Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Định hướng tương lai, giúp con tìm học bổng du học - phần 3

Em đang đọc một cuốn hay quá: Những vấn đề giáo dục hiện nay – quan điểm và giải pháp – NXB Tri thức 2008. Trích ra một ý trong bài em đang đọc:
Châm ngôn của giáo dục Nho học (Nho học nguyên thuỷ chứ không phải nền khoa cử hủ bại về sau) thật đơn giản mà thâm thuý: “Hưng ư Thi, lập ư Lễ, thành ư Nhạc”. Hiểu theo nghĩa hẹp, đó là ba bước học vấn: hưng khởi tâm hồn nhờ Kinh Thi, vững vàng khuôn phép nhờ Kinh Lễ, thành tựu nhờ Kinh Nhạc. Hiểu theo nghĩa rộng có lẽ ý vị hơn: trước hết phải yêu thích, rồi mới chịu khó rèn luyện, sau cùng mới đến chỗ hài hoà, sáng tạo.
(Bùi Văn Nam Sơn)
Maria Montessori nêu ý tưởng về “những giai đoạn nhạy cảm” của tuổi thiếu niên là những giai đoạn con người có khả năng tiếp thu cao nhất: “Óc biết tiếp thu vừa có nghĩa là năng lực học, vừa có nghĩa là tinh thần sẵn sàng học hỏi. Nếu không tận dụng được những cơ hội này, chúng sẽ mất đi mà không thể khôi phục lại được”. Sau giai đoạn “hưng ư Thi” ấy (“những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với những con người đầy say mê – thày cô giỏi – quan trọng hơn việc tham khảo những lý thuyết có sẵn”) mới là giai đoạn “định hình tinh thần trách nhiệm khoa học” (“lập ư Lễ”), nhưng đó cũng không phải là một “quá trình tuyến tính mà rất linh hoạt, phức tạp, đầy những bước đột phá, bùng nổ, thức tỉnh, những phát hiện mới, những biến đổi và tổng hợp. Tất cả sẽ đưa mỗi con người đến với đỉnh cao của quá trình tiến hoá, một quá trình thậm chí ta không thể đưa ra bất kỳ sự dự đoán nào về nó”. Bà viết tiếp về giai đoạn “thành ư Nhạc” này: “Phát triển sáng tạo kà một chuỗi nối tiếp, sự ra đời này tiếp nối sự ra đời khác. Nếu mục tiêu của loài người là tìm kiếm sự tiếp nối thực sự, thì nhiệm vụ của giáo dục phải là sự phát triển tiềm năng của con người”.

Bây h để đi nc ngoài(em nói bây h nhé chứ đến thời con cái thì chắc là còn dễ hơn nhiều), cái cần tất nhiên là ngoại ngữ(cái này thì cam đoan con cái chúng ta bây h hơn chúng ta ngày xưa rất nhiều, chỉ cần chúng ta quan tâm đúng đắn thì ko có gì phải ngại món này), còn lại các môn khác ko hề cần đến mức phải siêu sao, cái cần là khả năng sống và tư duy độc lập, bởi vì qua kinh nghiệm của bản thân và qua trao đổi với rất nhiều người khác đã từng học ở nc ngoài em rút ra được kinh nghiệm là học ở nước ngoài có cái còn khó hơn học rất nhiều đó là phải hòa nhập được với môi trường sống ở nc ngoài và có bản lĩnh sống độc lập mà cái này thì ko hề có tên trong bất cứ một quyển sách nào trong nền GD của VN. Các mẹ mong muốn con mình có được nền GD tốt nhất nhưng nền GD nào thì bố mẹ vẫn cứ là nền GD quan trọng nhất đối với con cái chứ đừng mơ cho con cái đi học nước ngoài, trang bị cho con những kiến thức tốt nhất còn có đi hay ko thì tùy thuộc vào nó chứ ko phụ thuộc vào mơ ước hay định hướng của bố mẹ từ lúc nó còn lẫm chẫm trong khi XH thì thay đổi từng ngày.

Các mẹ cứ quá lời! Em đã từng thi trượt Đại học,từng gặm nhấm nỗi buồn tê tái nhìn các bạn kéo valy ra đi.Các bạn ấy có hơn mình nhiều đâu,có chăng bố mẹ chúng coi chúng là bạn,quan tâm đến chúng hàng ngày,chúng là vàng ngọc của bố mẹ chúng.
Em hồi nhỏ lúc nào cũng nghĩ mình là súc vật vì em đâu có hiểu được câu : Thương cho roi cho vọt.
Hơn nửa cuộc đời em mới rút ra được: 30% thành công là do tư chất của con.30% môi trường,còn 40% còn lại là do cha mẹ.
Em chỉ có 30% tư chất đủ le lói sáng rồi chìm.
Thấu hiểu nỗi lòng trẻ con nên đối với con,em dốc lòng với chúng.Quả là phi thường các mẹ ạ.Đòi cho con học Pháp,sau lại xui học TAnh,rồi bày trò đi du học...
Thằng con em vẫn nghe và làm tới.
Chưa bao giờ bướng dù ở tuổi dở ương,Em cam đoan với các mẹ nếu dùng thức mệnh lệnh trẻ. con không nghe đâu.
Rất nhiều mẹ tâm sự với em là tính mẹ ấy rất nóng ngồi kèm con học là tạt luôn,con điểm kém là tức ko kiềm chế được.Em hỏi lại: Thế ra đường hàng cá chửi mình tức, mẹ nó có dám xông vào đánh không? Hay chỉ với con mình mới không nhịn được quát nạt nó!
Em nhiều lúc cũng tức hay giả vờ tức bắt con lên giường,nằm úp xuống,em bắt đầu cho con tự kể tội nói đủ ý,nêu được cách sửa chữa thì tha nhưng vẫn giả vờ là tức không thể kiềm chế được,mà đánh thì sót con quá,máu thịt mẹ đẻ ra ...nên mẹ sẽ quất vài phát xuống giường! Văn vở đấy nhưng nó vừa sợ lại vừa yêu mẹ hơn.
Sáng nào đến cổng trường cũng hỏi con : Yêu mẹ thì làm gì? Thằng con em trả lời: ngẩng cao đầu cho khỏi cận
Đấy em cứ kể hết suy nghĩ của em,chuyện trẻ con nhà em để các mẹ thấy dùng bạo lực khó giải quyết tận gốc vấn đề với trẻ con.
Em còn rất nhiều võ phỉnh phờ vờ vịt trẻ con.Lúc nào rảnh em lại kể tiếp.

Chỉ muốn nói với các mẹ : Em làm được như vậy,có suy nghĩ như vậy là em phải đánh đổi cả tuổi thơ của mình đấy các mẹ ạ.Chẳng có gì đáng ngưỡng mộ đâu.Nay chỉ muốn chia xẻ giúp các mẹ cùng các con chóng đến đích mà không phải trải qua những nỗi buồn giống em, thế thôi!

Với các con mình thì du học với chúng là tốt. Chúng có môi trường tốt về bạn bè, các đk học tốt, ăn uống hít thở chắc ko ô nhiễm độc hại ...(hàng ngày ăn gì mình cũng hay nghĩ ko biết họ tẩm ướp cái gì đây nhưng cũng phải ăn thôi). Ngoài ra du học học bổng còn rất khỏe cho mình về tài chính
Diễn đàn này vô cùng bố ích làm mình say mê luôn vì trúng tâm tưởng của mình và cũng muốn học tập,chia sẻ KN giúp bạn bè, nuôi 3 đứa con qua các "trào lưu" của GD VN cận đại và lại còn dạy học hơn chừng ấy năm, đúng là có nhiều KN và cả sai lầm nữa chứ. Công việc nuôi dạy con cái là việc của cả đời ấy nên cần thời gian để có trải nghiệm, ngay cả đọc cũng từ từ mới ngấm.Vậy nên các bạn mình có người ko có thời gian, có người cũng lười đọc nữa nên mình lại "soạn bài" tức là ghi lại bài nào, trang nào...cho các bạn ấy tìm cho nhanh

Mình nhận thấy một điều là các mẹ đầu tư rất nhiều cho con khi còn nhỏ và càng lớn thì lại càng ít đi , đáng lý ra thì phải ngược lại .

Khi con còn nhỏ , lừa con rất dễ , con lớn hơn - ca một bài hợp tình hợp lý , dẫn chứng sinh động là con sẽ nghe ,tự đi vào đường mình vạch sẵn .

Nhưng khi con 18 , 20 tuổi thì không làm thế được , vào tuổi này là lúc con bắt đầu suy nghĩ độc lập , một chút sai lầm là mấy chục năm trở nên vô ích .

Làm sao để biết được con nghĩ gì mà không cần con phải kể , làm sao nói được những suy nghĩ của mình cho con mà không cứng nhắc như là sự dạy bảo ....để con vẫn nghĩ là mẹ coi mình lớn rồi , độc lập rồi , tôn trọng mọi thứ riêng tư cá nhân của mình rồi ... khó lắm các bạn trẻ ạ .

Việc dậy con thật không đơn giản , không thể vội vàng và kéo dài rất lâu .

Đấy mới được khen mấy câu đã lại bi bô lạc đề rồi , ai chả thích khen và động viên ,tại sao một số phụ huynh lại không thích làm điều này với con mình nhỉ ( điển hình là ông xã nhà mình dù rất tự hào về con )

Chúc cả nhà mình nuôi con khỏe , dậy con ngoan , con học được tới đâu , động viên con tới đấy , dù con đạt được thành tích nào cũng vui vẻ .

Nếu các mẹ cứ để con phát triển tự nhiên,sống theo ý thích, ko phải rèn luyện phấn đấu gì hết thì một ngày kia lạc vào topic này nhìn tiêu đề như chuông ngân quay ra trách các mẹ ở đây gây áp lực,tội cho con quá.
Nhưng ngay từ bé ta đã dạy cho con biết:
- Tự hào vì mình là đứa trẻ ngoan.
-Nghĩ đến người khác
-Sống tự lập.
-Phải kiên nhẫn làm cả những gì mình không muốn.
-Tự giác ,biết công việc của mình.
-Tập trung,rồi sau biết cố gắng làm thật tốt việc mình đang làm.
-Luôn có ước mơ,biết lên kế hoạch để thực hiện ước mơ.

Có đủ những gạch đầu dòng trên thì du học bằng Học Bổng chỉ là chuyến tàu chở tới ước mơ thôi.Không phải là đích, và không thể gọi đấy là thành công của cuộc đời.
Tại sao nhiều bạn trẻ mơ ước du học bằng Học Bổng,vì những bạn ấy đã hoàn thành tốt công việc học tập,GD Việt Nam là tấm áo chật đối với các bạn ấy.Các bạn trẻ ấy đủ tự tin để mơ ước bay cao bay xa.

Tại sao em phải nói đến tự tin? vì rất nhiều bạn trẻ VN học rất giỏi thiếu thông tin nên không đủ tự tin vào bản thân mình,nghĩ du học là cái gì xa vời lắm,không chuẩn bị trước lúc cơ hội đến không tóm được,vài lần tuột tay là xa mãi.
Nay nhờ có nhiều diễn đàn giao lưu nhưng người cùng sở thích với nhau,nên có nhiều thông tin bổ ích giúp các bạn đi sau tới đích nhanh hơn.

Em vào diễn đàn buôn dưa thế này cũng để các mẹ biết du học bằng HB chẳng có gì khó khăn nếu ta dạy con chúng ta thật kỹ những gạch đầu dòng kia từ nhỏ,nếu ta quan tâm tới con ta thêm một chút.

Nhiều mẹ lạc vào đây thấy chúng ta ấu trĩ :sao lại cứ phải định hướng cho ra NN học,tại sao không dạy con thành công ngay trên mảnh đất này.
Lúc nào rảnh em sẽ mở topic cho con phát triển tự nhiên,học bình thường,lớn bộ đội phục viên hay tham gia tích cực các tổ chức Đoàn,Đảng...định hướng cho con làm địa chính xã,sau ngoi lên chủ tịch xã rồi đi học trường Đảng rồi lên tiếp...chỉ cần vài mảnh giãn dân là đủ mỡ nó rán nó,nhanh nhẹn một tẹo là thành công tột đỉnh Hy vọng các mẹ sẽ ủng hộ em ở topic đó.

Tâm sự thêm về việc thấm thía của em. Tốn tí đất nào của topic các bác thông cảm cho em.
Ngày bé, em vào loại học được. Cấp 1 các bạn cùng trường đua nhau thi vào trường chuyên, em thấy vậy cũng đua đòi xin thi. Ba em thẳng thừng từ chối. Có lẽ vì ba em thương em học trường chuyên đầu to mắt cận (cuối cùng em không đầu to mắt cận vì học mà lại đầu to mắt cận vì đọc..truyện ). Em hụt mất một vụ thử sức mình dù không biết có đỗ hay không nhưng vẫn tiếc.

Lên cấp 2 vì không chuyên chiếc gì nên theo đúng tuyến em học đúng trường, cũng lớp điểm học vẫn tốt nhưng không sâu vì em thấy chẳng học mấy em cũng vẫn có kết quả tốt vì không phải nâng cao gì cả. Trường tổ chức tham gia các buổi ngaoij khóa, phong trào, ba mẹ em không cho tham gia vì nghĩ mất thời giờ dù em luôn được thầy cô chiếu cố. Giờ nghĩ lại thấy tiếc vô cùng, khi các bạn học những đâu đâu thì mình lại vẫn dậm chân tại chỗ.

Lên cấp 3 lại đua đòi chúng bạn đòi thi trường điểm, lại lý do xa không quản lý được và lại đúng tuyến em cũng thi vào trường điểm của quận em không khó khăn gì lắm.

Và lên đến cấp 3 thì sự hẫng hụt về định hướng là rất lớn. Từ học sinh giỏi cấp 2 em bị tụt xuống học sinh trung bình. Vô cùng sốc nhưng đó là hệ quả của việc học không sâu ở cấp 2 và việc chán nản vì học không đúng trường mình thích.

Em lan man mất gần 2 năm. Đến cuối năm lớp 11, đầu lớp 12 em tỉnh ngộ, lao vào học như điên. Thi đại học đủ điểm đỗ 2 trường. Em muốn học trường thứ 2 nhưng lại một lý do xa quá không quản lý được. Em lại học trường thứ nhất. Vào học với tâm trạng không mấy vui vẻ. May mắn thay em học đại học không đến nỗi nào, nhưng em cũng vẫn không định hướng được mình sẽ là ai trong tương lai. Mọi thứ vẫn mờ nhạt.

Ba mẹ em là người tốt nhưng vì quá bận rộn lo kinh tế và nghĩ rằng con cái học được nên chủ quan không quan tâm xem con mong muốn gì nên đâm ra làm con cái hụt nhiều cơ hội.

Nhiều khi sự định hướng hoặc thậm chí đơn giản hơn là sự chấp thuận cho con được làm theo mơ ước là rất quan trọng. Hoặc là mở ra một cánh cửa mới cho con hoặc là có thể đã đóng mất cánh cửa phù hợp đối với con cái mình. Và quan trọng luôn nên tin con mình làm được gì chứ không phải sợ con không làm được gì.

Bởi vậy em thấm thía vô cùng. Đối với các con gái em, em luôn mở mọi cánh cửa (tính đến thời điểm này thôi ạ, vì em chưa biết tương lai em có thay đổi không ). Con thấy phù hợp với điều gì em sẵn sàng cho con thử thách.

Nên vớ được topic định hướng này, em như vớ được vàng. Em lại cảm ơn các bác lần nữa. Vô cùng cảm ơn.


Để em kể các mẹ nghe chuyện này. Em có đứa bạn, kém em 1 khóa, sang Liên Xô theo học bổng nhà nước, đến năm thứ 3 ĐH đã tự vận động chuyển thành học bổng sang Bỉ, bằng ĐH Bỉ, Thạc Sĩ, PhD tại Bỉ luôn, rồi thành công dân Bỉ. Cái thời em phong trào du học có khi còn rầm rộ hơn bây giờ, là hy vọng, là sự được hay mất của biết bao gia đình. Cái thời đi lại còn quá khó khăn, việc bạn em chuyển từ Đông Âu sang Tây Âu là sự ngưỡng mộ của bất kỳ ai quen biết. 3 năm trước, em có dịp sang tận nơi thăm và chứng kiến, sau khi kết thúc PhD, bạn em còn làm thêm bằng MBA và vô số các khóa học nhỏ khác. Cái hay là lúc nào cũng kiếm được học bổng, để tồn tại và để ... học. Khi gặp em, cậu ấy mắt lại sáng long lanh, chị ơi, em chắc sẽ chuyển sang ngành công nghệ thông tin chị ạ, chắc chắn sẽ dễ kiếm việc hơn!!! Em gặp ông giáo sư, bạn thân của cậu bạn, ông ấy nói với em là bạn em học rất giỏi, ngành nào cũng giỏi, thông minh lắm, vấn đề ở chỗ... cậu ấy chỉ có thể học được thôi, nhưng ko đi làm được. Cứ 2-3 tháng là mất việc. Túm lại là suy cho cùng thì học như thế cũng chả giải quyết được vấn đề gì. Mà sống cực khổ lắm chứ, mức học bổng để tiêu (>800euro) bao giờ cũng thấp hơn mức trợ cấp thất nghiệp (~1200euro), người ở nhà nhiều khi ko hiểu, ko thông cảm được, cứ nghĩ đi Tây là phải oách lắm.

Lại 1 đứa khác, chỉ đỗ ĐH trong nước thôi, cũng học BK giống em mẹ Laida. Đau đớn lắm chứ khi chứng kiến bạn bè lũ lượt ra đi. Nhưng rồi ra trường, vào viện CNTT, 2-3 năm sau thì sang Mỹ làm thẳng PhD, rồi ở lại giảng dạy luôn đến giờ, lương tháng 100K/năm.

Thế nên con mẹ nào lấy được học bổng như con mẹ Laida, em xin nhiệt liệt chúc mừng, nhưng con nào chưa có được cơ hội, hãy luôn nhớ rằng "Trong muôn vàn gian khó, vẫn còn đó những cơ hội" (câu này em lại mượn của 1 bác em rất hâm mộ thuộc diễn đàn khác) và cũng không biết cơ hội nào lớn hơn cơ hội nào nhé. Chỉ có thời gian mới trả lời được. Mà cơ hội đây em cũng chỉ bàn đến cơ hội liên quan đến du học, thành công ở nhà ko qua du học thì vô cùng, em thiết nghĩ chả nên đưa vào, làm loãng topic của các mẹ.

Nhưng tựu chung em đều thấy là dù là nói về nên hay không nên về việc du học thì điều mà topic nói đến nhiều nhất vẫn là sự định hướng và đồng hành của bố mẹ cùng con cái là quan trọng nhất trong việc nuôi dạy con nên người, giúp con thành người có thể sống tốt trong mọi hoàn cảnh. :)

Mẹ Laida chuẩn bị hành lý cho con (cả thể chất lẫn tinh thần) từ thủa bé để dẫn tới thành công (du học nói riêng và cuộc sống nói chung).

Menoitro thì chuẩn bị tư tưởng cho con cũng từ bé là biết đối đầu với thất bại để tìm thành công khác nếu như đích thành công đầu tiên chưa đạt được.


Như vậy là chúng em đã có được những ý kiến quý báu về việc định hướng như thế nào và nếu định hướng chẳng may không được như mong muốn thì dạy con đối đầu thế nào.

ah, thêm một ý nữa ạ. Em nhận thấy trường hợp du học sinh mà chỉ biết học chứ không thể đi làm được như menoitro đã nêu thường rơi vào trường hợp du học sinh đó đã học hết phổ thông trong nước và du học ở bậc đại học. Có thể vì quen kiểu luyện gà nòi như ở tại Vn nên học sẽ dễ hơn là đi làm.:)

Cái chính là bác này chỉ thiên về học "bác học" chứ không phải học về "thợ" rồi. Tụi tây nó tuyển người không nhìn vào bằng cấp cao, công việc tương ứng với trình độ. Chứ trình độ cao mà làm việc thấp thì nó tính không hiệu quả, lãng phí.

Không biết các bác nghĩ sao chứ em thấm nhuần lắm rồi. Em nhận được đề nghị làm staff cho trường Pháp (điều kiện cực kỳ OK vào thời buổi đó) đúng lúc đó cái học bổng của CP Pháp rơi vào đầu sau bao ngày chờ đợi tưởng teo rồi. Em có nói chuyện với ông HT trường thì bác ấy đại loại có nói là nếu mày học Master thì khi làm cho các DN rất khó nếu trưng cái bằng đó ra (ối trời bác ấy còn biết mình có HB trước cả mình). Sau nhiều người nói làm em quyết định đi học Master ở nước ngoài cho mở mang đầu óc. Theo xu hướng của các bác tiền bối phía trước là xin tiếp học bổng làm TS, chắc em học dốt nên mãi mà ko xin được HB. Bối rối trăm đường vì vừa làm vừa học thì chít, mất mấy năm đấy chứ!
ông thầy hướng dẫn em bẩu nếu làm TS thì sau này tốt nhất là phải làm thầy và làm ở các trường ĐH hay viện nghiên cứu của VN, chứ xong không dùng đến vì phí phạm vì nó là nghiên cứu lý thuyết. Chứ định làm xong rồi ở đây thì cũng khó tìm được việc vì các bác đấy quan niệm học nhiều mà thiên về research thì khó mà xin được ở các doanh nghiệp, mà cái ngành em học thì thừa nhan nhản ở đây, chứ đang còn hot ở VN. Tốt nhất nên về VN xin làm GV đi cái đã, khi nào ổn định xong thì làm TS lúc nào cũng được, quay sang làm tiếp với bác ấy. Mà ông thầy của em thì có tiếng trong lĩnh vực này nhé. Khe khe em về VN lê lết gần hết các trường ở HN, nhờ vả , chạy chọt từ hiệu trường, hiệu phó đều OK nhưng đến khoa người ta cũng từ chối vì lý do nhiều GV nữ rồi, không nhận nữa. Mãi sau này em biết là chỗ đó dành cho con em giáo viên trong trường, cũng con gái mà trình độ thì , toàn người quen cả.
Sau cái đợt đó thì em tịt hẳn cái vụ xin GV và làm TS, chỉ tập trung đi cày cuốc và kiếm cách buộc chân bác trai thôi. Em chán cái cơ chế xin cho trong làm giáo dục (giờ em mới bắt đầu đặt chân vào tìm trường cho con), chán cảnh con mình sau này mà rơi vào các bác giáo viên đấy (he he các bác GV giỏi đại xá nếu em phạm húy, đừng ném đá em ạ), học các bác đấy chắc con em lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn của GD, tư duy không đổi mới, kiến thức không vững vàng thì không thể kích thích sinh viên.
Bên ngoại nhà em các bác ấy cũng cho con ra học nước ngoài cho nó đỡ khổ, và tránh nạn kẹt xe cộ. Từ bản thân em nên em rất mong con tìm được học bổng ra nước ngoài học để con có cơ hội phát triển toàn diện.

Mình thì đã xác định với bản thân và con nữa là bằng cấp không quan trọng, nhưng tối thiểu cũng có bằng đại học. Quan trọng nhất là ít nhất tới năm 40 tuổi đạt được "tự do tài chính", sống theo ý thích của mình và chỉ làm những gì mình thích.

To mẹ Kít:
rvcentre.edu.vn
CS1: 86 Phạm Ngọc Thạch-, Đống Đa - Tel: 5728796/99
CS2: Biệt thự 5, Lô 14 Lê Đức Thọ, Từ Liêm - Tel: 7870880

Toán bằng TA kô khó,các buổi cũng chỉ dạy khái niệm từ này .. mà cái đó có hết trong cuốn từ điển toán tối thiểu rồi.Kiến thức toán thì dễ hơn toán của VN cùng lứa tuổi.
Kinh nghiệm tớ là dùng cuốn từ điển ấy và cuốn toán bằng TA của Sing trình độ con thi vào mà cày,trong quá trình đó sẽ phát hiện có những kiến thức VN chưa học mình sẽ bổ xung,sau thạo rồi tự thi liên tục bấm giờ tự chấm theo barem cho sẵn.Nâng dần lên 100% Học kiểu đó cầm chắc đỗ về môn toán.

Trước đây tớ cũng đi nghe ngóng chán rồi,cũng lê la ở các diễn đàn biết KNo của người đi trước để con khỏi mất thì giờ.
Cuốn từ điển tớ nhờ cô bạn mua của vợ VKT, vừa rồi cop giúp nhiều bạn đấy!
Con gái cô bạn ấy tớ xui học để thi sang Sing từ 3 năm trước thì cũng học nhưng cũng cứ dòm dòm.Hôm rồi báo đỗ vào trường NUS kì tháng 3 vừa rồi, tớ hỏi có đi không? Có chứ! Sao hôm trước nghe có vẻ ko thích du lắm? Àh vì ko dám nghĩ là có thể đỗ được vào NUS

mình vẫn giữ quan điểm cho riêng mình là phải giáo dục con từ nhỏ, khi con đã vào nếp rồi thì nói thật, trong quá trình học, giữa mẹ và con sẽ là trao đổi thôi, mình chẳng phải bơm gì nhưng con vẫn vào nếp và chăm chỉ học, có ý thức.
Khi con mình đi học lớp 1, hàng tháng nhà trường đều có thông báo nộp tiền học bán trú hay các khoản khác, mình chỉ nộp 1 lần đầu tiên; sau đó trở đi, mình đề nghị con tự nộp theo phương thức: Mình đưa cho con 1 cái phong bì, đề nghị con kẻ ra khoảng 7 đến 10 dòng trên mặt trước, mỗi lần nộp tiền con ghi rõ nội dung, số tiền và đem đến trường nộp, cô nhận và ký vào bên cạnh dòng con ghi. Về nhà, con lại cất phong bì đó đi dùng tiếp cho lần sau. Cả năm học, con mình chỉ dùng hết 2 cái phong bì và được cháu giữ rất cẩn thận. Qua việc này, mình thấy, con có được sự cẩn thận, tiết kiệm và tự lập. Không phải mẹ thiếu phong bì hay không có thời gian đi nộp tiền cho con mà mình muốn rèn con sự tự tin, mạnh mẽ, tự làm những việc có thể.
Như một lần mình đã trao đổi, mình đề nghị con lập thời khoá biểu cho mỗi tuần; Trên thực tế, không phải danh mục việc nào trong thời gian biểu con cũng yêu thích làm đâu, mình theo dõi thấy con biểu tỏ thái độ bằng cách cái ghi mặt cười chú thích chữ Happy bên cạnh, cái vẽ mặt buồn ghi thêm chữ sad, rồi crying .. đủ cả. Mình liền thay đổi kế hoạch, tuần nào con lên thời gian biểu quá ít thì mẹ giao tăng cho đủ, cái nào con ngại làm thì mẹ chú trọng vào cái đó thưởng nhiều. Phần thưởng cho con mình cũng phải loay hoay nghĩ để con không dễ có được phần thưởng nhưng đích đáng và bằng hiện vật không bằng tiền như sách, đồ chơi lego, búc bê babie. Lúc đầu, những việc con không thích nhưng con làm vì có phần thưởng nhiều, qua thời gian, con vượt qua khỏi bỡ ngỡ và khó trở nên thuần thục thì con lại thấy happy

Trước đây khi tớ sinh cu thứ 2,tớ có bác giúp việc,nhưng tớ cũng nói ngay với con lớn:"vì hoàn cảnh bác ấy phải bỏ con bác ấy ở quê ra nhà mình bế em,con bác ấy bằng đúng tuổi con.Mẹ yêu cầu con vẫn làm các công việc của con nhé" Thằng cu lớn nghe ngay,rất lễ phép với bác ấy,không bao giờ coi bác ấy là người giúp việc.Ko ỷ lại.Đến hè tớ có đón con trai bác ấy ra nhà tớ ở 1 tuần với thằng lớn nhà tớ...Đấy là dạy con nghĩ đến người khác...

Rồi khi bác ấy về,tớ bảo con làm giúp mẹ như lau cầu thang,hút bụi lau nhà... trông rửa cho em khi mẹ đi vắng thì mẹ ko phải chi tiền thuê người làm mẹ sẽ mua cho con thêm sách nhé.
Tớ bơm số tiền thuê người lên,con tớ sót quá,đồng ý ngay.

Anh cu vẫn chểnh mảng chứ nào đã chăm chỉ ngay,mẹ nhắc thì mới làm ...thế là tốt rồi.Thỉnh thoảng tớ ra vẻ thương nó bận học, làm phần của nó,rồi rên mỏi với nhiều việc..thế là nó giằng lấy làm nốt.Đạt yêu cầu rồi
Tóm lại phải dạy nó thương người,thương mẹ nó bận, em nó bẩn ko ai rửa,thương bố nó chỉ biết kiếm tiền nuôi nó....

Sau đấy tớ bảo: con đã rất cố gắng học,làm việc nhà đỡ mẹ,tiết kiệm được tiền nên mẹ sẽ tìm trại hè đăng kí cho con đi 1 tuần nhé.
Nó chưa biết đi trại hè là ntn nhưng sẽ được thay đổi không khí là thích rồi,chỉ mong đến ngày đi vì tớ đóng tiền trước 2 tháng.
Bao nhiêu vấn đề khi xa nhà? chẳng có gì hết,con sẽ tự làm mẹ ạ! nói được thế là tốt rồi.

Tớ dạy dúng ướt quần áo,rồi hòa xà phòng vào nước nóng đánh tan, vò quần áo,dũ thế là xong.
Bọn con nhà giàu không biết giặt sẽ phải thuê 50k/1 cái.Nếu chúng thuê con cứ giặt thu tiền cho mẹ, không có gì là xấu thằng con tớ hớn hở giặt đồ tập dượt..

Đấy có động cơ là đi trại hè,sau lại giặt ra tiền nên khoái chí...mơ về ngày đi mà giặt quần áo
Đi trại nó giặt cho con nhà khác thật: con ko thu tiền,bọn đấy bé hơn con mà,nhưng con cho phép mình uống sữa chúng nó mời vì con đã giặt quần áo giúp chúng nó..Rất sòng phẳng.Đỡ tiền mẹ cho mua sữa.Trẻ con ngộ nhỉ.

Me2girl có để ý ở Đà Lạt người ta đặt cái mô đất cao là đồi thông hai mộ,cái hồ như vũng trâu đầm là Hồ than thở,trông còn xấu hơn cả hồ Thủ lệ nhà mình...rồi thung lũng Tình Yêu ơ...thêu dệt vào đấy các truyền thuyết,sự tích để bất cứ ai đến đó cũng muốn ghé thăm..

Trẻ con nhà mình y như thế,làm có động cơ riêng.Mình cũng gán cho nó mục đích,thổi hồn vào các việc nhà : gói,và pha nước mắm nem rất cần cho buổi liên hoan món Việt.Con tớ sung sướng bóc tỏi pha đường dấm...và rất thạo
Học giỏi để được du ăn toàn món Bắp phê,đi sang nước khác cắm trại,được ở kí túc xá...nên cứ phấn đấu..tạm thời thế cái đã sau sẽ chỉnh dần quĩ đạo bay: là sẽ khổ lắm,nhớ nhà lắm...cái đó là công đoạn sau...Còn bây giờ muốn đi thì phải tự lo được cho bản thân mình....giặt quần áo bằng tay...biết tự lên và thực hiện các kế hoạch...

Sau quen cháu sẽ không ngại làm nữa.Khi nó về nhà vẫn làm việc nhà lau cầu thang,nhặt rau đặt cơm dù bên kia nó ko phải làm gì hết.Có người làm giúp.

Một năm nay, kể từ khi cu nhà em vào lớp 1, em đã lặn ngụp trong mảng giáo dục, định hướng này và hôm nay em xin báo cáo chút kết quả cùng các mẹ.

Như nhiều mẹ khác có con học lớp 1, học kỳ 1 lớp 1 tối nào cu con nhà em và bố mẹ cũng đều đánh vật với nhau đến 10 -11 giờ tối, quát tháo om sòm đủ cả, nhưng con cũng không tiến bộ là bao mà chủ yếu không khí trong nhà lúc nào cũng căng thẳng, con luôn luôn lo lắng. Giữa học kỳ 1 kết quả thi: toán 6, tiếng việt 9.

Học tập các mẹ, đặc biệt là bác Laida em đã dùng phương thức thưởng điểm hàng tuần và khen ngợi. Cháu đã gia sức cố gắng để 1 tuần đạt được 100 điểm và được thưởng quà (vì thời gian đó mới học trong phạm vi 10, nên được 100 điểm là thích lắm, còn thích hơn cả quà). Kết quả thi cuối học kỳ 1: toán 10, tiếng việt 9.

Tết ra em bị ốm, phải cách ly con nên không kèm được, bố cháu kèm không sát sao, hơn nữa bố thì luôn nóng tính nên kết quả có sút đi. Gần thi giữa kỳ 2 em lại dùng phương thức của bác Laida, đưa ra các món quà hấp dẫn tô tô vẽ vẽ để con mơ mà đạt được. Con lại lấy được tinh thần háo hức học tiếp. Kết quả giữa kỳ 2: toán 10 tiếng việt 9.

Thấy con có tinh thần học em lại dùng phương thức bấm giờ học tất cả các môn để con có thời gian được chơi. Đôi lúc em thấy con cộng trừ vẫn chậm vì vậy em dùng ngay bộ cờ đôminô, mỗi quân cờ gồm 2 phần VD: 4:6 em bấm giờ để con cộng hết từng quân trong bộ đó xem hết bao nhiêu phút, ban đầu cu cậu cộng có vẻ chậm, em động viên con, cu cậu lại cộng nhiều lần tiếp và sau đó đạt đến 0 phút 45 giây, 37 giây là cu cậu sướng lắm (vì tham gia thi Vyolimpic có bạn đạt 0 phút ... giây là cu cậu thèm được như vậy lắm). Gần đến ngày thi học kỳ 2, em viết ra mục đích để đạt được là một chuyến du lịch hè Đồ Sơn và học bơi, em lại tô tô vẽ vẽ như bác Laida, vì trẻ con bao giờ cũng thích nước mà con nhà em thấy đứa trẻ khác có thể bơi được, mình không biết bơi là thèm lắm. Cu cậu lại gia sức cố gắng, khi thi về bảo mẹ là bài dễ lắm, dễ hơn của mẹ, nhưng cô chấm đắt toán 9, tiếng việt 10, chỉ sợ không đạt được mục tiêu thôi.

Đến nhà bà ngoại cu cậu bảo bà hè này cháu bận lắm, cháu phải đi bơi, cháu đi Đồ Sơn để xây lâu đài cát, ăn cua, tắm biển,... nhiều việc lắm bà ạ.

Em rút ra được kinh nghiệm rằng dạy với phương hướng này con rất yêu mẹ, chỉ mong một ngày chóng hết để tối về nhìn thấy mẹ, nói chuyện với mẹ, con có ý thức học hơn (mặc dù hiện kết quả học của cu con mới ở trình độ theo kịp bạn bè trong lớp thôi, chưa nâng cao gì) và con cũng biết giúp mẹ nhiều hơn. Điều quan trọng như bác Laida đã nói là mẹ phải học trước đã sau đó định ra đường hướng để con đi.

Bây giờ em cũng mong mỏi lắm một ngày nào đó con đường con đi sẽ rộng hơn.

Em rút ra được kinh nghiệm rằng dạy với phương hướng này con rất yêu mẹ, chỉ mong một ngày chóng hết để tối về nhìn thấy mẹ, nói chuyện với mẹ, con có ý thức học hơn Đúng rồi ,sung sướng gì hơn thế,bản thân mẹ cũng thấy ngày càng yêu con,những lời nó nói ngộ nghĩnh hơn chứ kho phải nhảm nhí như trước mình vẫn nghĩ.
Mẹ sẽ hiểu rõ nhưng khó khăn con đang gặp,tác động bằng những chuyện rất bình thường hằng ngày diễn ra quanh con để con tự đưa ra cách giải quyết đúng.

Ngay lúc ấy thì nó hồ hởi phấn khởi và có những hiệu quả tốt nhưng ko hiểu sao chỉ ít ngày sau là nó lại xẹp xuống 1 cách nhanh chóng.
Cái này là mẹ phải học rồi,trẻ con giống quả bóng,lúc xịt lại BƠM.Và bơm như thế nào cho hiệu quả thì mẹ phải sáng tác.
Hai bạn thấy không,kết quả bao cha mẹ mơ ước là có đứa con ngoan biết nghe lời,yêu mẹ biết việc mình nhẫn nại phải làm để được thành quả ...thì nay đang dần có.
Đó là rèn luyện đấy.Mẹ biết chìa khóa rồi thì cứ thế phát huy,cải tiến bước này thành công thì nghĩ sang bước tiếp rèn con cái gì...
Khi con hoàn thiện thì mình đánh giá đúng khả năng để định hướng cho con,chỉ cho con tới mơ ước lớn hơn...
Có nhiều mẹ gọi điện tâm sự với em,con học giỏi nhưng chẳng mơ ước gì... Vậy thì khác gì ra đường thấy người ta đi mình cũng đi, còn đi về đâu mình cũng chưa biết...thế có hoài phí không?
Khi con em thi đỗ HB nếu như nhà khác em cho con xả hơi,đằng nào chả sang kia học mà...
Không đâu,em cho cháu vào ACET lúc 13 tuổi học sinh nhí nhất ở đấy.Học cùng với các anh chị tổng hợp,bách khoa,ngoại thương đang cố cày TA để tìm đường bôn tẩu.
Ở đó cháu thấy toàn những anh chị có thành tích cao phấn đấu cật lực để giành lấy vài chục phần trăm tiền học phí...Nó mới thấy nó may mắn như thế nào khi mẹ nó định hướng sớm cho nó.
Và nó cũng thấy nhiều mũi tên cũng chĩa về một hướng ...ra Nội bài.
Chứ để phát triển tự nhiên như cây cỏ,đến lúc hết cấp 3 tuy học giỏi nhưng dửng dưng chẳng biết mình muốn gì, mơ ước gì...

Em luôn dúi con em vào môi trường hơn hẳn nó,để nó luôn phải đi kiễng chân,luôn đặt mục tiêu đuổi kịp rồi tính vượt...
Cái đó cũng là rèn luyện thôi,chứ bố mẹ kém nên cũng ko hướng con làm giàu.Chỉ mong con là người bình thường ,được sống trong môi trường dân chủ văn minh theo đúng nghĩa,được làm người tốt và luôn gặp người tốt.Không dám mong hơn.

Nên coi chuyến du lịch Singapore cũng là 1 trong kế hoạch đó vì phải tăng cường tiếng Anh này, tìm hiểu lịch sử phát triển của Sing ( ở thư viện trường mình thấy có 1 quyển sách dày có bìa cứng có cả ảnh ...rất hay mà quên mất tựa đề), book vé và hotel trên mạng này( vé đang rẻ lắm phải mua trước đi), xem Google Earth (xem hình ảnh các trường như ASC,NJC,NUS...), xem bản đồ xe điện ngầm, tìm lịch trình trên bus,tàu điện ngầm, tự thiết kế tour...hướng dẫn cho nó tự làm. Ôi nghĩ thế đã thấy háo hức rồi. Cách đây 2 năm mình đã cho con trai đi Sing như thế, giờ vẫn còn thấy thích. Anh chàng càng hăng hái học rồi trúng A*Star bây giờ đang học bên đó. Còn nếu ko du học thì cũng là 1 dịp học hỏi được rất nhiều.
- Nếu đi Sing thì liên hệ với mẹ nào có con đang học bên đó để nhờ cháu nó xin vào trường tham quan thì rất tuyệt chứ đăng kí 1 tour du học hè thì đắt lắm.

Câu bạn hỏi:
Em không biết là ở tuổi này, lớp này em cần học những sách gì, những môn gì, những kỹ nâng gì, những thông tin về các trường học kỳ thi phù hợp ....
Theo dự định của tớ,lúc cấp 1 tớ sẽ dạy con biết nhẫn nại làm tốt những công việc của mình kể cả những việc mình ko thích.Bởi vì cuộc sống đâu có như mình mong muốn.Có nghĩa là luôn hoàn thành đầy đủ bài vở trên lớp hay những môn học mình theo( đàn,sáo...vẽ vời) Ưu tiên hàng đầu môn ngoại ngữ,hết cấp một là phải học thật tốt TAnh để lên cấp 2 dành thời gian cho môn tự nhiên. Chuẩn bị được như vậy thì ung dung vào cấp 2 thôi. Câu bạn hỏi nên học môn gì? thì theo tớ làm sao để em bạn thích học môn toán cho dù toán ko phải là sở trường.Vì toán sẽ theo em ít nhất là hết phổ thông vậy làm chủ tình thế còn hơn phải chống đỡ rất mệt mỏi.Đấy là cái tối thiểu. Còn nếu em học giỏi môn nào thì giúp em phát triển thêm để chọn cấp 3 là môn chủ lực như chuyên. Bạn hỏi luyện Kĩ năng gì? Ở cấp 2 tớ dạy cho con tớ kĩ năng TỰ HỌC,LÀM HẾT KHẢ NĂNG.Tức là hiểu đến đâu làm được hết khả năng đến đấy.ko để rơi vãi điểm vì vài cái lơ đãng,1 học kì là tớ rèn được. Nhưng quan trọng hơn cả là cái ĐỊNH HƯỚNG. Các mẹ ơi,các mẹ thắc mắc sao em làm tốt cái việc này cho con đến vậy? Dạ em nhỏ nhẹ trả lời: để có được kết quả như vậy em phải trả giá bằng cuộc đời em đấy ạ. Lúc nhỏ em vào loại thông minh,tháo vát.Luôn tìm cách để nhớ thật lâu khi nhận một thông tin nào đó.Nhưng được phát triển tự nhiên như cây cỏ,ko có động lực, ko có ước mơ -theo chân các bạn đến lớp.Không học bài,lườm qua cũng được 7,8 điểm.Hồi đó hầu như chẳng có ai có định hướng,chỉ riêng con GV hay gia đình có nòi học là biết chúng sẽ học tiếp ở đâu. Thế rồi vào cấp 3 theo đúng tuyến.Nếu bố mẹ có thông tin thì em thừa sức thi vào chuyên ngữ,hay lớp chọn CVA.Mà vào mấy cái đó thì cứ tằng tằng theo các bạn mà học mà kéo va li thôi.Môi trường tốt thày cô tốt,cũng sẽ vươn lên theo chúng bạn. Đằng này rơi vào trường rất tệ hại,em chìm theo bạn,học toàn cái hỗn láo.khi bố mẹ ít gần gũi con cái thì con lại ko mấy khi nghe lời.thường là chống đối,lí sự,làm ngược lại. Trí nhớ tốt nên học NN rất tốt,bố em khuyên thi khối D khi đó rất mới.Mà cái dạng em thi khối đó thì vào Lưu Thanh Xuân trong tầm tay.Toán văn đều tốt. Nhưng không,chẳng biết đứa nào xui khiến rằng học NN chỉ là thông ngôn.Thế là thèm vào.Nhất quyết thi khối A cho Oanh liệt. Toán gồm 3 môn: Hình Đại Lượng Lí gồm 2,5 môn:Điện Quang,hạt nhân Hóa gồm 2 môn: Vô cơ, hữu cơ. Bây giờ nghĩ lại sao hồi đó mình ngu quá vậy.Không rèn luyện chăm học từ bé,cái gì thích học thì học không thì qua quít.Điểm vẫn khá.Nhưng thi ĐH thì thi trên diện rộng.Nắm lơ mơ là có ba rem chi tiết đến từ 1/4 điểm. Thế nên có giỏi toán mà ko chăm học lí thuyết lí hay hóa thì cũng trượt.Khốn nỗi bé chơi nhiều quá nay ko chịu được áp lực.Thế nên trượt. Vậy sau này khi làm mẹ rút ra KNo từ bản thân mình để dạy con: -Chăm,đủ bài từ khi còn nhỏ.Học cả những môn mình ko thích. -Để tiết kiệm thời gian và học có hiệu quả thì phải biết TỰ HỌC. Và quan trọng hơn cả là nhận được sự quan tâm từ gia đình,uốn nắn,rèn cặp từ bé.Định hướng tốt con đường sẽ qua. Nếu làm được tốt những điều trên thì đích nào cũng ko còn là khó.
Con em mới học TAnh được hơn năm nên cũng chẳng có KNo gì.Nhưng em có suy nghĩ phải hướng con học để sử dụng tốt TAnh.
Ở mình các mẹ có xu hướng cho con học giao tiếp,rồi ngữ pháp để các bài KTra đạt điểm cao,thi được vào chuyên Anh QGia,hay Ams là thành công-yên tâm coi như được cấp visa vào ĐH trong tầm tay.

Em ước mong các cháu nhà em được học- rèn luyện để viết thật tốt TAnh.Để bài viết có chiều sâu đầu tiên phải am hiểu văn hóa,phải có kiến thức lịch sử địa lí cả khoa học, triết học bằng TAnh.Được rèn luyện kĩ năng viết từ nhỏ:trình bày,phân tích,lập luận đánh giá....Hehe cái này em lại rất dốt nên chẳng biết gồm những gì nữa...VN mình ko chú trọng dạy cho các em kĩ năng này.

Em nhiều lần nói với con: ở cấp 2 kĩ năng viết của hsinh VN dốt như nhau nên người NN sang VNtuyển đành dựa vào khả năng học các môn tự nhiên.Sau cắp sang kia họ sẽ gọt dũa về TAnh cho các con.
Nếu con cứ cắm mặt và tự hào về môn toán lí.. là sai lầm to.Phải thật quan tâm đến TAnh.Tuy mới học, nhưng so với cuộc đời thì 13 tuổi là sớm, hơn nữa lại thuận lợi vì học tại Sing -rất nhiều GV được học bài bản ở Anh về dạy.
Chị Ngọc là điển hình,chị nắm được vấn đề đó,ko quá mất thì giờ để cày mấy cái huy chương toán lí quốc gia,hẳn chị ấy phải đọc và ham thích môn văn chương.Con nhà em chỉ phọt phẹt qua là cười sướng rồi.(con em học cùng trường với chị Ngọc)
Bài luận của chị Ngọc vượt qua hơn 20 ngàn bài viết khác của các siêu sao trên toàn TG.
Vậy học toán hay học kĩ năng viết hơn.Sau này ra đời người ta đánh giá cao những người ăn nói lưu loát,trình bày thuyết phục các vấn đề.VN mình rồi cũng sẽ tiến tới điều đó,sẽ dần xóa bỏ những bài báo cáo,xã luận chưa nghe đã biết nội dungrồi cắp nhặt vá víu luận văn cũng bớt dần.
Không viết được khổ lắm các mẹ ạ.
Muốn trình bày ý của mình ko diễn đạt nổi,huống chi viết một bài phóng sự ra tiền.
Nên con nhà tombop mà TAnh khá rồi thì cho đọc các kiến thức bằng TAnh,luyện kĩ năng viết thật tốt đừng dừng lại ở ngữ pháp.Nếu viết được tốt là đi tắt đón đầu đấy,học sinh VN mình ở NN rất khổ vì môn này.Bạn nào nắm được chìa khóa này sẽ dễ dàng bước lên bục vinh quang giống như chị Ngọc .

Sau này ra đời người ta đánh giá cao những người ăn nói lưu loát,trình bày thuyết phục các vấn đề.VN mình rồi cũng sẽ tiến tới điều đó,sẽ dần xóa bỏ những bài báo cáo,xã luận chưa nghe đã biết nội dungrồi cắp nhặt vá víu luận văn cũng bớt dần. Không viết được khổ lắm các mẹ ạ. Bác Laida viết quá chuẩn . Vấn đề là ở VN mình có nơi nào đào tạo kỹ năng viết cho trẻ ngoài trường phổ thông không hả bác. Cách dạy và học môn Văn (môn đào tạo kỹ năng viết) ở trường đang bị mọi người lên án te tua

Tớ cũng biết thế mạnh của hs Việt ở nước ngoài.Nhưng tớ ngưỡng mộ em Ngọc định hướng ,ko địch toán với những bạn nam có sừng có mỏ,mất thì giờ.Chỉ học tốt A level-Hoạt động tốt còn để thời gian đọc và luyện viết sao cho trong hơn 20 ngàn bài người ta phải nghiền ngẫm bài của mình,phải tìm hiểu mình là ai...
Hsinh Việt thông minh, học tự nhiên rất tốt nếu TAnh được học tốt từ nhỏ(em Ngọc cấp 2 học Trưng Vương) chú tâm vào môn văn chương viết lách là rất dễ thành công.
Mong mẹ nó vào đây kể chuyện trẻ con học ở Sing nhé.

Theo em, các mẹ mà có con còn bé thì cứ giúp các con tính tự lập, tự tin, biết cách trình bày những suy nghĩ của ban thân cho người khác v. v.. trước đã.... đừng quá lo cho học toán, viết chữ đẹp quá...mà mệt con. Dành thời gian học ít nhất một môn thể thao cho đến nơi đến chốn ( đảm bảo sức khoẻ để về sau còn chiến đấu), ít nhất một môn nghệ thuật. Còn môn nào thì tự các mẹ xem xét cho con. Nếu không quyết được thì nhờ TT tư vấn VALA, họ có pp khoa học gì gì đó, theo mình thì cũng hay. Tuy nhiên dù môn nào thì môn, đã theo học thì KHÔNG được bỏ.
Khi lên lớp 4,5 sẽ dần dần tính tiếp.

Rất hiểu và thông cảm với Laida về việc con tiêu tiền , vì mình đã ở đúng tính huống như mẹ nó , dậy con tiết kiệm thì con lại thành kybo keo kiệt quá .

Vì vây mình cũng từng rất mệt về việc này , ngu ý của tớ là dậy cho con tiết kiệm , nhưng có lẽ chỉ khi con bé tí thôi , khi con bắt đầu vào cấp 2 thì nên dậy cho con biết sử dụng tiền cho hợp lý .

Tớ đã từng chữa cháy bằng cách rủ con đi chơi và mua đủ thứ linh tinh , mua cho người này thứ này người kia thứ kia , con rất ngạc nhiên bảo là mẹ lãng phí thế , hôm nay con thấy mẹ chả bình thường .....
Mình bảo là hôm nay mẹ không vui lắm , mất tiền mà mình vui lại làm cho người khác cũng vui thì còn hơn là uống thuốc , tốn tiền hơn mà chưa chắc mình đã vui .
Con có thấy cách này của mẹ có kinh tế hơn và nhanh hơn uống thuốc không ?

Như Laida kể , đứng ở góc độ người mẹ thì ai cũng ước mong có những người con như vậy , nhưng hãy thử tưởng tượng một người đàn ông mà tiết kiệm thế thì có vẻ không ổn lắm ( con rể hay chồng mình chẳng hạn )
đợi con nghỉ hè , coi con như chàng trai lớn , nói chuyện lại xem thế nào , tớ nghĩ Laida dư sức thuyết phục con , chúc mẹ nó thành công nhé .

Trong tất tật mọi lĩnh vực tớ sợ nhất một chữ quá . Có lẽ thế , nên chỉ muốn con là người bình thường thôi ,không chìm , không nổi .

Bác songdong! nó ko phải ở diện ki bo hà tiện.Thằng này chịu khó đọc sách lắm nên tương đối hiểu biết.Nó rất biết keo kiệt là đáng xấu hổ.
Khi còn nhỏ em dắt đi siêu thị: cho con 30k muốn mua gì thì mua mẹ thanh toán.Buồn cười lắm bác ạ nó nhấc cái này lên,đặt cái kia xuống tính toán..làm sao 30k của nó hiệu quả nhất trong con mắt của nó.Cũng phải thôi,mua thoải mái mẹ trả tiền thì việc gì phải nghĩ.Nhưng dạy nó tiêu bằng tiền của nó sẽ khác.Vài lần như thế là tư duy khác ngay.

Vài năm sau khôn lớn hơn:Em cho cầm 100k đi cùng ông ngoại ra BigC (mới khai trương).Nó mua cho bố hai cái tạ tay,một gói chè lam(bố nó thích) mua cho em con chó vẫy đuôi(lúc đó em còn rất bé)mua cho mẹ 1 tập 6 cái khăn mặt.mua cho mình cuốn sách.Còn hơn chụck tiền thừa về trả mẹ.
Vợ chồng em rất vui vì nó biết nghĩ đến người khác và biết tiêu tiền.Chứ ko phải mẹ cho bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu và chỉ mua cho mỗi bản thân mình.

Nó có ý chí và suy nghĩ riêng của nó.Hôm người ta báo kết quả thi học bổng muộn,tưởng rụng nên em có ôm nó bảo:" con đã cố gắng hết sức rồi.tại mẹ cho con học TPháp nên mới ra nông nỗi này.Thôi mẹ sẽ cho tiền đi du học"Nó kiên quyết:bao giờ đỗ con mới đi.mẹ chẳng bảo là còn nhiều kì thi mà.
Tận sáng hôm sau,người ta mới tìm được số ĐT để báo đỗ.Nó sung sướng và tự hào,ý chí rằng chỉ dùng tiền người ta cấp cho hàng tháng để tiêu thôi.Ra điều tiền đó là nó làm ra: 200đô Sing.
Và bây giờ nó vẫn theo ý chí ấy.Các bạn sống được mình cũng sống được.
Em hỏi:- ăn tập thể có ăn được ko?- người ta cho ăn là tốt rồi,các bạn cũng ăn mà mẹ.

Tiền em cho ở thẻ ko bao giờ thấy con dùng đến chỉ khi nào đặt vé máy bay mới cần thẻ.Sau này em đưa tiền mặt để trộn lẫn với tiền của nó và phải nói mãi cháu mới cầm.Từ hồi đi đến nay chưa bao giờ xin tiền.
Rất nhiều cháu gia đình khá giả cũng giống nó.Ngoan và chăm học, ý thức tiết kiệm,ý chí phấn đấu.

Nó chỉ tiết kiệm với bản thân nó thôi,với người khác nó rất rộng rãi: Mua về cái đồng hồ cắm điện cho ông nội,ko biết mua bị hội chợ giời Sim Lim quát đến hơn triệu nó cũng mua,về nhà em bảo ở mutapha chỉ hơn 200k thôi Còn mua rất nhiều quà, ai cũng có.Em phải nhắc con bé đi học ko phải lo mua quà cho ai cả.Mãi sau này mới thôi,còn em nó thì ko kể đắt rẻ, em nó thích là nó mua.

Vậy là nó đã định hướng trong đầu nó rồi.Nên em mới ko dám ho he nhắc nó đạt cái này cái nọ.Đích nọ đích kia chỉ làm nó hăng tiết hơn đâm ra mù quáng.
Hồi trước ở nhà nó rất nghe lời em.Lúc đi học em bảo giờ mẹ là ếch ngồi đáy giếng ko biết gì nên ko có ý kiến gì đâu,có vấn đề gì thì mẹ sẽ đi hỏi người khác,mà tốt nhất là nên hỏi thày cô giáo con bên ấy.Tình hình chỉ cần báo cáo theo tuần nếu rảnh...

He he diễn đàn chung mà toàn kể chuyện nhà mình,các mẹ có con lớn đọc cho vui xem có giống nhà mình ko để bàn tán rôm rả.Lần tới quay lại diễn đàn em xin hứa cấp thông tin cho các mẹ,không khoe con mình,thói xấu cần sửa.

Mẹ garfieldgamgu (gagu) ơi,tớ nghĩ rằng muốn cây mướp ra nhiều quả ta sẽ bắc cho nó một cái giàn tốt sao cho diện tích tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời...( chưa bàn đến điều kiện chăm bón môi trường...) khi chiếc tay mướp mới ra ta phải đặt hướng cho nó lên dàn,có thể gió lung lay mai lại chỉnh lại.Rồi tay thứ 2 -3 cứ thế nắn dần tất cả lên giàn.Khi ổn định,ko phải nắn thường xuyên nhưng vẫn phải để mắt tới.Không ưng nắn chỉnh kịp thời.
Bạn hàng xóm sang nhà thấy cái giàn lúc lỉu quả điểm hoa vàng có đàn kiến leo ra leo vào đâm nhớ chùm khế ngọt cũng về sửa giàn mướp nhà mình nhưng tớ đoan chắc ko thể được như ý.Cái thân mướp cứng quèo dí nó lên lại truội xuống.
Dông dài mãi..Túm lại dạy con như trồng mướp hay cây cảnh,nắn từng tí một nắn từ lúc còn bé.Chứ lớp 8 là tuổi đã lí sự rất giỏi rồi Lúc ấy nếu có dạy được cũng rất mệt.

2- Phương pháp học thế nào để có hiệu quả cao?
Câu 2:Vắn tắt-biết tự học,có ý thức phấn đấu he he khô như xã luận điều ai cũng biết tớ đã từng kể chuyện dạy con tớ lúc nhỏ luyện cho con biết việc của mình cho dù không thích cũng phải làm.Hướng cho con ham sách.Mình nhờ sách dạy con.Muốn vậy mình phải biết rất rõ cuốn đó nói cái gì.Hướng dòng sách cho con.
Sau dạy ước mơ ,luôn có đích.Rồi đến làm thế nào để đạt điểm tuyệt đối.
Đó! cả quá trình dài chứ ko thể làm ngay được một lúc.Tớ đã viết rất kĩ,kể lể khoe con rất nhiều.Mẹ cháu cứ tìm đọc lại nhé.

3- Với những con bướng bỉnh thì biện pháp như thế nào thì phù hợp...
Câu 3:Các con tớ chưa bao giờ bướng với tớ,vì tớ luôn là bạn thân với con tớ.Con tớ luôn được lựa chọn giữa các khả năng .Khi đã chọn theo ý mình thì còn bướng cái gì nữa.
VD :chọn giữa trông em hay xuống nấu ,cơm băm thịt, luộc rau để mẹ vừa xem đá bóng vừa trông em?
Nếu chỉ bảo nó trông em thì chưa chắc nó nhường nhau, thế là chậm chọ ngay.Nhưng đây mình gài sẵn ko làm được thì xuống nấu cơm...Thế là nó cố tìm cách chiều thằng kia để yên thân ngồi xem bóng đá.

Vâng, con gái thứ 2 nhà em 2.5 tuổi bảo nó ăn cơm nhanh đi rồi cho đi siêu thị nó bảo con ở nhà trông nhà đỡ phải ăn nhanh (lúc sau nó ở nhà thật cơ ạ, nên bố mẹ cũng phải ở nhà theo ), bảo nó làm cái gì nó không thích thì treo phần thưởng kiểu gì nó cũng chẳng cần, mệt với bạn chẳng cần gì lắm ạ. Với bạn này em đang tìm phương pháp mà vẫn thấy mệt. Cây nhà em mới 2.5 tuổi ạ, mà cháu ngoan ngoãn lắm chỉ mỗi tội bướng thôi ạ
Tại nhà Thỏ sợ chứ chị thì không.Chị cứ đi bình thường: con ở nhà một mình sẽ có trộm nếu ko khóa cửa,nên con cứ trong nhà ngoan nhé.Mẹ về sẽ mua quà.Nhưng nhỡ mất điện tối um thì làm thế nào.Cho chọn:
1- là sang ngồi nhờ nhà tố trưởng dân phố( tất nhiên là nhà mà nó ko quen ai và ko thich
2- sẽ là ngồi trong nhà chơi chấp nhận mất điện.
Nếu con chọn
1-Chị nói: sẽ đi lâu khả năng về muộn,nên bố mẹ và chị chưa về con cứ ăn cơm và ngủ ở đấy nhé.Mẹ về sẽ đón sau.
2- chọn ở nhà- gan cóc tía.Chị vẫn đi.Sau đó một lát chị sẽ cắt cầu dao điện ở công tơ ngoài cột điện chỗ ghi số điện ý.Để lúc sau mình giả vờ về lấy ĐT để quên sau lại đi tiếp.Có sợ không.Lì đòn không sợ chị nhờ người gọi điện đến nói: chú thấy bố mẹ với chị cháu đi chơi,thì ra cháu ở nhà mình à, chú muốn mang cháu về nhà nuôi vì chú không có con.Cứ ở đấy nhé,chú sẽ lấy kìm cắt khóa.Vã mồ hôi
Chị dứt khoát ko để con điều khiển bố mẹ.
Bé thế này mà thua nó thì coi như thua đến già

Châu Anh ạ!
Cháu sẽ thi vào một trường rất khó, thuộc hàng khó nhất của Sing. Có thể nói đến đây nhiều mẹ có con đi rồi sẽ cười ruồi cho rằng em đòn dọa.
Không ! Cái trường ACS hay các trường khác chỉ hỏi vài câu ngắn là OK.
Còn trường cháu thi vào ko đơn giản như thế. Hãy đọc kĩ các bài của chị Edina viết .
Em phải bỏ ra rất nhiều thời gian để nghiên cứu vấn đề này, không hiểu rõ đối phương ko thể thắng nổi.
Gần 200 cháu gửi hồ sơ loại nửa, được thi khoảng gần trăm, năm con em thi lấy vào vòng phỏng vấn có 24 bạn.
Cả ngày hôm sau ban giám hiệu cùng thày cô phụ trách tài năng chia thời gian quay 24 cháu này để tối đưa ra quyết định 11 cháu nhận HB.
Vậy trong 1 ngày thi viết và 30 phút phỏng vấn mình phải thể hiện ntn để người ta chịu trách nhiệm với chính phủ Sing chi tiền cho mình ăn học.
Chỉ cần sai một li là làm lại từ đầu các mẹ ạ.
Con các mẹ giỏi, nên cứ tự nhiên thẳng tiến, chứ con em mẹ phải rèn dạy bao nhiêu năm.
Người Sing đa phần gốc Tàu nên họ cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo, họ rất kĩ tính khi nhận học trò về quản lí 4 năm, nuôi ăn học dạy dỗ.
Vậy nếu chỉ giỏi không đủ đâu, họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi nhận 1 cháu vào học, nếu sau này có phải trả về vì lí do học tập hay đạo đức họ cũng có 1 phần trách nhiệm trong đó.
Qua được bài viết không quá khó, nhưng qua được vòng phỏng vấn của trường này theo em là rất khó.
Đừng tự tin khi con mình giỏi TAnh là sẽ trôi , mà giỏi TAnh chỉ là lợi thế lớn.
Vì chủ quan nhiều bạn và phụ huynh coi thường vòng PV, chỉ nghĩ đơn giản là bài viết mình làm rất tốt, TAnh con mình nhất chỗ nọ nhì chỗ kia, Ko lấy nó thì lấy ai?
Thấy con vào vài phút trả lời lưu loát ,ra luôn chắc mẩm đỗ mười mươi, nhưng tối KQ ko có tên con thì lại bảo họ thi cái kiểu gì, thằng dốt hơn lại đỗ.
Cái thằng bị quay rõ lâu, ra còn rơm rớm nước mắt, được mọi người an ủi sớm " thôi mà, còn nhiều kì thi mà " thì chính cái thằng đó đỗ.

Vâng,làm thế nào phải câu được khoảng 30' ở bài phỏng vấn mới hy vọng , còn vào vài phút mà ra là họ thấy mình nhạt quá, nói nữa cũng đau mồm nên họ cho ra sớm Phụ huynh đứng ngoài thấy thế mừng húm vì con trả bài nhanh quá.

Ngày đầu tiên sẽ thi 3 bài viết nhé.
Bài IQ chỉ thi trong vòng 20' và cũng lần lượt 2 chục đứa vào thi 1 đợt. Không phải vì họ không có phòng to cho cả đám vào thi mà họ muốn trong lúc trẻ con thi, chia nhỏ soi kĩ hơn.
Ngồi thi nhớ tác phong thoải mái , tướng mạo nghiêm chỉnh,thần thái tươi tỉnh, đừng có mà rung đùi hay bật bút, bàn chân để ngay ngắn xuống đất nhé.Trong lúc làm bài cô HT sẽ quan sát từng đứa. Cũng đừng quá lo lắng, cứ tập trung làm bài 20' làm 60 câu là ko đủ thời gian nghĩ đâu.
Em rất thần tượng Tào Tháo nên dặn con nếu chưa có tên vào thi thì cũng đừng dại đi đâu nhé, chờ bằng được đừng có ra Hồ Tây xem cá họ gọi ko thấy tên là toi đấy.
Y rằng về nhà nó kể có mấy bạn gọi mãi cũng ko thấy vào thi... Đấy chính là cái tính kỉ luật em nói ở bài trên .
Thi IQ xong là thi Toán, lần này là vào phòng to ngồi qua 12h trưa. Nghỉ trưa có 45 phút thôi đấy.
Họ ko kề cà giống mình nên phải chủ động lo cơm trưa để con kịp thi buổi chiều. Chiều làm nốt Anh là xong bài thi viết.
Năm con em thi, chiều hôm đó họ mới phát form bảo trẻ con về khai. Nếu tối có ĐT báo đỗ vòng viết thì mai cầm đi nộp còn ko chắc để làm kỉ niệm
Cũng lo xa trước nên con có sẵn những cái ảnh đẹp nhất dán vào, chứ tối đó ko có ra đường chụp vội lấy đâu ra đẹp.
Khai form cũng phải hết sức cẩn thận vì có thể qua đó họ đánh giá được trình độ mình nên chở con rẽ qua hàng copi lấy vài bản làm nháp. Mà trước đó em đã phải vào web của trường down form của năm trước xuống để tập điền rồi đấy. Đúng là có khác nhau chứ ko phải y sì năm ngoái .Vậy các mẹ cũng lưu ý Sing họ thay đổi liên tục nên tất cả những ý kiến em đưa ra chỉ để tham khảo, ko có sau này kịch bản ko đúng lại quay ra trách chúng em đưa xuống ruộng

Chị Edina nói rôì nhưng em tua lại kĩ hơn về khoản làm hàng nhé
- Họ râts thích trẻ con mặc đồng phục, nên nêú có bộ mơí thì mặc, chứ cái bộ cháo lòng nước dưa thì đừng cố. Cắm thùng cho gọn gàng, ko nhuộm tóc vơí móng. Con trai cắt cao, con gái buộc gọn. Tác phong phải nhanh nhẹn, đi giày thể thao trắng. Không săng đan vơí dép lê nhé.
Không đeo vòng nhẫn trang sức.
Em rất cẩn thận, may cho con bộ mơí băts mặc vài lần để đển hôm thi ko quá mơí, nêú ko họ sẽ phát hiện mình làm hàng Câù kì hơn còn nhăcs con đôị mũ từ đâù năm để trông cho trắng trẻo, mặt mũi rõ khôi ngô thánh thiện.
Chụp sẵn mâý cái ảnh chân dung thật đẹp, để khi họ bắt nộp là mình có luôn, hơn đứt các bạn ra đường chụp vội trông như trẻ cơ nhỡ...
Tôí về chỉ còn hồ sơ họ đưa lên cân, bài thi tốt ngang nhau, thằng kia mặt mũi sáng hơn, tác phong nhanh nhẹn hơn,tính kỉ luật cao hơn... gắp thằng này. Thế là mình cươì ngoác cái miệng.

Nói tiếp vấn đề các bác quan tâm:
Cơ hội lúc nào cũng có.Từ lúc em biết nhận thức đến giờ em thấy du học ào ạt Đông Âu và Nga. Không quá khó mà chỉ là bố mẹ quan tâm chưa đúng cách thôi. 3 bài 7 điểm, trường Y khó hơn thì thêm bài 8. Hôi đi được cũng ko quá vất vả chỉ có thái độ học nghiêm túc chút.
Khi cửa này đóng lại thì du học cũng HB toàn phần Úc, học tốt năm nhất của VN nộp vào DSQ Úc thi TAnh là đi. Con đầu chị Edina đi theo lối này. Úc khép HB đại học để mở rộng hơn HB sau ĐH thì lại mở ra HB Sing: HB toàn phần cũng có và hỗ trợ tài chính cũng có. Số lượng dồi dào
Đặc biệt là Sing cấp rất nhiều HB TP cho học sinh cấp 3, nuôi liền tù tì 4 năm ăn học vé 4 chiều không điều kiện ràng buộc, trong khi một số trường tư của các nước khác chỉ cấp 1 năm sang- năm sau tính tiếp.
Số lượng thì các mẹ hãy lên sân bay mà xem vào mùa có máy bay toàn chở rặt trẻ con nhà mình
Mấy năm trước còn hiếm giờ thì quá đông luôn.
Cánh cửa này chắc cũng có ngày khép lại nhưng các mẹ yên tâm là sẽ có cửa khác mở ra .
Vậy cứ chuẩn bị thật tốt thì ước mơ du học của con các mẹ ko khó đâu ạ.
Với các mẹ con còn bé thì đọc kĩ cuốn Con chúng ta đều giỏi để xem mình cần phải bổ xung gì không.
Các cháu lớn thì đọc Tôi tài giỏi bạn cũng thế để thấy rằng đi hay không là do mình.

Ngày nay tình hình kinh tế cũng thay đổi nên nhiều thứ biến đổi theo. Em chỉ xin các mẹ 2 điều:
1- Quan tâm nhiều hơn tới mặt Đạo đức của các con. Cố gắng rèn thật kĩ từ nhỏ để lớn lên có phôi pha thì vẫn là có đào tạo, (chỉ 2 chữ nhưng nhiều mặt lắm ) nếu làm được điều này con các mẹ sướng bản thân các mẹ cũng sướng toàn thân
2-Hiện tại Học sinh nghèo vựot khó dễ hơn rất nhiều học sinh giàu vượt sướngBản quyền câu này của bác Ciub ạ- nhắc lại để các mẹ lưu tâm tìm hướng đúng cho dễ dạy.

Em nghĩ thế này, mình thi đỗ chẳng qua chiến lược của mình đúng chứ ngươì giỏi trong thiên hạ không thiếu.
Nhưng tại mọi ngươì tập trung thi HSG này, hay họ quá chú tâm môn toán ko để ý nhiêù đến TA...
Nêú thực sự ước mơ đi du kì này thì tất cả các giải HSG TP chẳng làm gì vì đến khi phỏng vấn đã có KQ đâu?
Rất nhiêù em vào được chuyên quốc gia nhưng hết 12 chỉ mơ thi lâý HB hỗ trợ tài chính của Sing cũng muôn phần khó khăn trong khi đó mình đi cưả dươí nhận ngay cái HB nuôi ko 4 năm và kiếm HB tiếp theo dễ dàng hơn rất nhiêù.
Tại mình có ước mơ cháy bỏng dám bỏ đi nhiêù cám dỗ khác mới thành công. Sẽ có mẹ hỏi nêú con em ko được thì sẽ thế nào? Trong thi cử đỗ trượt là chuyện hết sức bình thường, em đã có lộ trình tiếp là con sẽ vào Ams để thi kì tháng 9 vào trường ACS. Trường này tuyển ào ào như chị em ham rẻ nghiện mua sắm ý Hỏi PV như kiêủ mày có muốn đi ko? Có à ! lên thuyền Đúng kiêủ vơ bèo gạt tép mà có cái hay là học trường này rất nhàn so vơí trường con nhà chủ top thi tơí đây. Trong giơí am hiêủ vè lĩnh vực săn này thì đây là rủi hóa may. Cái này em sẽ đề cập vào lúc khác.

Cả một ban giám hiệu bỏ thơì gian bay sang để chọn nhặt ngươì . Đâù tiên họ nhìn hồ sơ để quyết định số lượng dự thi viết, nhìn KQ thi viết chọn vào PV. Vòng này cam go nhất 1 ăn - 1 thua.
Chỉ là nói chuyện thôi nhưng các câu chuyện âý sẽ phản ánh mày là thằng nào, có đáng để nước tao lâý tiền thuế của dân, nuôi mày ăn học. Nói chuyện vơí ngươì Á khó hơn vơí Tây vì họ quá hiêủ mình rôì.
Túm lại mình nói cái gì cũng phản ánh chân dung mình, họ sẽ xoáy xúc vào đó mà khai thác hết cỡ.
Bản lĩnh can trường đến đâu cũng ko lại được vơí cô HT trường này.
Em cũng luyện cho con thành tay lái lụa giả vờ nói hớ chỗ này để họ húc vào chỗ đó nhưng ra khỏi phòng thi thằng bé nói con đã lụa nhưng họ còn lụa hơn con, mà tức lắm, nói chuyện rất khó chịu vì họ rất coi thường mình.
Em cũng chuẩn bị hàng vỉ câu hỏi chắc chắn là họ sẽ hỏi tới, ko đưá này thì đưá khác. Bàn nhau đưa tình huống trả lơì khôn ngoan nhất.
Nói đến đây thật xâú hổ vơí các mẹ có con tự nhiên giỏi, bay vào trong mơ nhẹ như cái lông
Mẹ con nhà em ủ mưu tính kế để thằng bé có tên nhập học - khát vọng của nó, mẹ nó kiếm được khoản vài chục năm làm chẳng để ra. Xâú hổ , xâú hổ quá.

Muốn vào trường họ đâù tiên mình phải biết thật rõ ngôi trường này, từ bề dày lịch sử, thành tích,thứ hạng, sự khác biệt vơí các trường khác và nói thoát lên được tại sao mình mong muốn được học ở đây, vơí khả năng của mình sẽ góp thêm thành tích gì cho trường.
Thành lập từ 1969,bố Lí Quang Diêụ cắt băng khánh thành là trường công tốt nhất luôn đi đâù trong cải tiến GD, con Lí Hiển Long đã học ở đây vào khóa nào cũng phải nắm được. Mục đich của trường là đào tạo nguồn lít đờ, thuộc slogan nhé.

Hello...
- Bài thi hôm qua mày làm thế nào? Họ xem mình có đánh giá đúng bản thân hay không, nói quá cũng chít - Ba vác đơ nói chưa tới là kém tự tin. Họ chờ mình nói xong là phản pháo lại ngay, toàn kiêủ mày kém, mày không có khả năng
- Kể về trường mày? đừng nghĩ đây là câu đơn giản, ngớ ngẩn khi làm luôn đoạn văn tả trường là họ cho về quê luôn Mà hãy nói ra đặc điểm của trường mình.... Như trường con em, em văn cho nó thế này:Các trường công ơ VN bị hạn chế bơỉ bộ SGK, trường tui thành lập theo cơ chế dân góp để thoát ra được chương trình âý, dạy sâu hơn mở rộng hơn , các thày cô giáo giỏi của trường Sư phạm rất trẻ ra trường đêù mong muốn về dạy ở đây. Cái này gãi vào chỗ thi cùng đợt vơí nó toàn là trường công môĩ nó là dân lập, Các trường công GV già dạy giữ sức trường nó học GV trẻ nên sẽ có rất nhiêù cái mơí năng động giống y như trường nó đang muốn thi vào...
Thế trường mày dạy chủ yêú là tiếng NN à, có cái gì khó đâu nhỉ? À trường tui được sự giúp đỡ của ĐHQG nên đào tạo rất tốt về ngoại ngữ, mặt yêú của GD nước tui nhưng ko vì thế mà các môn khác kém. Như tui đây học Pháp nhưng thi Toán có giải là bình thường- xịt cái chứng chỉ ra...( tranh thủ khoe hàng).. vì các thâỳ cô dạy đêù là những HSG ở các tỉnh đến HN học sư phạm ra trường dạy ở đây.
Nói được như vâỳ là mình phải hiêủ rất rõ, nêu được sự khác biệt giưã trường mình vơí trường các bạn đang thi cùng, cái mà họ rất thích nghe. Sâu hơn nưã là mình hiêủ rất rõ về GD VN yêú mạnh và tồn tại nguồn GV giỏi trẻ ko về quê... Tức là thể hiện tui học giỏi đâý nhưng ko phải là chỉ biết mài mặt vào học mà XH bên ngoài tui vẫn rõ. Cái họ yêu câù
Họ dồn thằng bé nhiêù lắm chắc mặt nó nóng lên mồ hôi vã ra, họ cười ha hả Mày đang xitrét à? Vâng cũng hơi, cứ thật như thường Thế lúc xìtrét thì mày làm gì? Tui chơi một bản cổ điển ( khoe tài năng) hoặc chơi vơí em rôì cươì sung sướng ( ra điêù rất yêu em)
- Mày vào web trường tao chưa? chưa ạ ( có xem qua nhưng ko dại nhận vì họ thạo hơn mình, ko nắm được cũng chít) Àh ra mày chăngr biết gì về trường tao cả hơ hơ Tui ko vào được vì trường tui học cả ngày rất bận khác vơí trường khác, mà trường tui ko có net ( tố cáo chế độ) nhưng tui rất rõ về trường này vì đây là nơi tui mơ ước ..Bắt đâù bao la về trường .. Thế mày lâý thông tin ở đâu Bố tui in giúp
Hơ hơ thế mày sang Sing học cũng phải đưa bố đi cùng để lâý tài liêụ cho mày? Các GV khác cươì phụ họa - Thằng cu cứ vã mồ hôi mà chống đỡ.
Các câu hỏi cứ lôi xềnh xệch thằng bé cứ chạy theo, đang trái lại sang phải... ra đến ngoài ông ngoại bấm từ lúc cháu vào đến ra là 25'. Mẹ ở nhà trông em sốt ruột chỉ dám gọi vào máy ông.

Cái câu Lớn mày sẽ làm gì? Ai chẳng muốn nổ Đoác: Làm Thủ tướng vơí Tổng thống, mục đích trường này là đào tạo nguồn lãnh đạo nghe thế cũng sướng. Nhưng liêụ nghe xong kết hợp vơí kết quả mâý bài viết hôm qua của mình, họ bảo: ra cửa thì hết chuyện
Câu này cũng quan trọng lắm, ko dám đùa. Đúng như mẹ KiKi nói, nêu vấn đề nào cũng được nhưng phải đủ kiến thức và vốn từ để bảo vệ được vấn đề mình đưa ra. Đâu có nói chơi được.
-Một bạn Trưng vương thi vào Raffle trả lơì : sẽ làm nhà báo. Ah hay quá ! thế mày so sánh và phân tích 2 cuộc chiến Mĩ vơí VN và Mĩ vơí IRac. Chủ đề họ chỉ định, cứ cho là mình quá am hiêủ và đánh giá tốt vấn đề này nhưng liêụ có đủ vốn từ để nói không. Động đến rất nhiêù từ chuyên môn. Nêú OK vào trường là cái chắc.
Vì đến phóng viên các báo VN khi viết bài cũng phải có thơì gian chuẩn bị , nhỏ này nói trơn chu là xuất chúng rôì.
Vâỵ nói làm tổng thống thì mày dưạ vào đâu? mày có khả năng gì ơ hơ mày đang bốc phét à, Tự mình gang mồm mình Ok hãy nói là TT khi mình nắm rất rõ vài lí lịch của vài vị Tổng thống nôỉ danh để bảo là tui ngưỡng mộ Ổng, tuôn ra, xong vẽ luôn cái lộ trình Tui sẽ học luật ở đó.. sơ cua một vài tên trường luật danh tiếng các vị đó đã qua.. tới năm này tui sẽ giữ cương vị này, sẽ làm được cái gì đến tuôỉ này sẽ ngôì ghế này...Thế để vào được cái trường đó mày phải có những gì biết không? Ôi dào ôi, mọi ngươì giỏi chứ nhà em nói thế là chui đâù vào bụi chẳng còn lôí ra.
Em nghiên cứu kĩ về Lí Quang Diêụ nhưng chỉ kể cho con biết ra điêù tui cũng nắm được chút chút chiến lược của bố con Ổng chứ kì thực họ nắm rõ hơn mình họ vặn lại hàm mình cứng như bị uốn ván tự mình chuốc dại vào thân.

Con à ! nêú câu này con trả lơì sẽ học thật giỏi làm thâỳ giáo ! họ đang là GV sẽ ngạc nhiên hỏi lại tại sao mày muốn làm GV? Tui muốn nghiên cứu về GD nên phải làm GV tốt, tui muốn tìm hiêủ sao học sinh nước tui giỏi mà GD nước tui kém phát triển...GD là gốc để quốc gia đó phát triển...Tui muốn học về để thay đôỉ ,sẽ có hs nhiêù nước mơ đến học ở nước tui... Vặn vẹo vài phát nữa... là tui muốn nước tui như Sing mơí giải phóng chưa được nưả thế kỉ mà đã trở thành Rồng châu Á...
Cứ thể từ từ tỏa sáng... Bơỉ vì môi trường GD là con mình đang học, bạn bè thâỳ cô tiếp xúc hàng ngày... nêú họ có hỏi GD VN sao phải cải cách còn có đường mà lần sờ chứ nổ như ban đâù dễ ngúm lắm.

Huấn luyện phỏng vấn ko nơi nào dạy cụ thể sẽ trả lơì ntn vì một khuôn đúc ra sẽ làm trò cười cho họ.
Vâỵ qua cái KN mẹ con em dạy nhau chống đỡ cho qua được phần này, chia sẻ cho các mẹ để các mẹ lường trước. Cái vấn đề ban đâù mình nêu ra phải có kiến thức thật chắc chắn để bảo vệ cho chuôĩ câu hỏi sau đó.
Cẩn trọng, nói liêù là dành cơ hôị cho bạn khác.

Mình sửa lại bài rồi gửi lại lên đây để chia sẻ nhé.

Vào đến vòng phỏng vấn là sắp hái quả đến nơi mà nếu nhỡ.. ...chỉ trong vòng 1 buổi thôi đấy. Cái A*Star này có cái hay là đỡ phải hồi hộp chờ đợi, 2 ngày là xong.
Mình thấy thú vị nhất là nói về chuyện phỏng vấn. Cái này phải nắm chắc tiêu chí của mỗi loại học bổng. Mình chỉ biết kể những gì đã biết nhé chứ không rõ là nên thế nào.
- Học trò kể chuyện đi thi học bổng Phần lan, vào được vòng phỏng vấn,gặp câu hỏi " Nếu được cấp 1000 đô thì em sẽ sử dụng như thế nào?", học lớp 12 rồi, thế mà nó trả lời " Hiện em đang đi học, em cũng chưa cần đến tiền, chắc là em sẽ trả lại". Mình với đám bạn nó cười lăn ra,cũng đúng là anh chàng này củ mỉ cù mì thật, nhà nghèo đấy nhưng lại không biết dùng tiền. Mình cũng an ủi nó là chắc học bổng đó là ngành Kinh tế, họ muốn tìm một người có đầu óc kinh doanh, có nhiều ý tưởng để làm sinh sôi thêm ra số tiền đó, để sau làm nhà doanh nghiệp... con trượt vì con không phù hợp với 1 tiêu chí của học bổng đó chứ không phải là con dở...Mà cô thì biết con đang muốn học làm bác sĩ phải không, vậy con cứ yên tâm luyện thi mà thẳng đường đến trường ĐH Y thôi. Quả nhiên bây giờ hắn đang học ĐH Y dược tpHCM rồi.
- Con gái của mình thi học bổng ADS ngành Kiến trúc, Tây phỏng vấn thì có vẻ như 1 cuộc trò chuyện thú vị. Năm đó nó đã là SV năm I ĐH Kiến trúc nên nó cũng khôn rồi, giờ mình hiểu là nó nắm rõ tiêu chí của học bổng và đặc trưng của ngành học là kết hợp kĩ thuật và nghệ thuật nên nó lái câu chuyện về văn hóa, âm nhạc,văn học...là điểm mạnh của nó. Cái này mẹ Laida gọi là phải “câu” đây. À thì ra giờ mình mới biết là nó khôn hơn mình nhiều. Câu chuyện phỏng vấn là thế này ( Mình dùng đại từ nhân xưng thế này được không?)
...+ Mày học đàn tranh ở đâu? Tả cái đàn. Ngồi đánh đàn như thế nào? (phải làm điệu bộ để mô tả. Hồi đó lúc bắt đầu là học đàn tranh ở Nhà Thiếu nhi ở lớp cô Thúy Hoan, nói dối là chết ngay, ông Tây này biết cái đàn tranh)
+ Thế rồi lại sang đến cái gu thưởng thức âm nhạc, nó nói thích nhạc cổ điển, lại thòng thêm câu bạn bè cùng lứa ít có sở thích như thế, lại kể ra thích những bài gì, nhạc sĩ nào, kết với 1 thằng bạn rồi lùng mua vé nghe nhạc ở nhạc viện ra sao, học lỏm Piano như thế nào, lúc đầu học đàn tranh vì mua cái đàn tranh thì hết 100.000 VND thôi, bây giờ mới có cái organ, tao mơ ước khi nào đi làm có tiền đầu tiên là sẽ mua 1 cái piano...(Ông Tây thích quá đi mất, lại chuyện trò như quên mất thời gian).
+Thế rồi lại chuyển sang về văn hóa đọc. Ông Tây hỏi nó thích nền văn học nào, những tác phẩm nào, đọc sách dịch hay nguyên bản...Nó nói thích văn học Nga và Pháp, vài tác giả Mỹ.. Ông Tây lại hỏi cụ thể đến nội dung tác phẩm,tác giả, mày thích đoạn nào…( Nói dối chết liền).
….Cuối cùng: ( mình nghĩ đoạn này là cao trào và quyết định)
+ Kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của mày là gì?
Kế hoạch ngắn hạn của tao hiện nay là quyết chí theo đuổi cái học bổng này đây. Còn kế hoạch dài hạn là học xong bậc Đại học sẽ học tiếp cao học…
“ Rồi sau nữa là gì?”- “Là lấy chồng...” Ông Tây cười phá lên và “OK, OK...” (chứ nó mà hô khẩu hiệu của Lenin : “ Học, học nữa, học mãi “ thì hỏng toi các mẹ nhỉ.
Theo mẹ KiKi thì đúng là Tây phỏng vấn có vẻ vui quá. Nhưng rút ra là phải luôn trung thực và chân thành,thế nên hồi thằng em nó sắp phỏng vấn A*Star thì nó cũng bảo em nó chỉ mỗi là “ cứ thành thật, thành thật và thành thật ...” thế thôi.
Mục đích vòng phỏng vấn A*Star là “đánh giá khả năng diễn đạt bằng tiếng Anh, sự trưởng thành, sự tự tin, khả năng lãnh đạo,mức độ thích ứng với môi trường mới và cá tính của các bạn”- Có một anh cu thi vào NUS Hight School thì vui vẻ quá, cứ cười suốt, hôm ấy lại vuốt keo cho tóc nó xỉa ra như phim Hàn quốc. Ông thầy Hiệu trưởng hỏi ở trường VN nội qui đi học không được nhuộm tóc với lại vuốt keo thế sao mày lại vô kỉ luật thế. Nó nói đi học thì nó chấp hành đúng như vậy nhưng hôm nay đi phỏng vấn học bổng nên nó muốn gây được ấn tượng với thầy ( dễ thương và trẻ con thật nhỉ). Rồi ông thầy lại đố nó mấy bài tính nhẩm với lại toán cổ Aicập gì đó...Ôi đúng là trúng tủ nó rồi ( trường này là Chuyên Toán và Khoa học mà – thế là anh này trúng tuyển nhẹ nhàng).
- Còn có cô Hiệu trưởng cứ như là khủng bố. Cô áp đảo và dồn các con đến nỗi nó tức điên lên được. Mình không rõ cá tính cô như vậy hay đấy là cái giỏi của cô trong thời gian ngắn mà bật ra hết được bản chất của bọn trẻ:
+ sau 1 hồi hỏi về ý nghĩa tên nó, lí do mày chọn thích đi học ở trường này, mày học English ở đâu...rất bình thường. Rồi:
• Điểm học bạ của mày cũng chẳng có gì xuất sắc ( Chê thế thì đến mình cũng hoảng. Bọn bạn Lớp 9 của nó năm đó là lứa rất giỏi,riêng Toán có 7 giải, trong đó có 5 giải nhất, có 1 thủ khoa tòan TP, tổng cộng các môn giải HSG lớp 9 của lớp nó có đến 20 giải, do đi học đội tuyển nên nó cũng có giải Nhất Anh văn nhưng hình như cô chả quan tâm)- Nó: nhưng đấy là điểm do em tự học, em không đi học thêm như các bạn.
• Tao thấy mày chơi các môn như bóng ném, bóng đá, đội trưởng đội bóng rổ nữa. Được học bổng đi học thì mày sẽ chơi môn gì trong trường? – Em chơi bóng rổ, em sẽ đem các giải thể thao về cho trường (nổ quá)
• Mày có vào trang Web của trường không?( nó có vào xem mà nó lại trả lời là không), mày không biết là trường tao không có câu lạc bộ bóng rổ à ( nó ú ớ trả lời là - em nghĩ ở Singapore trường nào cũng có đủ các môn thể thao) ( giá mà nó bảo nếu trường không có thì nó sẽ xin thành lập Câu lạc bộ rồi rủ các bạn cùng chơi thì có phải là tuyệt không? Mà thực tế là trường nó có đủ các loại CLB thể thao kể cả bóng rổ mà cô HT lại móc nó thế đấy)
• Mày không chịu tìm hiểu về trường, mày không xứng đáng vào học...
Bị dồn đến đấy là nó cãi tưng bừng: No,no,no.... em không ỷ lại. Em đã đi dự hội thảo du học, lập nhóm bạn học thi A*Star ở lớp, đi xin tài liệu để học ở nhà, em biết là du học là khó khăn không phải là đi chơi, em vẫn muốn học ở trường này...
Lúc kết thúc may mà nó vẫn còn nhớ chào các thầy cô.
Ở ngoài thì mình cũng thấy lâu đến hơn 20 phút, xong thấy cửa bật mở, nó lao ra vô cùng tức tối mà như là cảm thấy bị xúc phạm nữa. Coi như thất vọng hoàn toàn nên xuống ngay Phở 24 cạnh Duxton ăn luôn bát phở 43.000, ba mẹ nó chả ăn gì nổi nhịn bữa trưa luôn. Sau đó nó kể sơ qua như thế mà chưa hết thì phải, hỏi nó tức lên bảo nhiều lắm nó không nhớ nữa... Nhưng trong buổi trao học bổng cô HT rất thân thiện, chúc mừng hai vợ chồng mình, lại hỏi “anh chị có vui không”. Về sau cô HT có bảo thằng ấy cũng được đấy nhưng bảo nó đừng quá tự tin như thế. (Theo mình nghĩ chắc ý cô bảo đừng quá cao ngạo hay bốc đồng – không rõ dịch ra thế nào). Theo mấy cái forum ở HN của bọn HS đã từng được phỏng vấn thì cô HT làm cho chúng nó khủng hoảng và khó chịu lắm, nên con trai mẹ Cúncon có lẽ cũng nên biết trước để bình tĩnh.
@ Mẹ Cún con:Trước khi thi mình đã cho con trai đắp lại cái răng cửa bị sứt vì ngã hồi lớp 1, dành 1 bộ đồng phục tươm tất từ đầu năm ( mua sẵn 1 cái quần rất dàì vì phòng nó mau cao lắm) , cắt tóc đàng hoàng, đi giày thể thao chứ không đi dép nhé, trộm vía giải quyết được vấn đề đẹp mã. Họ yêu cầu mặc đúng đồng phục trường, nhớ đừng làm sai. Nên xem kĩ các thành tích của trường ở trang Web, hình như kết quả kì thi GCE A Levels năm nay tốt lắm, nên tán tụng thêm vào. Với lại trường này cũng thích các hoạt động thể thao văn nghệ,có dàn nhạc Trung hoa hoành tráng lắm và là niềm tự hào của trường đấy. Khi giới thiệu về trường họ chiếu cái phim quay tiết mục Hip hop của HS VN, họ rất thích và nói là rất vinh dự được biểu diễn tiết mục này trong 1 dịp lễ của trường.
Năm ngoái thấy BanTuyển chọn HB họp với các phụ huynh trước khi thi, không biết năm nay có thế không? Mọi lần trước thì chỉ gặp PH khi kí kết học bổng thôi. Hay là họ muốn soi thêm cả PH nữa cho đủ dữ kiện đấy nhé mẹ Cún con.

Không cứ phải Toán vơí Khoa học. Muốn nhận HB phải thể hiện được là mình có tài năng và giỏi ngoại ngữ để theo được tốt chương trình của họ chứ họ ko trả tiền cho mình khi mình biết nhiêù thứ tiếng.
Chỉ riêng ở mình biết nhiêù ngôn ngữ là dạng siêu khủng chứ các nước khác là lẽ thường tình.Vâỵ nêú mục đích để du được thì chỉ cần giỏi 1 tiếng mình sẽ học... Pháp , Nhật Trung đêù được tất. Sau sang đó học tiếp ngôn ngữ khác nêú thâý cần thiết.

Nguyên văn bởi laida Xem bài viết

Rất nhiêù em vào được chuyên quốc gia nhưng hết 12 chỉ mơ thi lâý HB hỗ trợ tài chính của Sing cũng muôn phần khó khăn trong khi đó mình đi cưả dươí nhận ngay cái HB nuôi ko 4 năm và kiếm HB tiếp theo dễ dàng hơn rất nhiêù.
Phần này chị Laida nói chính xác, nhưng với nhà có con gái như em thì chỉ muốn con trưởng thành hơn, học hết C3 hay vào ĐH rồi mới tính chuyện đi du học chị ạ. Được như con gái chị Edina, ĐH năm 1 rồi đi thì tốt nhất.
Dù biết là sớm được tiếp xúc với môi trường GD tốt thì con sẽ còn trưởng thành hơn nhiều lần so với ở nhà với mình, thế nhưng thật khó mà thoát khỏi cái suy nghĩ hiện tại. Mâu thuẫn quá, nửa muốn con sớm thoát khỏi nền GD lạc hậu, nhưng nửa chỉ muốn con ở nhà với mình…

Sing họ dựa vào rất nhiều yếu tố để tuyển học sinh, vì chỉ trong 2 ngày họ phải quyết định chọn ai. Như em đã viết: họ dựa vào bảng điểm 2 năm lớp 8-9, bài luận để chọn đi thi. Sau đó là bài thi viết và phỏng vấn kết hợp với quan sát tướng mạo... Nhưng còn một tiêu chí nữa là lịch sử các năm trước để lại. Các anh chị khóa trên ở trường đó đã sang bển học có để lại dư âm gì không ? Cùng KQ giống nhau nhưng h/s ở trường có các anh chị năm trên học tốt,thành tích cao sẽ là lợi thế. Tương tự vậy cho 2 miền Nam Bắc. Điều đó lí giải tại sao trường Giảng võ, Tự nhiên năm nào cũng 3-4 cháu các trường khác chỉ 1 hoặc 0 và MBắc được chọn nhiều hơn MNam.

Nhân có một mẹ gọi em cấp cứu, con mẹ ấy sắp thi
Các mẹ chú ý: mình phải luôn đặt câu hỏi mục đích của họ hay của mình là gì ? biết rõ sẽ có lộ trình đúng đắn.
Mục đích của họ sang đây giăng lưới bắt người tài, rõ được thế thì ta phải bằng mọi cách thể hiện là con ta rất xứng đáng. Khác với văn hóa Việt là cố tỏ ra KHIÊM TỐN ko hỏi ko nói.
Sẽ rất thiệt thòi các mẹ ạ.
Đến mùa tuyển sinh họ gửi công văn sang các trường họ sẽ về tuyển. Các trường tự đưa ra các tiêu chí khác nhau để chọn hs rồi gửi danh sách kèm bảng điểm các con sang trường bên kia. Trường Sing dựa vào đó lọc chốt danh sách cho thi viết.
Các thày cô giáo ở các trường do không nắm rõ mục đích của họ nên gửi những em giỏi TAnh đơn thuần là hỏng hết kẹo bánh hay quan liêu ko gửi kèm các thành tích nổi trội của các em, cũng rất thiệt.
Bản thân các gia đình có con đi thi nếu ko săn thì sát ngày thi mới té ngửa con mình có hoặc không có tên đi thi.
Mục đích của em thì cả nhà rõ rồi nên quyết phải chui vào lưới.
Vậy là em phải biết bao giờ họ yêu cầu trường gửi hồ sơ, thậm chí em cố tìm hiểu xem được điểm các cháu gửi danh sách cùng với con mình mà ko chỉ riêng trường con đang học đâu. Các bạn cùng thi nhưng khác trường cũng biết. Săn mà lại.
Đặt lên cân để yên tâm con mình được chọn đi thi nhé. Đừng nghĩ theo kiểu VN là có thể thay được điểm vì họ phát hiện chữa học bạ là hồi hương ngay
Lúc chưa yên tâm là em tìm cách show hàng, tất cả các giấy khen, thành tích ngoại khóa hay chứng chỉ TAnh TPháp là em show bằng hết. Nhưng chỉ cấp 2 thôi nhá, cấp 1 cho vào lại đâm loãng phản tác dụng. Họ có cái nhìn rất rộng lượng là có thể mấy năm trước cháu chưa giỏi thì nay tiến bộ cũng ko sao, khác với thi vào Ams nhà mình 10 kì cấp 1 phải đẹp như tiên nữ giáng trần
Làm thế nào để show cho hiệu quả? phải công chứng ra TA tất cả những gì ko bằng TAnh chứ sao nữa. Thật ngây thơ khi nộp cho nhà trường VN vì các thày cô đâu có gởi sang bển Em gửi thẳng vào bộ phận tuyển sinh của trường Sing. Tương tự như vậy con mẹ nào ko có tên trường gửi sang sơ tuyển, nếu có đủ thành tích và tự tin hãy phi thẳng các thành tích bảng điểm cùng một bài viết về mình sao cho thật ấn tượng nếu nổi bật cũng được dự thi khi họ bay sang tuyển.
Và thế là mình có cái hồ sơ lấp lánh hơn hẳn các bạn ko có ba mẹ chỉ đường dắt lối. Cái chứng chỉ đi trại hè hay cái giải toán quận, TP có khi các bạn khác cũng có nhưng ko show hàng thì họ ko biết. Chính những cái đó giúp cho họ chọn ta và hơn cả thế nữa nhờ nó - có cái để họ hỏi trong vòng phỏng vấn thế là đủ cho mục đích câu giờ được 30'.
Chúc các mẹ có con thi sau toại nguyện rồi nhớ tự giác vào đây chia vui nhé.

Ôi! chiều, tối qua mẹ con nhà cháu đi ký nhận học bổng rồi tít mù khơi, 2 đêm gần như thức trắng nên vừa ăn tối mắt mẹ cháu vừa díp lại; vào mạng, mạng cứ chập chờn không thể vào được topic, nên mẹ cháu lăn quay ra ngủ. Sáng nay vào đây thấy cả nhà chia vui em cảm động quá đi mất thôi !!!

Như chiều qua em buôn đt với chị Laida, thực ra em kém lắm, chả biết dạy con đâu, chỉ biết cắm cổ vào làm việc, cách đây ½ năm về trước, em chỉ biết làm việc, làm việc và làm việc; không giành thời gian nhiều cho con. Chính ý chí của con, sự động viên và khích lệ (kể cả có lúc chán quá vì mẹ nó không quyết tâm đi theo con đường A*star) của chị Laida, đã giúp em bừng tỉnh lao vào giúp con.

Thành công của mẹ con em hôm nay phải nói là thành công chung của cả topic chúng ta, vì hàng ngày em đều vào đây, đọc đi đọc lại bài các mẹ post, chắt lọc tinh túy, lên chiến lược và kế hoạch cụ thể tỉ mỉ cho con. Một người mẹ giành đến 8/10 thời gian ngoài giờ làm việc và giờ ngủ cho công việc như em mà thành công được, em nghĩ tất cả các bố các mẹ đều có thể thành công. Vấn đề là mình phải lên chiến lược, lập kế hoạch, từng bước thực hiện kế hoạch đó thật cụ thể, tỉ mỷ, chi tiết phù hợp với con mình như thế nào. Theo em thì các mẹ cứ lọc tất cả các bài viết của chị Laida, hệ thống và sắp xếp lại (theo như em đã gửi lên topic mình 1 lần rồi đó) là sẽ lần tìm được con đường đi. Còn muốn định hình rõ ràng hơn hãy đọc ngay “Con cái chúng ta đều giỏi”, “Tôi tài giỏi và bạn cũng thế”, “Em phải đến Harvard học kinh tế”, “làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh”, “Làm thế nào để nhận học bổng du học Mỹ”, “Mẹ thông minh con tài giỏi”, “Làm thế nào để dạy dỗ con bạn khoẻ mạnh thông minh”, “Thay đổi tư duy thay đổi cuộc đời”, “Bí quyết để con bạn hạnh phúc”, “Sáng tạo bản thân”…

Qua topic này, một lần nữa cho em gửi lời cám ơn đến tất cả các Anh/Chị/Em/Cháu … đã tham gia, theo dõi topic, và em cũng xin gửi lời cám ơn 1 người đã mang cho em câu Slogan” “Cứ làm, sẽ làm được!”. Em cũng đã thấm thía “không bao giờ là trễ cả!”, “Cứ chuẩn bị hành trang, có tàu là đi thôi!”. Xin gửi tặng cả nhà ta

Em vô cùng biết ơn mọi người nên rất mong sự chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn của con trai em có thể giúp cho các bạn chuẩn bị thi tại HN (đây là câu hỏi gốc và người ta có thể hỏi thêm từ câu trả lời của mình):

HỆ THỐNG CÂU HỎI

I. CÂU HỎI VỀ BẢN THÂN:
1. Tên em có ý nghĩa là gì?
2. Giới thiệu về bản thân em?
3. Giới thiệu về gia đình em?
5. Hôm nay em cảm thấy thế nào?
6. Tại sao em lại hồi hộp…?
4. Một ngày hoạt động của em như thế nào?
5. Những môn học em yêu thích là gì và tại sao?
6. Phương pháp học tập của em như thế nào?
7. Điểm trung bình ở các lớp học? em đứng thứ hạng bao nhiêu trong lớp?
8. Em có làm lãnh đạo không? Và phẩm chất nào là phẩm chất của người lãnh đạo?
9. Em có chơi thể thao ko? Môn nào em yêu thích?
10. Em đã tham gia những hoạt động ngoại khoá nào? điều gì để lại ấn tượng sâu sắc cho em?
11. Em có thích chơi game ko? Và em chơi game như thế nào?
12. Em đã đạt được những thành tích gì trong học tập và thể thao?
13. Em hãy tự nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm của mình ? Em sẽ làm gì để khắc phục những nhược điểm của mình ?
15. 5 điều em quan tâm nhất trong cuộc sống là gì và em quan tâm như thế nào?
16. 5 thứ quan trọng nhất đối với cuộc đời em?
17. Người nào có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời em và ảnh hưởng như thế nào?
18. Em có là người nổi tiếng không? Vì sao?
19. Em có gì nổi bật? Em có tài năng gì?
20. Ở trường, em học giỏi môn nào và kém môn nào nhất ?
21. Sở thích của em khi rảnh rỗi là gì?
22. Em có hay tham gia các hoạt động tập thể không ? Nếu có thì những hoạt động gì ?
23. Khi có một công việc được giao, em sẽ xử lí nó như thế nào ?
24. Em thích làm việc một mình hay theo nhóm ?
25. Vấn đề quan trọng nhất của em hiện nay là gì?
26. Mục tiêu trong cuộc sống của em là gì?
27. Ai là thần tượng của em và vì sao?
28. Nếu sang Sing em muốn nghiên cứu gì?
29. thế nào là ngừoi thành công và làm thế nào để trở nên thành công?
30. Các dự định trong tương lai của em

II. CÂU HỎI VỀ KỲ THI A*STAR:
1. Em hiểu gì về học bổng A*?
2. Vì sao em biết đến học bổng A*STAR?
3. Em hiểu gì về kỳ thi A*STAR?
4. Em đã chuẩn bị cho kỳ thi này như thế nào?
5. Để chuẩn bị cho kỳ thi này gia đình em tốn nhiều tiền không?
6. Tại sao em quyết định đi du học ở phổ thông ? Em có nghĩ là hơi sớm không ? (hay mình còn quá trẻ để sống tự lập không ?)
7. Em có tự chăm lo được cho bản thân không ? Em có sợ khi phải rời xa bố mẹ không ?
8. Em đã làm gì để đạt được học bổng này ?
9. Mục tiêu của em là gì nếu em đạt học bổng A Star ?
10. Học bổng này sẽ mang lại cho em những lợi ích gì ?
10. Ước mơ của em là gì ? Kế hoạch tương lai của em sau khi kết thúc chương trình học ?
11. Em chẳng may không đạt được học bổng này, dự định của em sẽ như thế nào ?
12. Em có dự định trở về VN sau khi học xong không ?

III. CÂU HỎI VỀ SINGAPORE:
1. Em hiểu gì về Singapore?
2. Em hiểu gì về nền giáo dục Singapore? điểm giống và khác nhau của nền giáo dục Sinapore so với các nước khác trên thế giới?
3. Tại sao em lại chọn đất nước Singapore để du học chứ không phải là Anh hay Mỹ hay 1 nước nào khác?
4. Em có thể mang lại gì cho đất nước hoặc nền giáo dục Singapore?

IV. CÂU HỎI VỀ TRƯỜNG TRƯỜNG:
1. Em biết gì về trường của chúng tôi?
2. Em hiểu gì về chương trình giáo dục của TRƯỜNG?
3. Vị thế của TRƯỜNG trong hệ thống giáo dục của Singapore?
4. Điều giống và khác biệt về chương trình giáo dục của TRƯỜNG so với các trường khác
5. Em biết gì về các môn học thể thao của TRƯỜNG?
6. Thành tích nổi bật của TRƯỜNG là gì?
7. Tại sao em lại muốn vào học ở TRƯỜNG?
8. Em tự tin vào điều gì để có thể vào TRƯỜNG? (Tại sao em nghĩ em có thể vào được TRƯỜNG?)
9. Em có thể làm gì cho TRƯỜNG?
10. Em không thể xứng đáng với TRƯỜNG?
11. Bảng điểm, kết quả học tập của em thấp như thế làm sao em có thể nghĩ mình vào được TRƯỜNG?
12. Thử hình dung 5 hoặc 10 năm nữa em đang ở đâu và làm gì nhỉ?
13. Em có anh chị, bạn bè thân nào cũng học tại trường… không?
14. Em có câu hỏi gì ko?

Em đã học hỏi được từ hầu như tất cả mọi thành viên trong box giáo dục của chúng ta. Em cảm thấy em còn kém rất rất nhiều mẹ khác (các mẹ trong topic “Tự kèm con học ở nhà bắt đầu từ lớp 1” … ), nên em tin tưởng rằng con của các mẹ quan tâm đến vấn đề giáo dục rồi đây sẽ rất thành công. Em chỉ nói là quan tâm thôi nhé vì ngay bản thân em post bài rất ít, nhưng hầu như ngày nào cũng có “mẹt” ở cái box giáo dục này (và phần lớn bài post của em chẳng liên quan gì đến giáo dục). Nên người xứng đáng để các mẹ học hỏi là những ai chắc các mẹ đều biết rùi (hìhì)… Và chúng ta, những người cha, người mẹ, làm chính ủy, nhưng ra trận là những tên lính, nên vấn đề huấn luyện và đạo tạo những tên lính như thế nào để chúng có những phẩm chất để chiến thắng em nghĩ người mẹ nào tâm huyết cũng làm được.

Con em là như thế này:
Từ nhỏ đến lớp 6 cháu sống ở 1 TP khác, ko phải TP HCM.
4 tuổi em dạy cháu tập đọc theo bảng em tự làm, 3 tháng cháu bập bẹ biết đọc và sau đó em thường xuyên dẫn cháu đi nhà sách mua truyện tranh cho cháu đọc
Cũng 4 tuổi do bận công tác cuối tuần em thường vứt cháu vào cung thiếu nhi (để mẹ đi làm thêm). Cháu nhỏ nhất các lớp học vẽ, cờ vua, nhạc. Hồi đó nhìn tội lắm, cháu ngồi bàn cao đến cắm luôn, cũng hý hoáy vẽ vẽ và thường xấu nhất lớp. Nhưng bây giờ cháu vẽ rất đẹp ạ còn cờ vua và cờ tướng cháu giành nhiều giải thưởng lớp, trường, quận và được tham dự cấp TP nhưng cháu không đủ tg tham gia.
5 tuổi em cho cháu đi học Anh văn ở cung thiếu Nhi, khi có ILA, em cho cháu học ở ILA đến năm lớp 7. Từ lớp 8 em cho cháu học Hội đồng Anh.
4 tuổi em bắt đầu dạy số và mua sách bồi dưỡng trí tuệ toán học (thường là sách chìa khoá vàng gì đó) và dạy cháu làm. Rồi ông ngoại cháu dạy cháu toán.
Năm lớp 1-2 em ngày nào cũng ngồi học với con và dạy con phương pháp học.
Năm lớp 3 thỉnh thoảng em mới giúp con, chỉ tập trung vào kỳ thi. Từ năm lớp 4 đến bây giờ cháu hoàn toàn tự học, em chỉ quan tâm đến sổ liên lạc và các lần đi họp phụ huynh.
Từ lớp 1 đến lớp 6 mẹ chỉ đặt ra mục tiêu là HSG (vì chưa có các kỳ thi cấp quận, TP).
Ở TP cũ ko có trường chuyên cấp 2, nhưng từ lớp 1 đến lớp 6 cháu đều học ở các lớp top trong các trường top của TP.

Lên lớp 7 nhà em mới chuyển lên TP HCM, do đó cháu không được học TĐN. Em bắt đầu định hướng cho cháu vào trường chuyên và em tìm tới trung tâm bồi dưỡng văn hoá Lý Tự Trọng – nơi đây do 1 nhà giáo tâm huyết lập lên và quy tụ rất nhiều HS ở các trường khác nhau ở TP theo học kể cả Trần Đại Nghĩa. Nơi đây đã đào tạo nên rất nhiều HS suất sắc, vào các trường chuyên tại TP HCM, du học, thủ khoa đại học … nói chung là gặp nơi này cháu như cá gặp nước. Tại đây họ tổ chức thi đầu vào theo môn toán và xếp lớp từ học giỏi nhất trở xuống. Tại đây con em đã gặp các nhà giáo vô cùng tuyệt vời, họ tâm huyết và hết mình vì học sinh, nên buổi học đầu tiên cháu đã phát biểu như thế đấy. Phải nói là con em đã nỗ lực phấn đấu, từ xếp lớp thứ 5 trên hơn hai chục hớp hè lớp 7, sau 3 tháng cháu vào lớp hạng hai và sau khi hết lớp 8 (cả năm mới thi 1 lần), cháu vào lớp hạng nhất – giành cho các cháu đội tuyển và ưu tú nhất trường này. Từ đây cháu học toán giỏi hơn và đậu học sinh giỏi toán cấp quận lớp 8 và lớp 9 được vào HSG toán cấp TP, mở đường cho cháu đến với A*STAR.
- Đây là TT văn hóa ngoài giờ Lý Tự Trọng(ở tpHCM) của cô Đàm Lê Đức, bắt đầu vào khoảng năm 80 chỉ là những nhóm dạy thêm nhỏ thôi, bây giờ thành TTVH ngoài giờ lớn hơn cả TT luyện thi của các trường ĐH. Cô Đức tổ chức và quản lý cực giỏi, tuyển được GV giỏi và có phương pháp dạy tốt, giáo trình và đề thi có trình độ sư phạm và chuyên môn rất cao...Mỗi khi thi xếp lớp phải mượn địa điểm ở nhiều trường, HS và PH đông như thi ĐH. Con gái mình có học 1 khóa lớp Toán, kết thúc khóa học là có buổi họp PH mình thấy sinh động và thiết thực hơn hẳn buổi họp PH ở trường chính khóa, mình nhớ tên cô giáo là cô Mai. Nhưng TT chỉ có địa điểm trên Q.1 xa quá nên cũng không cho con học được.
-"Em thấy cái khó nhất là làm sao lọt vào danh sách được chọn".
Ở đây nói về A*Star.
Để vào DS thi A*Star phải do Hiệu trưởng Trường VN đề cử và chuyển cho phía Singapore chọn. Nếu trường con mình đang học mà không được trường bên đó mời thì không thể đi thi được (trường hợp mẹ Laida kể là xin thẳng cô HT truòng ở Sing xin thi chắc khó lặp lại). Vậy nếu con mình sắp vào Cấp II thì nên nhắm vào mấy trường như TĐNghĩa, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du Q.1, Nguyễn Du Gò Vấp, Nguyễn văn Tố, Hồng Bàng, Ngô Sĩ Liên, Võ Trường Toản, Nguyễn Thái Sơn Q.1... Cấp III thì LHPhong, Trần Đại Nghĩa, PTNK, Nguyễn Thượng Hiền... (Còn ở HN thì mình không biết rõ). Các thông tin mà các mẹ chia sẻ ở đây là vô cùng quí giá, mẹ nào mới vào nên đọc kĩ từ đầu Diễn đàn sẽ sáng tỏ rất nhiều vấn đề. Và nếu mình có con đang học cấp II mà trường nó chưa được tham gia vào A*Star, mình sẽ đến VP A*Star giới thiệu trường con mình, đề nghị giới thiệu cho Sing sang tuyển sinh. Và trước đó mình phải vào Ban ĐDiện cha mẹ HS của trường con mình, làm Hội trưởng hội phó hay ít ra cũng làm ủy viên, làm việc thật tích cực để tiếp cận với HT... rồi đề xuất HT tham gia A*Star... Thực tế có HT rất có tâm, tích cực cho HS tham gia A*Star, tuyển chọn kĩ trong trường, tổ chức học thi (VD Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn văn Tố) nhưng có HT cũng chẳng mặn mà gì, vui thì cho HS đi thi, có năm không vui thì không cho...vì họ phải lo tuyển, làm hồ sơ, đi nộp...họ thấy là phiền phức. Nên nếu con mình được đi thi và đậu là cũng nhớ ơn rất nhiều người đấy. Còn Trường bên Singapore họ cũng chỉ muốn có nguồn tuyển thật rộng và chất lượng thật cao. Mình cũng sẽ đi giới thiệu trường Cấp III của mình mới được vì mình thấy HS của mình cũng rất ngoan và giỏi.
Địa chỉ liên hệ: VP A*Star:
- VPĐD Prominent Consulting Pte Ltd 146 Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, Tp.HCM
- ĐT: 08.39106428
- diem@prominent-consulting.com (liên hệ cô Vũ Thúy Diễm nhé)
- Con gái mình thi A*Star năm đó trường nó được mới tham gia lần đầu tiên, thế nên trường cử 10 đứa ĐT Anh văn, 10 đứa đội tuyển Toán ( tiện nhỉ) . Nó ở ĐT Tin học, thấy bạn nó được đi thi, nó cũng muốn thi nên tự lên hỏi thầy HT , thầy bảo phải giỏi Toán và Anh văn, nó bảo em cũng giỏi 2 môn ấy , xin thầy cho em đi thi, thế là vào DS vớt, may chưa. Hồi đó chắc mới nên thi còn dễ, đứa học Chuyên Anh thì chắc chưa giỏi Toán, đứa học chuyên Toán lại chưa kịp học Anh văn nên con mình ở giữa mới đậu. Vê sau ngày càng khó, con trai mẹ Châu Anh có một quá trình và năng lực xuất sắc như vậy đỗ là rất xứng đáng.
- Cũng có nhiều lựa chọn khác,ở trong Nam mình thấy nhiều người chọn đi Mỹ, Úc… có lẽ vì có thân nhân định cư bên ấy., và cũng tùy điều kiện tài chính… nên có thể không mặn với A*Star nên số tuyển được trong Nam ít hơn ngoài Bắc chăng? A*Star là cơ hội để không có tiền vẫn du học được từ cấp trung học, ĐH rối Tiến sĩ… miễn là các con giỏi.

Các chị ơi, cả nhà ơi, ngoài việc giúp cháu hoàn thành nốt các mục tiêu còn lại (hoàn thành kế hoạch thi vào THPT), em đang cố gắng tìm hiểu về cuộc sống của các cháu sau khi sang đó để chuẩn bị cho cháu ít “lưng vốn” hoà nhập vào môi trường. Em dự định như thế này, còn thiếu nhiều không ạ? Và cụ thể em phải làm thế nào ạ?


1. LÀM VISA VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN A*STAR VÀ TRƯỜNG

2. KIỂM TRA SỨC KHỎE VÀ CHÍCH NGỪA VIÊM GAN (còn gì nữa ko ạ?)

3. ĐĂNG KÝ HỌC WRITTING, LUYEN THI IELTS

4. ĐĂNG KÝ LỚP TÔI TÀI GIỎI VÀ BẠN CŨNG THẾ

5. ĐĂNG KÝ HỌC CÁC LỚP DÀNH CHO HS ĐẬU A*STAR (lớp gì ạ?)

6. ĐĂNG KÝ HỌC LỚP KỸ NĂNG SỐNG VÀ HƯỚNG ĐẠO SINH

7. ĐĂNG KÝ HỌC 1 LỚP INTERNET VÀ TIN HỌC VĂN PHÒNG

8. ĐĂNG KÝ HỌC TIẾNG TRUNG

9. CHO COM THAM DỰ CÁC HỘI TRẠI VÀ HỘI TỪ THIỆN.

10. DẠY CON VIỆC NHÀ VÀ KHẢ NĂNG SỐNG TỰ LẬP

11. TÌM SÁCH CHO CON VỀ DẠY CON LÀM NGƯỜI

Cả nhà ơi em thấy cái khoá học này có thể giúp ích cho tất cả con cái chúng ta rất nhiều đấy (do em đọc sách):

http://www.toitaigioi.com/

Ngưỡng mộ nhà Châu Em lắm tiền với nhiều ý tưởng.
Bây giờ tớ nói qua ở đây, còn nếu cần kĩ hơn mở top khác để lấy chỗ cho các mẹ hâm nóng ước mơ.

1. LÀM VISA VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN A*STAR VÀ TRƯỜNG
Làm hộ chiếu thôi, sang đó họ sẽ làm ví da sinh viên. Công chứng một loạt giấy tờ ra TAnh và lưu ý là bảo thằng cu tự dịch HBạ làm thành 10 bản sau mang vào trường nhờ một cô giáo dạy TAnh soát lại, nếu OK hiệu trưởng sẽ cộp cho cái dấu Y Chang bản chính thế là nhà Châu Em đỡ được 1 khoản lớn xèng so với ra công chứng ngoài, và nhớ là số tiền hơn 1 tê đó để ăn xong tráng miệng bà con
Công chứng cả 10 bản giấy khai sinh bằng TA vì từ nay nó rất cần nếu con ko lộn về VN học.
Mang hết cả đi nếu ko sau này lúc cần tham gia dự án nghiên cứu là phải nộp để xét quá trình... anh có được tham gia ko?

2. KIỂM TRA SỨC KHỎE VÀ CHÍCH NGỪA VIÊM GAN (còn gì nữa ko ạ?)
Thích thì cứ làm thôi, sang đó họ mới khám SK.

3. ĐĂNG KÝ HỌC WRITTING, LUYEN THI IELTS
Học TAnh càng nhiều càng tốt vì nếu giỏi chỉ có lợi và rất lợi.Học ở VN rẻ hơn rất nhiều học ở Sing.

4. ĐĂNG KÝ LỚP TÔI TÀI GIỎI VÀ BẠN CŨNG THẾ
Cái này chỉ cần đọc bản viết bằng TAnh là được, những đứa đã đỗ được thì tự đọc là OK.
Quá trình vừa rồi con quay quả học chỉ là tập luyện thôi, chẳng là gì so với học ở Sing. Nếu Châu Em mà thấy sót con quá thì nên cân nhắc vì sang đó bận gấp bội phần

5. ĐĂNG KÝ HỌC CÁC LỚP DÀNH CHO HS ĐẬU A*STAR (lớp gì ạ?)

6. ĐĂNG KÝ HỌC LỚP KỸ NĂNG SỐNG VÀ HƯỚNG ĐẠO SINH

7. ĐĂNG KÝ HỌC 1 LỚP INTERNET VÀ TIN HỌC VĂN PHÒNG

8. ĐĂNG KÝ HỌC TIẾNG TRUNG
Sang đó Vn được miễn tiếng Trung, đến giờ các bạn học mình được.... chơi
Bạn chung phòng còn gọi là bạn tù 99% sẽ là Trung của.

9. CHO COM THAM DỰ CÁC HỘI TRẠI VÀ HỘI TỪ THIỆN.
Bển có dư cái này, sau này ko đủ sức lực để làm.

10. DẠY CON VIỆC NHÀ VÀ KHẢ NĂNG SỐNG TỰ LẬP
cai này đương nhiên rồi, sau 1 tháng ở bển con nhà Châu Em sẽ tiến bộ hơn hẳn 15 năm ở nhà với mẹ

11. TÌM SÁCH CHO CON VỀ DẠY CON LÀM NGƯỜI

Nói chung nên nghỉ ngơi cho béo sau này ko có cơ hội

Mục 6, 7 và 10 mẹ nó có thể tiết kiệm thời gian và tiền được rồi.

7. LỚP TIN HỌC:
Tin học thì trước mắt con không cần kỹ năng gì đặc biệt ngoài suft net để tìm kiếm thông tin và word. Mình thì dạy con dùng outlook vì cách này giúp con quản lý thời gian và các quan hệ của mình. Từ lâu, con mình đã có thể tìm kiếm thông tin trên internet với Google. Kỹ năng sàng lọc, quản lý thông tin là cái mình cần dạy con hơn cả. Word thì đương nhiên là cần vì sau này con phải làm bài, viết lách. Nếu bạn định mua máy tính riêng cho con để mang đi học thì nên mua sớm cho con tập dùng luôn cho thành thạo từ giờ. Mình khuyến khích con viết thư cho mẹ vừa là cách dạy sử dụng máy tính, dùng e-mails để giao tiếp cũng là để tập viết luôn. Ngay từ khi con bắt đầu dùng máy tính thì mình dạy con gõ theo phương pháp Touch type để con không bị thói quen xấu là mổ cò. Chỉ khoảng 1 tuần là con thành thục vị trí các phím. Vì con mình còn nhỏ, ngoài việc chặn các trang web đen, mình vẫn luôn ngồi cùng với con khi suft net.

6. LỚP KỸ NĂNG SỐNG; HƯỚNG ĐẠO SINH
Mình thấy có thể bỏ qua. Nếu con chưa biết bơi, bạn cho con đi học bơi. Đối với mình đây là kỹ năng sinh tồn số một nhất là mình đang sống ở nơi diện tích nước lớn hơn diện tích đất liền. Kèm theo đó là kỹ năng cứu sinh, cứu hộ. Mình dạy để con, nếu cần thì giúp người khác nhưng phải giúp đúng chứ không là làm hại đến mình hoặc hại người ta. Kỹ năng thứ 2 mình dạy con là tìm đường trên bản đồ. Ở Sing chắc là không có rừng để lạc nhưng có thể lạc vào biển người. Dạy con tìm phương hướng dựa vào bản đồ theo mình là cần thiết. Những kỹ năng khác như phòng cháy chữa cháy, tập thói quen quan sát cửa thoát hiểm khi mình bước chân vào bất kỳ tòa nhà nào phòng khi cần đến trong trường hợp khẩn cấp (cái này nhiều người cười em là lẩn thẩn nhưng cứ đến đâu là em có nhu cầu tìm hiểu xem em đứng ở chỗ nào trong tòa nhà, chỗ nào có ký hiệu cửa thoát hiểm), kỹ năng "đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" bất kỳ sản phẩm, thiết bị nào, đặc biệt là thiết bị điện (cái này nhiều người bỏ qua). Nếu mẹ nó đã dự định cho con đi trại hè thì khỏi cần học hướng đạo sinh. Mình chỉ cho con những việc nho nhỏ, dựng cái trại, thắt cái nút, chuẩn bị đồ dùng là được. Con học thêm cách sinh hoạt theo nhóm, đưa ra những quyết định tập thể khi con tham gia trại hè.

10. Dạy con việc nhà, sống độc lập
Mình nghĩ là một kỹ năng sống khác thôi. Nếu bạn từ từ giao việc cho con, dạy con nấu ăn, hướng dẫn con tự lập thời khóa biểu và thực hiện. Việc bếp núc, nhiều bác chú ý dạy con nấu cơm nhưng không dạy lên thực đơn. Em thì dạy con em ngược lại, dạy việc lập thực đơn và lên danh sách những thứ cần mua trước ở nhà, rồi dạy đi chợ, lựa chọn thực phẩm, rồi đến dạy nấu những thứ đã mua. Bữa cơm nào dù đạm bạc vẫn phải đủ chất đạm, rau quả, tinh bột, chất béo. Nói thì ghê gớm chứ nấu 1 nồi cơm, luộc 2 quả trứng dầm vào nước mắm ăn với bắp cải/củ cải luộc thế là thành mộp bữa ăn đủ dinh dưỡng rồi.

Mẹ có thể giao những bài tập kiểu như con lên internet kiếm 1 thực đơn trong phạm vi bao nhiêu tiền đó, ghi ra những thứ cần mua, đi chợ mua về và nấu lên. Thế là luyện cho con được bao nhiêu kỹ năng sống.
Success is a journey, not a destination.

http://my.opera.com/sue-kiki/blog/

on trai Mẹ Châu Anh đã đạt được một mục tiêu quan trọng rồi. Bây giờ sẽ chỉ còn kì thi HSG Lớp 9 ( vì thầy cô đã ươm trồng từ hè lớp 8) và kì thi vào lớp 10 ( A*Star bắt buộc phải đỗ vào lớp 10 một trong các trường PTTH công lập, dự trù trường hợp bố mẹ theo con sang Sing thấy con ăn cơm KTX không ngon như ở nhà thế là mang con về còn có chỗ mà học tiếp). Vì vậy cháu sẽ thấy tinh thần thoải mái hơn nhiều, thi sẽ tốt, có giải HSG cấp tp( bố mẹ thầy cô hoan hỉ. Còn kì thi vào lớp 10 vào PTNK, LHP, TĐN... cứ thi và sau đó sẽ học 2 tháng ở VN rồi mới sang Sing học vào 11/2010 ( nên bảo lưu hồ sơ trúng tuyển lớp 10).
- Vào hè, các công ty Tin học ở tpHCM hay cấp cho HS mới thi lớp 9 xong cái Học Bổng học về thiết kế trang Web, TH văn phòng, đồ họa...mình thấy cũng nên cho cháu học nếu nó thích ( lúc đấy thì nó rảnh chứ bọn bạn lại cắm đầu vào thi lớp chọn ở cấp III ). Ở nhà VH Thanh niên có nhóm nhảy hiện đại, xem thử xem thế nào. Cháu lớn lên ở Vũng tàu chắc biết bơi rồi( nếu không, khẩn trương xóa mù bơi ngay), nên đi bơi và chạy bộ buổi sáng cho có sức bền. Mình thấy HS nó tập thể dục ngay lúc gần trưa, giữa nắng, hình như không dùng nón mũ bao giờ, dù thì chỉ để che mưa thì phải. Dạy cho nó vài món nấu trong lò vi sóng để phục vụ chính mình vào buổi tối(KTX có bếp nhỏ, tủ lạnh..., tên nào lười và vụng thì chịu đói thế mới khổ). Con gái của bạn mình trước khi đi học Mỹ nó cho vào Nhà VH Phụ nữ học có vài món tiệc VN đơn giản mà có dịp nó làm nổi đình nổi đám lắm và rất vui nhé, rất dễ giao lưu, có gì dễ gần hơn là con đường qua cái dạ dày cơ chứ.
- Các con sang đó học ngang vào năm 3 trong cái hệ thống 6 năm của nó. Về Toán chắc tốt rồi, nhưng về Lí,hóa
Sinh nếu có SGK của các năm trước đó mà xem trước để biết thuật ngữ và có hệ thống về môn học thì quá tốt ( các phần trong phân phối chương trình không tương ứng lắm với CT ớ VN , nên sang đó có nhiều phần nó chưa học ở VN mà phần đó ở Sing đã dạy từ năm trước).

Đúng thực sự Sing rất thực dụng và mục đích thu hút nhân tài. Không cứ học sinh nước ngoài, ngay học sinh của họ, khi vào các trường top của Sing cấp 2 như RG, RI , Hwachong,... thì các trường đó họ cũng chặn học sinh ngay trong vấn đề tìm kiếm học bổng. Bởi vì tìm kiếm học bổng cũng phải dành thời gian và sức lực cho việc đó, không tập trung học tập thì sẽ rất có vấn đề mà không biết có xin được hay không. Thực chất đằng sau đó rằng, họ không khuyến khích học sinh của họ tìm kiếm học bổng nước ngoài, để đẩy đầu ra tiếp nối các trường ĐH của Sing, và tiếp nối nữa là đầu ra tại thị trường nhân lực của Sing. Những điều đó không hoàn toàn vô lý một tị nào, khi mà làn sóng học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh của Sing ào ào ra nước ngoài tiếp tục con đường học tập và làm viêc tại các nước khác, điển hình là US và UK, mặc dù với các khuyến cáo như thế.

Chính vì thế, dân Sing cũng đang kêu ầm lên với chính phủ Sing, là nhà nước Sing phải trả tiền nuôi trẻ con nước khác ăn học, xong những học sinh nước ngoài đó toàn kiếm đường thoát khỏi Sing. Vậy nên các bác thấy họ tính toán cũng đừng lấy làm ngạc nhiên.

Còn chuyện học sinh của thầy giáo kể, thì mình nghĩ, không phải học sinh nào cũng mắc lại như các bạn ấy. Được nhận học bổng ở Sing vừa là một may mắn, vừa là một thách thức. Nếu đúng thực sự anh có khả năng, đó là một môi trường tốt hơn cho anh vươn lên, hơn là anh ở nhà. Còn nếu bị quá sức (chủ yếu về ngôn ngữ tiếng Anh và phương pháp học tập), thì có thể kết quả sẽ không đạt được như ở môi trường quen thuộc và cảm thấy tự tin như ở VN nhà mình.

Nếu bảng điểm của Sing cao chắc chắn được đánh giá cao hơn bảng điểm của VN cao và cơ hội vào trường tốt ở Mỹ là dễ dàng hơn. Và trường Mỹ cũng nhiều thứ hạng khác nhau lắm. NUS không phải là quá cao siêu, nhưng là top 30 trường ĐH thế giới, nhiều trường Mỹ không bằng đâu ạ. Ngoài ra đã được học bổng A*star thì cơ hội con vào được trường NUS, NTU là gần như chắc, trừ khi có vấn đề gì thôi, nơi đó cũng thực sự là sự tự hào của bố mẹ Sing có con đỗ các trường đó chứ chẳng riêng hs nước ngoài. Cánh cửa để con sinh sống và làm việc ở Sing là chắc chắn, chỉ có mình có muốn hay không.(đó là từ trước đến nay, còn tiếp theo thì mình không dám nói bây giờ)

Còn ở Mỹ, học là một chuyện, học cái gì cũng là chuyện, mà ở lại được Mỹ lại cũng là chuyện khác, mà lại còn xa xôi. Mình cũng biết nhiều nghiên cứu sinh sang đó cũng chỉ làm việc và nghiên cứu cùng các giáo sư gốc TQ, rồi còn phải làm việc và học tập cùng du học sinh TQ, ngó đâu cũng toàn TQ cũng mệt mỏi lắm.

Mọi người cũng cần cân nhắc việc theo học được học bổng không có nghĩa là free ạ, bên cạnh ý nghĩa học bổng đúng là được vào môi trường học tập tốt và giảm bớt chi phí.

Những em được tuyển chọn sang Sing đều có khả năng học tốt, rất ít em phải về vì kết quả học tập.
Các em ra đi còn quá bé, sang đó ko kiềm chế bản thân vì nghiện điện tử. Thày cô giáo quản chặt nhưng tối về lúi húi thì họ cũng chịu. Học được nhưng ko học là 2 chuyện khác nhau ra đáp số giống nhau.
Với các em miệt mài học, có định hướng rõ ràng là học lên tiếp ở Sing thì điều kiện thuận lợi hơn hẳn các bạn đang cày cuốc ở nhà. Với những em này gia đình ko phải lo tiền nộp vì được nhiều chương trình vay mượn hỗ trợ của Sing. Đây là giải pháp an toàn cho nhiều em
Nhận học bổng ở Sing là một thách thức cho những em có ước mơ du học Mĩ bằng học bổng lớn.
Để có tên trong trường Mĩ phải có:
1- Học bạ đẹp
2-Thành tích choáng
3-Năng động tham gia nhiều hoạt động
4- Các điểm SAT càng cao càng tốt ( ko phải thi TOEFL)
5-Có thời gian lượn mạng để thông tỏ các trường mình nộp đơn, vì nộp gần chục trường cho AN TOÀN
-số tiền có thể góp là bao nhiêu ? 5-10-15- 20k- cả / năm.

Ở trường hợp này so với các em học trường Ams hay LHP ở nhà các em ở Sing ko có lợi thế bằng:
1- Học bạ ở VN đẹp dễ hơn rất nhiều ở Sing, nắm được đúng ý thày cô, SGK đã đạt 9 sắc sảo là 10, chỉ có các bài kiểm tra M, 15', 60' Học kì
Các bạn Sing mất rất nhiều thời gian vào các bài luận chuyên đề, để xếp loại đánh giá họ có các kiểu yêu cầu... cuối cùng là bài thi HK. Để đạt 4.0 siêu khó và mất rất nhiều thời gian
2,3- Ở Sing các kì thi quốc gia, quốc tế liên miên, mình nhiều thành tích nhưng ối thằng nhiều hơn, các thành tích hoạt động rất được coi trọng, để có những thành tích này mất rất nhiều sức lực và thời gian.
VD Để có tên trong đội tuyển của trường đi thi bóng chày quốc gia tập lòi tù và hằng năm tối về hết giờ ăn cơm lấy mì tôm ăn tạm người bải hoải vẫn phải học khuya mà chắc gì cái đội ấy có huy chương để mình khoe thành tích.
Thành tích của một chương trình nghiên cứu có khi mất hơn 1 năm để theo dự án, 1 tuần vài lần sang trường ĐH để nghiên với chả cứu.
Thành tích phải trải rộng nhiều lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật thể thao các môn, làm lãnh đạo trong các club...
Trong khi ở VN các thành tích này khéo xin là cấy được Nhanh gọn
4- Thi SAT ở VN rất thuận lợi vì có lò luyện hiệu quả và tiền rất rẻ, khi các bạn ở Sing chỉ có cách tự học theo sách.

Bạn ở VN có ước mơ du học bằng học bổng lớn ở Sing có ý chí cao thì bạn ở Sing phải cao hơn mấy tầng ...các thành tích phải gôm nhặt trong 4 năm liền, học trong hoàn cảnh đói khát và vô cùng thiếu thời gian.

Vậy nếu định hướng đích là Mĩ thì học ở VN thuận lợi hơn về thời gian và điều kiện.
Nên em Nick nói hoàn toàn đúng Được nhận học bổng ở Sing vừa là một may mắn, vừa là một thách thức.

Chúc Bích Bộp thành công như chị mong ước nhé. Con gái thứ 2 nhà cô, cô định cho vào 1 trường bình thường gần nhà thôi, tiểu học chỉ cho học 1 buổi ở trường, còn lại cho học thêm Anh văn và các môn nghệ thuật, thể thao. Sang cấp 2 mới tính tiếp. Con trai cô cũng vậy, sang lớp 8 em mới bắt đầu học thêm toán, chỉ học thêm nhiều vào lớp 9 thôi, trước đó học thêm duy nhất Anh văn.

Em thích đọc sách, nên em hướng cho con em đam mê sách từ nhỏ. Vì công việc bận nên hầu như con em tiếp thu ảnh hưởng từ sách vở nhiều hơn từ mẹ. Từ khi cháu 5 tuổi, em mua cho cháu nhiều loại sách, chủ yếu là các sách có ý nghĩa giáo dục, kích thích đam mê học tập, rèn luyện phẩm chất: vd tâm hồn cao cả, lòng dũng cảm, lòng trung thực, lòng can đảm, lòng kiên nhẫn ... (em hay gọi đùa với con là bộ lòng), không bao giờ là trễ cả, khi ước mơ đủ lớn ... sách bách khoa toàn thư, sách về các nhân vật nổi tiếng tg, các nhà khoa học... cả các cuốn sách harry potter, cậu bé cưỡi rồng, bộ truyện Biên niên sử bóng tối cổ đại... Em không cùng đọc được với con, nhưng em đọc tất cả các truyện mua cho con, và mỗi khi trò chuyện với cháu, gặp mỗi hoàn cảnh cụ thể giống sách, em thường đưa các câu chuyện đó ra để cùng cháu thảo luận. Cháu tự tin và có ý chí trong kỳ thi A*STAR vừa rồi cũng 1 phần nhờ bộ truyện Biên niên sử bóng tối cổ đại cổ đại chị ạ. Bộ truyện này rất hay, rất phù hợp với độ tuổi cấp 2-3, chỉ là tưởng tượng thôi, nhưng hấp dẫn vô cùng. Nhân vật xuyên suốt là cậu bé Torax, 1 cậu bé vô cùng can đảm, đã làm được những điều tưởng chừng như không thể làm được, ý chí mãnh liệt đã giúp cậu bé ấy vượt qua được những khó khăn và gian khổ 1 cách phi thường. Cậu bé ấy đã giúp con em tự tin với slogan "không có điều gì là không thể, quyết chí ắt thành công". Nghỉ tết vừa rồi, em mua cho con 2 bộ tập bộ truyện ấy, cháu đọc ngốn ngấu trong 2 ngày 2 đêm, 1 ngày ngủ bù liệt giường và sau đó đứng lên, tự tin là sẽ thành công với A*STAR. Mỗi khi hai mẹ con chở nhau trên đường đi học về, em và con lại nói về Torax, và con lúc nào cũng hừng hực sức chiến đấu.

Nói về sách, xin nói thêm với các mẹ một chút: các cháu sẽ bứt phá rất nhanh nếu thay đổi nhận thức. Từ việc đọc ba cuốn (em nhớ ko biết có chính xác tên ko nữa) : Nhận thức bản thân, vượt qua bản thân, sáng tạo bản than và cuốn thay đổi tư duy thay đổi cuộc đời (tương đối giống cuốn làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh - cuốn này viết hay hơn và dễ hiểu hơn cho học sinh), em đã ước mơ rất lớn đấy ạ (những ước mơ mà trước kia em không dám ước mơ đâu ạ), và em đã tin những điều mà trước đây em không dám tin. Do đó mẹ ratlinhtinh ơi, bước đầu của con như vậy không vấn đề gì, chỉ cần 1 cuộc cách mạng về tư duy và hành động những điều chị mong ước hoàn toàn có thể thành công ạ!

Trích bởi thichtoanhoc
Các mẹ đã thổi lên ngọn lửa du học rất tốt, nhưng em chỉ có một lời khuyên các mẹ đừng có "háo hức" quá mà bỏ quên hiện tại. Chuẩn bị cho con du học bằng học bổng là một con đường dài, không phải cứ biết đầy đủ thông tin du học là con mình có thể sang trời Tây được đâu. Hoặc có sang được không cõ nghĩa là tốt là sung sướng.
Một số điểm cơ bản cần chú ý:
- Tiềm lực kinh tế của nhà mình tới đâu?, dù đi du học bằng học bổng, nhưng bước đầu cũng phải chi phí một lượng đáng kể ( phí học tập chuẩn bị thi tiếng anh, toán, lý,...)
Đọc những dòng trên các mẹ sẽ lại nhắn rào rào cho tth đăng kí nhờ vả kèm cho con mình biết cách tư duy đúng
Các thày giáo dạy toán bằng TAnh bây giờ vất vả lắm ạ,rất nhiều Sô kín lịch luôn, tối về có lên giường được ngay đâu ạ còn phải đếm: 1chệu2/2h dạy X số show= số tiền tối phải đếm.
Để giảm tải cho tth đỡ vất vả em thật thà khai báo: con em học 4 năm ở lomnosov chỉ học các thày cô Hoài Nhơn 6, thày Quản 7,cô Khánh Lê 8, cô Bích Liên 9. Không học thêm chỉ học chính khóa. Tối về con thời gian mẹ bảo nếu muốn giỏi thì đọc và làm thêm : Nâng cao và phát triển Toán của thày VH Bình.
Đầu lớp 9 đưa thêm cuốn từ điển toán AV tối giản của VKT và cuốn toán Sing. Chấm hết.
Sang kia các giải SMO hay toán Mĩ năm nào cũng có giải. Xin đừng bảo cháu thông minh mà em nhấn mạnh toán TAnh chỉ dài không khó so với tóan chuyên nhà mình. Cái khác biệt là em dạy cháu biết tự học sớm, nếu cảm thấy tiêu hóa được và thích thú thì tự học ở đấy.Không ép buộc, luôn đả phá nếu con đi sâu vaò toán.
Các thày dạy lấy chệu 2 chỉ dạy từ vựng toán bằng TA khoảng hơn chục buổi là hết trình , đi vỡ hoang chỗ khác. Vậy các con có năng khiếu toán thì ko cần phải học những buổi này, và nếu ko có năng khiếu thì ko nên thi những giải này. Mà quan tâm đến TAnh tốt vẫn có cơ hội khác.

Hôm chị đi taxi vớ phải anh lái cũng say mê nói chuyện học hành con cái anh ấy khen hết lời , đánh giá Raffles là số 1 của Sing. Nó tuyển chọn ngay từ lúc bé tý, học rất tốt về XH. Đấy, chị rất thích nhưng trường đó con chị ko có form thi mà có cũng trượt luôn vì tuyển TA rất khó.
Trường này liên kết với Trưng vương cấp 2, và Nguyễn Tất thành. Các trường hay đưa học sinh sang trao đổi giao lưu. Tuần trước TV, NTT , MC và Nguyễn Du thi vào Raf, kết quả TV đỗ 6(4 bạn toán 2 bạn Anh) NTT đỗ 1 và MC cũng đỗ 1. Mọi năm Raffles lấy TV đông lắm hơn chục cơ, nhưng năm rồi có mấy anh chị bị ngừng HB vì kết quả học không tốt nên có thể năm nay họ phích lại quan sát .

Tiếc cho 1 bạn ở ĐNG trượt vòng PV vào High School, có lẽ bạn ấy đánh giá ko đúng về bài thi Hóa của bạn ấy, khi GV hỏi bạn ấy sang Sing sẽ học chuyên gì bạn ấy chọn Hóa thế là trượt.
Tiện đây nhắc các mẹ nuôi ước mơ du học cho con thì lên cấp 3 chọn chuyên Lí rất thuận lợi vì trình của họ giống mình, chứ đừng chọn chuyên hóa lúc thi vào ĐH của họ chẳng giúp được mấy, hóa của mình quá khác họ. Đấy là em lượm được trên các diễn đàn đấy, nhái lại thôi đừng có vào vặn vẹo là em tịt đấy.

Bạn Blue123 !
ở HN- ĐNG- SGN có HB A*Star , còn các tỉnh thì có HB ASEAN cũng tương tự như A*Star thôi cũng là HB toàn phần. HB này triển khai tại VN năm 98, mỗi tỉnh được cử 2 em đi thi cả nước có khoảng 120 form thi và thường chọn 22-25 bạn đỗ. Khác cái là Bộ GD Sing đứng ra tuyển và bộ GD VN đứng ra cử, như vậy cứ đầu năm cho đến tháng 3 mỗi tỉnh cử ra 2 bạn có thành tích nổi trội và sài được TA, tập hợp về bộ GD nếu chưa đủ như kiểu Lai châu Sơn la .. bỏ thì bộ GD ta lại linh hoạt cho form các bạn có nhu cầu .

Tháng 5 sẽ thi viết, tháng 8 mới thi phỏng vấn, đầu tháng 9 mới có KQ và bay cùng A*Star là đầu tháng 11.
Cái này Phỏng vấn cũng rất khó, cách đây 5-7 năm chẳng mấy ai biết HB này nên chỉ những nhà có sẵn TAnh học toán VKT là đi rất dễ.
Huỳnh Minh Việt, Nguyễn Tiến Anh hay Đinh Thị Thêu là nhận HB này , những bạn này đều nhận HB lớn của Mĩ sau khi tốt nghiệp Alevel của Sing.
Vậy Blue 123 phải khai thác thông tin của sở GD sở tại, chắc chắn có, nhưng tệ một nỗi không có gì chấm mút là họ không quan tâm, nhiều tỉnh vứt xó. Ngay tại Hà nội nhiều người mong ước có form thì trường NgTT dửng dưng vì hs của họ chăm chú thi HB này ko mấy quan tâm các giải mang thành tích cho trường nên họ khép chặt, không khuyến khích. Các phụ huynh đôn đáo ngược xuôi nhưng chỉ nhận được im lặng.






























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét