Ở Việt Nam, GV chỉ mới bắt đầu làm quen với giáo án điện tử (GAĐT) và cũng chỉ được áp dụng ở những thành phố lớn. Hiện nay, dùng GAĐT thế nào để hiệu quả cũng còn nhiều ý kiến tranh luận. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận tiện ích mà CNTT mang lại. Đưa CNTT vào giảng dạy giúp tăng khả năng trao đổi, truyền tải thông tin hai chiều giữa GV và HS.
Theo tôi, một GAĐT tốt, sinh động cần nhiều yếu tố. Trước tiên, GV phải biết sử dụng một số PM đơn giản như Microsoft Powerpoint, Microsoft Frontpage... để soạn bài. Nhưng như thế chưa đủ. GV cần đầu tư tâm huyết từ chuẩn bị giáo án, xử lý thao tác nhanh gọn, không quá phô diễn kỹ năng tin học làm cho HS phân tâm, chú tâm đến hình ảnh mà mất đi cảm xúc. Nhất là đối với Văn, môn khoa học của nghệ thuật ngôn từ, GAĐT càng phải được đầu tư công phu. Điều đó thể hiện ở việc sưu tầm và chọn lọc tư liệu phim, hình ảnh minh họa, trình bày ý tưởng, kiến thức sao cho dễ hiểu, phù hợp với nội dung bài học với mức độ vừa phải. Mục đích cuối cùng là giúp HS hiểu bài, phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo và kích thích sự đam mê, tìm được cảm hứng trong học tập. Đưa phương tiện truyền thông (media) vào giảng dạy sẽ cung cấp những hình ảnh sinh động, làm cho HS hình dung, cảm thụ bài học trực quan. Chẳng hạn, HS miền Nam khó có thể cảm thụ trọn vẹn nét đẹp của dân ca quan họ Bắc Ninh với cách dạy "bảng đen phấn trắng", nhưng sẽ thích thú hơn khi học thông qua video clip có các liền anh, liền chị hát quan họ trong trang phục truyền thống. Hay GV có thể yêu cầu HS sưu tầm ca dao về tình yêu quê hương đất nước, sau đó cho trình bày bằng Powerpoint kèm theo cảnh đẹp, món ăn đặc sản của từng miền... để minh họa.
| Cô Nguyễn Thị Anh Đào, GV văn trường PTTH Dân Lập Ngôi Sao, TP. HCM Tốt nghiệp khoa Ngữ Văn Đại Học Sư Phạm TP. HCM năm 1989, hiện là GV của trường PTTH Dân Lập Ngôi Sao, TP. HCM. Tại hội thảo, cô Đào đã thuyết trình về ứng dụng CNTT trong các bài giảng về ca dao dân ca. | | | | | Tuy nhiên, theo tôi, áp dụng hoàn toàn GAĐT tại nước ta không phải là phương pháp tối ưu. Chẳng hạn, với một số bài giảng trong môn ngữ pháp tiếng Việt: biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ... GAĐT sẽ gây phản tác dụng. Do đó, tôi chỉ sử dụng 30 – 40% GAĐT cho môn của mình. Để có kinh nghiệm soạn GAĐT, bản thân tôi và tất cả GV trường tôi phải trải qua một quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Chúng tôi may mắn được công tác trong một ngôi trường tốt, ban giám hiệu quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại cho từng lớp học. Từ năm 2002, nhà trường thường xuyên mở lớp tập huấn tin học và phương pháp dạy học mới hoặc cử GV dự các lớp tập huấn về ứng dụng CNTT do UNESCO, Microsoft, Intel tổ chức. Lúc đầu chúng tôi rất bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn, nhưng bây giờ GV có thể soạn GAĐT và tìm tư liệu từ nguồn Internet thành thạo để phục vụ cho bài học. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét