đến tề gia nội trợ. Chính vì thế, mình không đặt vấn đề với chồng con là "làm giúp", "làm hộ" mình những việc như rửa bát, quét nhà, dọn dẹp hay chợ búa, cơm nước. Đấy chẳng qua là những việc trong gia đình, mọi người đều phải tham gia làm việc và giúp đỡ lẫn nhau. Khi con còn bé thì bố mẹ làm phần nhiều. Khi con lớn hơn thì con cùng tham gia nhiều hơn. Trong nhà mẹ hay nấu cơm vì mẹ nấu thường ngon hơn và mẹ thích dành nhiều thời gian cho việc nấu ăn hơn. Nhưng những khi mẹ vắng nhà thì bố cũng làm mọi việc như mẹ (có chăng là theo cách của bố chứ không phải là làm hộ mẹ). Từ cách nhìn như thế, con cái mình cũng thấy việc chúng tham gia làm việc nhà là việc tự nhiên. Con làm giỏi làm khéo, có trách nhiệm thì được mẹ khen chứ mẹ không cảm động quá thế khi con "giúp mẹ". Chắc là tớ cũng là loại "ác mẫu" nên khi thấy con làm được việc là mẹ nghỉ luôn, khỏi làm.

Có nhiều mẹ hỏi tớ làm thế nào để dạy con tính tập trung?
Không hiểu con các mẹ thế nào chứ với hai thằng nhà tớ ngay từ bé tớ đã dạy biết xem đồng hồ,sau đó cái gì tớ cũng khoán giờ.Chơi đến 9h30 thôi nhé sau đó dọn dẹp.Đến 9h45 là nằm im trên giường nhé...
Cứ như vậy cái gì tớ cũng khoán giờ.Lúc mới học thì thôi,khi thạo rồi là khoán.
Bài này 2' thôi nhé,trang toán này 5' thôi nhé...
Kết quả là con rất tập trung.Ban đầu còn phải dỗ cái này cái nọ,sau thành nếp rồi,làm nhanh lắm.

Có bạn hỏi tớ làm thế nào để thu xếp thời gian ,vì con phải học nhiều quá!
Thằng lớn nhà tớ hồi trước học ĐTĐ,học rất nặng nâng cao rất nhiều,đã thế tớ dốt lại cho con học song ngữ Pháp.Có nghiã là học đủ các môn bằng TPháp.
Vậy là ít nhất con học gấp đôi bạn khác,với chị họ học trường làng em học còn gấp 3.
Chính vì vậy tớ phải nhảy vào chống đỡ cùng con.Ko dám giao thêm bài,chỉ nghĩ sao cho con làm đủ bài cô ra,nhiều lắm mê tơi phiếu toán,TV,TPháp..vv

Các mẹ ơi ko lề mề thì ko là con trẻ.
Nhiều mục các mẹ bán than: con hư quá,ko tập trung,ko cẩn thận, ko chăm học,ko tự giác....
Vâng chúng nó là trẻ con chứ được hết những đức tính ấy thì là người lớn rồi.
Nhiều ông bố cũng ko đủ đức tính ấy đâu:Laughing:

Cha mẹ nên nghĩ cách dạy con,vì quá trình học tập để trưởng thành của con người là 18 năm cơ.
Vậy lỗi tại các mẹ ko chịu học cách dạy con mình ngoan hơn. biết nghe lời hơn.
Con tớ cũng có đầy đủ tính như con các mẹ,nhưng tớ khác các mẹ tớ nhận lỗi đó là do tớ chưa để tâm tới và sửa sai ,nắn con ngay.

Với vấn đề lề mề nhé!
Chơi tớ cũng khoán giờ,đúng giờ thưởng hậu hĩnh,sai giờ sẽ cảm thấy rất thiệt vì ko thưởng còn phạt nặng,vài lần là quen hết chẳng cần thưởng nữa.
Sáng lề mề tớ đi học muộn, tớ cóc chở đi học nữa vì tớ bảo tớ xấu hổ,cho con nghỉ luôn.Ko dễ như thế đâu nhé! Tớ bơm chơi sướng hơn, học làm quái gì tớ nuôi hẳn cho đến 10 tuổi rồi cho đi đánh giày về nộp tiền cho tớ, tớ nấu cơm cho ăn.Rồi tung đòn tâm lý....sẽ khổ sở ,rồi tự suy nghĩ...

Mai sẽ cóng đít đi học,rất khẩn trương.Một thằng khác hẳn.Lúc ấy bơm lên giời,cho con có niềm phấn khích vì hôm nay tiến bộ quá thể....

Vài chiêu vậy thôi con tớ rất ngoan,nên tớ lại càng yêu con hơn.Để con chơi một mình thấy có lỗi với con nên cùng chơi cùng học con lại càng ngoan hơn,chóng giỏi hơn.

Đừng nói là ko có thời gian cho con nhé! nếu muốn con ngoan và học giỏi!

Em áp dụng chiêu điểm thưởng của chị Laida, thấy rất hiệu quả trong việc khắc phục tính hay làm mất đồ của con nhưng với tính lề mề thì chưa hiệu quả lắm (có khi phải mất nhiều thời gian vì bệnh này hơi năng, lại tiến triển thành mãn tính mất rồi).:Laughing::Laughing::Laughing:

Hôm qua, em yêu cầu con làm toán, nếu xong trong vòng 30 phút, mẹ thưởng cho 1 điểm, tương đương 1000 đồng. Nếu không xong thì nghỉ nhé. Nó làm rất nhanh. 30 phút xong tận 2 đề. Em cộng luôn cho 2 điểm. Xong thấy vẫn còn nhiều thời gian mà mai con đi thi rồi. Em bảo con làm thêm 1 đề nữa. Nó giãy nảy lên bảo "Mẹ không giữ lời hứa, mẹ bảo chỉ làm 2 đề thôi cơ mà". Em bảo "Không, đây là đề thêm. Nếu con làm thì mẹ cộng thêm 1 điểm. Không thích thì thôi, cũng chẳng sao. Mẹ không ép con. Mẹ chỉ sợ mai con đi thi gặp dạng này con lại không làm được thì phí lắm. Thôi được, nếu con không thích thì sắp xếp sách vở đi ngủ cho sớm vậy". Cu cậu vội vàng "Không, con làm nốt". He he he. Thế là cu cậu bị lừa rồi.:Angel: Nó làm nhoằng phát xong, em cộng thêm cho 1 điểm nữa. Nó ngạc nhiên, không hiểu tại sao hôm nay mẹ hào phóng thế, sướng rơn, hý hửng ra mặt, có vẻ biết ơn mẹ lắm.

Em nghĩ ban đầu thì thưởng thoáng một chút cho cu cậu sướng. Về sau thắt chặt dần. Cái này em học của mẹ Laida, xin phép bản quyền của mẹ nó nhé.:Angel:

Con nhà em lề mề. lười học, ham chơi, hay cáu kỉnh, cằn nhằn khi không vừa ý nhưng được cái yêu mẹ. Em học tập mẹ Laida đánh vào tình thương mẹ của con. Một hôm, em giả vờ ốm, không dậy được, bảo con tự đánh răng rửa mặt, mặc quần áo đi học. Chờ con đi rồi, em đi làm và mang theo cuốn sổ y bạ. Đến cơ quan, em viết vào đó là bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, đau đầu, mất ngủ.... Để bệnh nhân khỏi bệnh, bác sĩ cho uống thuốc bổ, yêu cầu gia đình, người thân, cụ thể là chồng con không được làm cho mẹ buồn phiền, cáu kỉnh, lo lắng. rooling:rooling:rooling: Em mang về cho con đọc. Nó đọc xong không có phản ứng gì. Em hỏi "Con thấy thế nào?" Nó im lặng. Em hỏi "Có thương mẹ không? Có muốn mẹ khỏi bệnh không?" Nó bảo "có" nhưng cũng chẳng bày tỏ thái độ hay phản ứng gì hết. Em nghĩ chắc rồi nó cũng quên vì con em vô tâm lắm.

Mấy hôm sau, bố nó nhìn thấy đồ chơi của con trên giường, vứt xuống đất, em bực mình nói to "Bố phải nhắc con cất đồ đi chứ sao lại vứt xuống đất thế". Nó bảo "Bố chưa xem sổ y bạ của mẹ à?". Lúc đó em đã quên phắt chuyện sổ y bạ rồi, ngẩn người ra không hiểu con nói gì, một lúc sau mới nhớ ra. Từ hôm đó, mỗi lần con cáu kỉnh, lề mề, em lại lôi chuyện sổ y bạ ra thấy cũng cải thiện được phần nào.

Đó là một vài kinh nghiệm nhỏ của em. Con có nhiều tiến bộ nhưng về cơ bản thì vẫn lề mề lắm. Chắc còn phải huấn luyện dài dài. Các mẹ có thêm chiêu gì thì chia sẻ cho em học tập với nhé.

Thưởng của tớ là khoáy vào cái gì nó thích!
VD làm đủ các yêu cầu,đúng giờ: chơi 3 ván tú lơ khơ,cho con thắng cho sướng.Con vui mẹ cũng vui vì nó rất khẩn trương.

các mẹ khác: hoá ra có nhiều người cùng cảnh ngộ với mình thế. Nhưng đấy đúng là tình hình chung đấy các mẹ ạ. Đợt trước mình ở nước ngoài, đi họp phụ huynh thì đến hơn nửa phàn nàn với cô giáo là sao con mình nó chậm chạp thế. Hihi, nên đây chắc là vấn đề có tính toàn cầu rồi. Con bé nhà mình lúc bài vở ít thì không sao nhưng lúc bài vở nhiều nhiều một chút (gọi là nhiều nhưng thật ra nếu nó tập trung vào chỉ mất 1/2 số thời gian hiện nay thôi) thì cứ 10 rưỡi 11 giờ mới thấy xong. Mẹ nằm cho em ngủ mà cứ sôi hết cả tiết:mad: Gần đây mình phải áp dụng cách này:
- Trước khi học bài buổi tối mẹ phải cùng con dượt lại hết xem hôm nay khối lượng bài cần học cái gì, xem nhiều ít, khó dễ hay không. Với môn Toán thì cho con nhìn qua hết các bài, xem bài nào làm được ngay, bài nào cần thời gian nghĩ, bài nào dạng mới cần mẹ giảng để mình nhẩm tính thời gian và giao hẹn với cô nàng - thường là cho dư ra 15 phút. Với môn Văn thì hỏi ngay xem định làm theo dàn bài thế nào, cho nó hình dung trước đi. Tiếng Anh thì yêu cầu luôn con cần học từ, học đọc mấy lượt.
- Trong lúc con học vì mẹ phải trông em nữa nên thỉnh thoảng mới lượn lên xem tiến độ thế nào. Ai chứ cô nàng nhà này mà chỉ giao hẹn không thì chị ý chậm tiến độ là chuyện tất nhiên.
- Treo phần thưỏng là 30 phút ti vi hoặc internet hoặc đọc truyện hoặc là nói chuyện với mẹ (vì cô này lắm chuyện, nhưng hay bị mẹ không cho nói vì đã quá muộn rồi)
Mình mới có mấy cách đấy để cải thiện tình hình. Còn vẫn đang đau đầu xem làm thế nào để đẩy tốc độ của con vào buổi sáng, vì 7 giờ đi học, 6 rưỡi dậy, có 30 phút để thay quần áo, ăn sáng và đánh răng rửa mặt. Chả nhẽ bắt dậy sớm nữa thì tội quá. Các mẹ có cao kiến gì không? và các mẹ hay cho các anh chị Rùa này ăn sáng món gì đấy?

Con em cũng giống con các bác ở đây ở cái nết lề mề toàn tập (đi poop cũng phải 30' nếu không có sự nhắc nhở, réo gọi...). Em cũng áp dụng cách khoán giờ chơi, giờ học, thời gian làm bài... cụ tỉ như bác Laida chỉ dẫn. Và cũng đặt ra giải thưởng rất hấp dẫn như: học xong trước 8h30' thì được chơi gì gì đó mà nó thích..., thứ 7 thanh toán hết các phiếu bài tập thì cả CN được đi chơi ngoài trời, đi hiệu sách (cái này nó thích nhất)... Thấy cũng hiệu quả lắm. Nhưng chỉ khi có mẹ ở nhà để căn giờ thôi, còn mẹ không ở nhà thì mèo lại hoàn mèo: lại ngồi toilet đến nửa tiếng, lại giờ nọ làm việc kia ... Người gv không nói được (mặc dù nó rất lễ phép & nghe lời bà g/v trong những việc khác).

BS Hồ Hải nói... Dear Nặc Danh,
Bạn cứ làm gúc gù là ra chỗ Asia clinic của tớ ngay mà?
-------------------------

Dear All,
tối qua nói chuyện với thằng con về vụ cháu Cường. Con tớ nó bảo là ở Cornell University có cây cầu này bắt qua hồ Beebe rất thơ mộng. Nhưng năm nào cũng có vài sinh viên kể cả dân bản xứ Mỹ nhảy cầu tự tử vì áp lực học hành. Bây giờ cái cầu này phải xây lan cang cao để ngăn chặn tự tử của sinh viên. Nó bảo chuyện sinh viên VN du học hay các nước khác cũng vậy, áp lực nhiều, không chịu đi tư vấn tâm lý ở Health Center mà cứ chịu đựng một mình rồi xách súng bắn loạn và tự tử là chuyện cơm bữa ở các đại học Mỹ. Nó bảo học thì học ở Mỹ, nhưng làm việc thì nên sang Úc làm cho nó bớt căng thẳng và sống cho có chất lượng hơn.

Suy cho cùng, con người ta sinh ra đời ngắn ngủi lắm. Sống làm sao cho ra sống. Không hẳn vật chất là có thể lấp đầy mọi việc. Đời sống tinh thần quan trọng hơn nhiều. Người Việt đi vượt biển tìm miền đất hứa sau 1975 không chỉ vì đời sống vật chất thiếu thốn, mà chủ yếu là tinh thần họ bị nhốt trong địa ngục là chủ yếu phải hông?









































1 nhận xét:

  1. Em không nghĩ chăm học lại là tốt. Một con người quan trọng là biết nhận thức và có nề nếp. Chăm chỉ thì được, nhưng chăm học thì còn phải xem lại kẻo lại bị ngộ chữ. Như ở các nước phương Tây chương trình học không nhiều bằng các nước phương Đông, nhưng học đâu trúng đấy, không thừa kiến thức. Rèn luyện được thì tốt, nhưng mình có lời khuyên rằng các mẹ đừng nên ép con mình học làm gì.



    ------------------------------
    Cafe Starmoon: Dạy học pha chế cafe uy tín tại TPHCM hoặc Day hoc pha che cafe uy tin tai TPHCM

    Trả lờiXóa