Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

WTT - các vấn đề sau sinh - kiêng cữ sau khi sinh

Kiêng cữ sau khi sinh:

Tắm giặt và trang phục

Trong quá trình sinh nở, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi và chất thải dồn ứ ở lỗ chân lông, vì vậy không nên kiêng tắm. Tắm gội sớm làm sạch da, tẩy bỏ các tế bào chết và lớp bụi bẩn bám trên bề mặt da, giúp cơ thể sảng khoái, máu lưu thông tốt hơn. Tránh kỳ cọ mạnh, gây phồng gân sau này, tránh gội đầu vào buổi tối, để chân tóc ẩm lâu, gây lạnh.

Vận động và thể dục

Theo y học hiện đại, trừ những phụ nữ bị băng huyết hay sinh khó, thì sau khi sinh 6 tiếng là có thể vận động được. Vài ngày sau khi cơ thể hết đau, thai phụ đã có thể bắt đầu với các bài tập vận động nhẹ nhàng như co duỗi tay, nằm ngửa co duỗi chân, thực hiện động tác đạp xe trong không khí, hít thở (hít sâu, đếm đến 8 thì từ từ thở ra).

Phụ nữ không vận động ngay sau khi sinh sẽ làm ứ trệ máu - nên nhớ, càng vận động sớm thì cơ thể càng sớm hồi phục.

Thể dục là cách tốt nhất để lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Các hình thức thể dục phù hợp là đi bộ, lắc vòng, nhảy dây, bơi (sau khi đã hết sản dịch).

Chống táo bón

Táo bón là bệnh thường gặp của thai phụ, do thiếu vận động, nhất là kiêng cữ trong ăn uống.

Trong thời kỳ cho con bú, người mẹ cần ăn uống đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đặc biệt là rau quả, trái cây tươi, chất đạm, chất béo (dầu thực vật). Sữa pha nóng là một trong những thức uống rất tốt cho bà mẹ nuôi con bú. Chỉ nên kiêng các gia vị cay, nóng như ớt, tiêu, tỏi và hạn chế các đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê. Ăn các rau trái giúp nhuận tràng như thanh long, chuối, rau đay, mồng tơi, các loại canh khoai mỡ, khoai từ.

Nên uống 400ml nuớc10+/kg cân nặng trong một ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, kích thích sự tiết sữa và chống táo bón. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, sữa chua cũng góp phần làm sản dịch mau sạch.

6. Không đánh răng
Sản phụ phải chú ý vệ sinh răng miệng hơn người bình thường vì những lý do: sản phụ ăn nhiều bữa, thức ăn càng có nhiều cơ hội đọng lại ở kẽ răng và bề mặt răng, gây bệnh ở khoang miệng sau khi đẻ. Sản phụ nên đánh răng ít nhất ngày 2 lần vào buổi sáng và tối nếu có thể đánh răng, súc miệng sau mỗi lần ăn thì rất có lợi cho sức khỏe.
Theo kinh nghiệm của mình thì sau khi đẻ đánh răng ghê lắm. Nhất là đánh răng bằng kem đánh răng có bạc hà. Nên suốt 3 tuần đầu, mình toàn dùng bông lau răng bằng nước muối thôi. nhưng như thế thì ngày phải lau đến 6-7 lần, cứ ăn xong là lại lau.

Sau khi sinh nếu trời nóng nên nằm điều hoà các mẹ ạ. Tập trước tớ cung bị chỉ chích ghê lắm vì cái vụ điều hoà nhung tớ vẫn dùng thế là ok cả mẹ và con đều khoẻ. Còn đứa bạn tớ vì nghe theo các cụ trời nóng thế không được nằm quạt mà cũng chẳng điều hoà thế là chỉ được 1 tháng cu cậu bi viêm phổi vì nhiễm lanh mo hôi. Các mẹ chỉ cần để 27- 28 độ thôi và nấc quạt gió nhỏ nhất là ok cọng thêm mọt chậu n­uoc nua là ôn.


Sau đẻ nên ăn, nghỉ thế nào?


"Tôi 22 tuổi, sinh con lần đầu. Xin hỏi sau đẻ nên nghỉ ngơi và ăn uống như thế nào để tốt cho sức khỏe của hai mẹ con?".


Trả lời:


Sau đẻ là thời kỳ hồi phục về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh sản, với thời gian 42 ngày. Thời gian để sức khỏe sản phụ hồi phục, có khả năng tham gia lao động được là 4-6 tháng. Trong 6 giờ đầu sau đẻ là thời gian dễ có biến chứng chảy máu, cần được sự theo dõi chăm sóc của cán bộ y tế. Sản phụ nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, uống nước hoa quả để bổ sung vitamin, chất khoáng. Sản phụ cần được sự quan tâm chăm sóc, động viên của những người thân tạo tâm lý yên tâm thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc.

Khi đã hết nguy cơ chảy máu, sản phụ có thể vận động nhẹ nhàng giúp cho sự lưu thông sản dịch được dễ dàng, tránh ứ đọng, gây nhiễm khuẩn cơ quan sinh sản. Trong thời gian này, sản phụ cần ngủ hơn 10 giờ/ngày, ăn uống đủ chất dinh dưỡng (khoảng 3.500 calo/ngày), thành phần cân đối để phục hồi sức khỏe và giúp cho quá trình tạo sữa được tốt. Khẩu phần ăn có thể chia làm nhiều bữa, ăn nhiều rau xanh để tránh táo bón, uống nhiều nước (2-2,5 lít/ngày).

Sau đẻ 6 tuần, cần áp dụng biện pháp tránh thai phù hợp.


Sản phụ nếu không được theo dõi, chăm sóc đầy đủ, không có chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ hợp lý, không bảo đảm chế độ vệ sinh cá nhân sẽ dễ bị các biến chứng nguy hiểm như băng huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Người mẹ phải lao động nặng, sớm sẽ ra nhiều mồ hôi, mất nước dẫn đến thiếu sữa, hoặc những biến chứng lâu dài như sa sinh dục, táo bón và trĩ, sa trực tràng... Trong thời gian 4-6 tháng đầu sau đẻ, chỉ nên tham gia lao động nhẹ nhàng với điều kiện lao động mát mẻ, tránh mưa, nắng, tránh môi trường độc hại.


BS. Bùi Hiền
, Sức Khỏe & Đời Sống

Chế độ ăn uống của bà mẹ khi cho con bú


Chế độ ăn uống tốt của người mẹ sau khi sinh không chỉ để bù đắp, hồi phục lại sức khỏe người mẹ mà còn là điều kiện quan trọng quyết định tới việc bảo đảm nuôi con bằng sữa mẹ được tốt.

Người mẹ sau khi sinh con với những thay đổi của cơ thể (do 9 tháng mang thai và cuộc sinh nở vừa trải qua), cần chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân về mọi mặt. Tuy vậy, quan trọng hơn hết đối với người mẹ lúc này là vấn đề dinh dưỡng.

Người mẹ sau khi sinh và trong thời kỳ cho con bú (nhất là trong 6 tháng đầu) cần một lượng calo cao, vì thế khẩu phần ăn phải tăng thêm về số lượng và chất lượng.

Nên nuôi con bằng sữa mẹ như thế nào?

- Phải bảo đảm cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn.

- Tận dụng nguồn sữa non cho trẻ bú ngay nửa giờ đầu sau sinh.

- Cho trẻ bú theo nhu cầu, bú cả ngày lẫn đêm. Tạo điều kiện cho mẹ và con nằm gần nhau.

- Không cho trẻ bú bất kỳ chất lỏng nào khác ngoài sữa mẹ, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trẻ ốm, tiêu chảy cần cho bú nhiều hơn, cho trẻ bú đến 18-24 tháng.

- Chú ý cho trẻ bú đúng tư thế: bụng trẻ áp vào bụng của bà mẹ, miệng trẻ mở to, ngậm sâu quầng vú, trẻ bú thoải mái, dài hơi... Người mẹ không thấy đau ở đầu vú, thời gian bú tùy thuộc vào từng trẻ, cho trẻ bú đến khi trẻ tự nhả vú.

BS. Hòa Bình (Theo tài liệu của Viện Dinh dưỡng)

Chuẩn bị cho người sinh lần đầu:

Vài chiếc váy rộng, dài vừa phải để dễ làm vệ sinh. Áo may rộng để dễ cho bé bú. Nếu ở vùng lạnh, chuẩn bị thêm vài chiếc áo len, khăn quàng, vớ len... .

Khoảng mươi gói băng vệ sinh, loại dày cho tuần đầu: Sản dịch nhiều. Loại mỏng hơn cho hai tuần sau.

Cố gắng nghỉ sớm ba bốn tuần trước ngày dự sinh. Vận động nhẹ nhàng, không nên xách nặng, leo thang hay đi xe trên các đoạn đường xóc dằn. Không đi xa trong những tháng cuối của thai kỳ vì rất dễ sinh sớm, đẻ rớt.

Vào những ngày cuối của thai kỳ, sự mệt mỏi thường làm bạn biếng ăn. Tử cung to lên, chèn ép dạ dày nên bạn thường có cảm giác đầy bụng, ăn mau no. Nên ăn nhiều bữa nhỏ, ăn các thức ăn bạn ưa thích, thức ăn mềm, uống sữa... Phải ăn rau quả để tránh táo bón nhất là trong những ngày sắp sinh.

Các việc cần quan tâm sau khi sinh:

Mới sinh xong, nên uống một ly sữa nóng, đắp mền ấm và ngủ một chút. Nếu đói có thể ăn

Sau khi sinh vài tuần, mẹ và bé nên ra ngoài buổi sáng, hít thở không khí trong lành, vận động nhẹ nhàng.

Khi cương sữa, ngực căng, có thể sốt nhẹ, nên chườm ngực với nước ấm và hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc.

Cho bé bú sữa non càng sớm càng tốt, cho bú nhiều lần trong ngày.

Các món giàu chất dinh dưỡng: Giò heo hầm đu đủ, gà ác tiềm thuốc bắc, rau lang nấu vú sữa bò... Suốt thời gian cho con bú, cần ăn thêm một bữa một chén cơm, uống từ 1-2 ly sữa mỗi ngày và uống thêm nhiều nước.

Hàng ngày phải ngâm, rửa vùng kín hai ba lần với thuốc sát trùng sản khoa và rửa sạch sau khi tiểu.

Vài ngày sau khi sinh có thể tắm gội với nước ấm.

Lưu ý:

Cần chú ý báo ngay với bác sĩ nếu sản dịch đậm đen, có mùi hôi hoặc người mẹ bị sốt.

Trước và sau khi cho bé bú, nên làm vệ sinh vú sạch sẽ bằng nước ấm.

Ðừng quên hỏi bác sĩ về việc tránh thai sau khi sinh trong thời gian chưa hành kinh lại.

Nên tranh thủ ngủ khi bé ngủ ban ngày

Sau đây là 8 bước cụ thể để tắm cho con
bạn:


. Bỏ hết quần áo trẻ trừ tã lót. Quấn trẻ trong khăn tắm trong khi bạn lau mặt và đầu của trẻ.

2. Dùng bông sạch thấm vào nước cho mềm để lau mắt cho trẻ, bắt đầu lau từ phía đầu mắt đến đuôi mắt. Bạn nên sử dụng hai miếng bông khác nhau cho mỗi mắt để tránh nhiễm trùng.

3. Rửa phần còn lại của mắt, mũi, sau cổ và tai với một chiếc khăn thật mềm.

4. Muốn gọi đầu cho bé, bạn hãy giữ trẻ thật vững với người tì vào bạn, đầu trẻ cao hơn chậu nước tắm, tay đỡ dưới gáy và cổ trẻ. Dùng tay còn lại xoa đầu vào tóc trẻ, nhớ là phải xoa thật nhẹ nhàng, tuyệt đối không gãi và cào. Gội lại bằng nước sạch, lau cho thật khô tóc bằng khăn sạch.

5. Bỏ tả ra, đặt trẻ vào trong chậu nước, một tay đỡ cổ và vai trẻ, té nước nhẹ nhàng xoa khắp người trẻ. Nếu thích, bạn có thể dùng chiếc khăn mềm thay vì dùng tay. sau khi tắm xong phần trước, bạn hãy xoay trẻ lại và tắm lưng cho chúng. Nhớ tắm rửa thật kỹ mông và bộ phận sinh dục...

6. Nhấc trẻ ra khỏi chậu tắm và đặt vào một chiếc khăn to, khô. Thấm khô trẻ từ cổ trở xuống. Phải nhớ lau khô phần dưới cằm, nách, và các kẽ tay, chân.

7. Nên làm sạch rốn bằng cồn và tăm bông mềm. Lau sạch xung quanh rốn. Ðừng ngại trong việc vệ sinh cuống rốn cho bé. Khó có sự nhiễm trùng vì cuống rốn sẽ tự rụng từ 6 đến 10 ngày sau.

8. Mặc tả mới và quần áo mới vào cho trẻ.


Sặc sữa, một tai biến nguy hiểm đối với trẻ mới sinh

Cháu mới sinh được một tháng, đang tu bình sữa ngon lành bỗng ho sặc lên mấy tiếng rồi lịm đi, không thở nữa... Người mẹ hốt hoảng kêu ầm lên, cả nhà đổ xô lại lay gọi rối rít. Một bầu không khí lo sợ, hoảng hốt bao trùm gia đình, nhưng không ai biết cách cứu chữa ra sao, trong khi đứa bé cứ lịm dần đi, tím tái. Một người nhà nhanh chân chạy đi gọi xích lô. Bà mẹ ủ kỹ con trong một chiếc khăn to bế ra xe, mặt đầy nước mắt.

Nhưng tất cả đều đã muộn, khi đến bệnh viện mở khăn ra cháu bé đã chết do sặc sữa.

Một cháu trai bụ bẫm gần bốn tháng tuổi đang được mẹ cho tu bình sữa. Người mẹ vừa cho con ăn, vừa âu yếm cười nói với nó. Đứa bé vừa tu bình, vừa hóng chuyện, thỉnh thoảng lại toét miệng cười. Rồi tai biến bất ngờ bỗng xảy ra đứa bé bị sặc sữa. Và cháu bé cũng đã chết trước khi đến bệnh viện.

Sặc sữa là một tai biến vô cùng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Trong thực tế đời sống chuyện đau lòng này vẫn thường xảy ra. Khi trẻ bị sặc sữa, sữa tràn vào khí quản, phế quản, thậm chí chui vào tận các phế nang, làm tắc các đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, làm trẻ chết nhanh chóng vì thiếu ôxy do tắc đờng hô hấp. Tỷ lệ tử vong do sặc sữa rất cao.

Là bố mẹ ai cũng muốn chăm sóc con chu đáo, nhưng đôi khi chỉ do một sơ suất rất nhỏ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Qua tìm hiểu những trường hợp bị sặc sữa, thấy hầu hết các cháu được nuôi nhân tạo, rất ít khi tai biến này xảy ra do trẻ bú sữa mẹ. Như vậy có nhiều vấn đề cần đặt ra ở đây.

Trước hết phải chú ý đến bầu vú cao su. Lỗ thông của đầu vú cao su không nên đục quá rộng, vì lỗ thông to, sữa sẽ chảy nhanh, chảy mạnh, trẻ không nuốt kịp sẽ bị sặc.

Tốt nhất là nên đục 1-2 lỗ nhỏ ở bên núm vú. Khi cho trẻ bú nên nghiêng chai khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không phải mút nhiều khí dễ bị nôn sau bữa ăn. Trong khi cho con ăn, người mẹ cần chú ý theo xem sữa có xuống nhiều quá không, trẻ có nuốt kịp không? Phải cho trẻ ăn từ từ, không nên vội vàng, nhất là đối với những trẻ yếu, trẻ non tháng.

Ðối với những trẻ 3-4 tháng đã bắt đầu biết tiếp xúc với những người chung quanh , tai nạn sặc sữa vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân vì các bà mẹ vừa cho con ăn, vừa nói chuyện với nó. điều này rất không nên, vì trẻ mải hóng chuyện có thể ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt, còn ngửa cổ quá trẻ sẽ bị sặc sữa lên mũi.

Khi trẻ ho hoặc khóc ta phải ngừng ngay, không cho sữa chảy tiếp tục xuống miệng trẻ nữa.

Sặc sữa là một tai biến rất nguy hiểm, đòi hỏi phải được xử trí cấp cứu tại chỗ. Hầu hết các cháu bị sặc sữa đều chết nhanh không kịp tới bệnh viện là do không được xử trí cấp cứu ngay sau khi tai biến xảy ra, Nên nhớ là khi trẻ bị sặc, sữa đã lọt vào khí quản, cho nên điều trước hết là phải cho sữa ra khỏi đường hô hấp. Cách nhanh nhất và đơn giản nhất gia đình có thể làm ngay được là người lớn dùng miệng hút mạnh mũi và miệng trẻ. Hút càng mạnh, càng nhanh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản, hút khó ra, trẻ bị tắc thở lâu khó cứu. Khi hút sữa xong, nên kích thích mạnh để trẻ khóc và thở được. Ngay sau đó khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện nào gần nhất để các thầy thuốc tiếp tục cứu chữa và giải quyết hậu quả.

(TGPN)
Những điều cần lưu ý khi đi đẻ:

1.Mang theo bảo hiểm và chứng minh thư, nên chuẩn bị trước kẻo khi đau đẻ lại quên mất.
2.Mang một bộ quần áo ấm, tất chân, găng tay, mũ, kính đen cho con và mẹ để mặc khi xuất viện. Không mang nhiều đồ lỉnh kỉnh vì trong viện có quần áo riêng, không được mặc quần áo mang ở ngoài vào.
3.Đi dép “xấu”, không đi giầy đề phòng quên hoặc mất.
4.Khi xuất viện, mang theo một con dao, một chiếc đũa, bôi một vết son đỏ lên sống mũi con.
5.Mang theo băng rốn để thay, không dùng băng rốn của bệnh viện, đưa cho y tá lúc mang con đi tắm.
6.Trước lúc lên bàn đẻ ăn xôi hoặc cháo để lấy sức.
7.Không đeo nữ trang đề phòng rơi mất.

Những lưu ý đối với phụ nữ mới sinh (3 tháng đầu)

1.Kiêng tắm và gội đầu tối đa 3 tuần – đến một tháng (tùy theo sức chịu đựng ). Khi vệ sinh, gội đầu trước, hôm sau tắm, không nên làm 2 việc một lúc đẽ bị cảm.
2.Không ngồi nhiều sau khi sinh, sau này dễ đau lưng.
3.Mùa hè rất nóng vẫn phải đi tất chân.
4.Thức ăn cho người đẻ: Thịt nạc thăn, thịt gà, thịt bò, tôm rang. Chế biến thay đổi ăn cho đỡ ngán. Tuyệt đối không ăn tim lợn và nội tạng động vật, cá biển, rau cải xanh. Nói chung là các thức ăn lạnh. Về sau dễ bị đau bụng khi ăn các thứ này.
5.Ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước cam, nhưng lưu ý không quá chua.
6.Cố gắng ăn nhiều nghệ đặc biệt là nghệ đen. Có thể xay ra và lọc lấy nước uống. Khi uống có thể rất khó uống do đắng vì thể nên để sẵn một thìa mật ong để uống sau khi uống nước nghệ.
7.Vợ chồng tránh gần nhau trong vòng 3 tháng, ngủ riêng là tốt nhất để tránh mất sữa và hậu sản.
8.Nếu có điều kiện, lấy than hoa (phải là than hoa mới được) nướng chung với nghệ và cho muối trắng vào để xông mắt, giúp mắt tinh hơn khi về già.
9.Không đọc báo và xem TV quá nhiều.
10.Không giặt và rửa nước lạnh nhiều.
11.Đi ra ngoài phải bịt tai và đeo kính đen.

Ngày xưa các cụ sau khi sinh xong thường kiêng tắm gội cả tháng trời là vì nhà tắm và nhà thường tách biệt ...đi ra ngoài sợ gió máy.Giờ căn hộ đều khép kín cả rồi thì ko thể áp dụng theo các cụ được.Các Mẹ cứ đi sinh bác sỹ cũng khuyên nên vệ sinh sạch sẽ ,chẳng ai khuyến khích ở bẩn nữa đâu.

Đúng là sau sinh cần ngồi dậy và đi lại sớm cho sản dịch ra hết, nhưng mẹ nó cẩn thận khi choáng vì mất máu, nếu thấy hoa mắt, chóng mặt thì phải ngồi xuống thật nhanh không có ngã va đầu thì nguy hiểm. Tốt nhất là trước khi có ý định bò dậy thì mẹ nó nên ăn uống gì đó, hoặc tạm cốc nước đường nóng cho đỡ hạ đường huyết rồi hãy ra khỏi giường, có người dìu càng tốt. Hôm mình mới sinh mổ xong cũng thế, ngày hôm sau y tá bảo cố gắng ngồi dậy, đi lại sớm. Mình bò từ giường ra toilet không nổi, chóng mặt hoa mắt, suýt ngã xuống đất mà vết mổ thì đau chết đi được. May mà nhờ giường bên bấm chuông gọi y tá hộ, chứ không cũng nằm đo đất rồi chứ chả đủ thăng bằng mà ngồi ghế chờ.

Một sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải thời kỳ này, đó là nằm gác chéo hai chân lên nhau. Nhiều người cho rằng nằm như thế âm đạo sẽ khép lại, nhưng thực chất nằm gác chéo chân là không tốt vì sẽ ngăn cản sản dịch thoát ra ngoài.

Nhưng theo PGS.TS Vương Tiến Hoà - Giảng viên bộ môn Phụ sản ĐH Y Hà Nội, chuyên viên Bệnh viện Phụ sản TƯ thì những quan niệm này có những điều chưa thật đúng và không tốt cho sức khoẻ bà mẹ.
3 - 4 ngày sau sinh có thể tắm, gội được
Nhiều người cho rằng nếu tắm sớm sau sinh về già sẽ bị đau đầu, ngứa ngáy khắp người. Quan điểm này có cơ sở khoa học không, thưa ông?
Sinh nở là một công việc nặng nhọc khiến người phụ nữ phải gắng sức và mất rất nhiều năng lượng. Sau cuộc đẻ, cơ thể người mẹ ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Vào mùa hè trời nóng, mồ hôi ra nhiều, để lâu không tắm, cơ thể càng bẩn, càng dễ nhiễm khuẩn. Thông thường 3 hoặc 4 ngày sau sinh là có thể tắm được rồi, không nên để một tháng.
Tuy nhiên, cách tắm như thế nào là một vấn đề phải hết sức chú ý. Tắm nhanh và tắm dội là hai yêu cầu cơ bản.
Tắm nhanh là thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa. Còn tắm “dội” nghĩa là dùng vòi hoa sen hoặc dùng gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới, không nên tắm trong bồn tắm hay trong chậu.
Ngoài ra cần phải tắm ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, nên tắm nước ấm, kể cả mùa hè hay mùa đông, khi tắm xong phải lau khô nhanh. Gội đầu cũng thế, không nên kiêng gội đầu đến một tháng, song, phải gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.
Có quan điểm cho rằng sử dụng nước muối rửa bộ phận sinh dục sau sinh là tốt nhất?
Sau khi sinh, tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Sản dịch thực chất là màng rau, đồng thời cũng là những dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra. Bản chất của phức hợp này protein, được phân huỷ và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục của người phụ nữ phát triển, có thể xâm nhập vào cơ thể người phụ nữ.
Bên cạnh đó, cơ quan sinh dục nữ luôn luôn có vi khuẩn ẩn nấp. Với những lý do đó, vệ sinh sau sinh hết sức quan trọng.
Vậy, nên vệ sinh ít nhất là 3 lần là sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ, nếu sản dịch ra nhiều nên vệ sinh nhiều lần hơn. Các phương tiện vệ sinh phải sạch, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước sôi để nguội hoặc ấm.
Không nhất thiết phải dùng dung dịch sát khuẩn nhưng nước vệ sinh phải là nước sạch. Không nên dùng nước muối loãng để vệ sinh vì tinh thể muối sẽ hút nước và làm vùng sinh dục ngoài của người phụ nữ luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.
Không nên nằm gác chéo chân sau khi sinh
Có hai trục trặc phổ biến thời kỳ hậu sản là bế sản dịch và đờ tử cung. Xin ông cho biết cụ thể hơn về những tai biến này?
Bế sản dịch là sản dịch không thoát ra ngoài được, hiện tượng này thường gặp ở người sinh con so. Triệu chứng là không có máu ở khăn vệ sinh, đau bụng, sờ vào bụng thấy cứng, có cục. Ngược lại với bế sản dịch, sản dịch không chảy ra ngoài được là hiện tượng sản dịch chảy nhiều. Sản dịch chảy nhiều có thể do đờ tử cung - đờ tử cung là tử cung không co bóp được, dẫn đến triệu chứng máu chảy nhiều.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc sản dịch chảy nhiều có thể do rách tử cung hoặc rách âm đạo mà không được phát hiện hoặc khâu không tốt. Thông thường vài tiếng mới phải thay khăn vệ sinh nhưng nếu phải thay liên tục, đến ngày thứ 3, thứ 4 máu vẫn chảy nhiều, sờ vào bụng dưới thấy mềm, ấn vào một cái thấy máu chảy ra thì khả năng đờ tử cung là rất lớn.
Sản phụ sau sinh như trút được gánh nặng, ngoài ra, trong quá trình chuyển dạ, sản phụ bị đói, lại gắng sức nên mệt. Thấy sản phụ thiếp đi người nhà nên theo dõi, nếu máu chảy nhiều, hạ đường huyết, người thỉu đi thì phải gọi bác sĩ.
Một sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải thời kỳ này, đó là nằm gác chéo hai chân lên nhau. Nhiều người cho rằng nằm như thế âm đạo sẽ khép lại, nhưng thực chất nằm gác chéo chân là không tốt vì sẽ ngăn cản sản dịch thoát ra ngoài.
Có người cho rằng sau sinh không được xem tivi, phải nhét bông vào tai, phải nằm cho con bú. Theo ông, những điều này có đúng không?
Thông thường sau sinh cơ thể mệt mỏi, sản phụ nên nghỉ ngơi. Nhưng sau vài hôm, nếu thích xem tivi, có thể xem trong phòng đủ ánh sáng và yên tĩnh, tránh ồn ào. Việc nhét bông vào tai cũng là để giảm tiếng ồn và tránh gió lạnh. Không nhất thiết bắt mẹ phải nằm cho con bú. Có thể ngồi cho bú, khi cho con bú nên bế với tư thế dựa vào tường, có gối dựa sau lưng.

Em thấy nhiều người cứ nói không kiêng về già sẽ bị này bị nọ, rồi người Tây sức đề kháng cao nên họ không việc gì... nhưng tham khảo sách báo, bác sĩ và các trường hợp cụ thể em thấy không phải vậy.

- Người VN hay bị những chứng hậu sản, sức khỏe kém khi về già là do thói quen ăn uống, vận động... không đúng cách. VD: răng yếu hay mỏi lưng là do không uống sữa, ít bổ sung canxi chứ không phải do đánh răng hoặc ngồi nhiều sau khi sinh.

- Mẹ chồng em áp dụng chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, bồi dưỡng sức khỏe rất khoa học sau khi sinh (dù thời đó ít người làm thế), không kiêng cữ kiểu các cụ nhà mình, vẫn tắm rửa và ra ngoài bình thường, đến giờ em vẫn thấy mẹ khỏe mạnh và trẻ so với tuổi.

- Em mới sinh con chưa đầy 2 tháng, nhưng em cũng làm theo lời BS khuyên chứ không kiêng cữ quá đáng theo truyền thống người Việt, chỉ có điều mình làm đúng cách thôi. VD: có thể tắm gội hàng ngày nhưng tắm bằng vòi sen (không tắm bồn), dùng nước ấm, không tắm quá lâu... Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sữa và rau xanh; ngủ đủ giấc và vận động nhẹ nhàng. Sáng nào em cũng đẩy em bé đi dạo chơi vài vòng cả, thấy rất khỏe khoắn và sảng khoái cho cả hai mẹ con.

Những điều nên tránh sau khi sinh

Không giữ ấm cơ thể
Mặc kín toàn thân là một việc không dễ dàng đối với sản phụ bị nực sữa, ngay cả những người sinh con vào mùa đông. Hầu hết phụ nữ trong giai đoạn ở cữ đều cảm thấy hết sức nóng nực, nhưng nếu toàn thân không được giữ ấm và kín, sau này rất có thể họ sẽ rơi vào tình trạng “thiên hạ chưa rét thì mình đã rét”.
Thậm chí, có một số người còn phải mặc áo rét giữa tiết trời mùa hè nóng bức. Nhất là vùng bụng của sản phụ, nếu hay bị hở trong thời kì ở cữ, về sau sẽ rất hay bị đau bụng, lạnh bụng.
Ngồi nhiều, luôn cho con bú trong tư thế ngồi
Cơ thể người phụ nữ vừa mới sinh còn yếu, xương cốt vừa phải trải qua một trận “tập dượt” khá nặng nên chưa thể trở lại ngay trạng thái bình thường. Nếu ngồi nhiều sẽ dễ mắc chứng đau lưng kinh niên.

Hơn nữa, tử cung bị co thắt mạnh chưa hồi phục, việc ngồi quá nhiều, nhất là ngồi xổm khiến cho tử cung có thể bị sa. Điều này gây nguy cơ đối với sức khỏe cũng như những lần sinh sau của sản phụ. Tốt nhất là nên đi lại nhẹ nhàng 1, 2 lần trong ngày để cơ thể được vận động, từ đó điều hòa khí huyết.
Nói quá nhiều, quá nhanh
Đây là đặc tính của nhiều chị em, rất khó bỏ ngay cả khi vừa sinh con. Tuy nhiên phải quyết tâm, nếu không sẽ có thể mắc phải tật nói líu lưỡi, nói nhịu.
Tẩm bổ quá nhiều
Nhiều phụ nữ thường xuyên lo lắng rằng mình không có đủ sữa cho em bé bú. Vì vậy, họ ra sức ăn thật nhiều mà chủ yếu là ăn những đồ ăn giàu đạm như: móng giò, thịt lợn, thịt gà… Kết quả là thân hình ai nấy đều “nở ra” một cách không thể phanh lại được. Chính điều này sẽ lại biến thành nỗi lo lớn của họ khi sắp sửa đi làm trở lại.
Ăn ít rau củ và hoa quả
Đối với cơ thể sản phụ cũng như em bé, nguồn vitamin và khoáng chất có dồi dào trong hoa quả và rau củ là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho hai mẹ con có được sức đề kháng tốt hơn, da dẻ hồng hào và mịn màng hơn. Do đó, thực đơn dành cho sản phụ nhất thiết phải được cân đối giữa phần thức ăn giàu đạm với rau, củ, quả giàu vitamin.
Kiêng tắm gội quá lâu
Mặc dù rất khó chịu do cả ngày sữa chảy đầm đìa, mồ hôi nhễ nhại nhưng chị em vẫn cố nhịn tắm gội vì kiêng. Thực ra chỉ cần kiêng tắm gội trong khoảng một tuần, nhưng trong thời gian này sản phụ nên lau người nhẹ nhàng và thay quần áo thường xuyên.
Kiêng tắm rửa quá lâu sẽ càng làm cho sản phụ thêm mệt mỏi, thậm chí ăn không ngon, ngủ không yên, khó có thể có đủ sức lực để chăm sóc em bé. Như vậy mới là yếu tố dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Quá lo lắng về vóc dáng mình
Ai sinh con cũng đều có sự thay đổi về vẻ ngoài, không nhiều thì ít. Nhưng đó chỉ là giai đoạn ban đầu, nếu chịu khó tập luyện, bạn hoàn toàn có thể lấy lại một cơ thể săn chắc. Hơn nữa, thực tế cho thấy, đa phần phụ nữ sau khi sinh con đều đẹp lên, đó là sự mặn mà của “bông hoa vừa khai hoa nở nhụy”. Cho nên bạn đừng quá lo lắng sẽ dễ bị stress, chính điều này có thể làm cho bạn xấu đi đấy.
Ngại “gần gũi” chồng
Phải thừa nhận rằng sản phụ nào cũng rất bận rộn, mệt nhọc vì phải lo cho em bé. Nhưng đừng quên còn một “em bé trong hình hài người đàn ông” của chúng ta cần được quan tâm, chăm sóc và chia sẻ. Họ là những người phải giữ trọng trách trụ cột gia đình, trong khi việc có thêm em bé sẽ khiến cho gánh nặng về kinh tế càng tăng. Nhiều phụ nữ từ khi có con do quá mãi chăm sóc con mà xao nhãng “chuyện ấy” với chồng là điều không nên, vì hậu quả của nó đôi khi rất khó lường.
Quên bổ sung các vi chất cần thiết
Đó là các chất sắt, canxi, vitamin A, D… chỉ trông đợi từ nguồn thức ăn hàng ngày là không đủ, mà sản phụ cần bổ sung những vi chất này thường xuyên, bằng cách dùng thuốc từ giai đoạn mang thai cho đến nhiều tháng sau khi sinh.
Những sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ lại càng cần phải chú ý điều này, vì ngoài nhu cầu cho cơ thể mẹ còn phải “chia” cho cả em bé. Nếu không, lượng sữa tiết ra hằng ngày sẽ “rút” dần những chất này của người mẹ đến mức cạn kiệt. Cơ thể thiếu nhiều loại vi chất rất khó có thể hồi phục lại sức khỏe ban đầu, nguy hiểm hơn có thể để lại những biến chứng về sau.
Suốt ngày ở trong phòng kín
Cho dù là mới sinh, người phụ nữ cũng rất cần được thường xuyên tiếp xúc với bầu không khí trong lành, thoáng đãng. Vì thế, không nên nhốt mình cả ngày ở trong buồng mà thỉnh thoảng phải đi ra những chỗ không khí được lưu thông. Chỉ cần chú ý tránh những nơi hút gió hay có gió lùa.
Bên cạnh đó, cần phơi nắng sớm hàng ngày (trước 9 giờ sáng), cho cả mẹ và con là tốt nhất, kết hợp với tập thể dục nhẹ nhàng.

Uống nước nghệ
có cách này cho người nào khó uống được nghệ nè:
nghệ tươi gọt sạch vỏ, rửa sậch, rồi thái lát mỏng hoặc đập dập ra, bỏ vào siêu nước nấu sôi lên và uống như nước trà, thơm thơm, dễ uống lắm, nếu ai mà khó uống nghệ thì dùng cách này sẽ đỡ hơn, tác dụng cũng rất tốt cho người mới sinh đấy mọi người ui

thái nghệ tươi thành từng miếng nhỏ, kho chung với thịt nạc, để hơi khô 1 chút cho thêm tiêu xay vào nữa, ăn trong 1 tháng đầu, đảm bảo sau đó da cực đẹp, vết thương mau lành(trong cả ngoài). kinh nghiệm này chị truyền cho nhiều người bạn, rất đẹp da (nhưng dùng phương phap này phải kiên trì, vì có mấy người chỉ ăn được có 1 tuần rồi chán, bao là nghệ hôi khó ăn, nên da chẳng được cải thiện)

Em gái xinh, một kinh nghiệm từ bản thân chị đây, cách này do cha chị hướng dẫn. Trước khi sinh chị mua 1/2 kg nghệ tươi, 1/2 kg gừng tươi, rửa sạch, gọt vỏ rồi thái mỏng cả 2 thứ rồi đem đi phơi khô. Sau khi sinh, em lấy chừng 01 nắm nhỏ, cho vào 01 cái ly sứ có nắp đậy, chế nước sôi vào, đậy nắp lại, chừng 10 phút sau là uống được, nên uống sau bữa ăn.
Kinh nghiệm của chị là đã sinh 2 lần nhưng người không bị sồ và không có bụng, chị không áp dụng cách bôi nghệ lên mặt, chỉ uống thôi.

Nếu chị nào ngại uống thì có thể mua tinh nghệ ạ. Nhưng mà đắt lắm. hic. Nên tốt nhất là dùng nghệ tươi ạ.

Nếu em chịu khó uống được nghệ tươi giã ra thì tốt hơn. Cách làm:
Lấy nghệ tươi gọt vỏ thật sạch, ngâm rồi rửa sạch. Sau đó cho vào túi vải (em có thể mua túi lọc hồi, quế nấu phở ở chợ), giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt chừng 5 muỗng canh,pha 1muỗng càphê mật ong, sau đó hâm nóng (nếu có lò viba) rồi uống. Lưu ý các công đoạn đều phải đeo găng tay nilông (loại dùng 1 lần rồi bỏ). Chị chỉ thấy đây là kinh nghiệm từ bà ngoại và mẹ chị. Cho dù đã lớn tuổi nhưng da của ngoại và mẹ chị rất "săn", trắng và rất đẹp(ai cũng sinh 4 người con).
Chúc em cũng có làn da thật đẹp.
Em đọc thấy cách nghệ tươi của mẹ ZINZIN rất hay, liệu cải tiến thêm thế này các mẹ thấy ổn không nhé. Nghệ làm sạch cho vào máy sinh tố xay cho thật nhỏ, cho ít nước thôi rồi sau đó nếu mẹ nào dũng cảm uống nghệ như uống sinh tố (tạm gọi sinh tố nghệ cho dễ uống cho vào li cốc đẹp đẹp nữa cứ tưởng tượng đang ở hàng cafe), còn mẹ nào thấy khó uống thì lọc lấy nước uống như mẹ ZinZin cũng được ah.

Em ơi! Lúc trước chị cũng tính như em vậy. Nhưng liệu sau khi xay nghệ xong, máy xay sinh tố của em có rửa sạch hết nghệ được không? Chị e là không. Như vậy những lần sau em xay trái cây khác có mùi nghệ rất khó uống.(Mà nếu em xay ra nghĩa là em uống luôn phần xác nghệ, nếu được thì rất tốt nhưng tính ra rất khó uống đó em. May là chị trộn với mật ong rồi ực 1 cái mà còn thấy rất khó nói chi là có bả nghệ).Chẳng lẽ lại hy sinh 1 cái máy xay sinh tố cho việc xay nghệ?Em nên xem lại nhé. Đây chỉ là ý kiến của chị thôi. Nếu mẹ nào có ý kiến hay thì cứ góp ý nhé

Tất cả vì một tương lai tươi sáng là có một làn da sáng sủa và ko mụn nên em đã nhắm mắt nhắm mũi uống hết 1 bát nước nghệ. Các chị ơi, sao khó uống thế???Em dùng máy ép hoa quả nên nhanh lắm, loáng một cái là đã có một bát nước cốt nghệ rồi. Nhưng em muốn hỏi các Chị là một ngày uống bao nhiêu thì là vừa đủ. Em uống 1 bát ăn cơm nước cốt nghệ/ 1 ngày thì có nhiều quá ko ạ?
Em can đảm uống như vậy là hay lắm đó. 1 ngày em uống 1 bát như vậy rất tốt, tuy nhiên rất khó uống. Tốt hơn e nên chia 1 bát thành 2 phần, uống sau khi ăn trưa và ăn tối. Uống nghệ như vậy không nhiều đâu, rất tốt đó, em có thể thêm mật ong nguyên chất cho dễ uống nhe. Chúc em luôn khỏe,đẹp!

Có nhiều cách để dùng nghệ:
C1: Trước khi sinh mình nhờ mẹ chồng mang từ Huế vào loại nghệ bột nguyên chất (loại 1) nghệ vàng, nếu có nghệ đỏ, đen thì cực tốt. Sau đó mình mua mật ong loại mật ong rừng, trộn chung. Cứ 1 kg nghệ thì 1 lít mật ong. Tỉ lệ 1/1, đem ngào lên (trộn mật với nghệ cho đều, bỏ vào xoong hay chảo sạch bắt lên bếp lấ muỗng gỗ đảo) cho hơi khô khô, sau đó đem vo viên nhỏ bằng viên bi trẻ con hay chơi, cho vào hũ keo, đậy kín cho vào tủ lạnh. Sau khi sinh xong, vì mình sinh mỗ nên cỡ 1 tuần sau về nhà mình mới dùng. Cứ ăn cơm xong lấy 2-3 viên bỏ vào uống như uống thuốc.
KQ: Giờ da cuả mình được xem là láng mịn, đẹp lắm.
C2: Khi sinh, mẹ chồng và bà dì (vì mẹ mình ở xa nên nhờ dì sang chăm 1 tháng) lấy nghệ tươi giả nhỏ, mỗi bữa 1 cũ vừa vừa, sau đó trộn thêm 1 chút muối bôi cả hai thứ đó lên mặt, hơ vào trong thau lửa than đã quạt sẵn cỡ 15 phút, rồi rửa lại bằng nước ấm.
Làm liên tục trong vòng 2- 3 tuần.
KQ: Sau khi sinh, đi làm làm lại mọi người khen nức nỡ vì mặc k bị bục và da mịn, trắng hồng.
Nói thêm rằng với cách này cô em con dì của chồng mình, trước khi sinh da như da rắn, còn nám, mụn kinh khủng nhưng sau khi sinh thì lột da và còn đẹp hơn bình thường nhiều.
C3: trước khi sinh, các mẹ mua nghệ tươi, gọt vỏ, bào mỏng đem rim với đường, cũng tỉ lệ 1/1, làm như mứt gừng khô vậy đó. Bỏ vào hũ keo, cất nơi khô ráo. Sau khi sinh xong, cứ sau mỗi bữa cơm ăn vài miếng.
KQ: Chị mình sinh dậy cũng khỏe và da ổn lắm.
(Cách này thì mình k dùng nhưng chị gái mình đã dùng nên mình biết).

Túm lai:Nghệ được xem là 1 loại thảo dược rất tốt giúp mau lành vết thương. Vì thế mình nghĩ sinh thường hay mỗ dùng nghệ đều tốt. Khi dùng nghệ nó k ảnh hưởng gì đến chất lượng sữa của người mẹ hết.
Mẹ Ngân ơi, đúng là khi bạn dùng nghệ tươi thì da mình sẽ bị vàng nhưng mỗi lần làm bạn chỉ làm 1 cũ vừa vừa thôi, với lại bạn cho vào 1 tí muối và bôi cả bã nó lên luôn. Sau đó hơ trên lửa than đừng hơ sát quá, phải có khoảng cách nhé để cho nó nhanh khô và thấm vào trong da của bạn. Khi làm xong thì rửa lại bằng nước ấm nên nó cũng nhạt bớt đi. Nhưng mỗi lần sanh bạn phải ở cữ ít nhất 1 tháng mà lị, việc bôi nghệ này chỉ 2- 3 tuần thôi. Đến khi xong thì nó cũng nhạt bớt và sau khi sinh dậy thì nó sạch sẽ và láng mịn. Vì tương lai sắc đẹp của chị em chúng mình nên phải chịu khó và cố gắng thôi.:) :)
Còn da của mình lúc chưa có em bé thì k được mịn màng và mỏng đẹp như bây giờ đâu. Mình cũng thuộc có làn da bánh mật và khô, chỉ được cái là ít nổi mụn.
Nếu bạn uống nghệ tươi khó uống và sợ vàng răng thì nên làm thành viên, nó rất rất dễ uống đó bạn. Chỉ cho nước vào và uống như uống thuốc. Nếu bạn chưa sinh thì nên tranh thủ làm từ trước.

Bạn ấy ơi, vì cơ địa của bạn bị rạn da chứ dù bạn có bôi kem chống rạn cả 100 tuýp nó cũng k bớt, ngay cả uống nước nghệ. Rạn da là rạn từ phía trong da của bạn, lớp sau da chứ có bị bên ngoài đâu.
Hơn nữa giờ da bạn đã bị rạn rồi thì đành bó tay thôi.
Như mình do cơ địa, nên cũng bị rạn da ở trên hông, chổ gần hán đó đó và ở vùng bụng dưới, gần vết mổ, nhưng mình bị ít thôi, nên cũng k sao.
Hồi có tập 1 mình bôi kem Happy event của Rotoh cũng cả mấy chục tuýp, bôi từ khi mới có 5 tuần đến lúc sanh, thế mà cũng bị rạn. Thế mới tức chứ. Còn chị mình k bôi tí nào mà có rạn da đâu, chị còn lên gần 20kg, mình thì chỉ 13kg thôi.
Vì thế có những việc k nên làm bạn ạ.
Mà nè, k sao đâu chồng mình càng thương mình hơn đấy chứ vì ngoài việc duy trì nòi giống cho ảnh, thấy mình mang nặng đẻ đau, rồi còn để lại những vết tích mà k chữa lành được. Thì ảnh iu chết đi chứ.

Thưa các mẹ iu quý sắp sinh em bé, em mới sinh cháu được 3 tháng nhưng 2 tháng đầu mẹ cháu tích cực xát nghệ vào khắp toàn bộ thân thể ngọc ngà lắm, mặt cũng vàng như... nghệ ý. Mọi người đến thăm cứ hỏi làm sao thế, MC nhà em bảo mẹ cháu bị vàng di sinh lý Em k biết trong này có mục chà nghệ lên người mà do MC nhà em nghe được từ bạn của mẹ, cứ tối tối chồng lại giã nghệ, cho bã vào miếng khăn xô và chà xát khắp người vợ. Bây giờ làn da bánh mật của em đã được cải thiện rất nhiều, mặt trắng mịn lắm, nhưng người thì không cải thiện nhiều lắm các bác ạ.


Mình xin đưa thông tin về bột tinh nghệ cho các Mẹ né. Đây rùi :
* Tên : Tinh nghệ + dứa ( Nếu Mẹ nào muốn uống bột tinh nghệ ko bao gồm dứa thì có thể yêu cầu ) - Sản phẩm chức năng thiên nhiên
* Thành phần : Bột nghệ đã tách loại dầu và nhựa, tinh nghệ (curcumin);tinh dứa (bromelain), axit amin tự nhiên và tá dược.
* Nơi sản xuất : Phòng thí nghiệm enzim, phòng Hóa BV thực vật - Viện Hóa học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Liên Hiệp KHCN Hóa học và Môi trường - Hội hóa học Việt Nam ( Khiếp, dài quá )
* Công dụng : Bổ dưỡng, tăng đề kháng, làm đẹp da.
* Cách dùng : Ngày uống từ 1-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê(3-3,5g) pha lẫn 1 thìa mật ong với 100ml nước ấm(35-40oC) khuấy đều . Cơ thể bình thường uống tốt nhất 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn.(Tớ đang uống theo cách này, sáng ngủ dậy chưa ăn gì là uống luôn rồi đi làm ).
* Địa chỉ : 18 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội. ĐT:04 8364118.
* Giá cả : Năm ngoái tớ mua là 150k/1 hộp 100g. Nhưng năm nay họ mới tăng giá rồi : 170k/1 hộp.

Bạn ơi, lấy 1kg muối rang lên bọc vào báo và quấn quanh bụng nhé, sẽ nhanh gọn bụng lắm. Mỗi lần dùng lại nhớ rang muối cho nóng lên nhé!

Mình thì được MC làm cho ntn, hơi mất công nhưng mà 1 công đôi việc. Nghệ giã nát chắt lấy nước ( bao nhiêu nghệ thì mình 0 biết ) nhưng mà được nửa bát ăn cơm nước cốt nghệ tươi. Để lắng khi nào thấy bát nước thành 2 phần, phần đáy là lớp bột nghệ đọng lại, còn phần trên là nước nghệ thì chắt phần nước nghệ ra cho thìa mật ong rừng vào uống ực 1 cái. Phần bột nghệ thu được thì đập 1 quả trứng gà ta ( chỉ lấy lòng đỏ ) vào trộn đều -> được 1 hỗn hợp dẻo dẻo. Lấy hỗn hợp đó bôi lên mặt và bụng khoảng 15-20p . Mình thì 0 rửa lại bằng nước vì phải kiêng nước trong tháng đầu nên MC mua mặt nạ bằng giấy, xong rồi bóc mặt nạ đó ra là xong, phần bụng thì lót lớp giấy ăn. Mình tắm lá thuốc nên cũng sạch. Quần áo thì vàng là đương nhiên rồi nhưng trong tháng ở cữ 0 được soi gương và cách ly với Chồng nên chẳng làm sao. CHỉ biết là khi đầy tháng OBNgoại vào thăm con ( và họ hàng thăm hôm sinh ở BV - mình sinh mổ nên mặt mũi xanh mét) nhìn thấy con yên tâm vì trông nó hồng hào, da mình đẹp hẳn lên, bụng thì 0 bị rạn. Lúc đấy mình mới được soi gương và thầm cảm ơn MC - là MC nên rất khách quan nhé!

CHị đắp hàng ngày em ạ, như đắp mặt nạ ý, khoảng 20p thì bóc ra ( vì chị lót bằng mặt nạ giấy mà ), sau đó dùng bông tẩy trang thấm nước rượu gừng lau sạch đi, trong tháng ở cữ chị toàn dùng rượu gừng để rửa thôi, kiêng nước mà. Tắm thì tắm lá thuốc và y tá VS hàng ngày lúc đến nhà tắm cho Bé. Hàng ngày cũng lăn trứng gà ( luộc nóng rồi cho vào khăn xô lăn trên mặt, đằn 2 con mắt xuống cho xát, lăn càng nhiều càng tốt - thay cho việc hơ than mất VS ). Ngoài ra còn hơ lá trầu không cả Mẹ và Bé.

Chào các chị!
E đang có bầu 6 tháng, liệu uống nghệ bây giờ có được không ạ?
ấy gì ơi nếu đang có bầu thì không nên uống nghệ như các mẹ trong này bày đâu, vì nghệ có tác dụng hoạt huyết không tốt cho bà bầu. Đợi đến khi nào sinh xong em bé rồi mới áp dụng các bài thuốc nghệ + mật ong này nhé!

còn chuyện tắm thì mình chỉ nghe nói tắm rượu gừng chứ không thấy nói tắm nghệ. còn ăn nghệ thì có bác sĩ bảo không tốt, thứ nhát là làm nóng trong, thứ nữa là làm con bị vàng da lâu. thế nên ăn được vài ngày là mình bỏ.

mẹ mình cũng mua gạo lức, nhưng không ủ lên men như MC bạn, mà là để sau khi mình sinh, đem rang gạo lên, rồi nấu nước cho mình uống sẽ rất tốt.

Mình xem ti vi thấy 1 bác đông y dạy thế này, mình đang thực hiện đây.
Một củ nghệ bằng ngón tay, giã nát, lấy nước cho vào chén (được có chút xíu nước à!). Cho vào 1 muỗng mật ong nguyên chất, 1 lòng đỏ trứng gà ta. Khuấy lên, đậy kín, hấp cách thủy. Khi nào chén nghệ đông lại như bánh plan là được. Thành phẩm cũng ít như cái bánh plan thôi. Ăn ngon lắm, không ngán đâu.
Ăn liên tục trong 1 tuần lúc 8h tối. Sau đó, nghỉ 1 tuần, rồi lại ăn tiếp.
Nghệ nóng, nên không được ăn liên tục nhé!

Đúng đấy có bầu không nên dùng nghệ. Các Mẹ mua tinh bột nghệ mà dùng,dùng sau khi sinh xong có thể uống và bôi lên da, có mẹ nói mua ở 18 Hoàng Quốc Việt cũng được. Đó là viện hóa học các hợp chất tự nhiên có sản phẩm chiết xuất từ tinh bột nghệ ( curcumin) đã loại bỏ tinh bột, tạp chất và dầu. Nếu các mẹ ăn nghệ tươi quá nhiều sẽ không tốt đâu vì trong nghệ có chứa dầu, nếu dùng nhiều lớp dầu sẽ bao quanh thận sẽ rất hại thận.

Bằng tầm này tháng sau là mình nằm ổ rồi nên mình “nghiên cứu” và học hỏi ở các tiền bối về các vấn đề sau sinh kỹ lắm. Mình chỉ nói riêng về vấn đề dùng nghệ thôi nhé.
Tháng đầu tiên: Mình sẽ dùng nghệ tươi dã nhỏ vắt lấy nước uống để nhanh lành vết khâu, vết mổ (mình đẻ mổ), và đường ruột. Nói chung là các mẹ cứ nghĩ như thế này cho nó dễ hiểu: Cơ thể chúng ta mới trải qua 1 quá trình thay đổi từ trong ra ngoài (đặc biệt là máu, hệ thống tiêu hóa và da), toàn bộ cơ thể còn yếu ớt… nên dùng nghệ tươi để nấu cùng thức ăn, hoặc vắt lấy nước uống (mình không ăn được thức ăn nấu cùng nghệ nên mình chọn cách uống nước vắt, ực 1 phát là hết bát con). Bã nghệ sau khi vắt sẽ dùng để xoa lên mặt, và da dẻ nhé (lau nhiều vào vùng cổ, nách, bụng, bẹn).
Tháng thứ 2,3: Mình sẽ dùng tinh nghệ chộn mật ong (mua ở 18 Hoàng Quốc Việt) vì lúc này cơ thể đã phục hồi nhiều so với tháng đầu.
Lúc này thì nếu mẹ nào chịu khó hoặc có người giúp thì vẫn nên tiếp tục giã nghệ tươi để bôi lên mặt hoặc uống tuơi cũng tốt lắm. Còn không thì dùng tinh nghệ cho nó tiện.
Tháng thứ 4: Mình sẽ dùng món nghệ tươi thái lắt, phơi khô để nấu nước cùng với vài quả táo tàu có bán ở hang thuốc bắc ý. Tốt lắm các mẹ ạ. Có mẹ còn nói là da cứ gọi là đẹp như em bé.
Chú ý:
- Muốn rửa sạch vết nghệ trên mặt thì dùng sữa rửa mặt (mình dùng srm Nghệ của Thái Dương).
- Mẹ nào mà nóng trong thì dùng ít thôi (có vẫn còn hơn không). Vì như các mẹ đã biết nghệ rất tốt trong việc làm nhanh lành vết thương và dưỡng da. Cộng với việc lưu ý ăn nhiều đồ mát vào.
- Sau 4 tháng ở cữ, khi đi làm các mẹ nhớ dùng kem chống nắng nhé.

Theo kinh nghiệm của mình đã sinh 1 con da rất đẹp, nấu nghệ tươi đập dập hoặc xắt lát mỏng nấu chung với củ cun (củ này có ở quê mình vị ngọt ngọt) nên khi nấu chung với nghệ trở thành món nước giải khát vô cùng ngon, nếu siêng thì thêm 1 nắm hột đậu nành. Nấu xong thì mọi người trong nhà đều thích uống chứ không riêng gì mình. Giờ tập 2 sợ lỉnh kỉnh mình đem phơi khô nghệ đi sau đó nấu như trên, sinh mổ mà vết thương mau lành vô cùng, sinh xong ai cũng khen đẹp, không sổ bụng, mấy ngày đầu thì them chút gừng cho ấm bụng., sau đó nấu như trên. Chúc các mẹ sinh xong đẹp ra nhé..

Em thấy bây giờ nhiều mẹ ko dùng nghệ tươi nữa mà thay vào đấy là dùng Tinh bột nghệ. Theo em TINH BỘT NGHỆ uống dễ hơn và tốt hơn NGHỆ TƯƠI nhiều ạ. Để em so sánh cho các mẹ thấy nhé:
1. Tinh bột nghệ đã được lọc bỏ bớt dầu nghệ (dầu nghệ nóng và rất có hại cho gan), nên uống tinh bột nghệ tốt hơn uống nghệ rất nhiều.
2. Tinh bột nghệ uống rất dễ, do đã được lọc bỏ bớt tạp chất nên ko còn mùi hăng khó chịu, chỉ có mùi dịu nhẹ của nghệ, rất dễ uống.
3. Cách pha chế tinh bột nghệ để uống cũng rất đơn giản, chỉ cần pha với ít nước ấm và mật ong, ko bị vàng tay, ko bị dây bẩn, rất sạch sẽ..

Nếu như ngày xưa các mẹ cứ phải giã giã vàng hết cả tay mới được chút nước nghệ tươi để uống, thì giờ chỉ cần hòa 1-2 thìa tinh bột nghệ với mật ong và nước lọc, các mẹ đã có 1 cốc nước cực kỳ bổ dưỡng rồi. Quá đơn giản phải ko ạ? Chính vì sự tiện dụng của nó nên hiện nay các mẹ, các chị sau khi sinh có xu hướng dùng tinh bột nghệ nhiều hơn dùng nghệ tươi. Và công dụng thì không hề thay đổi, thậm chí còn tốt hơn rất nhiều so với dùng nghệ tươi.

Thế này nhé, cái gọi là tinh nghệ ấy... nó tên KH là cucumin, nó chỉ chiếm 0.3-0.5% trong củ nghệ tươi thôi, mà chỉ có một loại nghệ cho lượng tinh nghệ cao như thế thôi, các loại khác thì rất thấp... Loại mà bác Tỵ bán chỉ chứa có 20% cucumin thôi... làm như thế thì dễ uống, dễ cân đo đong đếm(tớ làm cùng cq nên chả dại gì nói xấu bác ý làm gì)... Còn loại 100%cucumin thì đắt hơn rất nhiều... cq với nhau mà bán 500k thật đấy, mà còn phải đặt trước mới có cơ... theo tớ biết thì hiện tại chỉ có cq tớ làm được tinh nghệ thôi... nên tớ hơi nghi ngờ loại 100k/lạng... xin lỗi nếu đụng chạm đến ai nhé... tại làm trong ngành nên ngứa nghề...
Blog nhà Cò MítYIM:thuydt03 DD Thủy 098 323 2204
Mình ko dùng tinh nghệ nên ko rõ, nhưng cơ quan mình mọi ngừoi dùng thì nhiều lắm... Tác dụng của tinh nghệ thì rất nhiều... hiện tại được biết đến nhiều nhất là chữa đau dạ dày, bổi bổ cơ thể, chống suy nhược, đẹp da... Cơ quan mình sản xuất có nhiều dạng:
- dạng viên nén cho mọi người dễ uống, uống như uống vitamin ấy
- dạng bột gói như mẹ gì ở trên mua 180k/lạng có hoặc ko pha dứa
- dạng tinh chất (cái này thì cực đắt, chỉ bán trong cơ quan thôi)
Mới chỉ là sản phẩm thử nghiệm nên chưa có bán tại hiệu thuốc mẹ nó ạ...

Mách thêm các mẹ là muốn làm đẹp da sau khi sinh thì còn có tinh dầu nghệ nữa nhé... cái này đặc biệt là bọn mình chỉ xuất khẩu đi Châu âu... nên ko có bán... loại này thì mình dùng rùi... hết cả sẹo cơ, bao nhiêu vết rạn sau khi sinh là hết sạch, sẹo vết mổ đẻ cũng còn mờ mờ...

tinh nghe cua nha tien sy Pham Dinh Ty.
Minh mach cac ban dia chi de ban nao co nhu cau dung tinh nghe thi tim hieu them nhe
dia chi: so nha 16, nghach 9/12, ngo 31, duong Tran Quoc Hoan, cau giay, ha noi. Dien thoai 8361170 hoac 0987608165

Các mẹ đừng có máu me quá thế, nên nghiên cứu kỹ trước khi dùng. Dùng viên nghệ tốt thì tốt thật nhưng... hồi tớ sinh đứa đầu, cũng cầu kỳ làm hẳn 1 lọ mấy trăm viên bột nghệ mật ong (vì làm ở công ty dược mà), cũng hì huc uống, nhưng uống chưa được 1 tuần thì tự nhiên thấy con bị vàng da. Mẹ lo sốt vó đi xét ngiệm các kiểu, cuối cùng bác sĩ kết luận do mẹ uống viên nghệ. Thế là phải dừng, phí toi lọ viên nghệ của tớ.
Hehe, tại mẹ nó uống viên nghệ mà, tớ cũng sợ viên nghệ lắm, tinh nghệ thì đã loại bớt tinh dầu và chất màu trong nghệ đi rùi, nên cũng đỡ vàng da hơn, thế nên tớ vẫn khuyên mọi người mua loại tinh nguyên chất, mỗi tội đắt 550k, hic hic... mua hộ các mẹ chả đựoc đồng lãi nào mà tiền nhắn tin với điện thoại mệt quá... các mẹ order một lúc đi cho tớ đỡ phải chạy đi chạy lại...

Tinh nghệ chữa dạ dày:
Bạn cho tinh nghệ vào lọ, rót mật ong lên ngập tinh nghệ, nhiều hơn một chút vì tinh nghệ sẽ trương lên, trộn đều, để vài hôm sẽ thấy quánh lại như mứt ý, xúc thìa ăn thôi... tùy vào dạng tinh nghệ, thể trạng người và tình trạng bệnh mà ăn với liều lượng khác nhau... chúc anh xã nhà bạn mau khỏi...

Ghi lại điện thoại, địa chỉ cho mọi người tiện liên lạc Thủy 098 323 2204, 41 Lãn ông, YIM thuydt03

Mình có biết ở Viện Dược liệu - Số 3B Quang Trung - Hà Nội có bán tinh bột nghệ nguyên chất và dầu nghệ. Mình cũng mới sinh được 1 tháng, đã mua tinh bột nghệ về dùng thử, thấy uống dễ lắm. Mình chỉ pha với nước nóng rồi uống thôi mà thấy thơm ngon chứ ko khó uống như nhiều người nói đâu. Ở đây là bột tinh nghệ nguyên chất và có cả dạng viên nang nữa. Giá là 550k/lạng. Mình được 1 chị bạn mách cho mua ở đây và chỗ này thì đảm bảo về chất lượng được vì đã được Bộ Y tế kiểm định. Ngoài ra lấy tinh nghệ này pha với rượu trắng bôi lên người thì đảm bảo nhanh liền sẹo và da đẹp lên trông thấy.

Tớ ko rõ là mọi người uống tinh nghệ kiểu gì mà bị nổi mụn, vì tinh nghệ thì đã tách hết các thành phần gây nóng, mùi và màu đặc trưng của nghệ đi rồi... Tinh nghệ chỉ chứa curcumin thôi thì ko gây nổi mụn như các mẹ kể được, nếu có thì chỉ rất ít trường hợp quá mẫn cảm thôi... Tớ nghi ngờ là các mẹ uống phải "tinh nghệ" rởm, hoặc uống quá nhiều khiến cơ thể ko thể hấp thu được...

Tớ vẫn khuyên mọi người là nên uống thử bằng dạng viên trước, khi thấy cả mẹ và con ko ai mẫn cảm thì hãy chuyển sang dạng tinh nghệ bột, và cũng nên uống vừa phải... Dạng tinh ở cơ quan tớ SX cho đến thời điểm này những người trong cơ quan đã mua chưa thấy ai phản hồi lại là bị nổi mụn hay dị ứng gì cả...

Mong là các mẹ tìm được nơi mua tinh nghệ thật nhé...
Blog nhà Cò MítYIM:thuydt03 DD Thủy 098 323 2204

Nguyên văn bởi red_glasses Xem bài viết
Đắt hay rẻ phụ thuộc vào hàm lượng cucurmin các mẹ ah`. Các mẹ đừng ham rẻ nhé, Cucurmin mới có tác dụng tốt cho sức khỏe cũng như chống lão hóa, chưa da dày, ung thư da dày...
Sản phẩm của Viện Hợp chất thiên nhiên do bạn Thủy giới thiệu tốt đó.Cái này tôi biết vì đã đọc cả bản báo cáo khoa học của đề tài nghiên cứu này.
Cái của Viện Dược liẹu thì tôi không kết lắm vì bịp bợm cho sữa bột vào thơm thơm đẻ lòa thiên hạ.
Chết thật em đã từng giới thiệu mấy mẹ sang Viện dược liệu mua vì thấy nó quảng cáo là 90%. Bên Viện em sản xuất ít lắm, muốn mua phải đợi lâu mà thời gian của các mẹ là vàng bạc nhiều mẹ không đợi được. Hôm trước đến xem cửa hàng ở 3B Quang Trung em cứ ngưỡng mộ Viện Dược liệu mãi, vì họ sản xuất nhiều thật cơ, bán 550k/lạng hóa ra là cho sữa vào. Bên em bán 550k/lạng mà không có tiền đề tài của nhà nước gánh cho thì lỗ chổng vó.

Hơ tớ không phải là người trực tiếp sản xuất nên cũng ko biết nhiều về những cái tốt của tinh nghệ đâu. Tinh nghệ đâu phải là thần dược chữa được bá bệnh đâu cơ chứ. Tớ được biết những đối tượng sau dùng tinh nghệ cho kết quả tốt:
- người bị dạ dày, các bệnh về đường tiêu hóa
- phụ nữ sau sinh
- người bị ung thư đang hóa trị
Mọi người thích dùng tinh nghệ 100% vì bôi lên mặt lên da được, các loại khác có pha đường rồi thì bôi lên ko tốt nữa. Loại này thì chỉ bán cho cán bộ thôi nên tớ lấy hộ mọi người, mọi người đừng hiểu lầm nhé, kẻo MOD khóa nick là tớ toi đấy. Các loại khác thì mọi người lên Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên mua trực tiếp được nhé.

Không được đánh răng trong lúc nằm ổ

Em cũng nghe các mẹ và các cụ nói đó, bảo là không được đánh răg đâu! Nhưng như thế là không tốt đâu, có loại bàn chải lông mềm đó, chỉ qua loa thôi, không được đánh lâu! Còn mới đẻ xong 3 ngày đầu thì chỉ dùng gạc, quấn quanh ngón tay và vệ sinh bằng nước muối ấm nhẹ nhàng hàm răng thôi! Đấy là kinh nghiệm em đọc được!

mình là Nha Sĩ, và chưa có tài liệu nào nói là mới sinh xong không được đáng răng cả..hic..hic... Trong khi mang thai, lượng hormon thai kỳ biến đổi nên rất dễ bị bệnh nha chu, mà bệnh nha chu: nướu viêm đỏ, răng lung lay, hôi miệng, ê buốt..., mà các mẹ trong khi mang thai thì không đi nha sĩ vì sợ ảnh hưởng tới em bé, nên sinh xong, răng bị lung lay nhẹ là do nha chu, viêm nướu chứ chẳng phải do đánh răng đâu.
Tốt nhất là trước khi mang thai, 3 tháng giữa thai kỳ, các mẹ nên đi chăm sóc răng miệng nhẹ nhàng để tránh bệnh nha chu .Sinh xong, vẫn đánh răng bình thường thôi.

Thời các cụ đã có bàn chải và thuốc đánh răng chưa nhỉ . Còn thời bao cấp thì bàn chải như bàn cuốc, thuốc đánh răng cay như ăn vôi thì đúng là thà ko đánh răng sau khi sinh còn hơn....

Bây giờ đời sống tiên tiến rùi. Các mẹ nếu muốn an tâm thì mua bàn chải đánh răng công nghệ Nano về mà dùng (40 ngàn/1 cái), rùi mua thuốc đánh răng dành cho trẻ con nữa. Đảm bảo an toàn.
Em đẻ thường nên đẻ lúc đêm, sáng ra về nhà rồi tắm và đánh răng rửa mặt luôn(nước ấm), qua ngày hôm sau thì đun nước lá gội đầu (kinh nghiệm bản thân em là cho ít lá thôi rồi vẫn phải dùng dầu gội nữa thì mới sạch đc chứ hồi đó em gội mình nước lá sắc kĩ từ nhiều loại lá mua ngoài chợ, kết quả là có dễ chịu nhưng sau đó đầu bết thêm!!!!). Nếu mà ko tắm gội thì chắc ko thể chịu nổi vì cơn vượt cạn nó làm cho cơ thể mình dính nhem nhép cứ như cả tuần chưa vệ sinh í, mặc dù trước lúc vào viện em đã tắm gội kĩ càng nhé (vào sáng, tối đẻ.... phải nói cho rõ kẻo có người lại nghĩ em có cơn chuyển dạ kéo dài cả tuần lễ... hehe...).

Mẹ mà ko vệ sinh thì con sẽ bị ảnh hưởng ngay thôi vì ở VN mình đa số vẫn ôm ấp con chứ ko như bên Tây, tách riêng ngay từ khi lọt lòng.

Hiện tại bé nhà em đã gần 2 tuổi, răng em vẫn chắc khỏe. Sức khỏe tốt hơn hồi chưa lấy chồng. Hình thức thì theo kiểu... gái một con....hì hì...

Qua những câu chuyện buôn dưa lê ở cơ quan và các bài viết trong này, em chốt được được 1 điều: đành phải mặc áo quần dài kín mít và đi tất nhét bông tai thôi, dù rằng mình sinh giữa mùa nóng, và ở trong phòng điều hòa kín.

Cho tớ tham gia tí. Tớ có người quen sống ở nước ngoài, họ bảo ở bên ấy đẻ xong là họ cho tắm gội luôn (không có bẩn chít), tất nhiên là tắm nước nóng, sau đó lau khô ngay, xì khô vào chỗ xxx, chả có ăn uống kiêng khem gì, mười mấy năm nay rồi có làm sao đâu.
Cứ bảo là phải kiêng không chụp ảnh lúc bầu, đây tháng nào họ cũng chụp làm kỷ niệm cho con sau này, cũng có làm sao đâu.
Bảo là con chưa đầy tháng phải ở phòng kín gió, không cho bật đèn sáng, bưng bít đến nỗi chả thở được, bên ấy họ cho trẻ sơ sinh ra ngoài trời tắm nắng và không khí. Bảo là kiêng không mua sắm đồ cho em bé, đến lúc 7, 8 tháng nặng nề mệt mỏi rồi thì đi mua thế nào được, mất cả hứng.

Túm lại tớ nghĩ chuyện kiêng khem của các cụ có lẽ vì điều kiện sinh sống ngày trước kém, không đủ ăn đủ mặc, thể lực dân ta nhìn chung kém, còn môi trường bh thì bẩn và ô nhiễm quá, thế nên có kiêng thì chọn lọc thôi và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của bản thân mình, không quá tả không quá hữu các mẹ ợ.

Riêng chuyện tắm giặt, đi tất chân, nằm hay ngồi sau sinh, thì nên tuân thủ, vì vấn đề là các cụ k giải thích bằng khoa học đc, chỉ nói phải kiêng phải kiêng, còn khoa học thì có nói tới những điều đó với lý giải logic---> nên theo chứ. Chị gái em sống ở nc ngoài, đẻ con với nuôi con kiểu tây (chồng bả cũng k phải người việt luôn), dưng mờ riêng khoản đẻ xong cứ hay ngồi với k chịu đi tất thì bi h mới 34 tuổi đã k đc khỏe lắm: hay đau lưng, các ngón chân dễ buốt. Trời hè nực kinh người mà cứ xả nc thường ở vòi sen xuống chân là bà í bảo như kim châm, như dẵm lên đá trong tủ lạnh!!! Nói chung cơ thể phụ nữ VN k đc bằng tây bằng tàu nên chuyện kiêng khem về mặt sk cũng nên làm. Còn mẹ nào sk tốt, quanh năm chả có vấn đề j thì chắc k kiêng 100% cũng k sao đâu. Chủ yếu mình biết người biết ta thôi. EM sk kém, chắc đẻ xong phải kiêng chút cho lành.

mình mới sinh con xong được hơn 2 tháng, lúc trước mình cũng nghĩ như bạn, chủ nghĩa ko kiêng, thời đại gì rồi, nhưng bây giờ thấy hối hận.
Đầu tiên là vụ có bầu ko chịu kiêng ăn mấy thứ có hại cho em bé, đến khi sinh ra cu Tít bị dị ứng viêm da bẩm sinh, chẳng biết có phải do mình ăn quá nhiều thứ nóng và có chất kích thích hay ko nhưng nhìn con xót ruột quá, lại ước giá như láuc có bầu chịu khó để ý ăn uống chút thì giờ đỡ áy náy.
Kế đen là vụ ko kiêng tắm giặt, nói chung cái này thì tùy sức khoẻ, giờ thì mình cảm thấy vẫn ổn ngoại trừ một việc là mình bị đau đầu chóng mặt quay cuồng hơn tháng nay rồi, không biết có liên quan gì đến vụ ko chịu kiêng tắm và ko chịu đeo bông ở tai ko, + đi ra ngoài sau khi sinh mới 20 ngày
Tiếp nữa là nhà chỉ có 2 vợ chồng nên mình ko thể nằm ì một chỗ mãi được, về nhà thì hôm sau đã giặt giũ rồi, lại đánh rửa nhà tắm vv và vv nên giờ tay lúc nào cũng mỏi rã rời, túm lại cũng ko biết có liên quan gì ko
Riêng về vấn đề ăn uống theo mình bạn nên kiêng, vì mình cũng ko kiêng nên thằng cu mới bị đi ngoài, bé mới sinh ra hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, nếu cho bé bú sữa mẹ thì mẹ nhất thiết phải để ý ăn uống cẩn thận, ko là con mình chịu tất, tội lắm

Theo mình thì các bà mẹ trẻ nên kiêng như sau:
- Tắm: mỗi ngày nên mua lá xông dành cho bà đẻ, xông xong, rất sạch sẽ, nếu vẫn muốn tắm, thì lấy nước lá xông đó tắm luôn, phải tắm nhanh, không tắm ngâm, lau khô người ngay.
- Gội đầu: nên pha rượu trắng vào gội để rượu làm nước bốc hơn nhanh.
- Ăn uống: ăn rau ngót, uống nước mía là vì lý do rau ngót làm mau sạch sản dịch. Có thể ăn thêm các rau khác rất tốt cho sản phụ như rau má, rau lang, bắp chuối. Ko nên ăn rau cải, rau muống.
- Giữ ấm tay, chân mang vớ, bịt lỗ tai để tránh ù: ko làm theo, đến tầm 35-40 tuổi thấy hậu quả ngay.
- KHông nói to: sẽ dẫn đến nói nhịu, líu lưỡi và rất hay nói bậy.
- Cho bé bú: nếu chắc chắn là mình kiểm soát được bản thân thì nên cho bé bú nằm, sẽ không bị đau lưng.
- KHông ăn ốc, lươn, cua. Cua rốc, ốc mòn mà.

Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tớ, và bà chị dâu. Các mẹ ko tin, OK cứ đem sức khỏe mình ra mà thử thôi, hehe
Em vô sư vô sách, cứ kô tin nên chẳng chịu kiêng, giờ con mới 2 tháng là thấy nhiều biểu hiện ốm yếu rồi (tất nhiên thể trạng cũng yếu nên có thể hậu quả đến nhanh hơn). Giờ em tin rồi nên khuyên các mẹ sắp sinh thì chú ý kiêng cữ chút. Riêng việc ai bảo kiêng tắm quá lâu thì đừng nghe, bằng mọi cách vẫn phải giữ cơ thể sạch sẽ nhưng vẫn phải đảm bảo cơ thể đc giữ ấm hơn mức bình thường (tắm nhanh bằng nc nóng, lau nc gừng cho ấm, hoặc rượu)
- Còn cái chuyện nói nhịu thì hoàn tòan là có, kô fải vô căn cứ đâu ạ, ông anh trai em làm bác sĩ thì bảo, khi đẻ xong, cơ thể phụ nữ rất yếu và mất rất nhiều chất vì truyền cho đứa con, và dây thanh âm của sản phụ sẽ ở trạng thái phù nề, vì thế nếu nói quá to và nói quá nhiều sẽ khíến dây thanh âm bị tổn thương (tùy mức độ) --> tình trạng nói nhịu nặng hay nhẹ tùy mức độ luôn. Vì dây thanh âm bị phù nên sản phụ nghe tiếng j cũng bị to hơn bình thường, việc bịt bông vào tai tránh gió máy 1 phần, còn 1 phần khác là để sau này đỡ bị nặng tai và điếc đấy ạ...nôm na thế, có thể các cụ khuyên có cái đúng cái sai, nhưng đa phần là do đúc kết của nhiều người chứ không phải vô lý đâu ạ. Các cụ khi khuyên thì bảo là dân gian thế kô sai đc nên nhiều mẹ kô tin, chứ khoa học đa phần chứng minh đc hết, các mẹ đừng đem sức khỏe của mình ra thử...huhu, em là em thấm lắm rồi. Dù con em giờ mới hơn 2 tháng















Sản dịch sau sinh
Thường thì trong ngày đầu tiên mẹ phải dùng bỉm mới sạch sẽ được. Hic mà tớ sợ nhìn cái bỉm to đùng ấy lắm. Cứ khủng bố tinh thần thế nào ý. Tớ định chỉ dùng quần giấy với BVS dùng ban đêm thôi. Ấy dùng của Modes ý hơn hẳn Di đấy.

Quần giấy và băng vệ sinh dùng lúc trước chuẩn bị sinh (vì lúc đó đã ra máu tương đối nhiều, có trường hợp bị vỡ ối nữa) và sau khi sinh. Sau khi sinh sản dịch sẽ ra rất nhiều, lại bị khâu tầng sinh môn nữa nên dùng băng vệ sinh thường sẽ ko phù hợp nên dùng lại dành riêng cho sau khi sinh vừa thấm hút tốt vừa mềm.
Ngoài ra còn có bỉm tiện dùng vì ko phải xài thêm quần lót, cái này chỉ nên dùng lúc vừa sinh xong thôi.

Quần lót giấy/ vải thì là loại dùng 1 lần rồi vứt luôn, nhưng tốt nhất nên mua loại quần vải size rộng 1 chút, mặc dễ chịu mà lại vừa vặn chứ mặc quần giấy nhiều khi hay bị tụt lắm. Khi đóng BVS cũng k chắc nữa. Giờ có quần lót loại này tiện, chị em mình dùng xong không phải giặt nữa.
- Bỉm cho mẹ thì là loại to đùng ngã ngửa, nhìn như dùng cho voi ý :)) .. Mình có mua 5 chiếc. Khi mới đẻ xong sẽ ra nhiều sản dịch nên dùng bỉm cho tiện.
- Băng vệ sinh Diana Mama thì nó to hơn và dày hơn bvs bình thường đôi chút, dùng để đóng sau này cho sạch sẽ.
- Đi sinh thì tốt nhất mang thêm đồ cho em bé đi, sữa, bình sữa, cốc và ít quần áo. Áo bệnh viện ho cung cấp nhưng mà vải mặc ráp lắm, mùa này lại nóng nực nữa.

Chị ấy làm y tá nên mình nghe chị nói xong mà sợ chết khiếp. Bao nhiêu người mắc bệnh phụ khoa nặng cũng chỉ vì lúc sinh vệ sinh k tốt, dùng bỉm bóc ra từ gói 10 miếng và để lâu không được gói cẩn thận. Chị dâu mình cho địa chỉ ở phố Lãn Ông để mua 1 gói bỉm Caryn của Diana, có 3 miếng thôi mà được đóng gói riêng phùphù may quá. Về đến nhà vứt luôn mấy cái bỉm mua trước, chứ không thì không biết nhiễm bệnh gì nữa.

Các mẹo cần làm khi 2 mẹ con từ viện về

Ối, Mẹ mình và bà nội mình có 1 danh sách nhiều việc cần phải làm lắm. Nhưng chỉ thảo luận ở đây mẹo để bé ngoan hơn, không khóc đêm và dễ nuôi thôi nhé. Chỉ là mẹo, thực hiện cũng chẳng có gì là phản khoa học hay nguy hiểm hết. Vì nếu mẹ nào rơi vào hoàn cảnh con khóc đêm suốt 100 ngày (khóc dạ đề) thì hiểu thương đau là gì, lúc đó ai chỉ mẹo nào cũng làm theo.
- Cũng giống như các mẹ bàn luận, chọn người mát tay, nhẹ vía, dễ ăn dễ ngủ, gia cảnh sung sướng, địa vị cao sang càng tốt, học rộng hiểu cao để rước con từ bệnh viện về ( các cháu nhà mình đều được mọi người chỉ định mình đi bế về đấy, dù lúc ấy mình chưa có gia đình ). Thế là lúc mình sinh, mình phụ trách bế con mình về luôn và là người đặt con nằm xuống giường.
- Người cho bé uống tí nước đầu tiên là người dễ ăn, và ăn ngoan (thường là bố phụ trách nếu bố đạt yêu cầu này)
- Trước khi đặt con xuống giường, bố hoặc ông bà chuẩn bị sẵn trái dừa khô, lăn từ mép giường vào trong góc giường: con sẽ dễ nuôi, không đòi bồng ẵm.
- Bố lấy ít rơm bí mật lót dưới gường hay mệm: con khỏe mạnh, ít bệnh vặt.
- Nếu lỡ trẻ sinh ra vào giờ dạ đề, sẽ khóc 100 ngày (có mẹ nào biết việc này không, cháu mình có 1 đứa thế đấy, cứ sau 22giờ là khóc ghê lắm), lúc ấy cần tìm cây dâu treo ở cửa ra vào phòng của bé.

Mình được mách là 1 cái đũa và là đũa nhà mình đang dùng, 2 lần sinh mình đều áp dụng cách này:
- Mang theo 1 dao bài + 1 đũa rồi khi về người nào bế em bé sẽ cầm dao và đũa.
- Dùng son đánh dấu vào trán em bé.
- Về đến nhà 2 mẹ con bước qua chậu đốt bồ kết đặt trước cửa.
- Dao và đũa để ở chỗ em bé nằm.
- Có thể để 1 cành dâu ở cạnh giường em bé (mẹ k được đụng vào cành dâu này).
- Nên khâu 1 túi đựng 1 củ tỏi để đeo vào người em bé lúc đi ra đường (mẹo này dùng đến khi bé được 1 tuổi hoặc hơn nữa thì tuỳ mẹ).
Mình được mách, đã áp dụng và cũng đã mách cho nhiều người mẹo này, tổng kết là tốt.

Bài này của bạn rất hay, mình bổ xung thêm 1 chút là tỏi thì các mẹ phải cấu đầu ra cho có mùi thì mới kỵ được tà ma nhé, và có thể dùng lúc bé ở viện về mẹ chỉ cần cầm củ tỏi cắt đầu cho có mùi và để trước người của bé thay cho dao và đũa, chứ không phải đợi đến lúc bé 1 tuổi, cho bé đi chơi đêm các mẹ cũng làm thế nhé, đảm bảo bé về không khóc đêm đâu.

Tớ được chỉ một số mẹo nữa cho mẹ và con là như thế này:
Khi sinh xong người nhà mình hấp cho 9 lá hẹ + 9 lá mơ mang vào viện ăn ngay sau khi đẻ xong thì sau này mình ăn uống gì cũng ko bị đau bụng, lạnh bụng.
còn về nhà rồi thì hàng ngày mua 1 ít lá trầu không rắc ít muối vào đun sôi rồi đổ ra cái bô ý ngồi lên trên xông hơ để nhanh co dạ con mà sau này ko bị viêm nhiễm gì đâu nhé.
Anh trai tớ sống ở bên Tàu nên dạy tớ là khi đẻ xong mua một cái phao bé có lỗ thủng ở giữa như kiểu lốp xe vespa ý về nhà ngồi cho con bú hay làm gì thì cứ ngồi lên trên cái phao đó chứ ko ngồi ở bề mặt phẳng như chiếu thì sẽ ko bị đau mà sau này tránh lồi dom

Mình sinh cả 2 nhóc đều không hề "chạy" bác sĩ" tẹo nào. Có lẽ do đứa đầu vỡ ối trước, nhập Bệnh viện phụ sản T. Ư trong tình trạng cấp cứu, đứa thứ hai đã đẻ rơi sẵn ở nhà nên khỏi cần lo trước.

Theo mình chả cần lo trước đâu. Mình tuy tình trạng thế nhưng vào các bác sĩ, y tá, hộ lý đều hỏi là người nhà ai (bác sĩ nào í mà) mình bảo mình chẳng quen ai thế là mọi người cứ thế tiến hành công việc thôi. Rất nhẹ nhàng, rất tận tâm. Sau khi mẹ tròn con vuông thì lần nào cũng có 1 hộ lý đến cười như hoa nở nhắc nhở chuyện bác sĩ đã giúp em mẹ tròn con vuông nhớ cám ơn bác sĩ nhá.

Về vấn đề tiền ý,đơn giản lắm!
Khi chuẩn bị vào phòng,mẹ nó cầm tiền theo(để sẵn trong phong bì,chia làm 2,mội cái cho BS,1 cái cho ekip gây mê hay tê,nhét vào tay áo,gấp lại)!
Sau đó khi vào phòng rồi,mẹ nó đưa cho 1 ng trong ekip gây tê hay mê(khi BS vào rồi nhé),sau đó bọn ekip sẽ mở phong bì ra xem,sau đó sẽ nói rõ là :Bệnh nhân hay chị.... biếu BS bao nhiêu,rồi ekip là bao nhiêu!Mẹ chồng mình thì đưa BS 1tr,ekip 400!
Khi ra phòng hồi sức,đc vào thăm rồi,cầm 200 vào biếu bọn hồi sức,nó sẽ ghi trong sổ của nó,và dĩ nhiên mình đc quan tâm và ưu tiên hơn!
Khi chuẩn bị đc rời phòng hồi sức,về phòng bệnh nằm,nhớ đút cho ytá 20-50k,để nó đỡ cho mình sang băng ca,và nó có thể giúp mình cùng bế mình lên tầng(nếu phải nằm tầng,nằm tầng hay nằm trệt hay ko là do mình đút tiền cho bọn xếp phòng nhé!),nếu ko nó bắt mình tự trèo sang băng ca,rồi dọc đg nó di chuyển vào ổ gà,đau thì phải biết,rồi nó ko che nắng cho mình nữa,bọn nó đểu lắm!
Khi về phòng bệnh,mỗi lần yta rửa ráy hay làm VS cho mình,cho nó 20k hoặc 10k,nó sẽ làm chu đáo lắm!

Loa...Loa...Loa... ĐẺ THƯỜNG tại BV PS Hà Nội - Đê La Thành!
Vài bí kíp của mình khi ĐẺ THƯỜNG để các mẹ tham khảo đây ( ĐẺ MỔ thì phong bì " dầy" hơn, mà em cũng không rõ khoản này vì ĐẺ THƯỜNG mà )
1. Khi nhập viện vào phòng Cấp cứu phong bì ( PB): PB100k cho người trực khi sơ khám
2. Lên phòng đẻ: PB >500k cho êkip, PB quấn vào tay áo ( quan sát người trưởng ca và có lời nhờ trước gọi là "Bồi dưỡng" kèm theo lời " Cảm Ơn", khi nào bạn đẻ xong, người ta mới cầm PB của bạn )
3. Ra phòng Hồi Sức, đưa cho y tá đưa mình ra, xếp giường cho mình: PB >100k ( bạn nằm ở phòng hồi sức nửa ngày rồi chuyển phòng )
4. Khi ngồi trên xe đẩy chuyển từ phòng Hồi Sức xuống phòng nằm, đưa cho y tá đẩy xe 100k nhờ xếp phòng ít người và thoáng ( nếu chọn phòng Dịch vụ thì không cần )
5. Mỗi lần đi làm Vệ sinh ( ngày 3 lần ) và tắm cho bé ( ngày 1 lần ) : 10k > 20k là ok ^^
Các mẹ khỏe mạnh, tinh thần thoải mái để vượt cạn bình an nhé :)
Chúc các mẹ luôn TRẺ - KHỎE - ĐẸP ^^ :)

Bị đưa vào phòng đẻ em thấy bảo có người phải mấy ca trực mới đẻ được ạ? Nếu thế thì trưởng ca nào thay cũng nhờ và ca cuối mình đẻ là người cầm PB?
Em là tập 1 nên chưa biết nhiều, mong các mẹ chỉ giáo. Mình nghĩ là gần sinh,khi nào vào bàn mới đưa BS trưởng ca chứ!Ko thì trưởng ca nào cũng đưa?Tiền đâu cho thấu?


Mình đưa cho ekip 500 là ổn mà, ai mổ thì phải từ 1tr trở lên. Khi mở được 6 phân là sắp đẻ rùi. Sẽ có người khám cho các mẹ liên tục.
B1) Các mẹ gắng nhìn xem bác sĩ nào ghi sổ và hỗ trợ các bác sĩ, y tá khác
B2) Tiếp cận và có lời nhờ
- Các mẹ: " Em muốn bồi dưỡng cho các anh chị, mong anh chị giúp cho mẹ con em" ^^
- Bác sĩ: Em cứ cầm lấy, khi nào đẻ xong đã
B3) Bác sĩ cùng các y tá nhiệt tình hỗ trợ mình đẻ, khi nào xong sẽ "nói nhỏ nhẹ" với mình ^^
B4) Lấy phong bì thủ sẵn quấn trong tay áo ra gửi cho bác sĩ và kèm theo lời cảm ơn
hihi... Quan trọng nhất là các mẹ phải tập thở. Khi đau hạn chế kêu la, hít thở sâu để giữ sức và cho bé lấy được nhiều oxi.
Bài tập thở đây ( mình dùng rất hiệu quả nhé ^^ ):
http://www.webtretho.com/news/index....em_id=4819&s=1

Hí,theo mình thấy,cho vào PB,sau đó cuốn vào 2 bên tay áo,gài bằng kim băng(kể ra lúc rút,tưởng rượng mình rút ra,còn BS cứ chằm chằm nhỉn tay áo,buồn cười nhỉ?):
-Bên trái :Tiền to,cho EKIP và BS(500k chẳng hạn),có 1 PB thôi mà!
-Bên phải :Tiền nhỏ,cho BS khám Cấp cứu,rồi hồi sức.... (100k),nhiều PB cũng có sao,vì chỉ có 100k!
Vậy là dễ đúng ko?Bên tiền to,bên tiền nhỏ!Ko lẫn lộn,ko lo rớt!Nhưng phải cố gắng nhớ là bên nào với bên nào,ko thì đưa nhầm thì chít!

Kinh nghiệm đẻ thường ở viện C các mẹ nhé:
1, Phong bao bs 500k, y tá đỡ 500k
2, Y tá tắm bé: 20k
3, Đặt phòng dịch vụ: 50k

2-Đồ dùng gởi khi bé lên dưỡng nhi:Cái này mẹ tớ trực tiếp hỏi Hộ Lý,ko hiểu làm cách nào mẹ tớ mò vào tận phòng tắm cho bé,tài thật!Tại vì mẹ tớ thấy mọi ng mang tùm lum đồ,sau đó lục tung và lấy tùm lum đưa cho hộ lý lúc mới bế bé sau sinh ra(bé còn nguyên nc ối,còn bẩn xì xì ra,cứ bế bé đứng đó ở ngoài hành lang,vừa lạnh,vừa bẩn,vừa gây nhiễm trùng cơ thể của bé),nên mẹ tớ vào tận nơi hỏi,ý tá đọc đấy!

1.Tã giấy 01 gói
2.Áo 02cái
3.Khăn lông tắm 02 cái
4.Khăn sữa 01gói
5.Giấy ướt 01hộp
6.Nón,bao tay,bao chân mỗi thứ đủ cho 1 lượt.

Mình vừa sinh mổ ở PSHN xong, trả lời thắc mắc của bạn như sau nhé:
- Nếu vết mổ mau lành thì chỉ cần 3 ngày là có thể ra viện được. Mình nằm 4 ngày do BMC chọn ngày ra viện
-Vết mổ ở trên bụng nên khi còn nằm viện bác sĩ sẽ đến thay băng và vệ sinh vết mổ. Như mình thì khi về nhà nhờ cô tắm bé lau cồn, thay gạc (mua ở nhà thuốc) thêm 1 lần nữa là xong.
- Bạn yêu cầu dùng chỉ tự tiêu sẽ mất thêm khoảng 200k nữa (đây là mình sinh mổ có bảo hiểm, ko mất thêm tiền gì. Chắc sinh dịch vụ thì có thể ko mất).

Dùng cồn 70độ bạn à. Gạc kích thước như vậy cũng hơi khó kiếm. Nếu bạn không để bẩn, ướt gạc thì ko cần thay thường xuyên đâu. Đến khi nào vết mổ khô thì không sợ nhiễm trùng nữa nên không cần gạc nữa cũng được. Mình cũng bỏ gạc sau khi mổ khoảng 7 hay 8 ngày gì đó.

Kinh nghiệm 2 lần sinh mổ ở PSHN đây, hihi

- Cách đây 5 năm thì tớ phải nằm 5 ngày mới được về, giờ giường ít bà đẻ đông nên 3 ngày mà không có vấn đề gì thì mời về hết.
- Sau khi sinh bác sỹ thường bảo dùng cồn lâu vết mổ nhưng bác sỹ quen tớ thì bảo mua Betadine lau, vết mổ sẽ chóng khô hơn so với cồn.
- Nếu sinh ở PSHN thì họ toàn dùng chỉ tự tiêu để khâu hết nhé. Cách đây 5 năm cũng thế và giờ cũng vẫn vậy. Mổ xong ung dung về nhà, khoảng 10 ngày nhìn xuống không thấy chỉ đâu, hihi.

Mình vừa sinh mổ ở D3 đây , do cơ địa sẹo lồi nên BS khâu cho mình chỉ không tiêu ( chỉ số 2 ) , bảo 10 ngày sau rút chỉ . Riêng khoản khâu cho mình hơi bị lâu nhưng thực tế thế nào còn chờ 3 hôm nữa mới biết kết quả được . Còn lại tất cả các sản phụ khác đều được khâu chỉ tự tiêu hết .
Nằm viên 3 hoặc 4 ngày thì về nếu sức khoẻ ổn định
Dùng betadine để vệ sinh vết mổ là chuẩn nhất , họ còn dặn mình vệ sinh "chỗ ấy" bằng betadine hằng ngày cho đến khi hết sản dịch .

Betadine bạn mua ở hiệu thuốc, nhiều hiệu thuốc đều có bán loại này mà. Thêm 1 kinh nghiệm nữa là nếu bạn sinh mổ thì phải dặn người nhà mang bỉm người lớn lên phòng hậu phẫu để y tá trên đó họ thay cho nhé. Mình ko có kinh nghiệm nên suốt 6 tiếng nằm ở hậu phẫu phải dùng vải (hình như thế) của bệnh viện để lót đấy.

Khi vào viện sinh thì bạn nên chuẩn bị:
Đồ cho mẹ: Viên giảm đau Voltaren đút đít cho mẹ (phòng trường hợp đau quá), bỉm (bảo người nhà đưa 1 cái cho y tá ở phòng hậu phẫu nhờ mặc hộ), mũ, tất, nước súc miệng, cốc nước, thìa.
Đồ cho bé: mũ, tất tay, tất chân, miếng lót sơ sinh, quần đóng tã giấy, bình sữa, cắt móng tay (hic cái này lúc đầu mình tưởng ko cần but em bé móng tay dài quá cào xước cả mặt), khăn sữa ... Gạc và rơ lưỡi cho bé ko cần đâu. Khi y tá tắm bé đã thay gạc và ro lưỡi cho bé rồi.
Chúc bạn mẹ tròn con vuông nhé!

P/s: Bs Đính có tư vấn cho mình: khâu chỉ tự tiêu thì ko mất công đi rút chỉ nữa nhưng vết mổ có thể bị dúm, không phẳng đẹp. Mình khâu chỉ rút. Khoảng 10 ngày sau mổ thì đi rút chỉ. Khi rút thì ko đau tẹo nào. Mình còn ko biết rút lúc nào nữa cơ.

Ăn gì để mẹ có nhiều sữa mà không bị tăng cân?

Các bạn thân mến,

Như mọi người cũng biết rằng khi cho con bú mẹ, người mẹ ăn gì thì thức ăn sẽ được truyền chất bổ tuơng tự qua sữa nuôi con. Vì thế, khi cho con bú, người mẹ rất cần ăn các chất bổ dưỡng. Tuy nhiên, việc ăn các chất làm sao cho có nhiều sữa như móng giò,......không mang lại hiệu quả gì . Ngược lại, các món đó mang nhiều chất béo và mỡ động vật. Vừa không cung cấp đủ chất cho bé vừa gây cho mẹ việc tăng cân do thừa chất béo.

Để tạo dòng sữa nhiều và chất lượng. Các bạn cần phải ăn uống một cách hợp lý và nhiều chất hài hòa tốt cho cơ thể cả bé lẫn mẹ.

Thứ nhất, không phải ăn nhiều móng giò để tạo nhiều sữa mà các bạn cần phải ăn thịt nạt. Ăn nhiều thịt, cá và ít chất đường bột thì sẽ không gây tăng cân béo phì cho người mẹ. Ngược lại thịt nạt chứa nhiều chất đạm, cho bé cứng và chắc bắp thịt mà không bị béo tròn, phúng phính vì ăn nhiều chất béo. Thay đổi bửa ăn chỉ ăn nữa chén cơm và thay vào đó là gấp đôi lượng thịt , cá.

Thứ 2, ăn nhiều rau xanh và trái cây.

Thứ 3, uống nhiều nước . Hạn chế các món ăn ngọt . Một số món như mè đen và đậu các loại cũng cho nhiều sữa vì các món này mang nhiều chất đạm tuơng tự như thịt , cá , đậu hủ .....Sữa mẹ chỉ đạt yêu cầu khi người mẹ ăn uống đầy đủ và hợp lý. Không thể cho lượng sữa đạt yêu cầu nếu người mẹ không biết điều chỉnh chế độ ăn hợp lý mà chỉ tìm cách uống các loại cốm, loại thuốc đựoc quảng cáo là lợi sữa thì sẽ không mang lại kết quả như ý. Chúc may mắn.

Chi biet me de to dan thich an tom cua ghe thi co ma an not di,chu sau de kieg an hai san it nhat 6 thang va tuyet doi moi de thi ko duoc an rau cai vi binh thuong minh an da lanh,huong chi la gai de. sau sinh phải kiêng những móncó liên quan đến rau cải (cải bẹ xanh, cải ngọt, cải...., cải...) vì nếu ăn sẽ bị chứng "tiểu ko kiểm soát". Cái này có thật đấy các mẹ.

Các mẹ ơi, tớ cho con đi khám ở viện dinh dưỡng, bác sĩ có bảo nếu cho con bú mẹ thì mẹ phải ăn đủ chất, không kiêng khem gì. Ăn thịt thì phải ăn cả nạc cả mỡ, sữa mới có nhiều chất béo cho con nhá, chứ đừng có thịt nạc rim quanh năm suốt tháng. Thêm nữa, mẹ cũng phải bổ sung can xi và sắt đầy đủ để con ti mẹ thì con mới không bị thiếu 2 chất đó.

Còn chuyện gầy béo sau sinh thì có lẽ do tạng người rồi. Như tớ hồi có bầu ăn bao nhiều vào cái bụng hết, mặt mũi chân tay chẳng béo gì, đến lúc sinh con thì người về như cũ, trừ cái bụng hơi bèo nhèo tí thôi. Tớ cũng ăn đủ các thứ, chẳng kiêng gì, cố ăn nhiều để có sữa cho con mà ăn bao nhiêu vào sữa hết, mẹ chẳng béo tí gì, ra đường ko ai tin là mới đẻ xong.

Cho nên tớ nghĩ béo hay gầy là do tạng người thôi, mẹ nào béo thì chịu khó vì con vậy, đừng kiêng khem nhé, khi nào con không ti nữa thì tập tành lại về phom ý màMà tớ thấy có con rồi, phải mập mạp 1 tí trông mới nhiều sức sống và hấp dẫn chứ

chứng tiểu không kiểm soát nhưng thực tế phụ nữ về già dễ mắc chứng này. Hay là do rau cải cũng lợi tiểu, mà các bà mẹ mới sinh thì chỗ ý chưa khỏe nên không kiểm soát được tốt việc tiêu tiểu?
Bác sĩ sản khoa chỗ mình khám khuyên là nên thực hành bài tập như thế này vào mỗi buổi sáng: khi đi tiểu lần đầu tiên trong ngày (lúc đó lượng nước tiểu nhiều nhất, dòng chảy mạnh nhất) thì nhịn giữa dòng khoảng 1 phút, sau đó mới đi nốt. Bài tập này thực hiện lúc sau sinh, trong vòng 6 tháng sẽ giảm nguy cơ tiểu không kiểm soát về già. Các mẹ thử xem nhé.

Có thời gian em ít sữa kinh khủng, ăn móng giò heo thấy hồi sữa nhanh lắm. Nhưng ớn quá và người thì nặng nề kinh khủng. Có người quen em ăn nhiều quá, mặt phệ hẳn ra. Em thấy hơi xâu xấu.

Em bi chừ uống sữa tươi nóng, cứ bỏ vào lò viba khoảng chừng 1 phút là okie. Ngày em uống khoảng 4 ly cối - tương đương 1 lít (tại có thời gian ở xứ lạnh, âm 7-8 độ, em pha sữa với mật ong thấy uống khỏe kinh). Em uống sữa xuống nhiều lúc ngực cứng như đá, em bé bú đã đời luôn đó.

Em nghĩ thế vừa đẹp mẹ khỏe con, nên cạch móng giò heo luôn.

Mình nghĩ ăn rau cải đi tiểu nhiều vì rau cải lợi tiểu thôi, đến bình thường mình ăn rau cải mà sau đó còn đi tiểu nhiều nữa là bà đẻ. Còn cái vụ tiểu không kiểm soát là do cơ vùng chậu bị yếu đi sau khi sinh (mình nhớ mang máng thế) các mẹ có thể củng cố bằng cách tập tiểu ngắt dòng hoặc là bất cứ lúc nào ngồi cũng có thể tập được, đó là kéo vùng chậu vào như kiểu siết lấy cái gì đó (hihi kô biết tả thế nào) một lát rồi nghỉ rồi siết đến khi kô đc nữa thì thôi, tập hàng ngày thì cơ vùng đó sẽ chống đc vụ tiểu kô kiểm soát mà lại khít lại như hồi con gái nữa đó.

Mỗi lúc rảnh mình tập thể dục thì thấy sữa ít hẳn nên không dám tập luôn. Kết quả: Mình lên bàn cân 69kg. sau khi sinh còn 60kg. sau 04 tháng bồi bổ mình lên liền 3kg.
Đến khoảng tháng thứ 4 thí mình thấy mình ít sữa hẳn. nên mình đến bác sĩ Đào Thị Yên Phi để tư vấn dinh dưỡng. bac sĩ kê cho mình cái toa
1. uống Spirulina - tảo biển 5 viên/ lần 2 lần/ngày ( cái này trên diễn đàn cũng có nói về côgn dụng của nó)
2. tập thể dục 1 ngày từ 1h-1h30
3. ăn như sau:
sáng: ăn thoải mái
9h: 1 ly sữa
trưa : 1 chén cơm + 50-70g thịt / cá + 3 chén canh rau
3h 1 ly sữa
tối : 1 chén cơm + 50-70g thịt / cá + 3 chén canh rau
9h tối : 1 ly sữa

Mình cũngtheo hướng dẫn trên thì thấy khá tốt. ( mặc dù mình không có thời gian 1 ngày tập 1-1h30 chỉ lâu lâu chạy bộ được 20 -30p mà thôi , cả tuần được 1-2 lần)
Hiện giờ mình chỉ còn 60kg, sữa vẫn đủ cho bé ăn, vẫn đủ vắt để pha với bột cho bé tập ăn dặm nữa. Cũng mong là sẽ giảm nữa vì mỗi ngày bé bú thì mìnnh cũng mất khoảng 500 calo thì phải.

Làm thế nào cho sữa thơm

mình cũng muốn góp một tí kinh nghiệm(được truyền lại từ mẹ và chi Giám đốc)là lúc mình sinh em bé xong không nên ăn nhiều gia vị như hành ngò, sữa sẽ vàng và không thơm, mà còn có vị tanh, đặc biệt là nên ăn đậu que luộc, mỗi ngày một dĩa lớn, ngoài ra nên ăn chè đậu xanh, đậu đỏ, sữa sẽ rất thơm và ngọt mát. Chúc hai mẹ con ăn ngon, con mau lớn.

Mẹ nó à, mỗi ngày xới 2 quả chuối nhé, chuối tây hay chuối tiêu đều tốt, ngoài ra, nên uống nước cam vắt có đường, uống sữa bà bầu. Kiêng tiêu, hành tỏi, ớt, các loại gia vị như kiểu ngũ vị hương hay cà ri... Nhưng tóm lại, chỉ có người lớn mới thấy sữa hoi thôi, còn trẻ con nó thấy sữa mẹ là ngon nhất đấy nhé, nghiện!

Mình thấy mẹ Chomchom nói đúng đấy, rau thì là luộc ăn thay rau hoặc thì là nấu canh với thịt nạc thăn thành canh cũng làm sữa về nhiều và thơm. Kinh nghiệm của các bà các mẹ đấy

Tớ không biết mọi người như thế nào nhưng tớ ăn như thế này :
ăn sang : một bát cháo gồm có móng giò + gạo nếp+hạt ý đĩ+hạt sen+đậu xanh+vừng đen ( nhớ các lượng ngũ cốc bằng nhau)
Sau đó tu một hộp sưa tươi có đường.
Các bữa chính tớ hay ăn thit bò ( cái lõi rùa ) luộc rồi dầm nươc mắm chanh,cá biển ( cá thu nướng, món này gần như bữa nào tớ cũng ăn), rau cac loại ( bữa ăn luôn phai có canh nhé).Trứng gà ngay nào cũng 1 quả
Hoa quả : chuối, cam , đặc biệt quả bơ(xay nhuyên trộn sữa tươi ) là nhưng thứ ngày nào cũng ăn.
Uống nhiều sữa tươi + nước..
Kết quả: con tớ gần 5 tháng,(chỉ phai bữa sữa ngoài mất 2 hôm lúc tớ mới sinh xong, còn sau đó chỉ có sữa mẹ ), năng 9,5 kg dai 70 cm.

Chỉ có tỏi và tiêu gây cho sữa có mùi vị khác lạ, với bé dễ tính hoặc đã quen với vị đó thì bé vẫn bú, còn những bé khó tính hơn thì mẹ nên hạn chế. Còn Hành với hẹ thì lại tạo sữa có mùi thơm dễ chịu, đa số các bé thích mùi vị đó, hơn nữa hành, hẹ lại tạo sữa vì vậy bạn thỉnh thoảng ăn hành củ to vừa vừa (đừng già quá) cả lá í, cắt bớt lá một chút rùi luộc ăn

co nen mac ao nguc danh riêng cho con bu?

Mình nghĩ sử dụng loại nịt ngực cho con bú rất cần thiết, thứ nhất là giữ được hình dáng khỏi chảy sệ, thứ hai là có thể lót giấy để khỏi chảy sữa tùm lum. Mình thấy hàng của triump rất tốt và đẹp nữa.

Thử hình dung, 1 bà mẹ sồ sề (mới sanh), đầu tóc bù xù (không được gội, chỉ quấn tóc lên thôi), quần áo lem luốt (do sữa chảy tùm lum), và 2 bầu sữa căng cứng cứ đong đưa theo bước chân. Eo ôi, mình khogn dám hình dung nữa

Em cũng sử dụng loại nịt ngực này từ khi mới sinh đến tận khi đi làm mới chuyển sang loại bình thường. Vừa giữ được hình dáng, vừa giữ được khăn lót và không phải ngại ngần khi có khách. Vả lại, nếu các mẹ để sữa chảy lung tung thì sau này áo mặc sẽ bị mốc hết, chỉ có nước bỏ đi thôi.

Các chị ngăn sữa chảy bằng miếng thấm sữa gì?

Em mua ở Hàng Mành 144k/hộp 6 miếng lót sữa mà dùng không được, sữa thấm nhiều quá nên dùng khăn sữa của bé. Không biết các chị có loại thấm sữa nào hay không chỉ cho em với?


Có nhiều loại lắm, Pigeon, Helen Harper, ở siêu thị nhiều lắm, hoặc cửa hàng bán đồ sơ sinh cũng nhiều. Nếu nhiều sữa quá thì em vắt cho vào bình để con bú cũng được. Lúc nào sữa về mà phun mạnh, em cứ ấn đầu ty xuống rồi day tròn, sữa không chảy ra nữa đâu.

Lúc đầu sữa về nhiều thì mình chỉ dùng loại miếng hút sữa dùng một lần rồi bỏ đi (loại disposable) chứ miếng thấm bằng vải thì phải thay liên tục (mình phải trang bị đến 24 miếng bằng vải để thay liên tục hoặc chờ giặt). Nhưng tốt nhất là nếu sữa nhiều quá thì bạn nên hút ra một ít ở hai bên ngực để đỡ phí và em bé bú cũng đỡ bị sặc sữa.

Bạn ở HN hay TPHCM? Gọi cho mình số 0913120044 mình cho bạn mượn cái hứng sữa của Avent. Khi bạn cho em bé bú một bên ngực thì áp miếng hứng bằng silicon vào trong áo ngực bên kia, hứng sữa chảy ra cho em bé ăn sau hoặc dồn lại với sữa hút ra để dành. Sữa thấm vào miếng vải cũng phí lắm vì nhiều khi cũng phải đến 40ml chảy ra bị bỏ phí như thế này.

Các bác cho em xin cái vụ che tã giấy vào ty được không ạ. Bề mặt của tã giấy đôi khi được sử lý bằng hóa chất, có loại bổ sung chất dưỡng da, có loại có xơ sợi... Đại thể là để bé tè vào thì tốt chứ kê vào ty rồi bé bú vào thì em không tin là đảm bảo (nhất là những cái miếng miếng đã cắt ra rồi, bông bay tung tóe, các hạt hút ẩm bên trong nhảy ra bên ngoài...

Cái gì dùng trên thì có thể đưa xuống dưới được chứ mấy cái dùng ở dưới đưa ngược lên trên các bác nhớ cận thận nhé.

Cái ốc (hay nhỉ, em vẫn gọi là seal vì chẳng biết dịch là cái gì) như bác Kiến và Liti bảo là rất văn minh cho các bác nhiều sữa đấy ạ. NUK hình như cũng có 1 cái tương tự (nhưng không tháo ra được mà chỉ là 1 khối, cong cong, rửa khó lắm). Giá của AVENT thì hơi đau bụng nhưng lại hữu dụng, an toàn và đặc biệt là cọ rửa, luộc hấp dễ dàng. Đeo vào sữa có chảy thì cũng có thể cất đi để dành cho bé được. EM cũng hí hửng làm 1 đôi mà chẳng khi nào được dùng vì ngay cả khi căng sữa nhất thì bé bú 1 bên bên kia nó chảy ra có ít thôi.

Sản phẩm lót ty của AVENT còn có miếng lót không thấm (khác hẳn đồ farlin hay Johnson-Johnson) lại có thể giặt được. Không biết liệu với các mẹ nhiều sữa chảy lênh láng thì có ổn không nhưng với em thì quá tốt, khác hẳn với mấy miếng dùng 1 lần của Pigeon hay JJ. Mua ban đầu 6 miếng thấy hơi buốt ruột nhưng dùng rồi lại thích quá, mua thêm 6 miếng nữa để khỏi phải giặt giũ suốt ngày. Tính ra vẫn rẻ hơn mua loại dùng 1 lần mà dùng thì thích hơn, không bị tai nạn chảy sữa ra áo bao giờ. Hôm trước thấy cửa hàng Colorful 5 Hàng Mành bán hạ giá đã tính mua vì thích quá nhưng chẳng biết bao giờ mới dùng, cũng chưa biết tặng ai nên lại thôi.

Bạn mua miếng thấm sữa sử dụng nhiều lần của AVENT ý , dùng xong giặt đi lai dùng tiếp thích cực , mấy cái dùng 1 lần nhiều khi hay bị dính bông tèm lem lắm.

à miếng lót thấm sữa của Pegion thì cực tốt đấy, chỉ cần dán vào áo ngực là xong ngay giá lại o phải là mác lắm. Đợt rồi mình sinh mình cũng xài cái này (bên Vn rẻ quá, bên này thì mắc quá). Recomment cho mẹ nào muốn sử dụng nhé hihihi

Chăm sóc bé và ngủ nghỉ hợp lý để mẹ đỡ mệt mỏi nào!

Các mẹ nhớ là đừng có bế bé nhiều nhé, rèn luyện cho bé nằm chơi có thể ban đầu mình ngồi chơi cùng bé chứ k sau này bé bắt bế là khổ lắm.cứ để cho bé nằm chơi lúc nào bé khóc thì mới bế thôi
bé nhà mình trộm vía có lúc cứ nằm chơi lại còn nói chuyện một mình rồi cười nữa chứ
mình còn rèn cho bé nằm rồi tự ngủ.

K giữ đc sữa đâu mẹ nó ạ,chỉ thấm sữa nếu sữa chảy (thấy mẹ nó bảo bị chảy sữa mà). Mẹ nó đừng tiếc sữa,nếu em bé vẫn bú đều + mẹ nó ăn uống đầy đủ thì sữa k bg hết cả. Mà mình thấy bảo k fai sữa ban đêm nhìu chất béo đâu nhá mà khi mẹ nó cho ti thì fai cho ti hết 1 bên rồi mới chuyển sang bên kia thông thường khoảng 5-10' nếu bé mút liên tục. Những dòng sữa cuối cùng của 1 bên mới là loại bổ dưỡng nhất đấy nên mẹ nó fai cho bú cạn 1 bên nhé đừng sợ ti bị lệch:):). Nếu bé ăn 1 bên đã no thì bên kia mẹ nó vắt ra cất đi để dành. Mà mẹ nó nên cất tủ lạnh k nên để bên ngoài,3 tháng đầu em bé rất dễ bị đau bụng đừng chủ quan nhé. À share cho mẹ nó này,mẹ nó mua trà hipp cho em bé uống nhé loại bồi bổ cơ thể,chống tưa lưỡi,hỗ trợ tiêu hóa 1 tuần tuổi trở đi là dùng đc rùi, giảm đau bụng hẳn đấy.

Làm sao cho con đỡ chớ

Mẹ nó khi cho ti bình xong phải bé 20p mới dc đặt xuống!
Đúng rồi, với lại đừng thay đồ cho con khi ăn no nữa.
Giúp bé ợ hơi bằng cách vỗ nhè nhẹ vào lưng.

Mình nghĩ bạn nên giải thích cho các cụ hiểu, k chỉ là chuyện giặt mà mùa đông sắp đến rồi, mình chỉ chậm thay cho bé cũng có thể khiến bé bị lạnh, rất dễ dẫn đến viêm phổi, rồi thì trời lạnh lột quần áo bé ra cũng khiến bé bị lạnh . Tốt nhất là đóng bỉm cho bé, còn cái tã giấy thì nó cũng dễ lệch và dễ trào ra ngoài lắm.
Còn chuyện giặt, bây giờ có nắng nó còn khô nhanh, còn thơm tho, chứ như mấy hôm trước mưa suốt, rồi đến trời nồm, bé đái ị nhiều, bao nhiêu quần áo cho đủ.

dùng tã giấy của huggies tốt phết ko bị lệch , tràn như của Booby fresh , mà vệ sinh cho bé tớ xài khăn hoặc bông ấm , rùi rửa đít cho bé , bế bé lên dội bằng nước chè xanh - hichic vì bé bị hăm 1 lần , mẹ chồng tớ quát ầm lên , nhưng tớ bôi Bepanthen ý , bôi 2 lần mà hết đỏ đít luôn

Mẹ Bông đêm đóng bỉm cho con đi. Trời lạnh đỡ phải lôi con ra thay cũng vất vả cho con và mẹ.Tớ dùng bỉm Goon của Nhật , tốt lắm, đc 10 tiếng liền .Từ 10h tối đến 6-7h sáng. Mẹ nhàn mà con cũng nhàn

Bé nhà mình khi bú mẹ cứ nút kêu chụt chụt nên mình nghĩ nuốt hơi vào cũng nhiều, mỗi lần bú xong là bé nhả ra và khóc ré lên, mình biết ý liền bế tựa vào vai và vuốt nhẹ để bé ợ. Bé ợ được là mặt mày giãn ra và phê luôn

Tớ thấy chị Thảo gấu bảo dùng Nannys tốt hơn Huggies, mềm, dai, thoáng hơn. Nên tớ đổi sang sắm Nannys hết rồi.

Có chứ! Trước lúc cho bé ngủ tớ làm những việc sau:
-Thay bỉm đêm, lau rửa VS sạch sẽ cho bé dễ chịu.
-Dễ chịu rồi bé bắt đầu ti mẹ no hơn
(Sáng cũng thế, rửa mặt, rửa đít sạch sẽ rồi cho ti sẽ ti đc nhiều hơn-Giống mình, phải đánh răng rửa mặt trước khi ăn sáng mừ)
Trước khi ngủ Bế ti thì bé ti nhiều hơn.Nếu lúc đặt bé mà dậy lại tiếp túc ấn ti vào miệng là ngủ.
Đêm Cứ lúc nào bé ọ ẹ sắp dậy là tớ nhét ti vào miệng. Có lúc cu cậu chỉ nhún nhún 4,5 cái lại lăn ra ngủ tiếp. Có lúc đói thì bú một hơi dài 15.20' luôn.
Thông thường từ 11h hôm trước-9h sáng hôm sau bé dậy bú 2 lần lâu còn đâu là 1,2 lần vớ vỉn thôi
Bé ti mẹ mà nhè sữa ra có thể do sữa xuống nhiều quá đây ! bé nhà tớ cũng thế. một lúc sữa bớt xuống nhiều bé sẽ nuốt!

mua cái cắt móng tay loại dành cho trẻ con í. Nếu chưa tự tin lắm thì đợi lúc bế con bú xong mà con ngủ í, lúc đấy xòe tay nàng ra mà xem nàng chả động đậy đâu, cắt dễ cực, vừa đẹp vừa an toàn.

Nên cho con ngủ giường bố mẹ hay ngủ riêng giường cũi của bé?

mình lại nghĩ khác. Từ kinh nghiệm của bản thân mình cùng với nhiều bạn bè, người thân, mình thấy nên cho trẻ nhất là trẻ sơ sinh ngủ cùng với mẹ. Chính cho bé ngủ riêng kể ảc trong cũi kê cạnh giường lại khiến mẹ hay ngủ quên. Cứ sinh con đi các bạn sẽ thấy bản năng làm mẹ tự nhiên lắm. Con nằm bên cạnh trở mình là mình biết rồi, rướn người hay ọ ẹ mẹ đều mở choàng mắt ra xem chứ không sợ ngủ quên đè vào con đâu(trừ những bà mẹ quá vô tâm và vô tư).

Nếu cho bé nằm cùng bé đòi bú bạn có thể bế ngay bé lên cho bú. Để nằm riêng phiền lắm. nhất là thời gian đầu bé bú đêm. chưa kể khi bé lớn lên 1 tý bé nằm 1 mình đạp chăn ra mình không phát hiện kịp bé dễ bị ốm, viêm phổi, rồi khi bé bị trớ nữa chứ vv... Cô bạn mình đây này đẻ con vào tháng 12, trời rét ơi là rét người lớn còn thấy rét chưa nói đến trẻ con. tuy nằm điều hòa nhưng khe cửa hở có tý tẹo gió vẫn lùa. Nhưng vì mẹ quyết tâm nuôi con theo kiểu tây nên vẫn bỏ con nằm 1 mình trong cũi. Bé bị lạnh khóc suốt cả đêm trong vòng cả tháng trời. Chưa đầy tháng phải nhập viện vì bị viêm phổi. Khai với bác sĩ là cho con nằm 1 mình trong cũi bị bác sĩ mắng cho 1 trận. Vì theo cách giải thích của BS thì trẻ con mới sinh chưa quen với môi trường bên ngoài, rất cần hơi ấm của mẹ để sưởi ấm.

Hồi chưa sinh con Vc mình cũng đi mua 1 cái cuĩ rất đẹp cho con mất hơn 5 trieu bac. Cũng định là sẽ cho con nằm riêng (mình đẻ vào mùa hè). Nhưng khi sinh con ra thì 3 tháng đầu tiên con còn nhỏ quá để con nằm riêng không yên tâm. Nhất là trong tháng đầu tiên thỉnh thoảng thấy con ngủ say quá, không ọ ẹ gì mẹ cũng giật mình nhỏm dậy sờ xem con có thở hay không (rồi nhiều sự lo lắng khác buồn cười lắm). Đến khi hết ba tháng vẫn rắp tâm cho con ngủ cũi bên cạnh nên cho con nằm riêng ra. Thì buổi đêm con khóc đòi bú lại bế con vào giương ngủ cùng bố mẹ. Dẹp luôn vì thấy đang sướng ở chỗ khi con khóc đòi bú thì chỉ việc kéo áo lên cho con bú. Chả phải ngồi dậy làm gì. cho con ngủ trong cũi lại phải lọc cọc dậy bế con ra, ngồi cho bú thì đau lưng. mà nằm cho bú thì để cho nó ngủ cùng mình luôn cho rồi. Hơn nưa xcho con ngủ cùng bố mẹ sẽ làm tình cảm giữa cha mẹ và con gắn bó hơn nhiều (nhất là tình cảm của bố với con). Ông xã mình bây giờ còn chăm và yêu chiều con hơn cả mình. suốt ngày nằm bên là tranh thủ hít hà mùi mồ hôi của con rồi khen thơm hi.hi.. Thế mà bấy giờ con mình 2 tuoi đã tự ngủ. Chỉ cần mẹ nói "thồi đến giờ đi ngủ rồi" ,thơm bé và chúc bé ngủ ngon. Là bé cũng thơm bốm mẹ và chúc bố mẹ nghủ ngon và tự nằm xuống gối, ôm con gấu và nhắm mắt vào, 1 lát sau đã thấy ngáy khò khò ngon lành rồi. Đấy là quan điểm của riêng mình. Có thể hơi cổ nhưng mình lại thấy phù hợp với hoàn cảnh hơn.

Sau một tháng vẫn ra sản dịch, khẩn....

sau khi sinh 1 tháng mà vẫn ra nhiều như vậy là không tốt đâu, mất nhiều máu đấy. Hồi trước mình sinh thằng lớn do không có kinh nghiệm nên cứ quấn gen bụng nên cũng ra sản dịch mất hơn 1 tháng, da thì vàng vọt xanh xao, về sau mới biết là do mình quấn bụng chặt quá dẫn đến tử cung yếu, khả năng co bóp kém.
Nếu sản dịch ra nhiều thì ngoài trường hợp như mình thì cũng có thể là do cả còn bị sót nhau thai (cái này chắc phải đến bệnh viện khám lại).

Nếu sót rau thì có thể còn bị sốt do viêm nhiễm nặng nữa kìa.
- Nếu chỉ là sản dịch, hoặc 1 chút máu, có thể là do niêm mạc tử cung vẫn còn bị viêm nhẹ, trường hợp này phải uống kháng sinh cho dứt hẳn, không nên để dây dưa, nên đi khám bs nhé.

trung bình là 45 ngày mẹ nó ạ, có người thì sớm hơn, có người thì muộn hơn.
Nhưng vấn đề là: nếu bạn thấy các biểu hiện sau thì nên đi khám bác sỹ này:
- ra máu đỏ cục hoặc đỏ tươi
- Ra dịch có mùi hôi
- Không ra dịch
- Bị sốt
- bị đau vết mổ..

sau khi sinh thường, rửa = dung dịch betadin, chống nhiễm trùng.

KHám sức khỏe sau khi sinh

Tớ thì thấy bs ghi ở trong hồ sơ xuất viện cho tớ là tái khám 1 tháng - kiểm tra vết khâu. Tớ cũng không rõ vụ này lắm! Thôi cứ đủ 1 tháng lại xuống nhà bs của mình tái khám thui.

Tất cả những thứ bạn nói thì đều đến gặp bs sản khoa. Bằng việc thăm khám sản phụ khoa, siêu âm tổng quát cộng với trao đổi thông tin với sản phụ thì bs sẽ có kết luận. Chỉ khi họ thấy có nghi ngờ gì đó mới cho đi làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác.
Địa chỉ khám sản phụ khoa ở HN rất nhiều. Bạn có thể khám ở chính nơi bạn đã từng khám thai.

Thông thường thì sau khi đẻ 1 tháng bác sỹ khuyên nên đi khám lại để kiểm tra tổng thể các vấn đề phụ khoa.
Tuy nhiên, trường hợp có bất thường thì nên đi khám trước đó nữa.
Việc khám phụ khoa sau sinh rất quan trọng vì có nhiều bệnh phát sinh sau đẻ, các mẹ đừng coi thường!

mẹ Tuti 2 tháng nay cứ cầm đồ vật gì lâu hay bế bé 1 chút là tay mỏi rã, lưng đau. Đi khám BS bảo bị thiếu canxi nặng, nhưng không được uống thuốc vì đang cho con bú. Không biết làm thế nào đây, BS bảo về uống sữa giầu canxi, nếu ko đỡ vào viện. Nghe khiếp quá, có mẹ nào có kinh nghiệm vụ này không?

Mẹ sau sinh vẫn phải uống bổ tổng hợp trong đó có bổ sung sắt mà. Là do mình ăn bao nhiêu vào sữa hết bấy nhiêu.

Thứ nhất: Mẹ nó sinh được 3 tháng rồi, thế đã sạch hết máu chưa? Nếu chưa thì phải đi khám vì có như thế là mắc hậu sản đấy!

Thứ hai: Mẹ bé thấy người xanh xao nhưng có bị chóng mặt hoa mắt lúc ngồi xuống đứng lên không? Nếu bị như thế thì chắc chắn là trong người thiếu máu do khi sinh xong bị mất nhiều máu, cơ thể chưa thích nghi kịp với tình trạng trên, với trường hợp này, mẹ bé cần bổ sung sắt, và cả canxi nữa nhé! Nhớ tiếp xúc với không khí và ánh nắng ban ngày, sáng trước 9h, chiều sau 3h là tốt.

Thứ ba: Khuyên mẹ bé nên vận động nhẹ nhàng, 3 tháng là có thể tập thể dục nhẹ nhàng giơ chân giơ tay được rồi, như thế các mao mạch và các huyệt đạo được thông, máu lưu chuyển dễ dàng, da dẻ sẽ hồng hào hơn rõ rệt đấy! Vừa tốt cho sức khỏe lại vừa mau săn da ---> chóng xinh trở lại :)

Như các mẹ đã khuyên, một món rất hữu ích cho mẹ bé lúc này là: gà hầm(1 con nhỏ xinh bằng hai nắm tay thôi) làm sạch sẽ rồi nhét rau ngải cứu cùng 3 lát tam thất dầy khoảng 3mm vào hầm chín mà măm nhé! Tam thất hơi khó ăn nhưng cố gắng, tốt cho máu lắm!

P/s: nhớ ăn nhiều rau để chống táo bón khi uống sắt nhé! Nên kết hợp cả mấy cách trên thì sẽ rất hiệu quả. Chúc bé ngoan và mẹ bé mau xinh đẹp trở lại. :)

Kem chống rạn da khi mang thai (bán tại các nhà thuốc)

1. Happy Event
2. Kem Vichy (có người bảo là tốt hơn)

Da bị rạn hay không khi có bầu hoặc béo nhanh nhiều khi phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu da có độ đàn hồi tốt thì sự gắn kết giữa các sợi collagen và elastin sẽ bền chắc hơn, giảm tối đa được sự đứt gãy các sợi này nên da sẽ ko hoặc bị rạn rất ít còn ngược lại thì vết rạn vừa to, dài và đỏ, ngứa có trường hợp chảy máu nữa.
Khi dùng kem chống rạn thì sẽ giảm thiểu sự tổn thương da, đồng thời dưỡng luôn vùng da đó.
Còn khi đã bị rạn thì dùng kem đặc trị rạn để khắc phục, tất nhiên là ko thể trở lại 100% như lúc đầu mà chỉ có thể làm nhỏ vết rạn, giúp vùng da bị rạn trở lại màu da như bình thường ko thâm hoặc đỏ và ngứa.

Nếu đã trở thành những vết trắng mờ thì dùng kem đặc trị rạn bây giờ cũng khó hồi phục lắm. Em có nói đầu năm tới em dự định có bé đúng ko thì có bầu khoảng 3 tháng em bắt đầu dùng kem chống rạn em nhé. Với em thì em cố gắng dùng sớm để ngăn chặn và giảm thiểu những vết rạn mới khi mang thai nhưng cũng ko cần phải bôi từ bây giờ đâu.

Áo mở nắp ngực cho con bú:

Có phải cái áo chị nói là bộ quần áo ở nhà bình thường mà riêng phần ngực được sẻ ra hai cái lỗ tròn sau đó lại có hai tấm vải ở ngoài che lên và cài cúc đúng không ạ? Nếu áo hoa sặc sỡ thì cũng không nhìn thấy cúc và miếng đắp này đâu. Rất sáng tạo mà hay ho chị nhỉ.
Em đã nhìn thấy cái loại áo này ở cửa hàng đồ bầu Mommy. Chất cotton khá đẹp. Giá 150k.
Nhưng em thấy tay áo hơi ngắn (em nghĩ áo mặc cho con bú và ở cữ thì phải dài một tí còn che gió ) nên em chưa mua.

Mẹ nó nói đúng quá, với lại lúc cho con bú, đầu ti nhạy cảm lắm nếu ko mặc áo con thì sẽ thấy rất khó chịu khi bị cọ sát vào áo.

Áo tý cho con bú, em có thể mua đồ của triump cũng được mặc khi đi làm thì không đẹp nhưng trong khi ở nhà thì mặc tạm cũng được. Còn đồ của medela thì không có đường nối độ co giãn thì tốt chất liệu tuyệt vời, mặc chất rất êm ái và thích nhưng giá thì cũng rất đắt hàng Thụy Sĩ mà.
Áo medela thì tầm 400-450k/1 cái thì phải. Riêng loại áo con cho con bú thì hàng Tàu chỉ có 18k thui ạ

Áo lót cho con bú thì hàng TQ khoảng 18-25k/cái, áo Triumph thì hình như 160-180k/cái thì phải, áo Medela thì 700 - 1tr. Còn áo cho con bú thì hồi trước mình được cô em mua cho bên Canada 2 cái, để lúc nào rảnh chụp lên cho các mẹ xem, nó may như bình thường, khoét 2 cái lỗ ở ngực, sau đó che lại bằng áo fullhouse (chả biết viết đúng chính tả hay k nữa ), áo FH may liền luôn, con 1 cái thì nó may 1 cái vạt che, cũng điệu lắm, mình nghĩ các mẹ mua vải đi may cũng được, còn hàng Medela của Thụy Sĩ thì nó là cái áo 3 lỗ, cởi được dây ở vai, trong có áo lót cho con bú, đâu cũng > 1 tr/cái. Các mẹ xem kiểu rồi đi may cũng được. Medela thì bên ******** có mẹ bán đấy, k thì các mẹ search google mà xem.
Bạn tinhtinhyeu ơi, sao lại mua cái miếng cao su đậy làm gì, bạn mua miếng lót thấm sữa ấy, nhiều hãng lắm, nó thấm như miếng BVS ấy.

áo hoặc đầm mặt ngoài, thân trên có vạt mở ra cho bé bú mình mua ở cửa hàng đầm bầu Hana. giá 160K/bộ đồ, 140k/đầm.
Mình mua được 2 bộ mặc nhà bằng cotton ở Mommy, giá 150K/bộ. Bộ này tay lỡ, có vạt cởi xuống được lúc cho em bé bú mà không cần phải tốc áo lên. Các mẹ ra đó thử xem. (cmt đồ của mommy mặc rất chán - nhanh rão)

Áo có mở nắp phần ngực cho con bú (ko phải áo con)

Gen bụng sau khi sinh?
Khi hết sản dịch mới bắt đầu được gen bụng.
Các mẹ sinh mổ thì đa phần được khuyến cáo là không được làm gì động chạm đến vết mổ cả. Còn mẹ nào sinh thường thì chịu khó chờ đến khi hết sản dịch, nếu không thì bó bụng chặt quá sản dịch ứ đọng lại là khổ trăm bề. Làm đẹp thì để từ từ cũng được, quan trọng là phải giữ sức khỏe mà chăm con nhé.

Các mẹ sinh thường muốn bụng mau nhỏ mà không cần quấn bụng thì dằn muối hột, hiệu quả vô cùng mà lại có thể làm ngay sau khi sinh, không cần chờ đến hết sản dịch. Mua muối hột về rang, cho vào túi vải dày, nằm ngửa dằn lên bụng, chờ đến khi hết nóng thì thôi, làm mỗi ngày vài lần tùy điều kiện và thời gian cho phép, mẹ nào sinh con rạ thì tớ không biết, nhưng con so thì khoảng 3 tuần bụng sẽ phẳng gần như trước.

Các mẹ sinh thường nhớ đừng chủ quan mà mặc quần gen sớm. Trường hợp của mình hú hồn đây này. Lần đầu sinh thường, mới được có 5 ngày mình đã chui vào cái quần (sau mấy hôm quấn tã thấy vướng víu và lỏng lẻo), 2 ngày sau biết mặt nhau ngay, đang đi toilet thấy sản dịch ộc ra ào ào, mình kêu thất thanh thì mẹ chồng chạy lên bảo bị băng huyết rồi. Tức tốc đưa vào bệnh viện cấp cứu, nằm mất 1 ngày, lại còn bị bs mắng cho là suýt chết vì thiếu hiểu biết (bt phải sau 4 - 6 tuần mới nên mặc đồ gen bụng mà). Lần này mình sinh mổ, cạch luôn cái vụ gen bụng

Đúng đấy, theo tớ thì các mẹ đừng có gen bụng làm gì, vì thực ra sau sinh các bộ phận đang cần thời gian để sắp xếp lại, nếu mình gen thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình đó. Mình lần trước cũng định ghen nhưng mẹ đẻ mình phân tích một hồi thế là thôi, nhưng sau bụng lại về mo, bụng còn không bị rạn nên trông lại cứ như gái chưa đẻ.

mình cũng ủng hộ không gen bụng, chả bác sỹ nào bảo nên gen cả. chịu vất vả làm việc hay thể dục cho nó đẹp một cách tự nhiên, chứ o ép bất tự nhiên như thế tớ nghi lắm.

Tớ sinh ở nước ngoài thì bác sĩ có hướng dẫn như sau: ko gene bụng vì làm vậy sẽ khiến lục phủ ngũ tạng dễ bị dồn xuống dưới, gây sa sinh dục sau này. Ví dụ như sa bàng quang khiến bạn bị són tiểu ko tự chủ. Hậu quả sẽ ko xảy ra ngay lập tức mà đến 1 hoặc 2 năm sau sinh mới có dấu hiệu.

Thế nên tớ ko gene bụng gì hết, sau khi sinh khi bụng chưa gọn gàng cũng tránh mặc quần chật bụng quá, và tớ chỉ tập bài tập Kegel để tốt cơ chậu thôi.

các mẹ ơi, tớ đọc một số sách về cách chăm sóc bà mẹ sau khi sinh, theo đó thì ko nên dung quần gel hay áo gel, gel bụng sớm quá. Vì sau khi sinh, không chỉ mỗi sản dịch sẽ ra mà tử cung sẽ bắt đầu co lại, nếu mình nịch bụng sớm quá, sự co thắt tử cung tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng, gây ra việc co tử cung ko đều, hay là tử cung bị ngăn cản co lại,...nên tốt nhất là gel bụng sau 5-6 tuần.

Mình sau 3 tháng mới gen, nhưng bữa được bữa ko, 6 tháng đi làm trở lại mới gen, gen trong 3 tháng mà có tác dụng lắm (mùa đông gen vùa ấm ko ai biết hé hé)

Nghe các mẹ trên WTT bảo, mình đi mua hai cái slim'lift, mặc quần áo vào thấy tự tin hẳn, nó rất gọn, ôm người, mặc quần hay váy đều ok. Mình vote cho sản phẩm này, mặc dù không biết nó có bền không vì toàn bộ nó đều bằng sợi, mùa đông này chân tay khô mặc không cẩn thận có khi cũng bị rút sợi đấy.

Sau khi sinh có nên tập thể dục?

"Tôi mới sinh con đầu lòng được một tuần, có người nói phải kiêng vận động để tránh sa sinh dục, có người lại bảo phải tập thể dục cho khỏi sổ bụng. Vậy tôi nên nghe ai?".

Trả lời:

Sau khi sinh, do tử cung bị giãn căng nên thành bụng và các khối cơ thành bụng cũng bị giãn, gây nên tình trạng bụng chảy sệ, thường gọi là sổ thành bụng. Mặt khác, tầng sinh môn (các cơ ở vùng sinh dục) cũng giãn căng để cho thai đi ra ngoài; các dây chằng treo giữ tử cung bị rão nên việc hoạt động mạnh sẽ làm tăng áp lực ổ bụng, đẩy các cơ quan sinh dục trong ổ bụng xuống phía dưới, gây sa sinh dục. Nếu như vùng sinh dục bị cắt mà liền không tốt thì nguy cơ sa thành âm đạo hay sa tử cung càng cao.

Thời kỳ hậu sản được tính từ sau khi sinh cho đến hết ngày thứ 42 (nghĩa là sau 6 tuần). Lúc này các cơ quan sinh dục và giải phẫu trở lại gần như bình thường, mọi lao động có thể thực thiện như người khỏe mạnh. Có nhiều bài tập thể dục trong thời kỳ hậu sản, mục đích chủ yếu là khôi phục trương lực cơ thành bụng, giảm hiện tượng sổ thành bụng. Những động tác cúi gập người từ từ trong tư thế đứng, để ngón tay chạm mặt đất; hoặc ngồi trên giường hoặc sàn nhà, cúi từ từ để những ngón tay chạm vào đầu ngón chân... sẽ làm cho cơ thành bụng co tốt, tăng trương lực, giảm được sổ thành bụng.

Có rất nhiều người sau đẻ biết cách luyện tập và kiên trì tập trong quãng thời gian dài, thành bụng lại săn chắc như lúc chưa sinh đẻ. Mỗi người nên lựa chọn những bài tập phù hợp hoàn cảnh bản thân, nhưng nhớ là phải tập từ từ, cường độ tăng dần, kiên trì, ngày nào cũng phải luyện tập một cách thường xuyên, đừng nôn nóng thì mới có hiệu quả.


(Sức Khỏe & Đời Sống)

Mình đã từng đi học lớp tiền sản ở BV Hùng Vương, thấy các Bác nữ hộ sinh dạy cho tập thể dục nhẹ nhàng sau sinh để hạn chế việc són tiểu và sa dạ con. Qua đó cũng được biết qua 1 tháng là tập thể dục nhẹ nhàng được, đi bộ cũng tốt nhưng thường mới được 1 tháng cơ thể còn yếu nên gặp gió lớn cũng dễ nhiễm lạnh..., chắc ăn thì 2 tháng hãy đi bộ.

Cách làm rượu gừng

Mươn lam rượu gung de nam o thi nen chon gung gia, rượu cao do, gia nho bo vao ngam sau do ha tho, minh thương lam 1kg gung thi 1L rượu lam co 1kg rươi den 2 kg thi vua, rượu gung dung de xoa bóp sau khi sinh rát tót va dác biết pha loang vao trong nước nong de lau cho me se không bi trung nước, thay kho chiu co the ương mót chút xiu xiu. Rượu gung lam xong day ky ngam khoang 2-3 thang la tot

Không chỉ tốt cho bà đẻ đâu, rượu gừng là 1 thứ không thể thiếu trong tủ thuốc nhà mình. Mỗi khi cảm hay đi ngoài trời lạnh về bỏ một dúm gừng vào chiếc khăn xô, đánh vào hai thái dương và hai gan bàn chân

Không biết các mẹ xoa bóp boby bằng rượu gừng ntn chứ em sinh xong 1 thang đầu xoa bóp tay - chân-lưng = rượu gừng nghiện lắm, tối nào cũng phải làm 30phút ngủ mới ngon (bây giờ thì thôi rồi, không có điều kiện nữa).

Nhắc các mẹ nhé, nếu mẹ nào sinh vào mùa hè nắng nóng thì xoa vừa thôi không thì nóng lắm, nổi mẩn đỏ đấy. Em sinh vào tháng 8 mà cũng bị nổi mẩn vài lần nhưng nghiện quá nên hết mẩn đỏ lại làm tiêp.

Khi can lau hay rua ngươi thi pha loang ra voi nước am, con rượu lam thi phai dam dác thi moi giu dươc lau va tót, khi nao thay mét trong ngươi, nhúc dau ma không uông dươc thuoc thi lay rượu nay pha voi nước nong ngam chan (ngam gót chan trước roi tu tu ngam ca chan) cho den khi nước ngươi thi thoi, sau khi ngam chan xong se thay ngươi nhe bót mét nhiêu lam

Mỉnh thì cho 1 ít rượu gừng vào nước khi tắm, chống cảm và khi tắm xong thì xoa vào 2 gan bàn chân và 2 lòng bàn tay cho ấm.

Má mình hay rửa sạch củ gừng gìa (để nguyên vỏ, phơi cho khô ráo, đập dập (nhưng không giã nát bét đâu). Xếp vô hũ sành (ra chợ hỏi quầy bán hũ sành, đất sét, mấy chổ bán bếp lò đất, ấm sắt thuốc bắc v.v...), đổ rượu trắng vô rồi lấy bao nylon xếp 2, 3 lớp phủ lên miệng hũ, đậy nắp lại (làm sao cho càng kín hơi càng tốt). Việc hạ thổ ngày nay hơi khó vì nhà phố thì làm gì có sân đất hay vườn để chôn hũ rượu xuống như Mẹ nàng Đê-chan-kum hồi xưa . Chỉ còn cách đặt hũ rượu nơi thoáng mát, tránh để nơi nắng nóng, ngâm càng lâu càng tốt. Khi dùng thì rót rượu ra chén vừa đủ dùng rồi đậy hũ lại như cũ.
Đó là chút kinh nghiệm làm "Của hồi môn", khi lấy chồng (bên chồng người Hoa), thì khi biết có thai, nhà chồng chạy ra tiệm thuốc bắc mua 1 thang thuốc ngâm rượu cho bà đẻ xoa bóp sau khi sanh, thế là họ bán cho 1 gói đủ thứ vị thuốc hết. Đem về ngâm với rượu trắng giống như mình ngâm rượu gừng vậy.
Trả lời với trích dẫn

Mình cũng ngâm một bình rượu gừng to đùng ở nhà rùi ! Mọi người nên mua về ngâm để dùng cho khi đẻ và sau khi sinh, rất tốt đấy. Khi đi đẻ thì nhớ mang theo một chai nhỏ rượu ngâm gừng gió và địa liền. Sau khi đẻ xong nếu không nhờ được bác sỹ thì nhờ người nhà xoa bóp cho khắp người vừa tránh gió lại không bị đau nhức về sau. Xoa bóp ngay khi đẻ xong càng sớm càng tốt. Sau đẻ thì dùng để tắm, hoà vào nước ấm để tắm rất tốt.
Mua 1kg gừng, 2g địa liền ( ra mua tại các của hàng thuốc Bắc thuốc Nam ấy) và 2 lít rượu. Ngam vào bình thuỷ tinh, nhớ là đậy kín nhé vì rượu rất dễ bay hơi.... Đừng ngâm vào chai nhựa...ko bảo quản được lâu đâu.

Hồi mình sinh đứa đầu, cũng toàn dùng rượu gừng.
Đứa sau sẽ sinh đầu T5, nhưng cách đây 2 tháng, bà ngoại đã làm cho 1 bình rượu để sẵn rồi.

Bà ngoại chọn gừng già, 1kh gừng pha với 1 lít rượu. Gừng rửa sạch, đạp hơi giập giập ra, sau đó cho vào rượu, đậy thật kín.

Sau khi sinh, ngày đầu tiên đã có thể dùng rượu gừng thoa lên người. Vì mình nằm máy lạnh và không chịu nổi áo tay dài, nên bà ngoại thoa rượu gừng khắp tay và người để "tránh gió". Mỗi ngày thoa 3-4 lần.

Sau một tuần, khi có thể tắm gội được thì bà ngoại pha rượu gừng với nước ấm để tắm. Những tuần tiếp theo, mỗi ngày đều thoa rượu gừng và xông bằng các loại lá, dùng nước xông để tắm luôn.

Ra tháng, vẫn tiếp tục dùng rượu gừng để thoa 2 cánh tay và 2 bàn chân là nơi tiếp xúc với "gió, đất" nhiều nhất. Mình dùng rượu đến hết thời gian nghỉ hộ sản, khi đi làm lại thì ngưng.

Em pha rượu gừng vào chậu nước ấm mà tắm, chị toàn làm thế thấy rất sạch lại thơm đấy. Nhưng mới sinh thì tắm nhanh trong vòng 5 phút đổ lại thôi, đừng tắm lâu dễ nhiễm lạnh.
Cái anh rượu gừng này có tác dụng đóng kín các huyệt đạo, cản gió. Rất thích hợp cho phụ nữ sau sinh.
Hôm nào trời gió, lạnh, em lấy ngón tay chấm một ít rượu gừng chà vào gan bàn chân, bàn tay của con để tránh cảm lạnh nhé !

Vụ kiêng tắm thì mỗi người mỗi kiểu, nói chung kiêng càng lâu càng tốt nhưng với điều kiện là không bẩn quá.
Ví dụ sinh vào mùa đông thì ít mồ hôi hơn nên có mẹ kiêng được cả tháng, nhưng mà gái đẻ không tránh được mồ hôi kèm sữa chảy tùm tum, hôi hám.
Không phải cứ sinh xong thì lôi rượu gừng ra dùng mà rượu gừng chỉ để tắm với xức phòng lạnh thôi em à. Em sinh mùa nóng đừng xức trực tiếp mà chỉ dùng để pha nước tắm hàng ngày thôi.
Chị sinh mổ 6 hôm là chị đã tắm rồi, còn đánh răng thì chị không kiêng ngày nào hết, chị cũng không xông lá gì cả vì xông lá có lúc nguy hiểm lắm, không phải ai xông cũng được.
Sau sinh em cứ kiêng tắm đến lúc nào em muốn, tuy nhiên cảm thấy ngứa ngáy khó chịu thì nên tắm, đừng để bẩn quá thì cũng ảnh hưởng tới bé, mẹ bẩn mà cứ ôm con suốt ngày vi khuẩn nó lây vào người con mất. Trước khi tắm chuẩn bị kĩ khăn bông để lau người sau khi tắm xong, buống tắm đừng để gió lùa, xả sẵn một chậu to nước ấm, pha vào 1 chén rượu gừng (cho cả bã gừng vào càng tốt), rồi tắm bằng gáo, đừng kì cọ quá nhiều, chỉ dùng khăn mềm thôi, 5 phút là phải tắm xong rồi, dù sao phụ nữ sau sinh rất yếu nên cũng phải cẩn thận như thế nhé.

trước mình đẻ thằng lớn sau khi ở Viện về nhà mẹ chồng pha rượu gừng cho mình rồi xoa khắp người, bác sỹ nói xoa như thế nó làm xe lỗ chân lông, ko để cho khí độc ngấm qua lỗ chân lông vào người, với lại xoa như thế sau này bạn tha hồ tắm nước lạnh vào mùa hè mà ko bị nổi da gà, không bị ghê người ý
Mình thấy tác dụng rõ rệt đấy, vì mình sinh 2 đứa, đứa lớn giờ 8 tuổi, đứa thứ 2 giờ 3 tuổi rồi, mùa hè tắm nước mát vô tư, trong khi đó ở cty có mấy em 83 - 84 cũng đẻ 2 lứa rồi mà giờ thời tiết nóng 36-37độ các em ý vẫn phải tắm nước nóng ạ.
Nếu bạn bị cảm cúm, hắt hơi sổ mũi, tắm gội xong cũng nên xoa rượu gừng khắp người cho cơ thể nó nóng lên rất tốt.
Rượu gừng ngâm để càng lâu càng tốt mà, tết đến lấy rượu gừng ra mà tẩy bóng để nấu canh, nhiều tác dụng lắm

Vụ xoa bóp bằng rượu gừng cho người bình thường thì mình thấy các bà trung niên hay áp dụng lắm, nhưng xoa bóp cho người mới sinh thì chắc là không nên rồi vì lúc này thành mạch của sản phụ còn non yếu thì sợ sau này nổi gân đấy (tất nhiên có người nổi có người thì không)

Lúc trước mình sinh mổ ở PSTW thì sau 5 ngày nằm viện về mình đã tắm bằng rượu gừng rồi. Làm theo hướng dẫn của cô y tá già đấy, trước khi tắm phải đóng kín các cửa tránh gió lùa, xả đầy một chậu nước ấm, pha vào đó 1 chén rượu ngâm gừng, có cả bã gừng. Sau đó mới cởi quần áo tắm thật nhanh trong vòng 3 đến 4 phút thôi là phải lau khô người mặc quần áo vào ngay. Lúc đó mình sinh là mùa hè nóng khủng khiếp, tắm xong thấy khỏe khoắn sảng khoái hẳn ra đấy.
Các mẹ chú ý tắm một hôm, gội đầu một hôm khác nhé, không thì nếu ai yếu dễ bị cảm vì ngâm nước lắm đó.

Nhắc đến rượu gừng - nhà em hiện có một can 20L - chắc đủ dùng suốt cả mùa đông năm tới. Mẹ đẻ em rất tin tưởng vào loại rượu này, mùa đông cụ rất hay tắm và ngâm chân bằng rượu gừng - vừa ấm người lại nhiều tác dụng. Em đẻ xong cũng thường xuyên tắm nước rượu gừng - đến tận hai, ba tháng sau đẻ (thi thoảng mới tắm sữa tắm). Bố thằng cu nhà em thường xuyên đi làm về muộn vào mùa đông cũng rất thích ngâm chân nước gừng - dễ chịu, dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn. Thằng cu nhà em thi thoảng vẫn cho lau người nước gừng vào mùa đông. Tóm lại là cả nhà em dùng rượu gừng thường xuyên vào mùa đông. Gừng thì chọn gừng vàng tươi nhỏ - không chọn gừng củ to quá - chọn rượu trắng vừa tiền. Gừng mua về rửa sạch, phơi khô, giã nhỏ, cho vào rượu, có điều kiện thì chôn xuống dưới đất khoảng 30 -40 ngày (bà ngoại nhà em toàn làm thế), còn nhà em thì cứ ngâm thôi, lúc nào cần lại lôi ra dùng. Tóm lại là vote cho rượu gừng....

Đồ trẻ em:
Em cũng hay mua cho Cún đồ dệt kim Đông Xuân và Hanoisimex, vừa rẻ vừa tốt, thấm mồ hôi, mà mẫu mã cũng đẹp lắm . Ngoài HN nhiều vô biên.

sữa chua tốt cho phụ nữ sau sinh

Mình vừa sinh xong ở bênhij viện là ôx mua sữa chua cho mình ăn liền. Mình hỏi bs bả ăn được nên ăn luôn. Mình ăn và đi ngoài tốt , sinh xong chẳng tháy bón chut nào, con đi nhiều nữa là.

Sữa tươi nào tốt?

Mình từng đi dịch cho sữa Mộc Châu, gặp 1 chuyên gia của Pháp trong lĩnh vực sữa, họ nói trong tất cả các loại sữa của Việt nam thì sữa Mộc Châu là chất lượng hơn cả. Từ hồi đó mình tin dùng MC nhất. Ko quảng cáo đâu nhé, các mẹ đừng ném đá . Mình cũng hay mua ở Cát Linh, nhưng chất lượng phục vụ không được tốt lắm các mẹ nhỉ?

Thời gian làm nóng của lò viba rất nhan lên chả sợ mất chất đâu, nhà mình mua sữa bò tươi của nông dân về tự đun thanh trùng để tur lạnh, khi cho con uống thì cho vào lò, 50s cho 1 cốc 220ml là đủ ấm. Cả nhà vẫnc hơi thế, vẫn thấy ổn.
Hehe được lời như cởi tấm lòng, mình sẽ dùng lò vi ba chứ ngâm nước nóng thì lâu lắm. Sữa cho con đây chỉ cần cho hết lạnh mà ngâm nước nóng vừa rót từ bình thuỷ điện ra cũng phải mất cả 10 phút, cu cậu cáu cả lên, nói gì đến sữa cho mẹ uống 1 ly nhiều gấp đôi. Cảm ơn mẹ nó nhé!

Có nhất thiết uống sữa bầu khi đang cho con bú ?

Mình vừa sinh bé được 2 tháng, bé bú mẹ hoàn toàn. Chồng mình cứ bắt buộc mình uống sữa bầu cho em bé có đủ chất, nhưng mình uống không nổi do rất ngán và cũng rất khó uống.
Dù mình không uống sữa bầu nhưng mỗi ngày mình đều uống 1 viên thuốc bổ obimin và uống sữa tươi. Mình nói hoài mà chồng mình không chịu hiểu, cứ nói sữa bầu mới cung cấp đủ chất.

Mỗi người có 1 quan điểm nhưng ý kiến của mình là ko nhất thiết phải uống sữa bầu (vì mình ko thích sữa hehe). Mình chỉ cần đa dạng thức ăn theo đủ tháp nhu cầu dinh dưỡng là được rồi.
Mình ko uống sữa mà chỉ uốgn thuốc BS cho + multiprenatal (1v/ngày, vẫn uống tới bây giờ).

thật ra uống sữa tươi là ok rồi,o Mỹ và những nc châu âu không có bà bầu nào uống sữa bầu đâu,tất cả các siêu thị cũng kô tháy bán sữa bầu ,chỉ có á châu mình thôi,thật ra sũa bầu wa chế biến nhièu nên ko tốt như sữa tươi đâu và nóng nữa,mình có thai đến hết thai kỳ vẫn uống sữa tươi thôi,sữa bầu là do các nhà sản xuất làm ra để kiếm tiền thôi.sữa bầu chỉ thêm 2loạidinh dưỡng vào nên khác với sữa bột thường.làm mình khó tiêu thêm,nếu ko uống dc thì uống sữa tuơi di nhé.

Các mẹ nói đúng đấy em ạ! Sữa bầu thực ra do được quảng cáo quá mức làm cho mọi người nghĩ là nó tốt hơn cả sự thật.

Thực ra các nước Châu Âu mà các nước phát triển không có bán sữa bà bầu sữa bột thì cũng rất hiếm. Ngược lại sữa tươi hạn ngắn ngày lại được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến. Trong thời gian mang thai mẹ nên ăn uống đủ chất và uống sữa tươi là tốt nhất. Sữa bột dù sao cũng có chất bảo quản và chất chống đông và nhiều hóa chất khác không thể tốt bằng sữa tươi được em ạ.

Sau khi sinh xong mẹ muốn có nhiều sữa cho con bú thì không nhất thiết phải uống sữa bà bầu chỉ cần ăn uống đủ chất uống thêm vitamine uống nứơc hoa quả tinh thần thật thoải mái vui vẻ cho con bú thật nhiều là sữa sẽ tràn trề.

Ăn uống cũng vậy món gì hợp khẩu vị dễ ăn thì có thể ăn chứ không nhất thiết nghe ai nói cái gì tốt mà mình không thể ăn được cứ cố gắng nhắm mắt nhắm mũi để ăn rồi không có cảm giác ngon miệng cũng sẽ tạo cho mẹ cảm giác căng thẳng vì thế mà phản xạ tiết sữa cũng sẽ giảm.

Ngay cả cháo móng giò cũng vạy nếu em thấy thích ăn và dễ nuốt thì có thể ăn nhưng nếu thấy ngán hoặc không thích thì có thể ăn cháo tôm cháo cá cháo thịt thay thế cũng tốt rồi.

Ăn uống cũng nên khoa học thì tốt hơn. Trong quá trình mang thai có những mẹ cố gắng nhắm mắt nhắm mũi uống ngày 3-4 cốc sữa bà bầu làm mẹ tăng cân quá nhanh con cũng to nhanh vì vâỵ khó đẻ thường và có những mẹ khi mang bầu do ăn uống nhiều sữa bầu đã bị tiểu đường khi mang thai và con to quá sau khi sinh cũng bị giữ lại viện để theo dõi.

Vì vậy chịu khó tẩm bổ thì rất tốt nhưng cũng phải đúng cách nếu không sẽ phản tác dụng.

Sau khi sinh có phải uống Canxi ko?

Nguyên văn bởi lenafrance Xem bài viết

Các chị ơi cho lena hỏi chút , thế uống những thứ thuốc đó có ảnh hưởng gì ko ?

Không sao đâu, sau khi sinh xong vẫn phải bổ sung Calcium cho mẹ và bé. Calcium là 1 loại vitamin, chắc chắn dùng Ok cho mẹ và bé, nhưng cũng không có nghĩa là uống thoải mái hộp này sang hộp khác đâu nhé Tốt nhất là uống 1 hộp xong rồi hỏi ý kiến bác sĩ xem có cần uống tiếp hay sau bao lâu thì có thể uống tiếp. Calcium cũng có nhiều nhãn hiệu, của ngoại hay của nội đều có, có bán ở tất cả các tiệm thuốc tây. Phổ biến nhất là nhãn hiệu Calcium Corbière (Pháp)


Uông canxi mà không kèm vitamin D thì chưa chắc đã tốt đâu vì cơ thể hấp thu được canxi là nhờ có vitamin D mà. Tháng trước mình sinh ở Việt Pháp có hỏi bác sĩ là sau sinh co cần uông canxi không, bác sĩ nói là uống canxi nhiều mà không kèm vitamin D thì sẽ bị sỏi thận đấy. Tốt nhất là hỏi bác sĩ ấy. Bác sĩ trong VP kê cho mình uông Obimin (bao gồm đủ các laọi vitamin, sắt, acid folic.....), ngày 1 viên.





































































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét