Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Định hướng tương lai, giúp con thực hiện ước mơ du học - phần 2

Em post bài này cho bác mẹ Sóc,em U.F.O,và những bạn quan tâm về học bổng của Sing cho các môn năng khiếu,nghệ thuật. Học bổng 100% trường Nanyang Academy of Fine Arts Học viện nghệ thuật Nanyang - Nanyang Academy of Fine Arts (NAFA ) thành lập từ năm 1938 và chính thức là học viện trực thuộc Bộ Giáo Dục Singapore vào năm 1999. Chương trình đào tạo của trường được cấp chứng nhận cấp độ Polytechnic Level (Đại học Bách khoa) www.nafa.edu.sg
NAFA trực thuộc sự quản lý của Chính phủ và Bộ giáo dục Singapore trường được Chính phủ hỗ trợ từ 65% học phí trở lên. Đối với những học sinh tài năng Nhà trường và Chính phủ không chỉ tạo cơ hội phát huy tối đa phẩm chất, năng khiếu cá nhân mà còn tài trợ đến 100% học phí. Sinh viên được tạo điều kiện đi làm thêm trong quấ trình học
Sinh viên quốc tế nhận học bổng của trường cũng như các trường Polytechnic khác cũng sẽ ký cam kết ở lại Singapore làm việc trong 3 năm sau khi tốt nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp tại Học viện NAFA được cấp thẻ cư trú dài hạn tại Singapore, làm việc và tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho sự nghiệp của mình. Nhóm chuyên ngành đào tạo tại trường: Nhóm ngành Biểu diễn nghệ thuật: Múa/ Âm nhạc( Đàn violong, Organ, Piano, Guitar…)/ Quản lý nghệ thuật/ Diễn viên kịch, … Nhóm ngành Nghệ thuật tạo hình : Mỹ thuật/Thiết kế nội thất/Thiết kế đa phương tiện/ Thiết kế môi trường/ Visual Communication Nhóm ngành Nghiên cứu thời trang: Thiết kế Thời trang/ Marketing và Kinh doanh thời trang Công việc tương lai: - Nhà thiết kế thời trang, Biên tập viên thời trang, người phác hoạ mẫu, nhà báo thời trang, quản lý thời trang - Kiến trúc sư, Hoạ sỹ, Kỹ sư công trình kiến trúc, quy hoạch, Kỹ sư thiết kế đồ hoạ,…. - Nghệ sỹ múa, Biên đạo múa, diễn viên, đạo diễn….. - Nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, diễn viên, nhà soạn kịch, phê bình âm nhạc Thông tin về kỳ thi tuyển: Thời gian thi: Tháng 12 hàng năm Môn thi: Tiếng Anh, phỏng vấn, kiểm tra năng khiếu Yêu cầu: Tốt nghiệp PTTH (hoàn thành lớp 12), học lực khá, có ít nhất 5 môn trên 7,0 (trong đó có môn Tiếng Anh) Các bác và các bạn h/s quan tâm hãy vào trang web của trường tìm hiểu.Nộp hồ sơ trong tháng 11. Em sẽ tiếp tục chương trình giao lưu văn hóa Mỹ ở các bài tiếp theo.
.Vậy khi các cháu thực sự giỏi thì cứ gọi hẳn sang trường mà mình nhắm đến,tự tin mà giới thiệu,họ rất thích,qua cuộc nói chuyện ấy người ta sẽ quyết định cho con thi nếu họ cảm thấy cần phải gặp cháu này.
Chứ các bác cứ chọn những trường ấy,sang năm họ ko đến nữa,hoặc có cử 20 cháu đi thi cũng ko lấy cháu nào thì em biết nói sao với các bác.
Khi em biết thông tin,em tìm hiểu các ngõ ngách,lên mạng rồi vào các trang web.
Xã em đến tận trường con em đang học bây giờ để tìm hiểu,họ tiếp đón đưa đi giới thiệu trường lớp,xem môi trường con người để quyết định có gửi vàng nhà mình vào đấy ko.
Rồi em buôn với chính những cháu đỗ ở rất nhiều trường,cha mẹ các cháu.Định hỏi những gì,em ghi sẵn ra giấy,thậm chí còn chuẩn bị nói năng sao cho dễ nghe để các bác ấy trả lời chi tiết cụ thể.Em vừa nghe vừa ghi tốc ký vì rất nhiều thông tin,sau này đọc lại,phân tích đánh giá đúng để đưa ra chiến lược hợp lý.Hồi đó HB này còn rất mới,chẳng ai biết nhiều,mỗi người một mẩu nhỏ.Em cũng chẳng biết,nên cho con học tại RV,nhưng sau nay khi con đỗ mới thấy mẹ con em may làm sao.RV chỉ tốt cho các cháu thi HB cao đẳng và ĐH sang Sing.Thế nên em mới bảo các bác đọc thật kỹ mừ.
Không cần học RV,chỗ kiến thức đó mượn foto là biết rồi.Vấn đề là các bác đã thực sự quan tâm chưa,đã bỏ thời gian để nghiên cứu chưa?
Cái mớ kiến thức em có được mỗi ngày một lỗi thời,Năm sau khác với năm trước,vậy qua đây em nhắc nhở các bác phải tự tìm hiểu phân tích,đánh giá để chọn cho mình con đường hợp lý.
Em để sẵn ĐT,email của em,giúp các bác thực sự quan tâm tìm hiểu.Em sẽ trả lời thật nhiệt tình khi các bác tìm hiểu kỹ mà vẫn còn thắc mắc,muốn tìm hiểu thêm.

Nhiều bác ở bờ Nam lại còn may mắn hơn có cơ sở vững chắc,có cơ hội di cư đến những miền tư bản.Nên con cái các bác không vất vả khổ sở như con cái chúng em.

Bác Nicholas à,thằng con em ban đầu học Pháp đấy chứ,9 năm học song ngữ TP,để kiếm chắc 1 vé hết 12 sang Pháp quyết định làm di cư đời đầu,Thế quái nào em nghe được cấp 3 có Sing sang trả tiền cho bọn học giỏi thế là nhà em quay ngoắt sang học TA để chọi nhau lên tàu sang Sing chỉ vì nghĩ đi sớm cơ hội lớn hơn, các con tự lập tốt hơn với lại cách quản lý của Sing em rất hài lòng.
Cho con nhận tiền của họ có nghĩa là con phải nai lưng ra học,phải học giỏi,đạt yêu cầu người ta đưa ra.Không có tiền cho con khổ thế đấy,cứ như cầm sổ đỏ thế chấp ăn ko nên làm ko ra là mất nhà như chơi.Còn các cháu học ko đạt về bất cứ lúc nào.

Phận nghèo khổ thế,nhà em đi học vì tiền,vì tương lai em nó mà nó phải cố.Rồi nó phải cố gửi chân ở lại cho đời con nó đỡ khổ.Em cũng dặn với theo bao giờ con của con trưởng thành thì con có thể về. Nói ra thương con lắm ...

Ước gì em làm quan chức,ước gì em có nhiều tiền cho thằng con em đi học,Em sẽ một đập ăn quan,thằng bé nhà em cứ việc học mà ko phải chịu tý áp lực nào.

Sinh ra đã hèn lại ở nước nghèo nên thằng con em phải cố làm di cư đời thứ nhất.Vất vả vô cùng....

Đối với em, đặc biệt em thấy sống ở nước ngoài thích hơn ở chỗ được tiếp xúc với những cái đẹp của thiên nhiên, kiến trúc nhiều hơn, ra đường là thấy cái đẹp. Không biết bao giờ đất nước mình mới được như thế, mà muốn con người mở mang thì phải tiếp cận với những thứ như vậy.

em cũng xin góp một chút ý kiến, không phải kinh nghiệm của em, mà của một số bạn em và học sinh của em.

Trước hết nếu các bố mẹ gửi con đi thì bố mẹ+cháu phải xác định sang đấy để làm gì, sẽ được gì, ra làm sao? Các bố mẹ hỏi định hướng gì, câu trả lời đầu tiên đó định hướng sẽ học gì, ra trường sẽ làm được gì. Hiện nay có một số xu hướng sau khi hết phổ thông hoặc cấp 2 gia định gửi các cháu đi du học Singapore, nhất là các vị ở HN. Nhiều cháu còn được học bổng toàn phần ngon lành. Tuy nhiên sự thật đằng sau đó chưa hẳn đã đơn giản như thế. Một số (không dám khẳng định là hầu hết) các học sinh-sinh viên sang Sing. du học, hoặc gia đình phải tự bỏ túi tự túc toàn bộ, còn nếu không sẽ có những ràng buộc. Một trong các chiêu bài của các trường này là yêu cầu phải làm việc cho nó khoảng 5 năm, coi như là trả nợ. Nếu sơ qua thì thấy điều đó cũng đương nhiên, nhưng các bố mẹ cứ bình tĩnh ngẫm xem, 1 cháu sv ra trường tầm 23-24 tuổi, làm việc từ 24-29-30 tuổi mới hết nợ, thì đã mất đi hầu hết độ tuổi làm việc, sáng tạo sung sức nhất đời người rồi. Nhiều bạn bè và hs tôi biết đã dính vào chuyện này. Muốn đi sang Mỹ học tiếp thì phải bỏ tiền túi trả nợ, hoặc làm để trả nợ mới thoát. Thu nhập trung bình thường khoảng 1200$/tháng (tất nhiên có cao hơn, có thấp hơn), thuê nhà, ăn uống sinh hoạt + trả nợ thì sau 5 năm gần như dành dụm chả được bao nhiêu, nếu về VN thì coi như xuất phát từ số 0.

Nếu du học ở các nước như Pháp+Mỹ, thì phí sinh hoạt quá cao so với VN dẫn tới muốn có tiền trang trải mà gia đình không đủ sức, thì buộc phải tranh thủ đi làm thêm ==> học hành có thể không kém đi nhưng chẳng thể quá giỏi lên. Học bên ấy nhiều+làm việc dẫn tới thông tin nhịp sống hàng ngày không thể nắm rõ. Do đó nhiều trường hợp chật vật việc học, hoặc ra trường loay hoay tìm việc. Việc có là siêu sao ở VN thì sang ấy, tất cả cùng xuất phát từ 1 điểm, ai nhanh, mạnh hơn sau đó thì sẽ có những vị trí tốt hơn.

Một trong những nguyên nhân mà kể cả trong đó nhiều hs giỏi VN, ra trường không thể, chật vật mới kiếm được công việc ra hồn, là do mất toi 1-2 năm để định hướng lại học để làm gì. Nhiều trường hợp học song ngành này rồi mới quyết định đi theo hướng ngành nghề khác, đâm đầu vào những ngành nghề không có nhiều lối ra sáng sủa ... Điều kiện làm việc, học tập, thông tin kém ... có thể là những nguyên nhân có tình trạng này.

Em nghĩ điều kiện quan trọng để đưa con đi du học có hiệu quả tốt đó là:
1) có điều kiện kinh tế, cháu có nền tảng kiến thức ban đầu.
2) xác định đúng ngành nghề phù hợp với mình và thuận lợi cho những kế hoạch sau này
3) trường học tốt (không phải trường nào ở nước ngoài cũng tốt)
4) cháu là người năng động + khôn ngoan + tu chí học hành+không đi làm thêm (nhiều).

Có thể ý kiến em không được nhiều người ủng hộ, em chỉ đưa ra để tham khảo.

Như con tôi , phấn đấu để đi du học , cố mà học cho thật tốt , cứ tưởng thế là ổn rồi nhưng bây giờ lại phải đối mặt với việc học xong con về nước hay làm việc ở NN ?

Mục đích cuối cùng của việc học thì vẫn là công việc , chỉ sợ bao nhiêu công lao để học và đi du học , cuối cùng lại không thích nghi được với công việc trong nước hay ngoài nước thì thật là khốn khổ .

Tối nay ngồi ăn cơm Ti vi nói về thầy Đỗ việt Khoa,em nói thêm chuyện bố ông Obama người Kênia.Ông này đi du học ở Mỹ.Học xong ở Hawaii ông ta lại kiếm được HB sau DH về Kinh tế ở Havard.
Học xong ông ta về nước mang cái văn minh dân chủ về Kênia chống lại tham nhũng bè cánh. Bạn bè chung đường với ông ta người bị ám sát người bị bắt giam,ông ta uất khí rượu bê tha và rốt cục chết vì rượu.(tai nạn khi đang lái xe 1982)
Đấy đấy hai nhân vật chống lại bánh xe của chính quyền....

Thêm nữa em chỉ vào đĩa rau,thằng con em thèm rau mà:"biết con thích ăn rau,mẹ mua mà ko thể biết nó có đảm bảo ko chất độc hại ko?,cắt cho con miếng cam cứ phân vân liệu miếng cam này có chất nào gây ung thư ko?"
Con có biết khi nuôi cáccon mẹ luôn có mớ tiền mệnh giá 1-2 chục, giá trị vài trăm nghìn để làm gì ko? Để có ốm đau đi viện có tiền bỏ vào túi áo bác sĩ họ mới cứu kịp thời,họ mới lấy ven nhẹ tay mà ko đâm sựt một phát vào tay em con mà lại rút ra lấy lại ven lần nữa....
Nhiều ...nhiều lắm nói ko thể hết nên sau cùng em nói với cháu rằng cố học đi rồi tìm việc làm,giúp mẹ lo cho em....rồi lấy vợ rồi đừng về vội con cái con lớn thì con có thể về.
Dồi ôi có mẹ nào lại xui con đi đừng về vội ko? nói với con đến đoạn này em bật khóc ..

Đau lòng lắm,nếu ko cùng chung ý tưởng cũng mong các bác thông cảm nhé!

Hôm nay em đi chợ mà một bà bảo: Tôi trồng rau rồi tôi biết, không cái gì là không có thuốc sâu, chỉ có điều người ta có nghĩ đến người tiêu dùng không mà dùng trước khi thu hoạch 1 tuần; bây giờ cà chua người ta bôi thuốc sâu vào hoa để quả không bị sâu .
Việt Nam là nước đông dân nhưng xếp hạng về sức khoẻ của lực lượng lao động đứng thứ 87 trên thế giới .

Laida ơi , sao lại có người suy nghĩ giống nhau thế !

Ngày trưóc cũng có thời kỳ dậy con kiểu Laida , con đâm thù hận linh tinh cả ,mẹ hãi quá .

Lại phải dậy cho con lương thiện , nhưng bây giờ thấy dở , vì con đi làm đến nơi rồi và nó lại muốn về VN , nó đâu có biết rằng các cơ quan , toàn nhân viên kính gửi , toàn thành phần 5C .

Thế nên có lo làm việc và học hỏi để nâng cao kiến thức đâu , chỉ toàn lo đi đút lót sếp .

Con về có xin việc , đi làm được tháng , chắc lại tự xin thôi việc , khi ấy muốn ra NN làm đâu có dễ .

Vấn đề này đang làm mẹ tóc dựng lên đây . Bản thân chỉ muốn con ở nơi nào đấy có môi trường sống tốt , có thể đi đường không phải bịt kín mặt mũi chân tay , đi dạo có thể nhìn ngắm thoải mái không sợ giẫm phải kim tiêm hay phân chó , phân người , không lo ăn cắp ,chấn lột , hãm hiếp ...... mua đố ăn không phải lo có chất độc ? Nhà không phải làm cửa có song sắt to như nhà tù ..... . Đi làm không lo sếp lạm dụng tình dục , không phải chịu cảnh ấm ức vì bè phái ....
Không bị phân biệt chủng tộc .

Về hay ở , rất cấn sự quyết định sáng suốt , chả có ngưòi mẹ nào muốn con mình lại xa mình cả , chả muốn con bơ vơ nơi đất khách quê người , một mình phải tự lo rất nhiều thứ ... chỉ nghĩ thế thôi ,bà mẹ nào không rơi nước mắt thì quả là sắt đá .
Ai chả muốn ở quê hương mình , đất nước mình , nhưng mà ... nói nữa thì ra vấn đề chính trị

Về vấn đề du học từ phổ thông em cũng ủng hộ quan điểm này,nhưng phải chuẩn bị thật tốt và tính từ lớp mấy là hợp lý...
Nếu học bổng toàn phần,có người quản chặt chỉ biết học và ko đạt là out thì đầu cấp 3 đi cũng tốt.Vì khả năng OK rồi chỉ có nỗi nhớ nhà...hòa nhập... của con thôi

Nhưng nếu học tự túc thì TA phải rất OK ,nếu ko sang đó mất thêm thời gian học TA,Toán -lý họ học nhẹ hơn ta,chi bằng ta học hết lớp 10-11 ở nhà đồng thời chuẩn bị TA thật tốt:IELST cỡ 7.0 sang kia nhảy thẳng vào Alevel mất hơn năm,và có khởi đầu tốt để nộp đơn vào các trường ĐH tốt.
Khi đó con cũng khôn lớn hơn....

Về cá nhân em thì em cứ cho sang Sing,gọi là tiêm một liều vắc-xin du học,hết Alevel cho sang Anh sau,vì hệ thống GD Sing theo GD của ANH nên tương đương.
Đổi lại khí hậu Sing tốt ko rét ,môi trường học ,XH tốt ....bay đi bay về rất tiện...chi phí rẻ...

Sau trưởng thành hơn,quen với môi trường du học biết ứng phó...lúc đó mới dám thả vào môi trường phương Tây.

Thầy giáo P. V. Thuân ở Khoa Anh ĐHKHTN và cô Linh ở chuyên Toán KHTN có dạy Toán-Anh song ngữ. Thầy Thuân thường tham gia bồi dưỡng tiếng Anh cho các đội VN tham dự Singapore MO trong khi đó cô Linh hạy dạy Toán tiếng Anh ở trường chuyên KHTN, và năm ngoái có tham gia bồi dưỡng cho các cháu VN tham dự cuộc thi AMRL của Mỹ. Tôi nghĩ hai người này sẽ giúp được chị nhiều, họ đều còn trẻ nên nhiệt tình, chuyên môn không có gì phải bàn.

Với con trai trong sách Giúp con đi tới thành công trên blog của em, tác giả nói cần nhất bây giờ phải rèn tính đàn ông, vì hiện nay rất nhiều nam giới được dạy dỗ thiếu tính đàn ông. Trong đó cũng nói chi tiết cách dạy dỗ, nói cả tính hài hước nữa.
Trong sách đó cũng nói cách dạy với con gái nhưng em vẫn phải cắp tráp theo hầu bác songdong và bác laida.
Em nghĩ người vợ tốt là phải biết dạy con chu đáo, có trường hợp em biết ông chồng rất thông minh nhưng lấy một người vợ trình độ thấp hơn mình nhiều, các con cũng rất thông minh nhưng đường đời dang dở, lông bông, không làm gì nên đầu nên đũa.

Có mấy quyển này hội thi Sing nó hay dùng nè chị

1) Mathematics - The core course for A-level

Nếu chị chưa có thì xem tạm bản xem trước của google nhé. Ở đây nè chị:

http://books.google.com.vn/books?id=...result#PPP1,M1

2) A-level General Paper: các bộ đề thi toán và lời giải các năm.

3) Advanced physics Level tác giả: Michael Nelkon- Philip Parker.

4) English-Examination Paper For A Level


5) AQA Physics Examination Paper

6) AQA Mathematics Examination Paper

7) Các tài liệu khác: Statistic and Algebra, GCE A Level Physics Examination Paper, Maths Higher Level Core.

Đặc biệt là 3 quyển đầu tiên .

Thi và phỏng vấn học bổng - Miễn 100% học phí Đại học tại Phần Lan

29 trường ĐH công lập của Phần Lan tuyến sinh các khóa học ĐH khai giảng tháng 9/2009. SV phải nộp hồ sơ trước tháng 2/2009 để đăng ký dự thi đầu vào tổ chức vào tháng 4/2009 tại các văn phòng của VISCO. Sinh viên thi đỗ sẽ nhận được học bổng miễn 100% học phí.


Phần Lan là một trong các quốc gia có nền giáo dục tốt nhất trên thế giới. Phúc lợi Xã hội cao, Tham nhũng ít nhất trên thế giới. Các trường Đại học của Phần Lan đều giảng dạy theo hệ thống tín chỉ Châu Âu (ECTS), bằng cấp được quốc tế công nhận và Chương trình học giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Môi trường sống thanh bình, điều kiện ăn ở tốt, chi phí sinh hoạt thẩp (350-500 Euro/tháng) là yếu tố quyết định chi phí du học đại học tại Phần Lan thấp hơn rất nhiều so với du học tại Anh, Úc, Mỹ,…thậm chí chỉ bằng ½ chi phí du học tại Singapore.
Sinh viên được phép làm thêm 20h/tuần và tất cả các kỳ nghỉ lễ, tết trong năm. Lương làm thêm từ 8 – 15 EUR/h. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được phép ở lại 1 năm để làm việc.
Với kinh nghiệm nhiều năm tuyển sinh du học Phần Lan, VISCO đã có nhiều sinh viên đang học tập tại các trường đại học như Lahti, Savonia, Vaasa, Central Ostrobothnia, Hame, Kemi Tornio, Jyvaskyla, Kajaania …với các chuyên ngành:
Ø Quản trị kinh doanh quốc tế
Ø Quản trị du lịch khách sạn
Ø Quản trị hệ thống thông tin
Ø Quản trị cơ sở vật chất
Ø Công nghệ thông tin
Ø Marketing
Ø Cơ khí và công nghệ sản xuất
Ø Công nghệ và hóa học










Yêu cầu: Tốt nghiệp PTTH hoặc đang học lớp 12, IELTS 5.5 hoặc TOEFL 550
Tất cả sinh viên sẽ tham dự kì thi đầu vào được tổ chức tháng 4/2009 tại văn phòng VISCO.
Hạn nộp hồ sơ: 05/02/2009
Đến với VISCO:
- Sinh viên sẽ được tư vấn chọn trường, chọn ngành theo bốn nguyện vọng 1,2,3,4
- Sinh viên được hướng dẫn nội dung thi, ôn luyện và thi thử theo các đề thi của các năm trước
- Hướng dẫn và luyện phỏng vấn của trường và của Đại sứ quán
- Hướng dẫn thủ tục xin Visa. Tỷ lệ VISA cao. Sắp xếp nhà ở
VISCO tổ chức thi thử cho các bạn Học sinh vào các ngày 12 và 13 tháng 1 năm 2009. Mời các bạn mang hồ sơ đến VISCO để đăng ký trước khi thi.
Chi tiết xin liên hệ: Công ty du học VISCO
Tại Hà Nội: 230 Kim Mã, Quận Ba Đình
ĐT: (04) 37261938; Email: viscohanoi@visco.edu.vn
Tại T.P HCM: 239 Cách mạng tháng 8 nhà A02 Chung cư Văn hoá, P4, Q 3
ĐT: (08) 38328416; 38390718; Email: viscohcm@visco.edu.vn
Tại Đà Nẵng: 433 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu
ĐT: (0511)3552597/96; Email: viscodn@visco.edu.vn
Tại Hải Phòng: 309 Hai Bà Trưng (Cát Dài); Quận Lê Chân
ĐT: (0313)950215; Email: viscohp@visco.edu.vn
Thông tin chi tiết về các trường mời tham khảo trang web: www.visco.edu.vn

Em đã nói rồi mà, bây giờ có thằng nào thích học đâu.Học suốt ngày, tối cũng phải học.Sáng mai mở mắt ra về với hiện tại là đến trường.... HỌC.
Các bác suốt ngày bị ăn Yến,sau chỉ nghĩ đến là ọe

Các bác hãy nghĩ thật thực tế vào:
-Anh lính trẻ chẳng muốn xông pha ra trận vì ba cái hão đâu,chỉ muốn chiến tranh kết thúc để về với... giậu mồng tơi,anh chính trị viên miệng leo lẻo là thế cũng chỉ mong sớm về chăn ngựa thả dê với bu nó ở nhà.Mặc kệ cho các bác Lý Thông có lý tưởng cao đẹp hát bài chiến thắng.

- Vậy các bác nhắc con phải đam mê học .... sau đỡ khổ....Chúng nó không nghe cũng dễ hiểu
Đặt ngược lại, đi chơi giao du với bạn hay làm báo cáo nộp sếp đang thúc thì bác mê cái nào hơn.

Đấy! em nói thế để bây giờ chúng ta phải nhận ra việc con chúng ta chưa như mong muốn là do chúng ta.
Anh lính chiến phải nhận ra rằng mình phải bọp nó trước khi nó bọp mình
Còn trẻ con nhà ta phải nhận ra việc của mình là cày xong được lên bờ.
Việc của bố mẹ chúng là làm thế nào để chúng vui vẻ cày,cày nhanh,cày có hiệu quả.Và nhớ đừng tham làm chúng chán cày

Em chỉ nghĩ được có thế, nên lúc con mới cày em cùng ngồi,hướng dẫn để thời gian sau cậu biết việc cứ nhẫn nại làm.Mẹ cũng nghĩ đối phó với môn này,dối giá-qua quít môn kia.Mục đích chính đạt được là OK.
Làm sao cho con được chơi nhiều hơn.Chồng em có thói quen rất đáng yêu là cứ thấy con chơi là nhắc con học.Ko thể sửa được.Sau này con ở nhà chờ 6 tháng bay sang trường mới, nhiều lúc theo quán tính vẫn giục con học.Đấy ! nhiều bố mẹ thấy con chơi là ...sốt ruột.Góp phần làm con sợ học.Chồng em cũng ko ngoại lệ

Còn làm sao để con thích học cũng do cha mẹ thôi,con học giỏi sẽ thích học hơn.Có bố mẹ cùng đi thì đường xa ko mỏi.
Đồng hành cùng con ntn em sẽ quay trở lại ở bài sau nhé!

Về lấy nêu gương như mẹ Laida làm em nghĩ cũng rất hiệu quả. Để nói vấn đề nào đó (lòng quyết tâm, học lệch, …) các mẹ lấy cả gương không thành đạt và thành đạt nhé, lấy người nào thân cận thì càng tốt! Em cứ nhớ mãi cậu em luôn luôn nói đến cậu út nhà em, cậu út không phải học dốt đâu (cậu cả luôn đề cao tí có thể nói là giỏi hơn cháu bây giờ, rất thông minh, nhưng không có HLV) nhưng đi học chỉ thích học toán thôi, trong toán lại thích nhất môn hình không gian, năm 80 cậu thi đại học chỉ thì môn toán điểm tương đối cao, hai môn còn lại thì quá thấp, một trông hai môn bị điểm liệt mà cậu cả em dùng từ “việt vị”, kết quả vì học lệch mà không đỗ đại học, năm đó cậu phải nhập ngũ luôn và kết quả là để lại một chân tại chiến trường cămphuchia, cuối cùng trở thành anh thương binh làng - người mà em hiểu quá rõ luôn là cái gương mà em không bao giờ muốn học lệch dù môn vật Lý em không yêu thích nhưng cũng phải bỏ thời gian cho nó, phải học để kiếm điểm chứ không thể để nó liệt cuối cùng em cũng ok. Thỉnh thoảng em cũng chán mà cậu nắm bắt được lại nghe lại cậu truyện trên nhưng có thể biến tấu cách kể khác và kết luận lại là “Là một bài học xương máu cho việc học lệch đấy con ạh”
Nhân tiện nói về sự hăng say: Em nghĩ vào cái độ tuổi chưa hiểu biết học để làm gì nhiều đâu, không thể hiểu ngay không học sau này sẽ khổ nọ kia đâu, vào tuổi đó em vẫn nghĩ học là vì cậu đã kỳ vọng vào mình sẽ học được thôi, và có một cái đích gần gần cho từng giai đoạn (Thi vào lớp chọn, vào đội tuyển thi HSG, Thi HSG giỏi, thi đại học, ….) . Các mẹ có thể quy định or gợi ý cho con một thời khoá biếu cuối cùng để con chọn một thời khoá biếu, con sẽ tự thực hiện, nếu con không thực hiện sẽ cảm thấy xẩu hổ, chứ đừng để hàng ngày sau bữa tối lại giục con đi học. Gia đình em không khuyến khích ngồi đâu học đấy giờ nào cũng học, cứ mở mắt ra là học đâu, đi chơi đến thăm ông bà cũng mang quyển sách để học là việc không khuyến khích, học là một khoảng thời gian dài chứ không phải học một ngày hai ngày. Em nhớ hồi đó cứ xem xong bông hoa nhỏ là ten tén ten muốn làm gì thì làm tự ngồi vào bàn học. Ở HN các nhà không khuyến khích con ngủ sớm nhưng sáng dậy sớm học, em nghĩ thức khuya 1h, 2h sáng không tốt cho sức khỏe, cho trí não, chia khoảng thời gian tự học em thấy khá hiệu quả mà không cảm thấy mệt mỏi. Em có một cái lịch học 7h30h đến 11h PM, sáng 5h(4h30)-6h15 lich học này được duy trì 3 năm cấp 3 ôn thi em cũng không thức khuya hơn đâu , ban ngày thì hầu như đi học chính và học thêm, nếu không học thêm thì tự học ở nhà hoặc là giúp đỡ việc nhà cho gia đình.
@tun97: hihi em là quân bố nó của đây, em làm ở đơn vị cấp dưới của EVN. Bố nó ngồi chỗ nào nhỉ, em đã vào phòng bố nó một lần gặp sếp phó tổng rùi. Hihi. Lộ hết cả danh tính. Mẹ nó không được so sánh con với bố nó nhé, cũng không nên so sánh với ai cả con người mà mỗi người một tính một thế mạnh riêng.Theo em xem con có những ưu điểm gì kịp thời đúng nơi đúng chỗ, khen ngợi khác hẳn với khoe khoang. Hồi em học cũng tạm được thôi (so với con các mẹ trên này thì chả là cái gì cả,so với các bạn em thì em cũng chả là cái gì đâu nhưng đối với cậu em cũng là niềm tự hào rồi) ai đó đi xa về, hoặc nói chuyện với bất kỳ ai có mặt em cậu em vẫn khen là cháu học cùng được vừa rồi được A, B, C gì đó. Nói với thái độ trân trọng đánh giá đúng, không kiểu khoe khoang. Thế là cho con cũng tự hào cũng muốn lao vào học cho cha mẹ vui, mới chỉ có thế mà cha mẹ đã vui lắm rồi, còn nếu mình học giỏi hơn nữa càng vui hơn.
Còn về giỏi và dốt các mẹ phải đánh giá được thực lực của con đừng kỳ vọng quá mà cũng không đánh giá thấp. Đánh giá đúng là ổn nhất, muốn đánh giá đúng lại phải trò chuyện quan tâm đến con, mới biết nó đang ở đâu, đang làm gì, đang nghĩ gì vướng gì không. Quan điểm cậu em không phải dạy con từ đứa dốt biến nó thành giỏi được mà mỗi đứa sẽ làm tốt nhất có thể trong khả năng của nó.

Các mẹ thấy ko,cây uốn từ lúc còn non thì dễ.Chứ học cấp 2 Thượng Cát mà cấp 3 vào chuyên ngữ thật khó.Mà 4 năm học tiếng Trung từ cấp 2 thì bên ngoài ai mà đuổi kịp nữa... Em kể chuyện đây để nói với các mẹ rằng tác động của cha mẹ là rất lớn,cháu còn bé có biết gì đâu.Bây giờ con ung dung ngồi thuyền lớn rồi,trong khi bao nhiêu bạn giỏi, bơi rất vất vả cũng chưa chắc lên được Đại Học.

Em cũng góp vui cho các mẹ cậu chuyện của em, mãi say này em mới rút ra được
Hồi em học lớp 9 i thì em tạm chia lớp em thành 3 top:
Top 1: Học giỏi, thi vào trường chuyên của chuyên Tỉnh đỗ, và học tốt ở trường chuyên của Tỉnh luôn có thể trở thành sao ở trường chuyên Tỉnh luôn.
Top 2: Học khá kém top 1, vẫn đỗ trường chuyên của Tỉnh nhưng chỉ học thường thường bậc trung ở trường tỉnh thôi.
Top 3: Không đỗ trường Tỉnh, or đỗ mà không có điều kiện đi ở lại học lớp chọn của Trường huyện (trường làng thôi)

Em thuộc vào Top 3 í, em ở lại học trường Huyện. Lúc này các bạn giỏi ngôi sao hồi C2 thì đi hết rồi thành ra Top 3 hồi lớp 9 lại thành Top 1 của trường huyện, được thầy cô giáo quan tâm và học thêm không quá nhiều nhưng cũng không ít đâu ạh, và cơ bản là có mục tiêu thi đại học. Thầy cô giáo dạy những bài không quá khó, nhưng cũng không dễ như sgk đâu nên học cũng ok, cộng vào đó thầy cô quan tâm nên về nhà tự học rất hăng. Do đó mà xong 3 năm cấp 3 thì Top 3 hồi lớp 9 của bọn em đỗ ĐH một cách dễ dàng không khó lắm, mà đỗ cũng toàn trường hot thôi.
Em phân tích các bạn Top 1 thì vào ĐH em cũng có dịp gặp lại một bạn. Bạn ấy học vẫn giỏi lắm ạh suýt đi NN vì điểm cao nhưng mà vì ngoại ngữ nên không đựơc - tỉnh lẻ thiệt thòi so với HN ở chỗ đó.
Còn Top 2 thì em thấy cũng đố ĐH nhưng kết quả không cao, hồi đó em cũng chưa để ý đâu nhưng đến khi thằng em ruột em nó cũng thuộc dạng Top 2 này đây bị trượt ĐH em mới tìm hiểu và phân tích thì thấy rằng. Nếu con em học thường thường bậc trung thì vào trường chuyên lớp chọn không được thầy cô biết em là ai nên không được quan tâm, cộng vơí cuốc sống xa nhà phải tính toán tiền nong, ăn uống cho cs tự lập cũng ảnh hưởng rất lớn đến KQ học tập. Giờ thì em em nó cũng sắp TN ĐH học rồi nhưng em vẫn cứ buồn vì đã định hướng không đúng cho em để em phải lỡ đi một nhịp so với các bạn và cơ bản là sự tự tin cũng giảm đi ít nhiều nữa.
Cho nên em thấy các mẹ đánh giá đúng các con và có chiến lược cho từng con không hẳn học trường nổi tiếng, lớp nổi tiếng đã thực sự ổn hơn trường bình thường nhưng có điều kiện quan tâm chăm sóc tốt.

Em thì định hướng môn Toán ngay từ nhỏ, vì em hóng hớt thấy trẻ con có tư duy toán khi học các môn khác rất dễ dàng, không như các mẹ cứ tưởng cho con học toán thì vất vả, đau đầu. Với lại kèm con học toán lớp 1,2 dễ bằng mấy khi để muộn hơn, lên lớp 6,7 bây giờ nhiều mẹ bạc mặt chẳng giải được bài cho con.
Như em đã nói, cu nhà em nhanh nhẹn hoạt bát nhưng chẳng có gì nổi trội. Công bằng mà nói, khi vào lớp 1,2 cu cậu thuộc loại xoàng trong lớp, tuy cũng được học sinh giỏi nhưng chắc loại vớt. Đại để lớp có 17-20 học sinh giỏi thì con đứng thứ 15 vì chữ quá xấu.
Nhưng em chẳng yêu cầu con phải cố viết đẹp vì mất rất nhiều công. Sau này xã hội dùng toàn máy tính, có ai phải viết tay mấy đâu, cùng lắm phải ký mà để ký chữ xấu lại hay vì khó có thằng nào mạo được hehe. Đấy tính em cứ hay AQ, con kém thì cũng cứ hay tìm cách lý giải cho con đỡ tự ti.
Nhưng riêng môn toán thì khác. Ngay từ lớp 1 em đã phải để ý xem có bài nào vướng con ko giải được. Thỉnh thoảng cho thêm 1 vài bài nâng cao. Trường làng có cái hay là tuân thủ rất nghiêm ngặt qui định của bộ về việc ko giao thêm bài buổi tối và ngày nghỉ nên mẹ con em có nhiều thời gian rảnh. Em thấy con hay bị khó hiểu các bài toán đố, lằng nhằng, ko biết giải thế nào vì không hiểu đề bài. Sau này khi con bé nhà em vào tiểu học cũng gặp vấn đề y như thế nên em nghĩ có lẽ trẻ con nào cũng vậy. Có bài phải giải thích cả buổi tối, mang đủ thí dụ thực tế vào như qui đổi thành bánh, thành kẹo... cho con thấy quen thuộc.
Em mô tả rông dài tí vì giai đoạn này rất quan trọng với bọn trẻ con nhà em. Khi con quen thuộc với các loại toán thì giải bài trên lớp trở nên rất dễ dàng. Đôi khi cô cho bài nâng cao cũng giải được thì hệ quả là trở thành "cây toán" của lớp ngay. Trẻ con được hích 1 cú là cứ thế chạy bon bon các mẹ ạ, đã thành "cây toán" thì cũng thấy xấu hổ nếu có bài mình ko giải được mà bạn giải được.
Đã giỏi toán thì đúng như em nhận định, con học tất cả các môn đều nhẹ nhàng, kể cả môn tiếng Việt, mất rất ít thời gian. Cuối năm học lớp 3, cu nhà em bắt đầu thi học sinh giỏi cấp trường, đạt giải nhất, từ đó về sau cu cậu nghiễm nhiên đứng đầu khối. Em cũng biết đứng đầu trường làng chả là gì so với các bạn trong phố nhưng tâm lý trẻ con lại rất khác, đó là sự tự tin. Con nhà em quen được cử đi thi các loại học sinh giỏi nên chả còn sợ hay lo lắng gì mấy.
Đó là bước chuẩn bị để con vào cấp 2. Riêng cấp 2 nhà em xác định phải cố gắng vào trường tốt để con có môi trường phát triển. Lão nhà em thì cứ thích Trưng Vương còn em thì muốn con thi vào Ams. Đấy lại là cả một câu chuyện dài, em sẽ kể tiếp nếu các mẹ quan tâm.

Em cũng chung suy nghĩ với menôitro,ban đầu con em đi học cũng chẳng giỏi giang gì,được mỗi cái là tiếp thu được,thế là tốt rồi. Sau đó hướng cho con thích toán giống y chang nhà Menoitro.

Nhưng em khác Menoitro là em ưu tiên ngoại ngữ nên em chọn Chuyên ngữ từ nhỏ để con có môi trường học bài bản, còn toán thì phụ đạo thêm dễ hơn.

Ở ta bây giờ có dốt tý nhưng ngoại ngữ giỏi vẫn kiếm tiền dễ.Chính vì vậy hết cấp 1 con em ko vào Ams vì phải theo tiếp ngoại ngữ.

Học giỏi ngoại ngữ ở cấp 1 thì lên cấp 2 chỉ cần phát huy tiếp và tăng cường thêm môn toán.Lúc này toán mới bắt đầu khó dần.Thậm chí em còn kịp nhồi thêm tiếng Anh cho con thành 2 ngoại ngữ,cơ hội kiếm tiền rộng đường hơn.
Tóm lại theo em cấp 1 thật quan tâm đến ngoại ngữ,hướng con ham thích môn toán,đến lớp 4 toán mới khó lên chút thì ngoại ngữ chỉ còn bon bon chạy theo đà thôi.

Đấy định hướng nhà em là thế!

Em vừa được ông bố tuyệt vời của diễn đàn tặng một bộ đĩa học TAnh.Bộ này gần 200 đĩa bác ấy nén vào 20 đĩa tặng cho cu nhà em,bác ấy nhắc nếu bắt đầu học bây giờ là hơi muộn..
Em chung quan điểm với bác ấy bán bưu ảnh mà ngoại ngữ giỏi thì cũng kiếm được nhiều tiền hơn bạn khác

Nhưng đã đưa con đi thi thì cũng phải nghiên cứu xem thi cử thế nào, đề ra sao. Em thấy nhiều bố mẹ đưa con đến lò luyện là yên tâm, chẳng dự đoán được con mình đứng ở vị trí nào, liệu có đỗ được không. Vì thế mới có hiện tượng >2400 hồ sơ nộp vào mà lấy có 180 cháu, những con thi điểm thấp rất đông. Con em mà làm đề thi thử ko có khả năng đỗ hay hi vọng đỗ em giải tán luôn, cho đỡ tạo áp lực lên con, còn bao đường khác để đi mà.
Năm lớp 5 bị vướng thi học sinh giỏi quận nên cu nhà em khá bận, ngoài bài vở ở trường về nhà cô cũng bắt làm thêm nên ko còn nhiều thời gian. Em lên mạng tìm đề Ams chỗ CLB gia sư Ams, các bạn ở đấy rất nhiệt tình. Em down về khoảng 70 đề toán và tiếng Việt, đề luyện là chính nhưng theo kiểu thi AMs.
Riêng cuộc thi chuyên toán Trưng Vương rất tù mù, ko xin được ở đâu dạng đề để ôn cả. Lão nhà em ra cả Lý Thường Kiệt, đặt hàng tụi bán sách để kiếm mà ko được. Riêng đề Ams thì tụi đấy 1 tuần sau cũng kiếm được gọi đến lấy. (Lúc đó em đã down từ mạng rồi).

Tặng các mẹ!

Tên sách hướng con yêu thích môn toán:
-Người đeo mặt nạ đen ở nước An-giep .Liopsin-Alexandrova.
-Ba ngày ở nước tý hon. V.Liopsin.
-Thuyền trưởng đơn vị.
Liopsin-Alexandrova.
-Giải toán vui,vui giải toán -Nguyễn Vĩnh cận,6k
-Toán học giải trí -Nguyễn Việt Bắc,17k
-333 Bài toán vui -Nguyễn Vĩnh Cận
-140 Bài toán vui -Nguyễn Mạnh Súy ,15k
-50 Bài toán vui và trắc nghiệm chỉ số thông minh,Nguyễn Mạnh Súy.
-Lô gíc giải trí-Trần Diên Hiển.
-Những mẩu chuyện khoa học-Nguyễn Mạnh Súy-8,3k
-Chuyện kể về những khám phá khoa học gồm 2 tập (30k)

Đó là những bài toán vui sát với thực tế cuộc sống hàng ngày,rất hay nó sẽ làm các em thích thú và ham học môn toán hơn.Ngoài 3 cuốn đầu tiên của NXB Văn học kết hợp với nhà sách Đông Tây tái bản năm 02 thì các mẹ có thể tìm những cuốn còn lại của NXBGD.

Nguyên văn bởi Ciub@ Xem bài viết
Các mẹ cứ chép vào DVD mà chia sẻ cho nhau , mình tìm hiểu rồi, trên thế giới này chưa có món lẩu thập cẩm đó đâu ạ. Chỉ VN mới có lẩu thập cẩm .
Không! Bác ạ.
Em nghĩ đây là phần thưởng bác dành cho em sau một thời gian tích cực.... buôn dưa..
Nhắc nhở các bố mẹ quan tâm đến con mình hơn,đừng phó mặc cho các thày cô giáo,đừng thấy điểm con chưa cao lại bảo rằng con mình.... kém

Trước đây em cũng rất cố gắng san xẻ bộ ABC English giúp nhiều mẹ rồi,và cũng động viên các mẹ hãy là thành viên tích cực giúp đỡ nhau cùng vượt qua biển GDVN.

Rất nhiều các mẹ ko lập nick vào đọc,ko muốn đóng góp giúp đỡ cộng đồng.
Ở XH văn minh người ta đánh giá cao những người tham gia các hoạt động tích cực vì cộng đồng,Xã hội họ lại ngày càng văn minh hơn,thế hệ này đứng trên vai thế hệ khác...

Ở ta gọi là vác tù và...

Đây là topic định hướng du học tức là có chút gì hướng tới nền văn minh hơn để học hỏi nên em nghĩ chính cha mẹ các em phải làm tốt và giáo dục cho các em biết sống cho cộng đồng.Đó là tiêu chí chính để người ta quyết định trao HỌC BỔNG cho các em.Còn các thành tích cá nhân,bảng điểm ,TAnh... là đương nhiên.

Vậy các mẹ hãy là thành viên tích cực nhé,lúc đó sẽ có rất nhiều niềm vui và chắc chắn sẽ được bác Ciup tặng quà.

Trời ơi! bộ đĩa quí giá đó ai cũng mơ sở hữu nó,các mẹ hãy tham khảo list bên Học TA sớm ý.
Em làm sao mà copy giúp các mẹ được.200 đĩa tuyệt hay cop đến bao giờ,nén rồi cũng 20 đĩa DVD.
Em cũng ko dám cho mượn đĩa đâu,đừng nhắn tin cho em nữa,mấy lần trước em cho mượn có mẹ ngại đã trả em đâu ..

Được mẹ Laida cổ động em thấy vinh dự quá. Em ngưỡng mộ bác nhất đấy ạ. Lý do khiến em nhào vào diễn đàn vì sợ có mẹ mất lòng tin nơi con mình mà buông súng, khiến con trẻ thiệt thòi, chứ kinh nghiệm của em thì cũng chả ăn thua gì.
Hôm nay em sẽ trả lời kỹ hơn bác “cuoc song cua me” làm thế nào để con trở thành cây toán của lớp. Lần này em sẽ tả lại quá trình cùng học với con bé nhà em, năm nay mới lớp 3 vì mỗi đứa trẻ mỗi khác, sức học, tính cách rất đặc thù nên ko có công thức chung mà mỗi bố mẹ nếu quyết tâm vì con phải tự tìm ra cách đi của riêng mình.
Như lần trước em đã kể, con bé nhà em nhút nhát một cách bệnh lý, không chịu giao lưu, tiếp xúc với ai vì thế khả năng phát triển ngôn ngữ kém, chậm chạp, lúc nào cũng căng thẳng, cô giáo cảnh báo sẽ học kém, tiếp thu yếu ngay từ mẫu giáo.
Khi con sợ thì mọi tinh thần, đầu óc của con chỉ tập trung vào đối phó với môi trường xung quanh, chẳng còn tâm trí đâu mà nghe giảng bài nữa. Lúc đấy em chỉ ước làm sao cho con thành người bình thường như các bạn, chứ chả dám mơ sẽ thành thế này thế nọ, các mẹ ạ.
Năm trước khi vào lớp 1, lão nhà em dứt khoát bắt nghỉ mẫu giáo, xin cho học bà giáo về hưu ở làng gần đó. Bà giáo dạy chữ cho tụi trẻ con trong làng chuẩn bị vào lớp 1, do làng đấy xa mẫu giáo quá, người ta cũng chả biết gửi con đi đâu. Còn mục đích nhà em là để con học chữ trước, chuẩn bị đến khi đi học thật, tinh thần con còn phải dốc ra chiến đấu với các bạn mới cô giáo mới thì cũng ko đến nỗi điểm kém thành ra tâm lý lại càng hoang mang.
Đấy các mẹ cứ so con mình với con em thời điểm đó, tâm lý đi học bình thường vui vẻ đã hơn đứt rồi.
Đầu năm học phải đến tận nhà cô trình bày hoàn cảnh, cô biết con mình đặc biệt thế nên cũng lưu tâm hơn cách đối xử với con, không ép, không mắng. Con nhà em chưa cần quát, giọng nói chỉ hơi khác tí nước mắt đã rưng rưng rồi.
Bạn bè thì chẳng chơi với ai, lúc nào cũng lủi thủi một mình. Mẹ phải “mua” các bạn cho con bằng cách thỉnh thoảng mang 1 bịch bánh bao chiên đến lớp chia. Các mẹ cứ tưởng tượng cảnh các bạn của con đứa kéo tay, nắm áo, tranh nhau bám xung quanh em tíu tít còn riêng con mình tách ra 1 góc xa, cúi gằm mặt thì em khổ tâm thế nào. Nhưng chơi với các bạn con cũng để con khỏi bị bắt nạt, các bạn ko trêu vì nhát quá.
Tính cách đấy đúng là ảnh hưởng rất nhiều đến học. Nhiều câu con chả hiểu gì, nói đơn giản cũng khó hiểu. Vì thế khi cho con làm toán phải giải thích rất kỹ, chỉ dùng trong vốn từ ít ỏi của con thôi, dần dần mới mở ra. Nói chung vất vả vô cùng. Quyển đầu tiên em dùng là “Toán rèn trí thông minh” có các lớp 1,2,3… chia thành 50 đề, ko có chữ mấy, chắc dịch lại của nước ngoài, chủ yếu luyện tư duy (Em thấy hiệu sách nào cũng bán). Sau đó có 1 hai quyển toán nâng cao lớp 1, lấy các bài toán đố để giải thích cho con hiểu đề bài. Cùng 1 bài thay đổi số nhiều lần xem con có hiểu chắc hay không mới chuyển sang bài khác.
Em thì dùng ít sách thôi ạ, nhưng dùng quyển nào thì cũng nát bét. Buổi tối cùng con có khi chỉ tập trung giải 1 bài toán đố hay 1 đề luyện trí thông minh là tối đa. Con mệt hay ko có hứng thì thôi, ko ép. Nhưng đứa trẻ nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Con bé nhà em nhút nhát, chậm chạp nhưng lại có ý thức học tốt. Em cũng luôn lấy đó để động viên con, còn so sánh với anh cháu là với tính cách đấy chắc chắn sẽ vượt anh để con thêm quyết tâm.
Hè năm lớp 2, con nhất định ko chịu đi học thêm hè (bắt đầu từ tháng 8), vì vẫn sợ đến trường như cũ. Nó sẵn sàng học bao nhiêu ở nhà cũng được miễn không phải đến trường. Thế là em đồng ý, tranh thủ khí thế của con, thoả thuận mỗi ngày làm 10 trang bài tập toán lớp 3 sẽ cho ở nhà. Lớp 3 toán SGK rất dễ, con cứ điền phép tính vào là xong nên cháu nhất trí ngay.
Các mẹ ạ, thú thật, giao hẹn với con cho vui chứ em cũng ko ngờ con tự giác thế. Ngày nào cũng hì hụi làm bài, đưa cho mẹ chấm điểm. Chỗ nào ko hiểu thì lấy sách giáo khoa ra tra, vẫn ko hiểu mới hỏi mẹ. Khi bắt đầu khai giảng lớp 3 thì con cũng vừa hoàn thành cả 2 quyển bài tập cho cả 2 học kỳ. Đấy mỗi đứa trẻ được bố mẹ hiểu rõ, quan tâm và khích lệ đúng đều có những khả năng tiềm tàng không ngờ.
Thế là năm lớp 3 môn toán trên lớp của con nhẹ tênh. Cuối tháng 12 vừa rồi có website ViOlympic ra đời, em cũng động viên con tham gia. Con làm bài rất chăm chỉ, tuy thời gian ko nhanh nhưng giải đúng. Tính con lại cầu toàn, chẳng may lỡ bị trừ 10 điểm thôi (sai 1 câu nhỏ) cũng đăng ký nick mới thi lại. Website này cũng nhiều lỗi, đôi khi đề bài sai, nộp bài ko được, con rất bực mình, phí công làm bài nhưng chỉ đến hôm sau lại vào để thi. Cuối tháng 2 vừa rồi, trường tổ chức thi tại trường, mỗi mình con đủ điều kiện đại diện cho khối đi thi. Kết quả 290/300 điểm, đủ điều kiện đại diện cho trường đi thi cấp quận. Một con khác cùng lớp cũng rất giỏi, nhưng ko có nhiều thời gian luyện tập nên cũng chỉ vượt qua đến vòng 5, sau ko thể lên được nữa. Cuối cùng thì lượng đổi thành chất, con nhà em chăm chỉ, chịu khó rèn luyện qua các vòng thi, bây giờ cô còn khen đã giải những bài * mà cả lớp chẳng ai giải được.
Khi đã giỏi thì ko những bạn trong lớp nể, bạn cùng khối cũng tới hỏi thăm. Con tự tin hẳn lên và tính nhát cũng cải thiện được rõ rệt. Đúng là em phải cảm ơn trời phật, chỉ mong con thoát khỏi tự ti, nhưng trên cả mong đợi con còn trở nên học giỏi nữa. Bây giờ vợ chồng em lại đầy khí thế và niềm tin, chẳng có lý do gì con sẽ thua kém anh cháu nữa.
Em lan man quá, làm tốn cả đất diễn đàn. Em chỉ mong các mẹ đừng nản lòng thì kiểu gì cũng tìm được ưu điểm của con mình để phát huy, mà cũng chẳng ai thay thế được vai trò đó, mình còn chẳng hiểu con làm sao có người khác tìm hiểu thay cho được.

Trích dẫn Nguyên văn bởi Lê Hoàng Châu Anh Xem bài viết
... cháu về nhà nói với mẹ là “Con sẽ quyết tâm thực hiện mơ ước của bố mẹ là con tự tìm kiếm học bổng để đi du học, bây giờ nó đã là mơ ước của con!”. Mình thực sự xúc động khi con nói như vậy, hai mẹ con bắt tay để thống nhất quyết tâm thực hiện mơ ước...
Chúc mừng cháu vì đã, đang và sẽ chưởng thành

Chúc mừng chị vì bao năm dạy dỗ, định hướng và theo sát quá trình chưởng thành của con đã có những thành công bước đầu. Có người mẹ nào không vui sướng, không xúc động khi nhìn thấy con mình đang lớn lên trong suy nghĩ như thế chứ. Em nghĩ là nếu cháu biết ước mơ, không bỏ quên ước mơ thì sẽ luôn tìm được con đường để đi đến ước mơ.

Về cái vụ học trước chương trình thì vợ chồng em cũng đã chứng kiến một vài trường hợp trong gia đình. Bọn em thì đúc kết từ những trường hợp chúng em biết như thế này: các cháu học trước chương trình thường có tâm lý chủ quan, không tập trung trên lớp nên kết quả học tập không cao. Có thể điều này không đúng với con bác và một số trường hợp khác nữa.

Tuy nhiên, vợ chồng em nhất trí cao với nhau rằng riêng môn tiếng Việt và ngoại ngữ (tiếng Anh) thì học trước chương trình là tốt. Con em 4 tuổi đã biết đọc (chứ không biết viết mà chỉ biết vẽ chữ thôi). Sau đó khoảng hơn 4 tuổi là em cho học tiếng Anh.

Tớ cũng đồng ý quan điểm không cho con học trước! Chính cu nhà tớ (lớp 3) phát biểu là học lại chán lắm. Nó học T.A trên mạng. Lớp ngày T3 của anh trai, nó ké 1 tí. Lớp ngày T6, giờ học chính thức của nó thì nó chán rồi. Về sau tớ không cho nó ké lớp T3 nữa. Nhưng nhiều khi ham vui, thấy anh trai học vui, nó lại vào ké. Từ nhỏ, khi anh trai học lớp 1, lớp 2, lúc nào nó cũng ké thế! Anh học 10 chữ thì nó cũng học được 2-3 chữ. Anh học bảng cửu chương, nó cũng học cửu chương. Anh học tiếng Anh, nó cũng học tiếng Anh... Do Tiếng Anh nó học ở nhà đã qua let's go 3, nên trên lớp nó hay nói chuyện lắm (vì không thấy học có gì mới), hôm nào cô bày trò vui thì nó mới thích. Nó cứ ngỗ nghịch thế, tớ không biết trị nó kiểu gì? Cô giáo nó doạ: nếu hay nói chuyện thế thì mặc dù điểm cao, cô cũng buộc phải để hạnh kiểm " không đạt" vì tuần nào cũng bị "sao đỏ" ghi tên . Nhưng nó chỉ sợ 1 lúc là lại quên ngay!

Có một vấn đề nhỏ muốn hỏi các bác. May mắn là e cũng có cách dạy toán gần giống với Menoitro, con e khi làm 1 dang toán nào đó mới được học thì làm rất tốt. Tuy nhiên một thời gian sau quay lại dạng đó thì lại không làm lại được. Các mẹ cho e xin kinh nghiệm xử lý việc nan giản này với ạ. Và làm thế nào luyen cho con phải đọc kỹ đầu bài trước khi làm? Cam ơn các mẹ rất nhiều. E mong từng giờ bài của các mẹ đấy ạ[/quote]
Vấn đề này là chuyện thường ngày của con gái mình hồi tiểu học, và không chỉ với môn Toán mà là môn tiếng Anh. Cụ thể là, khi mẹ vận dụng hết mọi kỹ năng sư phạm (hà hà, mẹ cháu vốn học sư phạm nhưng đã không đi dạy từ lâu!!) để giảng bài (và thực tế là cháu áp dụng rất là ổn), vài tuần sau, gặp lại dạng ấy hoặc có khi chính bài ấy thì lại như ... "chưa từng có cuộc chia ly"!! Mình khổ sở lắm, ức chế lắm. Cái kẻ đi cày suốt ngày giời trong một môi trường đầy áp lực, khi trở về nhà thì như một cái chuối chỉ muốn đổ vật ra, lấy đâu ra sự kiên trì ... Đặc biệt, cái món tiếng Anh thì ... tuyệt vọng luôn, có khi làm bài đến lần thứ 3, thứ 4, cũng chẳng được câu trả lời đúng trọn vẹn. Thời điểm ấy, mình lại rất hay đi công tác, có khi 1 tuần vài lần đi, không thể kèm cháu cặp thường xuyên. Chả nhẽ thấy con làm sai mãi thì... đành vậy à? Mà làm thế nào để nhớ ra là nó đã sai một tỷ lần? Thế là mình quyết định làm 1 quyển sổ (kiểu như là giao ca ở cơ quan ấy!). Cái quyển ấy ghi lại ngày nào, làm bài gì sai và sai lần thứ mấy, mình đánh dấu vào lịch và plan luôn là bao giờ sẽ cho làm lại. Bố hay gia sư cũng ghi chép vào đó. Mỗi lần nó không làm đúng mình lại cho nó tự phân tích lý do tại sao sai... Hoá ra thì cái sổ giao ban này lại mang lại sự khác biệt. Lúc ấy, mình mới nhớ ra câu nói của 1 ông thầy cấp 3, đại loại bảo là kiến thức là cái còn lại sau những lần nhớ và quên!!... Cái mà mình tự thấy đã học được từ những ngày cay cú đó là phải chấp nhận điểm yếu của con mình để giúp nó thành công. Nói chung, những ngày tháng đó quả là ... vật vã, nhưng những thành quả ngọt ngào của con gái sau đó là sự khích lệ mình.

Học tiếng Anh: Ciub@: Mà con mẹ Bitun học thầy Tony , Cô TiiZii , Cô Bubble rồi thì mình thấy còn hơn nhiều trung tâm đấy. Thật sự mấy lớp này phải nói là "TUYỆT VỜI".. Cháu chưa đọc hết tâm sự của mọi cô chú ở đây, nhưng bản thân cháu thấy rằng, đi du học là việc tốt, nhưng nó là việc đến từ đam mê của con cô chú, hoặc là đam mê đó được truyền cho con từ bố mẹ, chứ không phải là bố mẹ muốn con đi, con phải đi mặc dù không thích, hoặc "dụ" con đi bằng cách vẽ ra một tương lai đẹp trước mắt con cái. Điều này còn nguy hiểm hơn rất nhiều khi để các em ở nhà vì: Trước khi có được một tương lai đẹp như bố mẹ thường vẽ ra là cả một quá trình vất vả. Cháu không biết học ở Sing, ở Anh, ở Úc thì thế nào (nghe nói là sướng mặc dù bố mẹ tốn không biết bao nhiêu tiền), nhưng ở Mỹ, nơi cháu đang theo học, thì cháu muốn nói rằng, nếu xác định sang để mai sau về có tương lai đẹp thì Mỹ không phải là nơi để các em hưởng thụ. Nó là cái lò luyện khắt khe, và rõ ràng có sự đào thải. Học sinh sang Mỹ học được phân hóa rõ ràng: giỏi =rất khổ ban đầu +nghị lực tốt +bản lĩnh+sức học tốt, còn không giỏi =sướng+không có nghị lực+không có bản lĩnh. Và bởi xã hội Mỹ là xã hội đồng hành với đồng tiền, nên giỏi đồng nghĩa với việc bố mẹ anh hoàn toàn không phải vất vả về mặt tài chính và tương lai khá được đảm bảo bởi chính người đi du học, còn ham chơi, sang để "du" chứ không phải để "học" thì bố mẹ chỉ như ném tiền qua cửa sổ, kết quả khi con về, có thể "an phận thủ thường" là may, còn nếu không thì ham chơi, tốn kém, mang tất cả những cái xấu trên đất Mỹ về VN. Ý cháu ở đây muốn nói rằng, đã xác định đi du học đúng nghĩa là để học, các cô chú nên xác định rằng, du học là khổ, rất khổ, khổ về mọi bề để có thể được sung sướng về sau. Đúng như mọi người hay nói: khổ trước thì sướng sau, còn muốn sướng trước thì khổ sau thôi ạ. Thứ hai, học ở Việt Nam đúng là rất áp lực, rất nặng. Cháu đã học 11 năm ở Việt Nam phổ thông, nên cháu hiểu điều đó. Tuy nhiên, theo cháu, áp lực có thể đến từ phía thầy cô, nhưng áp lực thực sự thì đến từ phía gia đình, và nó mới nguy hiểm. Nếu như cô chú đồng hành với các em, hiểu và thông cảm, biết các em có cố gắng hay chưa, biết động viên, biết phê bình lúc nào, và để cho các em hiểu rằng, cô chú dồn hết tâm trí (chứ vấn đề không phải là tiền bạc), để các em cũng hiểu, cũng thương bố mẹ. Có thế các em mới cố gắng, và học tập mới kết quả được. Cháu bước ra từ môi trường chuyên, nhưng quen nhiều bạn bè học trường thường, có người học lực giởi, có người ham chơi. Cháu đã thấy rằng, những người học lực giỏi đều có động lực, có thể là nội lực, nhưng phần lớn đều thấy rằng bố mẹ là tấm gương, bố mẹ thực sự quan tâm đến con cái hơn việc kiếm tiền. Nói cách khác, con cái mới là tài sản quý nhất của bố mẹ. Bố mẹ nên dành thời gian chăm sóc con ngay từ khi các em đang hình thành suy nghĩ, chứ không nên "mất bò mới lo làm chuồng" (đặc biệt là cháu cảm thấy rất dị ứng với những lời biện bạch như "phải kiếm nhiều tiền để lo cho con") Thứ ba, nói học ở VN không tốt là không phải. Cháu có quen một anh học ở HN-Ams trước (cháu cũng học ở đó) đã tốt nghiệp ở Mỹ kể, hồi năm 2, anh về VN chơi và có tham gia một lớp học đại học ở KTQD, anh kể là chất lượng dạy không thua Mỹ là bao, nhưng chất lượng và ý thức Sinh Viên VN mới kém. Giảng không ai nghe, không chịu chú ý, thụ động và ỷ lại khiến cho chất lượng SV đầu ra kém. Ý cháu là, trước khi phàn nàn về chất lượng dạy thì cũng phải phần nào nhìn lại chất lượng học của hs, sv. Nói thế cháu muốn nói rằng, du học hay không không phải là chìa khóa của vấn đề mà phải bắt đầu từ các em, sự bảo ban của cô chú, và sự tâm huyết thực sự của cô chú, và cách định hướng của cô chú tới các em. Cháu xin hết. Có gì cháu nói sai thì mong cô chú bỏ qua. Các mẹ yêu quí, khi đang gõ những dòng tâm sự này với các mẹ ở đây thì em đã nhận được những thông tin tốt lành từ cu con, đạt 100/100 Olympic Toán Ams, và ngạc nhiên hơn 160/160 môn tiếng Anh. Thế là cũng bõ công 2 mẹ con cày cuốc. Cuộc thi với em không hẳn quan trọng ở kết quả, mà ở tính phong trào, thế là con lại có thêm động lực để chiến đấu cho vòng chung kết vào cuối tháng 3 này. Một niềm vui nữa em muốn chia sẻ cùng các mẹ là cu con thừa điểm vượt qua vòng thi loại chọn đội tuyển thi Toán Singapore mở rộng khối Primary School (h/s lớp 6,7) nhưng do cháu thiếu tuổi nên ko được đi đợt này. Trường có 20 cháu cử đi Sing tham dự cuộc thi, ko biết các trường khác có tham gia không, các mẹ nhớ kiểm tra nhé. Em ko có ý định khoe con ở đây mà thực ra có một vài cách đơn giản em đã áp dụng trong việc hướng dẫn con thấy khá hiệu quả, hy vọng có thể chia sẻ cùng các mẹ trong việc giúp con vượt qua tâm lý sợ hãi cũng như học tiếng Anh trong môn Toán. Em để ý rất nhiều lần khi trao đổi với các phụ huynh nên cho con tham gia thi ViOlympic Toán trên mạng hay cuộc thi Olympic trường Ams, dường như có phản ứng ngay tức thì là “ôi trời, các loại Olympic thì con tôi (con mình) ko thi được đâu”. Dường như bản thân từ Olympic khiến mọi người rụt lại ngay mà ko cần tham khảo xem nó là cái gì, khó hay dễ, có mục đích gì không, có lợi ích cho con mình hay không. Khi bố mẹ đã có tâm lý e ngại thì con lại càng dè dặt hơn. Trong thực tế, nếu bố mẹ nào thực sự cùng con giải các bài tập trên ViOlympic sẽ thấy đấy là một công cụ rất hữu hiệu giúp con học chứ không phải đơn thuần chỉ là thi. Với cu con nhà em, khi em yêu cầu giải 1 bài toán trong tập các đề thi quốc gia THCS là cậu ta co vòi ngay. “Mẹ ơi chịu mẹ ơi, con làm sao mà giải được đề thi quốc gia”. Nhiều khi em cảm tưởng nó chẳng thèm đọc đề bài cho đàng hoàng mà đã hét toáng lên không làm được. Vậy là em đổi chiến thuật, đưa 1 bài cho cu cậu nói đây là bài tập cấp xã, còn thua thi quận ở đây, con làm thử xem sao. Quả nhiên con chăm chú đọc đề bài rồi 1 lúc thì giải ngon ơ. Sau khi con đã giải xong em mới chìa cho con bài thuộc đề thi quốc gia năm bao nhiêu…, và cu cậu giải toả được hoàn toàn việc mình ko thể làm được. Sau này con còn phát hiện có những bài thi quốc gia số học đã làm từ lớp 5, khá đơn giản. Như vậy vấn đề tâm lý rất quan trọng. Em nghĩ, khi con hay bố mẹ không tin khả năng làm được thì đã thực sự giảm đi đến 70% cơ hội sẽ giải được bài rồi. Vấn đề thứ hai là giúp con học tiếng Anh cho môn Toán. Sở dĩ em ko dùng Toán tiếng Anh vì em thấy 2 khái niệm này không giống nhau lắm. Với con em khi đã học tốt môn toán bằng tiếng Việt, chỉ cần ít buổi thông qua các đề thi Toán bằng tiếng Anh, con có thể làm quen ngay với các thuật ngữ toán học, vì thực sự lượng từ vựng rất ít. Với mục tiêu giúp con khắc phục tâm lý sợ các kỳ thi nghe có vẻ ghê gớm, em lên mạng tìm hiểu 1 số cuộc thi Toán của Mỹ, phù hợp với lứa tuổi của con. Có 1 số trang khá hay: 1. Trang web Math contest của trường Columbus State University, có các đề bài ra hàng tuần theo các cấp học, có cả các bài tập cũ để tham khảo: http://www.colstate.edu/mathcontest/ 2. Cuộc thi toán hàng năm từ lớp 7-12 của trường Waterloo Canada http://cemc.uwaterloo.ca/contests/contests.html 3. Math League Contest của Mỹ từ lớp 4-8. http://www.mathleague.com/contests.htm Em download được phần mềm Mathcontest grades 4-8 có khá nhiều đề, 2 mẹ con thỉnh thoảng giải trí vào xem. Trước tiên em cho con làm các đề lớp 4,5 trước, chủ yếu để quen từ vựng, ko bị ảnh hưởng bởi kiến thức toán, sau đó mới làm đề lớp 6. Nói chung trong khoảng 1 tuần thì con có thể tự dịch được các bài tập vì họ cho rất đơn giản. Các bài toán đa số dễ hơn VN nhiều, nên các mẹ cứ yên tâm cho con làm bài, củng cố lòng tin của các con. Tuy toán dễ nhưng cũng có bài khá thú vị vì tụi Mỹ đặt nặng phần giải quyết 1 vấn đề thực tế bằng toán học thay vì giải quyết bài toán rắc rối, mẹo mực của VN. Mà bọn đấy rất tâm lý với trẻ con. Giải được 18-20/40 bài đã là good student (học sinh khá); 21-23/40 là học sinh xuất sắc, 24-26: nhất lớp, 27-29 là vô địch khối học 30-32 là nhất trường, 33-35 là Phù thuỷ Toán học, và 36-40: Một Anhstanh mới xuất hiện! Các con làm bài chắc sẽ thấy rất hứng khởi vì khoái trí với danh hiệu mình đạt được. Cu con nhà em học tiếng Anh cho môn Toán đơn giản như thế thôi và đi thi chọn đội tuyển đi Sing, đề ra toàn bằng tiếng Anh, con hoàn toàn ko bị vướng mắc về việc hiểu đề. Vấn đề cuối cùng không phải nằm ở tiếng Anh mà ở bản thân bài toán có thực sự giải được hay không. (Đề Sing em thấy khó hơn hẳn tụi Mỹ). Tất nhiên đấy là làm bài trắc nghiệm hay chỉ viết đáp số, còn giải bài toán bằng viết luận chắc chắn công phu và phức tạp hơn nhiều. Việc này thì chắc mẹ con em phải cắp sách học hỏi từ kinh nghiệm các mẹ đi trước. Tớ dạy con là không có gì khó cả,người ta làm được thì mình cũng làm được,muốn thành công thì phải cố làm tốt hơn người ta. Vậy mẹ mà thấy khó rồi chùn thì con làm sao tiến. Bạn Mẹ nội trợ thành công là do bạn ấy nhìn ra vấn đề để bơm con bạn ấy vượt lên chính bản thân cháu.Dần cháu có động lực và ý chí rõ ràng.Em nghĩ với những cháu ấy, con của bố mẹ ấy thì du học chỉ là bước khởi đầu của thành công thôi,cháu còn tiến xa. Nhưng các mẹ vào đọc cố để ý : học chính Mẹ nội trợ, chứ nhìn thành tích con bạn ấy sẽ CHOÁNG! Sau lại phát biểu con nhà ấy siêu với có tư chất... rồi so với con mình là nản. Đừng! trong diễn đàn này người học chính là ông bố bà mẹ,con mình có thể ko bay cao bay xa,nhưng các cháu sẽ bay được rất tốt nếu có cha mẹ quan tâm đúng cách. Vâng ạ, từ khi tham gia diễn đàn, em học hỏi được các mẹ nhiều lắm. Đôi khi, cứ nhìn thành tích con các mẹ rồi cảm thấy áp lực với chính bản thân mình và con mình. Hề hề, sau đó định thần lại, thấy rằng mỗi đứa trẻ một tính cách, em chỉ cố làm sao cho con phát huy tốt nhất khả năng của chính mình thôi ạ. Em cũng luôn nghĩ con mình chậm chạp,lề mề, lười học, vậy thì mẹ phải cố gắng giúp con nhiều hơn nữa để mỗi ngày thấy con tiến bộ hơn hôm qua là mẹ vui lắm rồi, cũng chẳng mong con đạt được cái gì đó to tát cả. Em cũng luôn tâm niệm như mẹ Laida, nếu mình là con rùa thì cứ mải miết bò rồi cũng đến đích, chỉ có điều người ta đến đích nhanh thì mình đến chậm hơn, người ta đi nhẹ nhàng thì mình phải bò thật lực. Vậy thôi ạ.
Ôi, mẹ Laida và các mẹ cứ bốc em lên tận mây xanh, mẹ con em xách dép còn lâu lắm chưa chắc đã đuổi kịp mẹ con chị Laida. Vả lại việc học cũng mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải là đủ để trang bị cho con, ngoài ra em thấy con tiến bộ vượt lên so với chính bản thân con thì em tự hào chứ so với mặt bằng chung, con em cũng chả là gì.
@Mẹ Bitun: Em biết ngay là bác không vào thử xem ViOlympic là gì và bản thân bác bị choáng ngợp bởi chính từ đó. Nó chỉ là công cụ thay SGK để các con luyện tập làm bài, hàng nghìn các em nhỏ khắp mọi miền quê, vùng núi đều tham gia mà mẹ tốt nghiệp đại học như bác chỉ vì tâm lý ko dám cho con vào khám phá do sợ không kèm nổi con thì em cũng ko dám đưa ra ý kiến thêm.
Còn mình thua kém con thì em phát hiện ra từ lâu lắm rồi ạ, từ khi con mới 2 tuổi. Mà chẳng phải riêng con nhà em, các mẹ cứ để ý bọn trẻ con chơi games mà xem, chúng nó chơi được trên mọi ngôn ngữ, tiếng Nhật, Trung Quốc, Anh, Việt… từ khi chưa hề biết chữ. Có cho em tiền bây giờ em cũng chịu, không thể biết nhấn vào đâu mà chơi bởi vì đầu óc người lớn chỉ dám làm những gì mình biết, hiểu rõ, được hướng dẫn đâu vào đấy. Thế nên sức khám phá và sáng tạo của trẻ con là vô biên, các mẹ nhé.
@Phanh Linh Mom: Không biết con bạn học trường nào. Nếu Ams thì các con thi từ trưa hôm thứ 7. Mỗi lớp cử ra 15 con tham gia vòng loại, 2 khối 6,7 tổng cộng 8 lớp, 120 con, sau khi có kết quả lấy 20 con vào đội tuyển sang Singapore thi hình như cuối tháng 4. Chỉ những con sinh trước 6/1997 mới đủ điều kiện, cu nhà minh sinh tháng 8 nên không được chọn đi.
@Hà Nội ơi: Cảm ơn mẹ Hà Nội ơi đã động viên mẹ con em. 160 là điểm trong tài khoản, nhưng công bố là 100 thì phải vì qui đổi theo thang điểm chung. Đây cũng chỉ là kết quả vòng loại thôi, vào chung kết các con giỏi thật sự mới có đất thể hiện. Với cu nhà em, trong cả một nỗ lực mong đuổi kịp trình độ chung của lớp thì được kết quả thế là đáng khích lệ để con vững tin vào bản thân mình và có nghị lực vượt qua thử thách chứ em cũng chẳng hề kỳ vọng con sẽ đạt giải cao trong cuộc thi này.
Các mẹ ạ, giấc mơ con đạt học bổng du học là một giấc mơ đẹp để theo đuổi, để em luôn tự nhủ với mình phải nỗ lực hết sức cho con, để con luôn có mục tiêu phấn đấu. Cũng như trong một cuộc thi, người đạt giải không nhiều, nhưng em tâm niệm rằng mọi người tham gia đều thắng cuộc, bởi vì mình đã cố gắng thì kết quả bao giờ cũng tốt hơn là không. Nên dù con em cuối cùng không được học bổng đi nữa, mẹ con em vẫn thấy vui vì đã dấn thân vào cuộc chơi này.

9 thành viên cảm ơn Menoitro vì bài viết hữu ích:

Em xin vén cái ri đô cũ của thi SMO open tại VN nhé! Kì thi SMO là kì thi học sinh giỏi toán quốc gia Singapore.Nghe QG thấy to phành nhưng nước này bé tý,cũng là một nước châu Á nên sự học ở đây cũng điên cuồng lắm,cũng có trường chuyên cũng chọn lọc ươm từ lúc mới lớn. Họ nhìn sang mình thấy dân ta học toán khiếp quá nên họ rủ thi chung để có đối tượng so sánh.Cuộc thi này tổ chức vào cuối tháng 5 hàng năm. Thi tại Sing thì gọi là SMO,còn cũng đề thi ấy thi tại Việt nam và các nước được rủ thi gọi là SMO open. Ở tại Sing thằng nào muốn thi đóng 8 đô Sing là có tên,quân VN giỏi toán tại Sing cũng ham cái này lắm vì đối với chúng ngon ăn,kiếm cái huy chương dắt vào người. Với các cháu giỏi toán tại VN kiến thức thi ko khó, nhưng vì đề và bài làm bằng tiếng Anh tốc độ nhanh nên những cháu mải đi học thêm mà ko có thời gian làm quen toán bằng TAnh thì chào cờ. Cô bạn em đã được em nhắc vở từ đầu năm con học lớp 8 là khoảng cuối tháng 2 sẽ lên danh sách thi vòng loại của SMO open đấy.Mợ đấy làm trưởng ban PH luôn nên yên tâm lớn. Thế rồi mợ ta gọi điện phàn nàn: -Nào ai ngờ,lúc trống hết tiết cả lớp nháo nhào chuẩn bị chạy rồi cô (CN dạy toán) mới hỏi lớp mình ai khá TAnh nhỉ? có 5 bạn giơ tay thế là cô bảo cho đi thi toán bằng TAnh. Mợ kia tức lắm sau tìm hiểu mới biết cô đã phím trước đội kia,mai cô hỏi thì cứ việc giơ tay là có tên. Lớp chuyên toán trường mà các mẹ mơ ngày mơ đêm đấy ạ. Các trường khác cũng thế thôi. Phụ huynh phải thức thời một chút cho con làm quen với toán TA trước,rồi phải năng động một chút con mới có tên trong vòng loại giữa tháng tư của VN tổ chức chọn sẵn, cốt để kì thi open kia mở ra vào cuối tháng 5 là VN đoạt giải cao Thi tại VN chứ ai cho tiền sang Sing hả giời! bọn lớn junior và senior cũng tại VN tất. Chẳng ai biết cái giải kia để làm gì? nên ko mấy ai quan tâm. Nhưng sau này thi HB Sing xòe ra thì đó là cái mộc đỏ chói. Nhiều người biết thì đã muộn,chứ biết cho con thi thì bóp ngon.Em nhớ là đúng 20/35 bài đã huy chương vàng rồi mà. Cái học bổng 4 năm tái Sing kia nó có hạn chế số lượng đâu,cứ thích mắt,đạt tiêu chí của nó là nó rủ sang. Thế sao cái ông Việt Nam cứ lôi chân nhau thế nhỉ! Đây là cuộc thi do hội toán học Singapore mời.Hội toán học Hà nội chủ trì thi tại hội trường ĐHQG Lê thánh Tông HN. Còn đia phương nào có h/s tham gia sẽ tài trợ. Đây là kì thi năm 2007: Độ tuổi junior có 22 trường của 7 quốc gia và vùng lãnh thổ... tham gia giải open. ( Như vậy HN chỉ có vài trường thôi) Giải vàng được trao cho các em làm đúng 20 câu trở lên. Giải bạc trao cho những em đúng từ 14 -19 câu. Giải đồng được trao cho các em đúng từ 11- 13 câu. Giải khuyến khích là những em làm đúng 10 câu. Điểm bình quân tất cả các nước là 8,8 còn của VN là 20,5 ( vì đã đá loại một vòng trước rồi) Em ko nói về senior chỉ đưa VD junior để các mẹ tham khảo. Em chưa thấy VN tổ chức kì thi của primary bao giờ. Ở Sing có một cơ quan nghiên cứu và phát triển GD:A*Star.Họ khuyến khích các trường tham gia đổi mới GD,nhiều chương trình dự án mới,họ vẽ ra là làm ngay, ko giống ta. Năm rồi một số các trường PT của Sing sang kết nghĩa với các trường có tên tuổi của VN.Các cháu h/s của những trường VN này có cơ hội sang thăm quan,cắm trại và có cơ hội được thi lấy HB toàn phần A*Star tại những trường này. Năm ngoái thằng con em hớn hở báo về: mẹ ơi trường con có chương trình mới: cấp học bổng bắt đầu từ lớp 7 của VN. Nó dặn cho em nó học giỏi TAnh để em nó có cơ hội sang Sing giống nó. Cũng năm ngoái em tận mắt nhìn thấy các cháu đầu cấp 2 ở trong KTX của trường Hwa-Chong chúng dạy sớm xuống nhà ăn rồi ra xe buyt đến trường từ lúc trời còn tối.Thằng con em nó giải thích các em ấy học ở trường ko có KTX nên phải ở đây,trường xa nên phải dạy sớm. Mà Sing lấy giờ theo Bắc-kinh với Hồng kông nhưng thực tế tự nhiên thì múi giờ của họ giống mình.Nên 7h sáng của họ chỉ là 6h sáng .Các con dạy từ 5h30 để ăn và đi xe đến trường thì chỉ là 4h30 của mình (Choáng) Chồng em bảo cái loại kin kin thế kia chẳng dám cho đi Vậy cái kì thi mà các mẹ trường Ams 2 đang bàn có lẽ là chương trình của một trường nào đó muốn đón các con giỏi sang giao lưu,rồi thi SMO tại Sing của Sing.Họ nhắm thằng nào giỏi trong số đó sẽ gạ cho đi từ lứa nhỏ cũng nên. Sing có chiến lược săn H/s VN đấy.Các mẹ cảnh giác cao độ ko họ đón hết thì ôm ai bây giờ Mẹ nào có thông tin về trường này thì viết cụ thể một chút đi,năm nay ngỡ ngàng quá.Năm sau đảm bảo các phụ huynh thuộc như lòng bàn tay Cảm phục các mẹ máu lửa thông tin cho con. Link đây các mẹ nhé, có cả các đề năm trước để tham khảo. http://www.hci.sg/aphelion/apmops/index.htm Địa chỉ 1 thầy dạy toán tiếng Anh cho hs tiểu học: Quang đã gửi vào email của các bố mẹ 4 files bao gồm 2 files cho bài test Toán và 2 files còn lại cho test Khoa học. Mong bố mẹ cho các bé làm bài theo hướng dẫn Quang đã viết trong email. Nếu bố mẹ nào chưa nhận được 4 files bài test trên thì email trực tiếp đến hòm thư của mình là quangdhsp1@gmail.com. Mong bố mẹ thông báo kết quả làm bài của bé tới Quang trước ngày 25 tháng 3 để chúng ta tiếp tục thảo luận các công việc còn lại cho các nhóm học. Quang rất vui lòng giải đáp mọi thắc mắc của phụ huynh theo số di động là 0988-1670-96 Cho nghe theo phương pháp tắm.Em đặc biệt thích phim ABC English của Disney.
Cả nhà em cùng thích! Chồng em sử dụng TA thường xuyên mà vẫn thích tắm cái đĩa ấy.
Để tắm hiệu quả cao thì bố hoặc mẹ cùng tắm với con, cao hứng thì nhắc lại.Làm toán,tập viết TV em vẫn cho tắm vì em đã luyện được cho cháu cách tập trung học.Sáng mai dậy đánh răng rửa mặt đã thấy Micky nói sang sảng ở tầng dưới rồi.
Công đoạn làm quen này rất quan trọng,thằng con em rất thích học TA thấy bố rỗi cứ năn nỉ bố dạyThế mới sướng.
Nghe tốt thì nó lại bật ra một cách tự nhiên.Đơn giản.Một cách học NGON-BỔ- RẺ.
Sau lớn hơn chút nữa em sẽ tìm GV tốt người nước ngoài thường trú tại VN dạy TA.Trả cho họ bằng tiền với các trung tâm trả họ là họ dạy rồi.Thế là mình ko mất tiên nuôi bộ máy nhân sự và tiền nhà rất đắt của các trung tâm,tìm được GV ưng ý ko phải anh hái táo bỏ quê thế là lại NGON-BỔ-RẺ lần nữa
Nhiều bác cứ lăn tăn cái ngữ pháp em xin nói thế này:
Một anh mũi lõ sang ta yêu cầu em dạy TViệt nhưng anh ta cứ khăng khăng bắt em dạy ngữ pháp -cách nói đúng! đã biết nói đâu mà đòi nói đúng.Nên em sẽ lôi ra chợ đi buôn dưa với em một thời gian,nói thạo,vốn từ tương đối em mới bảo anh ta nói này thế này mới đúng thì sẽ nhớ ngay,sau thạo rồi em lại bảo: nói đúng nhưng chưa đẹp vì chỉ có bọn ba bị mới nói thế, còn người tử tế phải thế này cơ....Anh Joe là VD điển hình.Bây giờ anh ta còn giỏi TV hơn mình,biết nói lắt léo ví von...văn vở

Vậy cái ngữ pháp đi sau một chút.Thằng lớn nhà em học Tiếng Anh tay trái chỉ năm rưỡi vì mẹ nó không câu nệ ngữ pháp cùng với chương trình TA dẩm dít của H/s phổ thông VN.

Tóm lại ở cấp 1 TA cứ học theo cách NGON BỔ RẺ kia cũng chẳng nên học trường Quốc tế nhiều tiền để cấp 2 tận dụng được khả năng học toán của người Việt mình.

Nói đến bộ đĩa ABC English của Disney, em cũng gửi cám ơn bác Laida đã tặng em hồi hè năm ngoái, cả hai bé nhà em thường xuyên tắm bộ này. Bé lớn nhà em hiện nói tiếng Anh rất trôi chảy (gần đây cháu được ông Tony khen rất nhiều) mặc dù chưa hiểu nghĩa và con cũng thốt ra rằng mẹ ơi con thích học tiếng anh, đấy là em đã đạt được mục tiêu năm nay rồi đấy bác ạ. Nhà em cũng thường cho con tắm vào lúc con mới ngủ dậy cho đến khi đi học và chiều về trong lúc chờ ăn cơm, ngày nào cũng như ngày nào. Em nghĩ con đi học ở trung tâm cũng chỉ giải quyết một phần tâm lý của bố mẹ thôi chứ cái chính là bố mẹ tạo điều kiện cho con tắm ở nhà. Quả thật đây là những bộ đĩa học tiếng anh rất hay dành cho trẻ nhỏ. Bọn mình cũng nhờ có WTT, có được sự hướng dẫn nhiệt tình của các bố mẹ nên đã áp dụng cho các con mình và thấy rất hiệu quả. Con bạn 6 tuổi đều có thể bắt đầu bằng bộ Gogo (Gogo's Adventure with Engish) và ABC (Disney's ABC) được rồi. Bộ Gogo đơn giản hơn ABC một chút, tuy nhiên mình thích bộ ABC hơn vì bộ này có text book, giúp các con hiểu hơn khi xem phim.
Mình tán thành ý kiến của U.F.O : Nếu các bạn không nhiều tiền, đừng cho con học các trung tâm (ít uy tín). Con mà phát âm sai thì sửa kiểu gì cũng không nổi. Nếu có nhiều tiền, cho học GV bản ngữ hay trường Q.tế thì khỏi nói! Nếu để tiết kiệm $ và thời gian của mẹ, cứ mua đĩa ABC, Go go...cho con "tắm". Rất ổn! Phát âm, ngữ điệu và ngữ pháp cũng chuẩn luôn! Vì các bé cứ "thuộc như cháo" các mẫu câu, không cần biết chủ ngữ, tân ngữ, danh-tính-động từ gì cả. Âm nhạc và hình ảnh sinh động, phù hợp với lứa tuổi, phát âm của người bản ngữ... là cách học tương tác tốt nhất ở Việt nam hiện nay. Năm nay, sở giáo dục và đào tạo HN có 1 dự án thì điểm về về phương pháp dạy TA thế này, áp dụng chỉ ở 10 trường TH điểm trên địa bàn Hà Nội.
Từ ngày vào dd em đã khênh được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích cúac các chị. Đúng là học TA theo phương pháp cho con tắm ngôn ngữ qua các bộ đĩa ABC, Gogo... rất hiệu quả, phù hợp với trẻ nhỏ. Ngấm rất nhanh và rất tự nhiên. Hồi năm ngoái em tình cờ mua được mấy bộ đĩa này của các phụ huynh trong CLB Tiếng Anh của WTT. Con em về tắm từ bấy đến giờ ngày nào nó cũng "giã". TA của nó khá lên trông thấy. Mà bây giờ thích học TA hơn TV mới chết chứ.
Gửi các mẹ link này, rất hay nhưng chỉ có English thôi: http://math-and-reading-help-for-kids.org/index.html Về toán tớ cho con làm ở cuốn Nâng cao và phát triển toán của thày Vũ Hữu Bình,chuyên đề về hình học của thày Vũ dương Thụy.Nên xem thêm một số sách phía Nam vì có lẽ trong đó học theo típ phía nam. Cháu nhà bạn thế là có tư chất đấy,bây giờ cần người lớn giúp đỡ bơm ước mơ,định hướng sớm thì khả năng thành công sẽ rất cao.

Dạy con là một quá trình dài.
Năm lớp 1 em ngồi kèm sát để con quen với cách học,dạy con hết sức tôn trọng và nghe lời cô giáo.Như vậy đến lớp phải luôn đủ bài.
Bắt đầu từ lớp 2 em ko ngồi cùng nữa nhưng quán xuyến bài vở và nhắc,kiểm tra con .Nhưng vẫn tạo môi trường học cho con,bố làm việc trên máy của bố,mẹ hí húi việc của mẹ.Cả nhà em không được xem vô tuyến.Hồi đó con em nhiều bài vở lắm.
Lên lớp 3-4-5 em lấy cuốn Toán của thày Nguyễn Áng ra cho cháu đọc,thằng cu nhà em ham tìm hiểu nên rất thích thú.Hay nói chuyện với mẹ về những con số đặc biệt.Đọc truyện Thuyền trưởng đơn vị thấy hay nên nghiên cứu mãi.Đấy là dạy cách tự học.
Con trai ở cấp 1 ko hoàn toàn xuất sắc vì ko cẩn thận như các bạn gái nhưng lên cấp 2 nếu ươm trồng tốt sẽ bứt phá ngoạn mục.
Lớp 6-7 cháu tự học ở 2 cuốn toán thày Bình có sự hướng dẫn của mẹ

Đặc biệt lớp 8 em chú trọng dạy con làm thế nào để lấy được điểm tuyệt đối. Em nói rằng những bạn 9,3 và những bạn 10 có thể cùng trình độ kiến thức nhưng khác nhau hoàn toàn về đẳng cấp.Em nhắc cháu kẻ bảng điểm có cột hệ số 1 gồm điểm miệng và bài 15 phút,cột hệ số 2 là điểm 1 tiết,cột cuối cùng là thi HK hệ số 3.

Với điểm miệng xung phong lên trước,đạt 10 mới lấy.Các điểm 15' hết sức cố gắng từng chi tiết,soát kỹ trước khi nộp bài.Bài 1 tiết luôn được báo trước vì nó là bài KTra hết chương vừa học.Nhìn vào bảng điểm cháu sẽ thấy mình cần phải cố gắng gỡ như thế nào.
Nếu chẳng may bị một con 9 em nhắc cháu xung phong lên chữa bài khó, cô giáo rất khuyến khích,vài lần được 10 miệng như thế cháu xin cô lấy 1 điểm 10 thay 1 điểm 9 trước đây.

Cứ mần như thế điểm tổng kết cuối kì,năm 10 thôi.

Nếu các mẹ là GViên có học sinh ý thức học môn của mình tốt như thế trong khi các bạn khác mải chơi, cô dặn làm còn ko làm bài đủ... các mẹ có thích ko?Tiếc gì mà ko cho 10.
Vấn đề là rèn luyện cho con ý thức được đã làm là làm cho thật tốt thật hiệu quả.
Ko phải để lấy thành tích ,ý thức đó dần sẽ là thói quen,giờ cháu sang bên kia em ko phải lo gì cho cháu cả.

Bảng điểm đẹp quan trọng lắm,khi xét được đi thi hay ko người ta nhìn vào bảng điểm những năm học trước.Rất nhiều cháu ko qua được vòng gửi xe...

Nhiều nhà ko được thi lần 1, sang trường khác đã chữa học bạ để con được thi,nhưng những cháu đó sang kia khó mà chịu được áp lực học, ko qua được đành quay về học lại cấp 3 ở nhà.


Cái đó chính là dạy con biết HỌC CÓ HIỆU QUẢ ở dòng đầu tiên em viết về tiêu chí tuyển sinh HB của Sing.

Vậy chuẩn bị kỹ cho con là ở chỗ ấy chuản bị thật tốt đến từng chi tiết nhỏ nhất.

Vợ chồng em luôn nói với cháu: "Người khác làm được thì mình cũng có thể làm được và con cố gắng làm tốt hơn người ta"

Túm lại! em chỉ ngồi học cùng mỗi năm lớp 1,sau hỏi han hướng dẫn.Đến lớp 8 hoàn toàn buông ra ko kiểm tra sách vở nữa nhưng quay sang tìm thông tin định hướng cho con.

Con em đã làm quen với toán tuổi thơ từ lúc lớp 3-4 gì đó khi đó mới ra cháu rất ham.Đến năm lớp 5 thì làm cuốn IQ bố cháu mua ở Sing.
Con có tư chất nhưng bố mẹ giúp đỡ con làm sao con tự giác,ý thức và quan trọng nhất con luôn có ước mơ,khát vọng.

Biết tự lên kế hoạch,quyết tâm thực hiện KH để biến mơ ước thành sự thật.Con còn nhỏ bố mẹ giúp con dần dần các mẹ ạ!

Em cũng rất thích viết lại quá trình cùng học với con, quan sát đặc điểm và sự phát triển của từng đứa, sau này lớn lên sẽ là những kỷ niệm sống động. Nay chia sẻ trao đổi với các mẹ trên diễn đàn, mình còn học hỏi được thêm nhiều điều. Thực ra nghĩ thì rất nhanh, nhưng sắp xếp để viết thành bài lại rất ngại. Em đang đặt hàng cu nhà em phát minh ra máy mà nghĩ đến đâu, trên màn hình hiện ra chữ đến đấy, hì. Hôm nay em viết tặng bạn em và mẹ nào quan tâm cách em đã áp dụng với bọn trẻ khắc phục việc thiếu tập trung khi học. Cả 2 nhóc nhà em chưa đứa nào ham thích học hành, mà em nghĩ chắc cũng hiếm trẻ con nào sinh ra đã ham học. Cu lớn thì rất mất tập trung nên thời gian học thường kéo dài, đứa nhỏ thì bao giờ cũng để bài đến lúc cuối cùng buộc phải học mới học. Lúc cu nhà em học lớp 1,2 thường cô không giao bài tập thêm, mà chỉ có bài luyện chữ. Lúc đầu em cũng bức xúc lắm vì tội buổi tối con vẫn phải làm bài, giống hệt mẹ có bài viết phàn nàn ở trên. Nhưng quan sát cụ thể thì hóa ra cu con viết 1 chữ rồi lại chẳng làm gì nữa, kêu mỏi lưng, 15-20’ sau mới viết thêm chữ nữa. Thôi thì đủ mọi loại lý do trên đời, rồi chạy đi chạy lại, không ngồi im được tại bàn học liên tục. Đến hỏi cô thì cô bảo không hề có ý định giao bài thêm, chỉ bạn nào chưa viết xong trên lớp về mới phải viết nốt, đa số các bạn cũng hòan thành xong luôn trên lớp rồi. Vậy vấn đề nằm ngay tại cu nhà mình, mất tập trung cả trên lớp mới không làm xong được. Thường thì trẻ con nhà em 10h đi ngủ, nay chưa làm xong bài tập, cu cậu sợ cô nên cứ lấn bấn, mấy hôm đầu để cho con tự làm phải đến 11h, nhưng sau khi đã biết nguyên nhân, em ra kỷ luật luôn, chính xác 10h tắt đèn đi ngủ, bất kể bài trên lớp đã làm xong hay chưa. Thời gian đầu chấp nhận để cô mắng, phải làm kiểm điểm do chưa hoàn thành bài nhưng em thấy rèn ý thức tập trung quan trọng hơn nên mẹ cũng vui vẻ ký sổ liên lạc để con cố gắng. Ngoài ra chữ đẹp hay điểm số cũng không thay được sức khoẻ của con nên em cũng chẳng phải lăn tăn gì. Nhà em thường lu bu, tắm rửa, ăn uống cũng lâu nên buổi tối 9h mới xong xuôi mọi việc. Con chỉ có 1h học buổi tối, từ 9-10h. Nếu làm bài xong xuôi thì 1h đấy là của con, muốn làm gì thì làm, xem TV, đọc truyện, chơi games… Trẻ con chưa ý thức được thời gian nhưng cứ cụ thể hóa như thế rất hiệu quả. Cu cậu hiểu rằng nếu viết xong bài từ ở lớp thì buổi tối sẽ được chơi thoải mái. Em cũng không tham, mỗi lúc chỉ ưu tiên giải quyết 1 vấn đề thôi. Chấp nhận con chơi chứ nếu lại tiếc rẻ nhồi thêm Toán nâng cao vào 1h đấy của con thì con cũng mất hứng, chẳng cố gắng hoàn thành bài trên lớp làm gì nữa. Sau này khi đã khắc phục được hoàn toàn việc làm bài trên lớp mới bổ sung làm thêm gì khác vào 1h đấy. Ngoài ra cũng không cầu toàn, nếu đã hoàn thành bài nhưng chữ chưa được đẹp thì mẹ cũng không bắt phải viết đi viết lại làm gì. Sau này, luyện làm bài chính xác cũng thế. Khi em bấm giờ làm đề thi vào Ams, trừ những bài không giải được, nhưng nếu nghĩ ra mà sai đáp số do tính tóan, do không đọc kỹ đề bài, cứ 1 bài như thế em thoả thuận với con phải làm thêm 1 đề nữa. Như vậy nếu làm chính xác ngay thì 1 ngày chỉ cần giải 1 đề thôi, con vẫn còn thời gian chơi games thoải mái, mà thời gian làm bài chỉ 30’, không hề nhiều. Cho đến bây giờ, mặc dù học trường Ams khá nặng nhưng em thấy con vẫn giữ được tác phong cũ, hoàn thành xong hết bài vở ngay vào buổi chiều trên lớp, thỉnh thoảng lắm mới có bài về nhà làm như chuyên đề phải tra cứu trên mạng, bài tập nhóm hay ôn miệng chuẩn bị kiểm tra… Thi Olympic Ams cũng phải xin phép mẹ hẳn hoi, đi ngủ sớm từ 9h để 12h dậy làm bài vì giờ ngủ em vẫn kiên quyết giữ 10h, không cho phép ngủ muộn hơn. Nghe con kể các bạn trên lớp sau giờ học còn tua thêm mấy ca học thêm, tối làm bài đến 1-2h đêm, có khi sáng lại dậy làm bài tiếp mà cũng thấy hoảng, chẳng biết tại sao lại phải ép con đến thế.

Em upload hai quyển ebook mà mẹ laida đã nêu từ những trang đầu của topic này để mẹ nào quan tâm hoặc chưa copy được sách thì download về dùng (vì link của mẹ laida bắt phải đăng ký với nạp tiền vào tài khoản mới download về được). Con em năm nay mới có 3 tuổi thôi nhưng đọc topic này em thích quá. Em thì nghĩ là những vấn đề các mẹ nêu trong này áp dụng thực tiễn rất tốt, cho dù mục tiêu của các mẹ có phải là giúp con kiếm học bổng hay là đơn thuần là biết cách tự học, tự tư duy để học tốt trong nước thôi . Cái việc này giống như kiểu cho con cái cần câu thay vì mang cho con vài con cá ấy. Em cảm ơn tất cả các mẹ đã nhiệt tình đóng góp kinh nghiệm quý báu của mình để bọn em cứ thế kê dép học hỏi thôi. Link để download đây ạ: Quyển Book of IQ Test đây ạ: http://www.mediafire.com/file/ytzo11...f_IQ_Tests.pdf Quyển Original Cambridge Self Scoring IQ Test đây các mẹ nhé: http://www.mediafire.com/file/m0dzzw...ng_IQ_Test.pdf
Bố mẹ nào cũng mong ước con mình ngoan,chăm học và học thật giỏi, nhưng nhiều người ko chỉ ra được con phải làm như thế nào bắt đầu từ đâu?
Em biết rồi,chính bố mẹ mới là người cần học: Học cách động viên con,dắt con dần vào ham thích rồi tiến dần đến đam mê.
Với 1 cháu bé 9 tháng bác bảo nó bò ra xa để lấy đồ chơi rất khó,nhưng bác để đồ chơi gần nó sẽ bò,sau bác dích dần, nó sẽ bò tiếp,tập thường xuyên tự dưng thành thói quen, bò xa kho ngại nữa mà còn rất thích thú.

Với con các mẹ bây giờ cũng vậy,vẽ viễn cảnh xa quá nó ko quan tâm lắm.
Học giỏi để sau này tương lai sáng,chăm học giống bố mẹ ngày trước...nó nghe mãi rồi.
Nhưng vẽ nếu con tự giác học,làm hết được cuốn Toán này mẹ sẽ cho con cái này, cái nọ....
Mình phải vẽ cho con biết ước mơ...
Đấy nhé con cố làm thì cũng bằng các bạn học thêm, mà mình tự học tức là vừa làm thày vừa là trò sẽ biết mình chưa nắm ở đâu sẽ tự củng cố lại.
Không tốn thời gian đi lại,ko mất tiền học thêm... nên mẹ sẽ mua tặng con ..bơm bơm..cho to lên.
Em luôn dạy con tiết kiệm thời gian, cái này ai cũng thiếu. Nếu ta biết sử dụng thời gian tốt là ta thắng.

Em kể cho các mẹ chuyện này:
Trước Valentine vừa rồi 2 tuần, em có hỏi cu bé nhà em mong ước gì? Thằng này ham ô tô nên sưu tập các kiểu ô tô,nó chỉ mơ đến loại nó chưa có,em nói là mơ tầm thường quá...Mất công mơ thì mơ cho hoành tráng...nó ko nghĩ ra ..em lại gà cho là mơ đến 1 cái xe đạp mini.Trời ơi thích lắm...anh con phải đến cấp 2 mới biết đi mà đã có xe đâu...
Bây giờ con cố gắng thực hiện những điều này: Tự giác tập đàn...tự giác lấy toán ra làm,mỗi ngày viết một bài đẹp,tự luyện TAnh.Không hỗn với bố.Chồng em hiền nên bọn trẻ nhà em hay làm phách với bố...
Không để nhắc lỗi 5 lần là mua xe,mà xe nhiều tiền lắm ...chẳng có mấy ai lớp 1 đã có xe Bơm..bơm

Thế là con em điên cuồng phấn đấu,
làm nên 1 thằng bé khác hẳn, với điều kiện các mẹ phải biết bơm cho con ham..chứ học hộ mẹ ,hay vì bố thích là vứt đi.
Vài lần treo giải thế con ngoan tự lúc nào vì đã thành thói quen.Hơn nữa giúp con luôn biết mong ước, biết thực hiện kế hoạch để đạt ước mơ ấy...
Chết nỗi, có xe đạp rồi lại phải phấn đấu tự giác học ...ngoan ...mới được dắt ra đi ngoài công viên.

Thế là dạy con ngoan,tự giác,biết phấn đấu,biết mơ ước lại kết hợp luyện thể lực cho con...Một công bao nhiêu việc..
Nó thấy cả bố mẹ vì nó đưa nó sang đường đi xe vui sướng không thể tả được nên răm rắp nghe lời...
Đấy lũ con em ngoan ko bao giờ cãi mẹ vì bố mẹ nó luôn hướng nó giỏi hơn các bạn,lúc nào cũng vì nó...

Thằng anh ngày bé được rèn luyện kiểu đó nên rất ngoan,nó ham học và luôn đặt các mục tiêu phấn đấu.Luôn có khát vọng.

Bác Laida ơi em cám ơn bác nhiều lắm, em đọc tất cả những lời bác viết ra và lưu lại rồi ạ (em là người bị bác nhắc nhở là chỉ vào đọc mà ko post bài đây ạ). Em học được cách bơm của bác, thằng cu nhà em xem Play along 3 mê tít (cái đầu nhà em chỉ đọc được mỗi file này) bảo mẹ mua cho con đồ chơi giống như bạn ở trong TV, em bảo ở VN ko có đâu chỉ có ở Mỹ thôi. Xem phim KH về khí quyển bảo mẹ ơi chú đi máy bay phản lực, con muốn được đi như chú. Em bảo chú ấy là người Mỹ đấy, con muốn được đi như chú phải khỏe mạnh, học giỏi... Bi giờ hắn bắt đầu thích những gì liên quan đến Mỹ bác ạ.
Em chưa có kinh nghiệm nhiều về dạy dỗ con cái nhưng cũng muốn con nên người, gặp được các bác ở đây như vớ được vàng vậy. Em học hỏi kinh nghiệm của các dược dù nhỏ thôi nhưng cũng có ít kết quả rồi ạ.

Các mẹ ạ, mấy ngày vừa rồi em nhận được 1 đề nghị khá đặc biệt, hỗ trợ tìm kiếm trên mạng các tài nguyên hay phương thức nào để giúp cháu em, con cô em chồng đang ở Canada, cố thi được TOEFL speaking đạt 25. Trường hợp này có nhiều chi tiết liên quan đến việc định hướng du học nên em mô tả lại để các mẹ cùng tham khảo.

Cô em chồng gia đình khá giả, làm ăn rất giỏi nên có quan điểm thế này, thà bố mẹ dành công sức kiếm tiền đủ cho con du học còn hơn để con lặn ngụp với hệ thống giáo dục rất hình thức của mình.

Tuy thế nhưng cháu em vẫn được học ở những trường có tiếng nhất VN. Cấp 1 học Trưng Vương, cấp 2 vào Sài gòn là Nguyễn Du, cấp 3 Lê Quí Đôn. Tiếng Anh cho vào trung tâm xịn từ nhỏ, trong SG thì học hoàn toàn ở Việt Mỹ mấy năm trời, hè lớp 10 cho sang Canada học tiếng Anh hè để tăng cường khả năng nói và tìm hiểu du học luôn. Hè lớp 11 gửi hẳn sang 1 trường nội trú có tiếng ở Canada học lớp 12 để chuẩn bị vào đại học. Cháu không cần săn học bổng, chỉ cần đỗ vào trường là bố mẹ sẵn sàng đóng tiền cho học, chỉ có yêu cầu không được vào trường vớ vẩn, phải học trường đàng hoàng. (Kể cả nếu trúng vào MIT, >45K USD/năm cũng OK). Nói chung điều kiện của cháu em là mơ ước của nhiều gia đình.

Tuy giàu có, nhưng mẹ cháu rất sát sao đến việc học, và là mẹ rất cá tính trong việc dạy con. Học ở Trưng Vương nhưng ko cho đi học thêm cô để con khỏi khổ, thay vào đó thuê gia sư kèm riêng, kết quả là học sinh tiên tiến do bị cô trù. Vào SG, các môn phụ như khoa sử địa, thấy nội dung toàn học vẹt, con khổ sở quá thì cũng chấp nhận bỏ qua, không cần thành tích. Tuy nhiên cháu có sở thích riêng về tin học thì mẹ cũng đóng tiền cho học 1 khóa 1 năm trời ở APTECH ngay từ đầu cấp 3.

Cháu nhà em rất tự tin, bản lĩnh, nghe chương trình CNN, phim Mỹ thoải mái, giao tiếp tiếng Anh rất đàng hoàng. Về đạo đức cũng được giáo dục tử tế, không phải đứa trẻ vô ý thức, ra nước ngoài rất biết tiết kiệm tiền cho gia đình, tóm lại là một đứa trẻ ngoan.

Tuy nhiên vấn đề ở đây là khi cháu xin học vào Waterloo, một trường khá nổi tiếng của Canada, yêu cầu phải được TOEFL>90, riêng điểm speaking >=25 thì cháu thi đi thi lại 3-4 lần vẫn không qua được, điểm speaking chỉ có 19 qua cả 3 lần thi.

Em lục lọi trên mạng cũng kiếm được 3 cuốn luyện thi TOEFL gửi link cho cháu, nhưng vấn đề không còn nhiều thời gian và quan trọng hơn cháu cũng ko cố được nữa vì cường độ học tập và áp lực thi cử quá nặng.

Thế nên qua câu chuyện này em suy nghĩ rất nhiều và trăn trở với mấy câu hỏi:
1. Tại sao các bạn ở VN, không có điều kiện như thế vẫn có thể thi TOEFL >100 để xin học bổng (chưa chắc đã có HB vì rất khó xin nhưng thi TOEFL>100 thì rất nhiều) và học tiếng Anh ở các trung tâm xịn đã là đủ chưa?
2. Khả năng quen với cường độ học cao và áp lực thi cử rõ ràng cháu nhà em không thể bằng các bạn học ở nhà. Vào forum Ams hay Vietabroader thấy các cháu ở VN ôn thi TOEFL hay SAT cũng chỉ 3-4 tháng mà vẫn đạt điểm cao.
3. Nếu nghĩ rằng có tiền sang nước ngoài học là nhàn, để tránh áp lực ở VN thì em nghĩ là hoàn toàn sai lầm. Thậm chí để vào trường ĐH của Tây còn khó hơn thi ĐH của VN (tất nhiên với những trường ko quá tệ).

Các mẹ có thể bổ sung thêm ý kiến của mình qua câu chuyện này và rút kinh nghiệm trong việc định hướng con em mình nhé. Quan trọng là làm sao rèn luyện để con vẫn có thời gian chơi nhưng lại học hiệu quả và tiêu hóa được lượng kiến thức lớn, cũng như chịu đựng được áp lực cao. Và cũng không phải cứ tích đủ tiền là con đạt được ước mơ đâu các mẹ nhé
.

Cách học của hai cậu bé giỏi nhất nước Anh
http://www2.*******/index.php/news/de...t-nuoc-Anh.eva

Được coi là những đứa trẻ học giỏi nhất nước Anh, nhưng Wajih và Zohaib không hề 'đầu to mắt cận', có thời gian xem TV, chơi điện tử như thường. Các em được nuôi dạy như thế nào?
Wajih, 11 tuổi, đạt điểm A bậc ở cao nhất của Cuộc thi Toán cao cấp (A-level Further Mathematics) ở Anh. Cậu em trai 9 tuổi là Zohaib, còn đặc biệt hơn, cũng đạt điểm A trong kỳ thi toán tương tự, trở thành người trẻ tuổi nhất đạt kỷ lục này. Giống anh trai, Zohaib có kế hoạch tới trường ĐH vào tuổi 14 và học tiến sĩ ở tuổi 17.
Ở trường, hai cậu bé tham gia tất cả các tiết học. Nhưng vào giờ toán, chúng ngồi nghiên cứu những bài toán cao cấp. “Khi các bạn bè cùng lớp nhìn qua vai cháu và thấy những trang sách về ma trận, lượng giác học… họ rất “choáng”“Không có năng khiếu tự nhiên, bọn trẻ cũng có thể giỏi giang bằng việc học hành có hệ thống và chăm chỉ", ông Usman Ahmed khẳng định.
“Bọn trẻ cần sự hỗ trợ của cha mẹ. Điều đó quan trọng hơn là gửi con tới một trường học đắt đỏ. Tôi thà dành thời gian cho các con, còn hơn là chỉ tiêu tiền cho chúng”, Usman nói.
Dưới sự giám sát của bố mẹ, hai cậu học bài ba tiếng mỗi ngày vào buổi tối, 5 tiếng vào thứ 7 và chủ nhật. Chúng làm tất cả bài về nhà giống bạn bè cùng lớp, nhưng làm thêm một số bài tập khó.
Usman khẳng định thời gian biểu của bọn trẻ không có gì bất thường. “Chúng còn thừa thì giờ để chơi điện tử, xem ti vi, nhưng điều khác biệt là có những khoảng thời gian tập trung học tập”.

[IMG]http://mst.*******/upload/news/2009-04-08/haicaubegioinhatnuocanh3.jpg[/IMG]

Dường hai vợ chồng nhà Saadia vô cùng tự hào vì hai cậu

con trai giỏi nhất nước Anh này


Saadia nói thêm: “Chúng tôi không quá nghiêm khắc, nhưng có những quy tắc và hệ thống. Bọn trẻ có thời gian để chơi game, khoảng một tiếng mỗi ngày. Tất nhiên chúng tôi cũng thận trọng với các bộ phim và chương trình TV mà chúng xem. Chúng chủ yếu xem phim tài liệu và game show. Chúng tôi khuyến khích các con xem bản tin lúc 22 h, trước khi đi ngủ, vì muốn chúng hiểu biết về thế giới”.
Về nguyên nhân khiến hai đứa trẻ chịu học, ông bố Usman cho biết, trước hết, giải toán không chỉ là bài tập, mà là trò chơi yêu thích của bọn trẻ. Thứ hai, thay vì thỉnh thoảng cho tiền lẻ, các cậu bé được “trả lương” theo số giờ học. Khoảng 25 xu cho một giờ, nhưng tổng số tiền lên tới 10 - 15 bảng một tháng.
“Nhiều người khuyên tôi nên để bọn trẻ ra ngoài khám phá thế giới theo cách của chúng và quyết định chúng muốn làm gì, nhưng câu trả lời của tôi là không”, Usman dứt khoát. “Nếu cha mẹ không ảnh hưởng đến chúng, chúng sẽ chịu ảnh hưởng từ bạn bè, hoặc những gì chúng xem trên truyền hình, trên báo chí. Chúng tôi sẽ khuyên bảo chúng một cách chân thành và hướng dẫn chúng theo hướng tốt nhất cho cuộc sống”.

Cám ơn mẹ Banhgao sưu tầm được bài viết về hai cậu bé nước Anh hay quá. Nhìn lịch học của tụi đấy mới thấy con nhà mình vẫn còn nhẹ nhàng chán. Tất nhiên em cũng chẳng kỳ vọng con mình phải thành thần đồng, nhưng nhân đây cũng chỉ cho tụi nhóc nhà em thấy, mỗi tối 1h học, cuối tuần 1 chiều thứ 7 free, sáng CN ngủ nướng, sao mà các con sướng thế!!! Hehe


Em thấy phương pháp trả tiền giờ học rất hay, cũng là cách dạy con làm ra tiền và tiêu tiền nên đã áp dụng ngay, con bé thi 1 vòng ViOlympic được 5K/vòng, ngay buổi tối con thi 1 phát 2 vòng hết luôn vòng 19 ngon ơ, không còn phải giục giã như trước. Bé nhà em đã thi xong cấp quận vòng 15, đang chờ thi thành phố, chả biết HN có tổ chức không, dạo này vào các trường thấy phong trào thi ViOlympic lẹt đẹt quá, ở trường đã chẳng có mấy bạn thi, con lúc nào cũng là đại diện duy nhất của trường thi lớp 3 thành ra tâm lý cũng có vẻ chán nản, không hứng thú lắm.

Với cu con thì em cho thi thử lần đầu tiên 1 đề thi học kỳ 2 năm 2008 trường ACS (Singapore), Primary 6 môn Toán, thời gian 2h15' nhưng con phải mất ~3h do chưa quen và phải dịch tiếng Anh nữa. Thoả thuận 1 tiếng 5K, 1 đề là 11.25K, tính theo điểm số ăn tiền, thí dụ 90/100 thì nhận được 90% số tiền của 1 đề.

Con phấn khởi với cách làm việc được trả tiền này quá nên khi mẹ bảo 1 tuần làm 1 đề thì đòi luôn 1 tuần 7 đề. Mẹ cũng hoảng phần mất quá nhiều thời gian buổi tối của con, phần không biết kiếm đâu ra đề nhiều thế mà làm nên nói với con, sợ ko kiếm đủ tiền để trả nên 1 tuần chỉ làm 1 đề thôi, vào dịp cuối tuần. Như vậy con cũng làm quen không phải kiếm việc là dễ dàng đâu nhé, cho dù khả năng mình đủ sức làm được đi chăng nữa. Ngoài ra sẽ phải tập quen với việc hoàn thành việc với chất lượng cao trong một khoảng thời gian nhất định (hiệu quả, năng suất) chứ không phải cứ bôi ra thế nào cũng được, hoặc đúng sai ko quan tâm nhiều. Một lúc rèn được mấy mục tiêu liền hihi.

Em định sẽ khống chế dần thời gian, lần đầu để thoải mái, sau đó sẽ siết lại, tuần sau chỉ cho phép làm bài trong 2h45' thôi (+30' hiểu tiếng Anh), các tuần sau tiếp tục rút nữa cho đến khi bằng thời gian chuẩn, ngoài ra còn phải biện luận bằng tiếng Anh nữa (hiện tại chỉ cần viết đáp số rồi giải thích cách làm bằng tiếng Việt). Phải công nhận khối lượng bài trong 1 lần thi vô cùng nhiều, 48 câu, trong đó 10 câu tự luận (viết bằng tiếng Anh), 15 câu trắc nghiệm, còn lại phải tự viết đáp số, nhiều câu còn có 2 phần nhỏ.

Thế mới thấy, cứ kêu ca chương trình học của VN nặng, nhòm ra xung quanh mới làm bài lớp 6 áp lực đã nặng nề hơn nhiều. Em nghĩ có khi tại dân nhà mình quen nhàn rồi, từ bố mẹ đi làm công sở nhà nước, 8 tiếng trà cháo nên thấy các con nhỏ đi học còn vất vả hơn mình nên thương. Theo em, có khi phải cải cách tác phong làm việc người lớn trước rồi hẵng cải cách giáo dục sau các mẹ nhỉ.

Cách Menoitro thúc con học có vẻ hiệu quả. Nhưng có lẽ các cháu cũng thuộc loại ngoan, chịu khó học và được mẹ quan tâm sát sao.

Tuy nhiên mình vẫn băn khoăn là về lâu về dài liệu có ổn không. Mình thì vẫn thường nói với con là việc học là việc của các con, các con học để chuẩn bị tương lai cho chính mình chứ bố mẹ không thuê các con học để trả lương cho các con. Hai đứa nhà mình đều hiểu và nhất trí, tuy nhiên vẫn chưa thật chăm chỉ vì Disney channel và các mối quan tâm của tuổi mới lớn vẫn quyến rũ lắm ! ! !

Mình có cùng băn khoăn giống bạn và mình không áp dụng. Mình thì chỉ cho con thấy, con học sẽ tốt cho con, giống như mẹ vậy, trước kia thấy ông bà vất vả, chịu mọi khó khăn tạo điều kiện cho mẹ học tốt, nên mẹ quyết tâm học để có công việc tốt, có điều kiện giúp đỡ được ông bà. Nhiều khi mình nghĩ, từ kinh nghiệm bản thân phải cho con thấy được mục tiêu, học để làm gì; tuy vậy, việc học hành không nên quá ép, chỉ cần con cố gắng hết khả năng của mình thôi là tốt rồi; trong trường hợp con đã cố gắng hết sức mà khả năng chỉ có vậy thì người mẹ sáng suốt là tìm cho con một con đường thích hợp để con phát huy, và đó chính là thành công.

Mình cũng nghĩ là còn tùy thuộc vào các con nữa. Hàng xóm cũ nhà mình có 2 cậu con trai. Bố mẹ đều là công nhân nên đi làm ca, làm kíp tối ngày. Lúc còn nhỏ, ăn uống còn phải nhờ các bác. Sau lớn lên, hai anh em tự chăm sóc nhau. Làm gì bố mẹ có thời gian hướng dẫn cho con học. Cậu lớn lúc bé học trường làng. Sau lên cấp 2 học ở một trường điểm của quận Hoàng Mai. Lúc thì đi thi HSG Toán, lúc thì Văn, giải không đếm được. Lên cấp 3 thi vào chuyên Lý ĐHSP. Giải cao nhất là Giải 3 Vật Lý toàn Quốc. Bây giờ cũng đang du học ở Sing. Bố mẹ chẳng phải định hướng học gì , thi gì cả, toàn bảo "kệ cháu", "tự cháu" thôi. Lên lớp 11, mẹ nó mới hỏi mình học tiếng Anh ở đâu để cho nó đi học. Hỏi bí quyết gì mà thẳng Q nhà chị học giỏi thế, chị hàng xóm bộc bạch
"Anh chị trình độ thấp, vất vả nên động viên cháu là cố học hành đến nơi đến chốn như cô ABC bên hàng xóm để sau này sướng." Đấy, chị hàng xóm nhà mình định hướng thế đấy. Thằng em bây giờ thấy bảo học cũng khá.

Nói về "khoán" thì ngày xưa bố mẹ mình cũng hay khoán cho mình. Nhưng mà khoán làm, chứ không phải là khoán học. Học lớp vỡ lòng (6 t) là mình đã phải làm thêm nghề phụ để kiếm tiền. Làm nón, làm quạt, đủ cả. Mẹ mình bán sản phẩm, trừ tiền vốn đi, còn tiền lãi thì cụ cho 10% để cho vào lợn tiết kiệm để mua sách vở, quần áo. Hứng thú lắm. Bây giờ mình cũng muốn tìm một việc gì phù hợp với khả năng của con để bắt nó làm và khoán, nhưng chưa tìm ra.

Rất cảm ơn các mẹ OcHe, NgocTri va deufilxe đã chia sẻ quan điểm. Em cố gắng post bài ở đây không nhằm mục đích để được các mẹ trên diễn đàn cổ vũ (mặc dù rất xúc động vì thấy các mẹ quan tâm) mà thực sự muốn được nghe các quan điểm khác nhau của các mẹ để từ đó nhìn lại mình mà điều chỉnh những sai sót trong cách dạy con (nếu có). Nhà ai cũng ít con, kinh nghiệm không nhiều, sai một ly đi một dặm, có khi bố mẹ làm hỏng cả đời con mà thời gian qua đi không chữa lại được.

Về định hướng việc học em thấy thế này, trẻ con nghe đến mục tiêu thì rất thích như có học bổng đi Mỹ này, sang Singapore thi toán này… nhưng để thực hiện thì rất khó tự ép mình vào qui củ, hoặc tự giác tìm hiểu xem phải làm gì để đạt mục tiêu đó.

Em tham khảo trên các diễn đàn, thấy rất nhiều con đáng thương, lớp 11,12 bắt đầu hạ quyết tâm săn học bổng du học, học ngày học đêm và cứ tiếc hùi hụi là không có nhiều thời gian hơn để học sớm hơn môn này, môn khác. Hay giá như có đủ thời gian sẽ thi thêm được SAT II physics, cơ hội học bổng cao hơn rất nhiều, nghề nghiệp cũng rộng mở hơn….

Vì thế em không muốn thấy con em đến ngày đẹp giời nào đó thốt lên giá mà thế nọ thế kia rồi học dồn học ép trong khi ước mơ đã được con xây dựng từ nhỏ. Để tự con cũng được thôi nhưng với mục đích xa xôi thế làm sao con nhận thức được phải giảm tải cho 3 năm cấp 3 bằng cách chuẩn bị trước ngay từ bây giờ?

Cu nhà em vẫn trẻ con lắm, bảo mẹ: Mẹ ơi, con không quan tâm đến việc có đạt giải gì không, con chỉ muốn được sang Singapore để xem nó thế nào, miễn phí mẹ ạ. Còn mẹ thì nghĩ ngay trong đầu, mẹ cũng không yêu cầu con nhất định phải đạt giải, may quá, con ko đủ tuổi thi năm nay, thế là mẹ con mình có mục tiêu cho 1 năm học toán tiếng Anh, cả trình bày bằng tiếng Anh nữa, lên cấp 3 đỡ được phần từ vựng toán SAT1, và SAT II Math, nếu cố gắng đạt giải thì cũng làm đẹp được hồ sơ sau này…

Còn xác định việc học là của con chứ không phải của bố mẹ thì em cố gắng thực hiện từ rất nhỏ. 2 đứa nhà em chênh nhau không nhiều (2.5 tuổi), đứa mẫu giáo đứa lớp 1, việc cho ăn còn rất khó khăn. Em lúc đó đi làm nên phải có thêm 2 Osin giúp, mỗi người chăm cho 1 đứa ăn uống. Buổi sáng cả nhà như chợ vỡ, bố mẹ, người giúp việc hò hét để chúng nó ăn cho đúng giờ kịp đi học, nói chung căng thẳng lắm. Thế là 1 hôm, em nói thế này:
-Việc học là việc của con, mẹ không có nhu cầu đi làm sớm, vì đưa con đi học nên mẹ phải dạy sớm, nên bao giờ con ăn xong mà con cần đi học thì nói mẹ đưa đi. Mẹ sẽ không giục con nữa, trong nhà cũng ko ai mắng con ăn chậm nữa.
-Thế con nghỉ luôn khỏi đi học mẹ nhé? Nó vặn ngay.
-OK, nếu con muốn. Chỉ có điều nếu ko học hành, sau này con ko làm được nghề nghiệp lương cao, chỉ có thể … đi đánh giày chẳng hạn. Đánh giày cũng không phải là nghề xấu, chỉ có điều ko có nhiều tiền.
-Con ko lo, bố mẹ sẽ nuôi.
-Có thể, cho đến khi bố mẹ chết, mà bố mẹ sẽ chết trước con, vì già hơn con.
Cu cậu suy nghĩ nhưng vẫn bướng lắm, nắn gân mẹ: Thế hôm nay con ở nhà luôn nhé?! OK, tuỳ con quyết định.

Em cũng xác định rồi, để dạy con, chấp nhận nếu con nghỉ 1 vài ngày sẽ cho nghỉ luôn để con suy nghĩ (mình tính kế khác sau). May quá, cu con không dám nghỉ, tự giác xách cặp đi học. Sau này trong bài văn còn tả thế này “Mẹ em tuy rất bận rộn nhưng hôm nào cũng dậy sớm và đi làm về sớm để đưa đón em đi học nên buổi tối mẹ phải làm việc thêm ở nhà”
Khi thi vào Ams cũng thế, con thỉnh thoảng cứ phải giục làm bài, em nói thế này: “Bố mẹ không ép con phải thi vào Ams, vì vào được cũng phải ôn tập vất vả, trúng rồi cũng học vất vả hơn các bạn bên ngoài. Nếu con cứ học lên như các bạn trường con, con vẫn có thể nhất lớp, mà nhàn nữa, bố mẹ cũng nhàn. Nhưng nhất trường đấy thì con sẽ ko bao giờ giỏi được, vì ko cần cố gắng, tất nhiên con sẽ thua các bạn vừa giỏi lại cộng thêm cố gắng nữa. Quyết định là ở con, tuỳ con chọn lựa”.

Hôm qua em cũng tham khảo ý kiến con thế này: “ Có nhiều phụ huynh ko đồng tình quan điểm trả tiền để khuyến khích học như bài báo viết, hay cách mẹ áp dụng để trả con, vì việc học là của con, ko phải của bố mẹ. Con thấy thế nào? Con bảo “ Tất nhiên con trả lời thì con thấy rất thích nhận tiền, có hứng thú làm bài hơn, nhưng như thế không khách quan mẹ ạ. Tốt nhất mẹ hỏi 2 anh người Anh trong ảnh ấy, mẹ tìm cách hỏi trực tiếp xem thế nào”. (Cả nhà cùng xem bài viết này mà). Híc, ko biết 2 đứa trẻ đấy nghĩ thế nào nhỉ, các mẹ có đoán được ko?

Ôi hôm nay em rông dài quá, em còn muốn chia sẻ về quan điểm đồng tiền và cách tiêu tiền nữa, chắc phải để lúc khác. Rất mong các mẹ tiếp tục mổ xẻ, phản biện giúp em nhé.

Được cô giáo ưu ái tặng danh hiệu “nuôi con khoẻ, dạy con ngoan” em tự cảm thấy thật xấu hổ, chưa xứng đáng chút nào. So với các mẹ trên diễn đàn chăm con từng ly từng tí từ lúc lọt lòng, em biết rằng mình đã thật có lỗi với các con.

“Sinh con rồi mới sinh cha” đúng là câu nói từ người xưa để lại chẳng bao giờ sai. Để dành thời gian tâm sức dạy dỗ các con là cả một quá trình nhận thức lâu dài, không phải ngay lập tức khi đẻ con ra em đã có được ngay.

Việc nuôi con em tuân thủ theo sách, không phụ thuộc vào các quan niệm truyền thống chút nào: Đóng bỉm ngay từ nhỏ 24/24, mẹ đẻ xong tắm rửa vệ sinh ngay vì nhà kín gió, ko phải kiêng khem gì. Nói chung mọi sự đều theo cẩm nang của Tây, con được ngủ riêng trong nôi gần bố mẹ, nhưng ko nằm cùng giường để tránh bện hơi mẹ.


Đêm con khóc thì có bác dậy pha sữa, mẹ ko thức để bảo đảm ko mất sữa. Con bú bị sặc thì mẹ vắt ra bình rồi để tủ lạnh, cứ đúng giờ bác lại hâm nóng đúng liều lượng, đúng nhiệt độ cho con. Ốm đau đã có cậu ruột là bác sĩ chuyên khoa nhi chăm sóc, nặng thì cậu sang tận nơi ngủ lại để canh chừng.


Dinh dưỡng theo đúng hàm lượng, thịt cá nhiều hơn tinh bột, nhiều rau củ, hoa quả. Sữa uống thay nước... Nhà tuy ở trung tâm nhưng chật chội, thiếu ánh sáng, vì thế tụi em mua đất ở xa thành phố, gần thiên nhiên cho các con lớn lên khoẻ mạnh. Hàng ngày mẹ phải chấp nhận đi làm xa, cách 14-15km.


Lúc đó em quan niệm rằng cần hợp lý hóa phân công lao động, mình đi làm sẽ thuê người chăm sóc các con, có lúc cần đến 2 người, việc của các bác chỉ tập trung làm sao chăm sóc các con thật tốt.


Nhưng dường như sự lo toan chăm sóc đó không đủ, nói đúng hơn mới đủ về mặc vật chất, điều kiện sống của các con mà chăm lo về tinh thần, tình cảm vẫn có nhiều khiếm khuyết.


Sai lầm có lẽ do em đã quan tâm, chăm sóc các con theo nhận thức chủ quan của mình, nghĩ rằng mẹ hy sinh, cố gắng mang lại điều kiện sống tốt nhất cho con, nhưng thực tế chưa chắc đó là điều các con cần nhất ở mẹ. Cái các con cần hơn cả là sự gần gũi với mẹ hay nói cách khác các con cần thời gian của mẹ nhiều hơn.


Có lần khi con ốm, sốt cao sình sịch, người con cần là bác GV. Mẹ ôm con mà con cứ khóc ngằn ngặt đòi bác, bác thương con cũng khóc theo đòi đưa con về giường bác ngủ cùng, còn mẹ thì cũng tủi thân, nước mắt chan hòa vì con mình đẻ ra mà không theo mình nữa.


Tới khi có đứa thứ hai, do rất sát nhau, em khoán cho 2 dì cháu bác GV, đưa cu lớn lên ngủ cùng. Nhiều khi đi làm về muộn, bé lại ở luôn cùng phòng bác nên thời gian chơi với con rất ít, có khi về con đã ngủ rồi. Em vẫn ân hận đến tận bây giờ, không biết tính nhút nhát của con có phải do mẹ đã coi thường, nghĩ lúc nhỏ con ko biết gì nên chưa quan tâm đầy đủ đến tình cảm mẹ con hay không.


May quá, cuối cùng thời gian cũng làm em kịp tỉnh ngộ ra, nhất là từ lúc phải tìm mọi phương thức giúp con gái hòa nhập với bạn bè, cải thiện tính nhút nhát.
Chơi với các con mới thấy, mong muốn của các con thật giản dị. Khi ốm, con mãn nguyện nhất khi được mẹ nằm bên cạnh, đọc cho nghe truyện Sherlock Homes, mặc dù tất cả các truyện con đã đọc hết rồi.


Trẻ con luôn tìm cách mở rộng cánh cửa tâm hồn, nhất là với bố mẹ chúng, nhưng không phải bố mẹ nào cũng chịu đón nhận cơ hội ấy. Các con luôn cố thuyết phục mẹ cùng chơi một trò gì đó, đọc 1 chuyện nào đó, thậm chí còn cố gắng tìm những chuyện mà con tin là mẹ sẽ thích thay vì ý thích của các con, miễn được nghe giọng đọc của mẹ, có thể cái các con cần là một thông điệp "Mẹ thực sự đã hiểu và chia sẻ cùng con".


Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh các mẹ ạ, em chia sẻ để các mẹ thấy, để nhận thức đúng, đôi khi phải trả giá bằng cả quãng thời gian dài, mà nhiều khi cơ hội qua đi, ko lấy lại được, thế mới đau…





















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét