Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

WTT - Chuẩn bị mang thai

Mở đầu là bài của mẹ Uyên my. Chia sẻ kinh nghiệm khi mới 2 vạch nhé Có điều này chị muốn dặn lại các em mới cấn thai. Tuy hơi lạc đề, nhưng các em đều từ topic này đi ra. Xin ghi nhớ thật kĩ giùm chị nhé

-Khi chính thức biết mình mang thai rồi, các em nhớ đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên giùm chị . Tránh đi xa, tránh đi đường dằn xốc.

-Giảm áp lực tinh thần khi mang thai. Tránh nóng giận, bực mình, nên luôn tạo tâm trạng thoải mái vui vẻ sẽ tốt hơn cho con. Tránh đọc sách báo, xem tin tức rùng rợn, giật gân, sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần mẹ và bé.
Về vấn đề Thực Phẩm:

-Kiêng đu đủ, rau răm, rau ngót, nước dừa, cam thảo và các loại nước mát. Kiêng ăn trái Sơn Trà, vì sẽ gây co thắt tử cung dễ sinh non. Không ăn trái đào và long nhãn vì dễ gây xuất huyết trong thai kì.

Không ăn cua trong 3 tháng đầu của thai kì. Không ăn vi cá mập, cá ngừ, cá thu, cá kiếm…. vì trong thịt các loại cá này có chứa hàm lượng thủy ngân cao, rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Thức hiện phương châm, ăn chín, uống sôi để tránh nguy cơ nhiễm giun, sán. (Giống các em bé trong nhà trẻ nhỉ? ).

- Không ăn các thức ăn có sử dụng phèn chua như Quẩy, các món dưa muối chua…. Vì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
-Tránh các món ăn gây nặng bụng, các món chiên, xào nhiều dầu mỡ, không ăn các món ăn quá béo. Tránh các món nướng, xông khói, các món ăn có quá nhiều các loại gia vị.

-Tránh ăn ngải cứu nhất là khi đang động thai. Ngải cứu có thể làm sẩy thai ngay lập tức..

-Kiêng ăn mặn để tránh phù thủng, tăng huyết áp đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn tới nhiễm độc thai nghén.

-Nếu thai phụ có tiền sử huyết áp thấp thì có thể ăn mặn 1 tí, tuy nhiên với liều lượng vừa phải.

-Tránh ăn gan động vật quá nhiều vì trong gan có nhiều Vitamin A, quá liều có thể gây dị dạng thai nhi. Tránh ăn đồ hộp chưa qua hâm nóng lại.

-Tránh ăn quá ngọt để tránh nguy cơ tăng cân quá mức hoặc tiểu đường cho mẹ và thai nhi.

Về Thức uống:

-Tránh các thứ kích thích, tránh bia rượu, thuốc lá.. Chất cồn trong rượu khi đưa vào máu có thể gây ngộ độc rượu, gây dị tật cho thai nhi, làm tăng tỉ lệ sinh non và thai chết lưu trong bụng mẹ. Thuốc lá có thể gây dị dạng thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì, mẹ hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu, dị dạng hoặc sẩy sớm.

-Riêng trà, cà phê, coca, socola… thì chỉ uống khi cần thiết. Tuy nhiên với liều lượng vừa phải. Uống nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tăng nhịp tim, tăng áp lực máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn đến sẩy thai và sinh non.

Về Kiêng Cữ:

-Tránh xa các thú nuôi trong nhà, như mèo, chó…. Lông chó, mèo có thể gây dị ứng trong quá trình mang thai. Phân mèo có thể mang vi khuẩn Toxoplasmosis rất nguy hại đối với thai nhi.

-Tránh thức khuya.

-Tránh để táo bón. Có thể uống 1 lít nước vào buổi sáng sớm, trước khi ăn sáng để ngừa táo bón. Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi rửa sạch.

- Không sờ đầu ti, xoa nắn ngực và bụng trong suốt thời gian mang thai vì sẽ gây co thắt tử cung, dẫn tới động thai, sẩy thai hoặc sinh sớm.

-Tránh uống thuốc Đông y trong 3 tháng đầu của thai kì. Vì thuốc bổ quá đôi khi cũng dẫn đến động thai, gây xuất huyết AĐ và sẩy sớm.

--Hai vc nên tuyệt đối kiêng quan hệ trong thời gian đầu, ít nhất trong 1 tháng đầu sau khi biết tin có thai (cái này rất nguy hiểm, chị nhận được 6/10 tin động thai của các em gái đều từ lý do gặp chồng đêm trước ). Sau 2-3 tháng thì có thể quan hệ bình thường, tuy nhiên cần nhẹ nhàng hơn xưa

-Không có khái niệm máu báo khi mới cấn thai! Ra máu luôn là hiện tượng bất thường và là nguyên nhân gây động thai hoặc sẩy sớm. Dấu hiệu động thai thường chỉ là một hoặc vài giọt máu tươi. Vì thế các em cần cố gắng mặc quần lót màu sáng, luôn chú ý dịch AĐ, nếu có màu khác thường hay ra máu hồng, đỏ, nâu thì cần đi bs gấp Đừng nghĩ rằng đó là máu báo và mọi việc sẽ ko sao. Thật sự ra máu trong giai đoạn đầu thai kì rất nguy hiểm. Nếu không chú ý có thể dẫn tới sẩy thai cực nhanh.

-Nếu chẳng may ra dịch nâu đỏ hay hồng nhạt, tuyệt đối tránh đi lại, cần khám bs để được hỗ trợ thai kì, sau đó cố gắng nghỉ ngơi tối đa. Nằm nghỉ trên giường, chân gác lên gối. Ăn cháo cá chép, uống sữa đậu nành để giúp an thai. (Lưu ý là sữa đậu nành chỉ nên uống trong 3 tháng đầu của thai kì, sau đó ko nên uống quá nhiều)

-Thông thường, nếu chẳng may bị động thai và khéo giữ gìn thì mẹ và thai nhi sẽ phục hồi trong 3-5 tuần. Vì thế điều cần thiết ở đây là sự kiên nhẫn.

-Có thai đã khó, giữ thai cũng rất khó. Nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì, tỉ lệ sẩy tự nhiên cực kì cao. Vì thế mong các bà mẹ tương lai lưu ý giùm chị nhé .

LỊCH SIÊU ÂM CHO BÉ

Lần 1'; Tuần thứ 5
- Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)


Lần 2'; Tuần thứ 8
- Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)


Lần 3'; Tuần thứ 12
- Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)


Lần 4'; Tuần thứ 16
- Siêu âm 2D
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Xét nghiệm máu (Tripple test)
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống canxi, sắt và magie B6
- Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần)


Lần 5'; Tuần thứ 20
- Siêu âm 2D
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
- Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)


Lần 6'; Tuần thứ 22
- Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
- Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)


Lần 7'; Tuần thứ 26
- Siêu âm 2D
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
- Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)


Lần 8'; Tuần thứ 30
- Xét nghiệm máu, thử tiểu
- Làm thủ tục đăng ký đẻ
- Tiêm phòng uốn ván (AT1)
- Khám thai, siêu âm 2D
- Uống vi chất dinh dưỡng
- Uống canxi, sắt
- Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh


Lần 9'; Tuần thứ 32
- Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
- Khám thai
- Thử tiểu
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt


Lần 10'; Tuần thứ 34
- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Tiêm phòng uốn ván (AT2)
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt


Lần 11'; Tuần thứ 36
- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt


Lần 12'; Tuần thứ 38
- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt


Lần 13'; Tuần thứ 39
- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt


Lần 14'; Tuần thứ 40
- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

* Vitamin E:
-Uống sau bữa ăn sáng (là tốt nhất), ngày một viên
-Nếu uống với vitamin tổng hợp (như obimin, procare, prenatal...) thì uống hai loại này cách nhau 1 tiếng sau khi ăn
-Sau một tháng thì dừng 1-2 tuần rồi mới uống tiếp
-Có thể uống cho đến hết 3 tháng đầu bầu bí
-Nên uống vitamin E thiên nhiên dạng nguyên gốc để hấp thụ tốt nhất (cách nhận biết: xem thành phần ghi trên bao bì: D-α-tocopherol=>dạng nguyên gốc)
- Một số loại mọi người hay dùng: ENAT 400, PHILVITA E, TOCONAT
* Cách tính ngày dự sinh:
Lấy ngày đầu KCC làm mốc + 7, tháng có kinh -3
* Cách tính dự đoán ngày rụng trứng:
Độ dài chu kì kinh - 14 ngày

Tổng hợp những điều kiêng cữ cho phụ nữ mang thai - sau sinh - cho con bú

1. PHỤ NỮ MANG THAI
- không được uống nước rau ngót xay sống (làm sảy thai)
- không được ăn quá nhiều ngọt (bị tiểu đường), quá mặn
- không được ăn nhãn (đặc biệt là long nhãn), quả đào, sơn tra (táo mèo), thức ăn xông khói / nướng, gan động vật (ăn nhiều), quẩy, nước cola, rau chân vịt (cải bó xôi), cải thảo, khoai tây mọc mầm, măng (măng tre, măng tây)
- không được ăn gỏi sống, trứng sống, đu đủ xanh, lô hội, nhân sâm, nhân trần, tỏi, gừng, ớt, patê, các loại cá biển nước sâu (cá mú, mập, ngừ, kiếm, thu, trích …)
- không được ăn lạc (đậu phộng) (dễ bị dị ứng)
- không được uống rượu, chè đặc, cà phê và hút thuốc lá
- không được tự tiện uống thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ
- không được làm việc quá sức, mang vác nặng, đứng quá lâu hoặc đứng quá lâu một tư thế
- không được xoa bụng và xoa đầu ti (sinh non)
- không được tắm đêm, tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh
- không được đi giày cao gót
- không được nhuộm tóc
- không được chơi với chó mèo
- không được nằm giường có đệm mềm
- không được tắm nắng
- không được để bị đau mắt, táo bón
- không được ngồi xổm
- không được dự đám tang (bị nhiễm lạnh)
- không được thông báo là có bầu sớm (trong 3 tháng đầu)
- không được vắt khăn lên vai (dây rốn quấn cổ)
- không được với tay
- không được đan len, sợi
- không được đeo dây chuyền, vòng cổ
- không được nhảy qua mương, rãnh, cống
- không được cắt tóc

PHỤ NỮ SAU SINH
- không được ăn nhạt
- không được ăn rau cải xanh, rau đay
- không được ăn đồ biển, đồ muối, thịt trâu
- không được dùng nước lạnh
- không được tắm gội lâu và cùng một lúc đặc biệt là tắm bồn
- không được để hở bụng, lạnh mình
- không được nằm quạt số lớn, ra ngoài gió lùa
- không được nằm dang chân
- không được (xin lỗi cả nhà trước) rặn khi đi đại tiện
- không được nói chuyện to, nói quá nhiều, quá nhanh
- không được xem ti vi
- không được đứng ngồi quá nhiều, đặc biệt là ngồi xổm, cúi lom khom
- không được làm việc, mang vác nặng
- không được vắt khăn, giặt giũ, cầm chổi quét nhà… làm những việc phải sử dụng lực của tay
- không được chải đầu, cắt tóc

PHỤ NỮ ĐANG CHO CON BÚ
- không được ăn cua đồng
- không được ăn rau nhút (rau rút), măng, cà muối, dưa muối, lá đinh lăng, dâu tây, xả
- không được ăn sống đu đủ xanh, trái cây chua
- không được ăn lạc (đậu phộng)
- không được ăn sô-cô-la nâu
- không được ăn đồ tanh (cá mè, thịt trâu, lươn), ăn đồ cay (tiêu, ớt, cà ri, hành tây, quế…), đồ có vị nồng (tỏi, mù tạt…), nhiều dầu mỡ
- không được ăn uống đồ lạnh (nước đá, kem…), đồ sống
- không được hút thuốc lá, uống các chất gây kích thích, chứa cồn (rượu, cà phê, trà, sô-đa…)
- không được tự ý dùng thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ (phải hỏi thật kỹ kỹ trước khi uống)
- không được sờ vào cành dâu ta

không được nằm dang chân:sau này sẽ bị đánh hơi qua cửa mình.cẩn thận nhé cái này rất nhiều người bị rồi đó. không đc rặn khi đi đại tiện:có thể sẽ bị sa dạ con.
Mình thấy bạn giải thích đúng đó. Hồi mới sinh xong mình cũng được BS dặn là nằm khép chân để em bé của mình co lại, sau này không bị rộng hoác ra, đi lại cũng bước từng bước nhỏ thôi; đi đại tiện không được rặn, nếu táo thì phải mua thụt tháo về dùng chờ lúc nào thật buồn mới đi kẻo rặn dễ bị sa dạ con.

CÁC MỐC SIÊU ÂM QUAN TRỌNG CỦA THAI KỲ
(trích Nhà Uyên My)


- Thử que 2v mới đi thử máu, kết quả HGC trên 25 là có thai. (cũng có trường hợp hy hữu 0,01 Beta mà cũng có thai nhen!)

- Chậm kinh trên 10 ngày mới được đi siêu âm lần đầu tiên xem Thai về tử cung hay chưa. Ko nên siêu âm sớm gây tâm lý hoang mang lo sợ. Đau bụng râm ran là hiện tượng bình thường khi mang thai. Do thai đang làm tổ trong tử cung của mẹ. Trong vòng 2 tháng đầu hiện tượng này vẫn còn và sẽ đỡ dần sau đó.

- Từ tuần thai 7 đến 8 tuần : siêu âm nghe tim thai, (hạn chót nghe tim thai là 9 tuần) (9 tuần là tuần tuổi thai, còn theo CKKC là 11 tuần nha!)
- Tuần 12 của Thai kỳ : Siêu âm 4 chiều : Kiểm tra hình thái Thai, đo Độ mờ da gáy, dưới 3mm là bình thường. Trên 3mm phải làm Trip test. Kiểm tra nước tiểu
- Tuần 17 kiểm tra Triptest ( với thai có Độ mờ da gáy trên 3mm, mẹ trên 35 tuổi)
- Tuần 18 : siêu âm 4 chiều với người 12 tuần Độ mờ da gáy trên 3mm có làm Trip test, 2D với các mốc thai bình thường còn lại
- Tuần 22 : Siêu âm 4 chiều : Chuẩn đóan hình thái thai
- Tuần 28 : Siêu âm 2D kiểm tra thai theo định kỳ. Kiểm tra Đường huyết. Tiêm Vat mũi 1
- Tuần 32 : Siêu âm 4 chiều : Chuẩn đoán hình thái tòan thể thai, cân nặng, ngôi thai..Tiêm Vat mũi 2..vv


LƯU Ý CHO BÀ BẦU

- theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe của con khi còn trong thai kỳ. Đọc kỹ kết quả siêu âm. Nhịp tim thai bình thường của bé trong những tháng cuối là khoảng 133 đến 125 lần/ phút. Thấp hơn là phải định hướng ngay.

- nếu bác sỹ mình đang theo, không phải Bác sỹ của bệnh viện mình chọn để đẻ, thì cần báo bác ấy mình sinh BV nào để bác ấy liên hệ thủ tục, vào là đẻ ngay, kg phải chờ làm thủ tục hay XN nữa.

- nếu chị em nào sinh thường, thì không cần "vệ sinh" ( wax) trước. Đồng thời nên đi tới lui trước cho dễ đẻ, kg nên ngồi 1 chỗ nhiều. Dặn kỹ bác sỹ của ca đẻ: nếu tử cung không nở, hoặc lúc sinh không rặn nổi thì phải hỗ trợ ngay. Tránh để bé ngạt. Bạn mình vỡ ối rồi mà tử cung nở chậm, cứ bắt đi tới lui hoài cho dễ sinh, nên cuối cùng thấy kg nở nữa, chỉ định mổ luôn, thì mọi chuyện đã muộn.
Còn chị em nào tính sinh mổ, thì trước khi vào An Sinh, nên "vệ sinh" trước, để tránh mất thời gian cho thao tác này.

- đi đâu cũng phải mang theo sổ khám theo dõi thai kỳ của mình. Để có khi đang đi ngoài đường mà vỡ ối, hoặc ngất... người ta đưa vào BV, bác sỹ xem ngay sổ của mình sẽ biết tình trạng mình, mà cứu kịp. Nhất là kết quả XN máu, Kết quả Siêu âm phải luôn mang theo bên mình.

- những tháng cuối, phải thăm khám, siêu âm thường xuyên để biết tình trạng con. Bé quay đầu rồi, nhưng có trường hợp gần sanh lại quay đầu ngược lại. Mẹ kg biết con thai ngược, cứ phơi phới cho là con bình thường.
Nên đến cơ sở có máy siêu âm rõ. Vì như vậy mới biết được con có thiếu ối kg, có nhau quấn cổ kg....

- khi đi sanh, cần mang giấy CMND bản chính và bản photo, Thẻ Bảo hiểm Y tế bản chính và bản photo, 1 bản Photo Hộ Khẩu để làm giấy chứng sanh. Trong túi xách cá nhân cần có 1 gói kẹo nhỏ ( đề phòng hạ đường huyết đột ngột, nhất là các chị bị đau lâu như mình), vài băng vệ sinh Mama phòng vỡ ối, 2 cái quần lót loại xài 1 lần, 2 băng vệ sinh loại có kỳ hàng tháng. Điện thoại, và tiền đã đổi sẵn ( để "đi trước" cho ca mổ).

CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SƠ SINH TRONG THÁNG ĐẦU TIÊN – PHẦN 1
Đồ dùng cần chuẩn bị trước khi sanh:

+ Cần thiết:
- Ngâm rượu Gừng càng sớm càng tốt.
Rượu Gừng: nướng sơ nửa ký Gừng già, đập dập. Bỏ vào hủ thủy tinh có chứa khoảng 1 lít rưỡi rượu Trắng loại tốt (nếu muốn đặc thì 1 lít rượu)
- Mua sẵn chè vằng. (kg có chè tươi, thì mua chè túi lọc cũng được) loại này giúp lợi sữa, đẹp da, đẹp dáng.
- Mua 1 bộ liệu trình Dao Spa Mama 6 chai để xông tắm khi ra tháng, hoặc mua lá dược thảo cũng được. – Mẹ nào kg thích kiêng tắm trong tháng, thì mua sữa tắm, dầu gội khô có bán tại Medicare hoặc Luni shop dùng 1 tuần 1 lần.
- May 1 túi vải Jean dày 2 lớp để chườm muối hột rang nóng ( túi này có thể may bằng cách cắt ống quần jean cũ, độ dài bằng chiều dài ngang bụng, may dây kéo để tiện bỏ muối rang vào)

CHĂM SÓC BÉ:
Sinh thường nằm viện 2-3 ngày. Sinh mổ nằm việm 5 ngày.

Về nhà, bé còn nhỏ, cuống rốn chưa khô. Gia đình nào có người kinh nghiệm chăm thì kg sao. Còn kg có ai rành, thì nên nhờ Hộ lý trong Bệnh viện đến nhà tắm cho bé và chăm sóc vết may cho Mẹ. Giá dịch vụ này từ 90.000 – 150.000/ lần/ngày.

Việc này cần thiết, vì nhiều bé hình thái rốn hơi khó chăm. Thay vì rụng rốn vài ngày là khô, nhưng các bé đó có chồi rốn ẩm, phải dùng Nitrat Bạc chấm vào cho bé mau lành, mà Nitrat Bạc thì chỉ dùng dưới sự giám sát của người có chuyên môn thôi.

Nên cho bé và Mẹ phơi nắng sớm


CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SƠ SINH TRONG THÁNG ĐẦU TIÊN – PHẦN 2

CHĂM SÓC MẸ:

Kiêng cữ:

- Hạn chế tối đa chạm nước
- Tránh ra gió sớm.
- Không dùng bàn chải đánh răng.
- Hạn chế chải đầu sớm.
- Không ăn đồ chua, đồ tanh, đồ lạnh, dầu mỡ.
- Không ăn thực phẩm nặng mùi gây biến mùi sữa Mẹ
- Hạn chế dùng phone, nói nhiều.
- Không nằm giường quá mềm, hại xương sống
- Hạn chế ngồi, đứng nhiều
- Không nên XXX sớm.
- Không nên ủ quá kín, phòng quá bưng bít, tối.
- Không nên xông hơ bằng than vì dễ hít khí độc
- Không khiêng vác nặng.
- Sinh xong dễ stress, vì vậy cố gắng học cách “lơ” chuyện gì kg thích nghe.

Xông hơ – xông tắm:

- Mẹ sinh xong phải kiêng nước 1 tháng. Vì vậy hang ngày muốn khử mùi “bà đẻ” tiết ra, nhất là mùa nóng. Thì buổi trưa, lau sơ mình, mặt, … bằng rượu gừng pha tí xíu nước nóng. (rượu sẽ nhanh bốc hơi nước trên da, giúp da kg bị lạnh.
- Hơ nóng tay, áp mặt, lăn mắt bằng trái chanh tươi hơ nóng cho sáng mắt.
- Sinh thường, khi còn tiết sản dịch, bác sỹ khuyên kg nên ngồi xông “cô bé”, dễ gây rong huyết.
- Buổi sáng muốn sạch miệng mà kg được dùng bàn chải thì dùng gạc rơ lưỡi của bé, thoa kem đánh răng trẻ em chà nhẹ. Hoặc dùng listerin súc miệng, nhưng dùng ít, kẻo bạc hà cay, làm ê răng sau này.
- Khi ra tháng, nên mua lá thảo dược về đun sôi, trùm mền xông cho ra mồ hôi. Dùng nước lá nóng để tắm sơ qua. Hoặc mua bộ Dao Spa Mama 1 liệu trình 6 chai (mình dùng cái này, và thấy tiện vô cùng, hiệu quả cũng tốt nữa) cách dùng thì đọc phần hướng dẫn in trên vỏ hộp.

Nói nhỏ nha! Bí kíp cho “cô bé”:

Sinh thường, cùng với vết khâu tầng sinh môn sẽ làm “cô bé” kém hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu biết cách, đây cũng là dịp làm cho “cô bé” như “còn son”.

- Lúc vào sanh, phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ, không rặn sớm, làm rách te tua thì mệt lắm.
- Nếu sinh lần thứ nhất thì kg nên may thẩm mỹ, vì mất tiền nhiều, mất thời gian, mà lần sau lại bị cắt tiếp (sinh thường). Nếu xác định kg sinh thường nữa thì may thẩm mỹ luôn.
- Chọn bác sỹ “tay nghề” cao, may khéo. (VD: An SInh có Bác Tiếng Thanh, Bác Huỳnh Thị Trong – trưởng khoa)…
- Khi may xong về, vệ sinh cẩn thận tránh viêm nhiễm. Chị em nào thuê hộ lý tắm bé thì có kèm dịch vụ chăm sóc vết may cho Mẹ hang ngày luôn.
- Theo các bà xưa thì xông muối hột, ngâm phèn chua cho mau khít. Nhưng ai thấy làm biếng quá thì có thể làm cách tiện hơn: dùng dung dịch Dạ Hương vệ sinh (thành phần có muối, axit lactic…) – mình vote cho lại này hơn là Lactacyd (khô da) và Care free.
- Khi vết may vừa kéo mặt, hang ngày tập ngồi ép nhẹ “cô bé” trên 1 cái gối mềm.( kg ép mạnh sẽ bung chỉ. ) Việc ép nhẹ hang ngày sẽ giúp phần may đàn hồi tốt, khi lành sẽ kg bị kéo căng. Vết may mềm mại hơn. (giúp ích XXX sau này đó nha!)
- Kiêng ăn gà, bò, hải sản, rau muống… làm lồi vết may. Nếu kiêng tốt thì sau 3 tháng, vết may chỉ còn 1 đường mảnh như cọng chỉ, nhìn sơ cũng kg thấy.
- Tập bài Kegel mỗi ngày để mau hết sản dịch và giúp cho XXX thú vị hơn
- Khi bắt đầu XXX trở lại, nên dùng BCS (gel – nếu cần), để “cô bé” thích nghi dần

Bí kíp trở thành “gái 1 con” với da đẹp – dáng mau hồi phục:

Thời gian ở cữ, và sau sinh da non, nhìn mịn màng, trắng hơn. Muốn duy trì và làm đẹp hơn, thì:

Bí kíp trở thành “gái 1 con” với da đẹp – dáng mau hồi phục:

Thời gian ở cữ, và sau sinh da non, nhìn mịn màng, trắng hơn. Muốn duy trì và làm đẹp hơn, thì:

- Giã nghệ tươi lấy nước pha mật ong uống mỗi buổi sáng, trước khi ăn.
- Xông nước muối cho mặt săn chắc, không bị phù mặt sau sinh.
- Xông mặt bằng rượu gừng nóng giúp lỗ chân lông khít, máu huyết lưu thông, da dẻ hồng hào.
- Uống Chè Lá Vằng hang ngày giúp thải bớt mỡ thừa bám thành ruột, mau hồi phục dáng. – Mình uống kèm Chè Lá Vằng ( buổi sáng) và Cây Lampe (của người Khmer) buổi trưa, chiều. ra tháng, mình xuống 20 ký, nhưng kg bị mất sức, vẫn cho bé bú đều đặn, Misa 1 tháng đầu lên 1 ký rưỡi. Mẹ ăn ngon miệng, ngủ tốt. Bé lên cân, đi phân đẹp.
- Muốn “có eo”, thì ăn cơm chia làm nhiều bữa, kg ăn dồn 1 lúc quá nhiều. ăn xong nằm sấp 15 phút. Rồi chườm muối hột, gừng rang nóng.
- Chế độ ăn đầy đủ chất, rau xanh nhiều. Nhất là rau ngót để mau tống sạch sản dịch.
- Cho bé bú Mẹ rất mau lấy lại dáng.

Lợi sữa:

- Ăn đủ chất – ngủ đủ giấc
- Cho bé bú đều đặn.
- Massage chườm ấm ngực trước khi cho bú.
- Uống chè lá vằng
- Uống sữa.
- Nếu quá ít sữa thì mua thuốc lợi sữa Bokymilk hoặc Mother Love dùng hang ngày.
- Ăn tẩm bổ bằng móng giò, đu đủ xanh. Hoặc nấu móng giò mít non. Hay Rau lang luộc.
- Cũng có thể dùng bài thuốc được nhiều chị em vote: cơm rượu nấu ngô nếp, xương heo.


Chăm sóc sau Sinh mổ:

- Kiêng ăn gà, bò, hải sản tôm cua… rau muống, nước tương…. Làm lồi sẹo vết may
- Uống nước rau ngót xay hoặc ăn canh rau ngót cho tống dịch
- Đi bộ nhẹ để tránh dính phần bụng bên trong vết may.
- Tránh khiêng vác nặng
- Vết mổ vừa kéo mặt, muốn mau liền sẹo thì mua Dầu Mù U (5000 đồng / chai) ở nhà thuốc tây, thoa vào hàng ngày. Vết may sẽ mềm, liền sẹo, sát khuẩn tốt. Màu da vết may cũng nhạt bớt.

Kinh nghiệm khi đi chụp Tử cung - Vòi trứng

(Kinh nghiệm bản thân iem, iem không cóp từ đâu na)
Mình theo khám ở Bác sĩ Lan - 193G Bà Triệu và chụp TC-VT ở 52C Hàng Bài

Chụp tử cung - Vòi trứng là chỉ định thường có trong điều trị vô sinh - hiếm muộn để biết 2 vòi trứng có thông hay không.

1. Điều kiện chụp tử cung - vòi trứng:

- Chụp tử cung vòi trứng được chụp từ ngày sạch kinh (sạch kinh hoàn toàn, không rong kinh) cho đến ngày thứ 12 chu kì để chắc chắn rằng bạn đang không có thai vì chụp tử cung - vòi trứng trong khi đang mang thai hoàn toàn không tốt.

- Bạn phải được khám phụ khoa trước khi chụp nhằm đảm bảo bạn không bị viêm nhiễm. Vì nếu bị viêm nhiễm mà chụp TC -VT thì sẽ làm tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng hơn. Thường thì nơi chụp TC - VT sẽ kiểm tra cho mình. Hoặc bác sĩ chỉ định chụp sẽ khám trước để đỡ mất thời gian.

2. Chuẩn bị trước khi chụp

- Trước khi chụp 1 ngày bác sĩ cho mình uống thuốc kháng sinh và chống viêm (để chống viêm nhiễm trong quá trình chụp và sau khi chụp)

- Sáng hôm chụp sẽ thụt hậu môn (mình lý do nhưng có lẽ là để tránh buồn đi vệ sinh trong quá trình chụp)

- Ăn sáng nhẹ

3. Quy trình chụp

Trước khi chụp bác sĩ sẽ cho uống thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm + 1 băng vệ sinh và ngồi chờ (tốt nhất là các mẹ chuẩn bị một băng vệ sinh mỏng mang theo nhé). Bác sĩ dặn là đi vệ sinh, đóng băng vệ sinh vào và ngồi chờ.

- Vào phòng chụp, các mẹ cởi đồ, nằm trên bàn. Bác sĩ sẽ xem lại xem có bị viêm nhiễm không, sau đó bác sĩ vệ sinh vùng kín cho mình và bắt đầu bơm thuốc. Lúc này, các mẹ cứ nhắm mắt và thả lỏng cơ thể, càng thả lỏng càng tốt. Các mẹ sẽ cảm thấy tức tức ở bụng, cảm giác như khi đau bụng kinh vậy. Động tác này có thể mất khoảng 5 -10 phút.

- Sau đó các mẹ sẽ được nằm cho thuốc vào tử cung, vòi trứng. Trong lúc này sẽ đau bụng, đau lưng, hệt như khi đau bụng kinh. Nằm khoảng 15 phút thì các mẹ lại vào phòng chụp, cởi đồ và bắt đầu chụp như chụp X-quang bình thường thôi.

4. Sau khi chụp

- Sau khi chụp 1 - 2 hôm có thể sẽ ra một chút máu và vẫn sẽ đau bụng một chút. Và các mẹ nhớ uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nhé.

- Nếu ra máu nhiều hoặc có gì bất thường thì có thể đến khám tại bác sĩ chỉ định chụp nhé.

5. Chi phí chụp tại 52C Hàng Bài là 550K. Ở nơi khác có thể tương tự thế.

Sau khi chụp các mẹ có thể biết vòi trứng có thông hay không, tử cung ngả trước, ngả sau, ngả trái hay ngả phải (để lưu ý tư thế sau quan hệ để dễ thụ thai hơn đấy ạh).

Chúc các mẹ 2 vòi thông và kết quả đẹp nhé.

Công dụng tuyệt vời của mật ong với bà bầu

Uống một thìa nhỏ mật ong trước giờ đi ngủ sẽ có tác dụng an thần, ngon giấc. Mật ong còn có tác dụng sát trùng họng, chống viêm họng cho bà bầu.

- Bà bầu uống mật ong sẽ giúp cho hệ thần kinh của thai nhi khỏe mạnh vì chúng rất giàu kẽm, magie và hàng chục loại vitamin thiết yếu khác.

- Sử dụng lượng nhỏ mật ong hàng ngày giúp giảm chứng cao huyết áp, ngăn ngừa thiếu máu, chống lão hóa.


chống chỉ định cho bé dưới 1 tuổi vì mật ong chứa rất nhiều bào tử, mầm khuẩn gây ngộ độc. Các loại vi khuẩn này có khả năng phát triển mạnh mẽ trong môi trường có nồng độ axit dạ dày thấp ở bé dưới 1 tuổi. Hơn nữa, hệ tiêu hóa của bé giai đoạn này còn chưa hoàn thiện, dịch vị dạ dày chưa đủ chức năng tiêu diệt những loại khuẩn độc của mật ong.

Dịch mà em thấy báo hiệu cho trứng sắp rụng, chú ý theo dõi kĩ hơn em nhé, khi nào dịch ra nhiều và loãng, bụng đau râm ran, nằng nặng thì đó là lúc trứng rụng đấy.








4 nhận xét:

  1. Mẹ của Uyên My có một bài viết thật chi tiết và bổ ích, bạn của mình cũng đang cần những thông tin trên, thanks mẹ Uyên My nhiều, e cũng bán sản phẩm cho các bà mẹ , kho nào rãnh chị ghé thăm nha: dam bau dep gia re tai tphcm

    Trả lờiXóa
  2. Các mẹ lưu ý theo hướng dẫn của bài viết rất cần thiết và quan trọng trên và nhớ đừng quên trang bị cho bé một chiếc giuong cho tre so sinh tai tphcm có tính năng đưa tự động sớm để khi ấy đỡ cập rập nhé

    Trả lờiXóa