Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Các ý kiến về việc học trước chương trình

http://www.webtretho.com/forum/f26/hoc-truoc-chuong-trinh-loi-bat-cap-hai-909836/

Phải không, hay là nếu vào lớp mà con viết chữ rành, đọc chưa được thì sẽ bị cô "điểm mặt". Nếu thầy cô nào cũng vui vẻ, không làm như thế thì phụ huynh cũng chả việc gì phải hành xác con họ.

Thật là khó, mình có bà chị có con học lớp ba rồi; chị cũng chia sẻ với mình rằng nếu không cho con học trước thì con mình sẽ đuối hơn so với các bạn rất nhiều. Các bạn đều đã biết nên cô giáo ở lớp dạy rất nhanh và như vậy một mình con mình tụt hậu lại; và lúc đó tối về mình phải bỏ công ra kèm con rất nhiều may ra con mới theo kịp các bạn trong lớp.
Báo chí, Bộ giáo dục cứ nói không nên học trước nhưng thực tế thì hình như không phải như vậy

Học trước hay không học trước không phải là vấn đề mà vấn đề là ở chỗ nếu mình không theo xu hướng chung là cho trẻ con học sớm thì chúng sẽ dễ tụt hậu trừ những đứa rất thông minh, chăm chỉ. Cái xu thế này đúng là k hay ho gì nhưng khác người thì rất khó sống. Bây giwof người khôn của khó, đến quảng cáo cũng đưa ra khẩu hiệu "cuộc sống cạnh tranh, hãy nhanh mạnh nhất" nên khổ tất cả mọi người lẫn trẻ con khi cứ phải chay theo thành tích, sợ thua kém người khác, nếu thành tích thật sự thì lại là chuyện khác.

Thật ra điều ấy ai cũng biết nhưng chả ai dám không cho con học trước. Hậu quả thì khi nào con vào lớp Một là biết liền hà.
Cái khổ thứ nhất là vì con không học trước nên vô lớp cái gì cũng chậm hơn bạn bè nên con rất buồn vì bị cô giáo mắng là học dốt.
Cái khổ thứ 2 là hệ lụy của cái khổ thứ nhất: mẹ và con tối nào cũng đánh vật với bao nhiêu là bài vở trên lớp
Cái khổ thứ 3 là ngày nào cũng nghe cô giáo than phiền : Cháu tiếp thu chậm quá.

Đấy là mấy cái khổ mà mẹ con mình đang phải vượt qua vì cái tội: Không cho con đi học trước đấy.

Mình vẫn phải cho thằng bé học trước vài tuần, vào chương trình thì bài mới xen kẽ bài cũ mỗi buổi tối. Không tin nỗi lời mấy ông giáo dục vì người nhà mình là GV cũng nói: tụi em đâu có nhiều thời gian đâu mà dạy tỉ mỉ từng chút một, bé nào biết trước thì tụi em dễ đi sâu kiến thức cho các bé hơn.

Đúng nỗi đau của mình đây ạ!Các mẹ cho mình trút nỗi niềm với nhé!
Mình cũng là giáo viên đây mà cũng chẳng biết làm thế nào để tốt cho con của mình! Hic hic!
Vẫn nhận thức được là phải để cho con tự học là chính để còn phát triển tư duy chứ không thì thành ỷ lại lắm các mẹ à. Không biết có mẹ nào làm giáo viên như em và nhận thấy là học sinh bây giờ thụ động, lười suy nghĩ lắm. Thấy bài nào hơi khác so với cô dạy là buông bút kêu khó rồi, chẳng chịu động não gì cả. Nói 100% thì hơi quá nhưng hết 80% rồi ạ!
Theo em nghĩ đó là hậu quả của sự lo lắng quá mức của các ông bố bà mẹ chúng ta!Con bây giờ thì hiếm, đời sống cũng ổn, kỳ vọng vào con cũng nhiều! Ai cũng muốn con mình không thành thần đồng thì cũng phải xuất sắc trên mọi phương diện nên thấy con thua các bạn một tí là không chịu nổi rồi, nên cho con đi học thêm quá nhiều, con không có thời gian để đọc lại những gì mình đã tiếp thu để suy nghĩ, khá lắm thì cũng chỉ làm lại như những cái máy khi gặp bài thầy cô đã dạy!
Thứ nữa, xã hội ngày càng phức tạp, bố mẹ đi làm cả, ai trông con cho, nên phải cho con đi học thêm cho kín thời gian không nhỡ đâu theo bạn xấu thì khổ!Thôi thì không bổ dọc thì bổ ngang!Thế là lại lâm vào hoàn cảnh như trên!
Nhưng nếu không cho con đi học thêm thì sao?
Ngoài những nối sợ như trên, lại còn thêm lo lắng các bạn học trước hết cả rồi, con mình không học lơ ngơ cô mắng thì chết, tội con! Mà cô dạy cho số đông chứ đâu có dạy riêng con mình?!
Năm nay con mình lên lớp 6, mình cũng kiên quyết lắm, trong hè cho con chơi và học thể thao là chủ yếu, không đi học thêm môn văn hóa gì ngoài Tiếng anh ở trung tâm mặc cho các bạn cùng lớp nó đi học đông học tây! Nhưng gần hết hè thì mình lo thật sự vì thấy chả con ai như con mình và cuối cùng thôi thì đành phải theo số đông! Mình đi tìm lớp học thêm toán cho con nhưng chả còn lớp nào cả vì hầu hết các lớp đều học được gần 1/2 cuốn sách rồi mà con mình thì cần học từ đầu!!!May quá cuối cùng cũng tìm được 1 người quen nhận con mình vào lớp. Các bạn học trước rồi nhưng cô sẽ để ý thêm và con mình cũng nhanh nên cũng theo kịp! Hú hồn!
Mình kết luận:
- Với GD VN mình không thể bẻ nạng chống trời được!
- Có nhiều điều mình biết không hay mà không thể nào cải tiến được!
- Thôi thì phó mặc con đi theo số đông không thì lạc bầy cũng khổ lắm!Về nhà cố gắng vận động, nhắc nhở con tự học thôi!
- Còn cá nhân mình là giáo viên C3, mình luôn vận động và nhắc nhở hs của mình tự học là chính, học thêm là phụ. Rất nhiều hs ở lớp mình không học thêm là mấy nhưng vẫn đạt được kết quả rất rất tốt! Nhiều em yêu cầu mình dạy thêm nhưng mình khuyên không nên học vì biết trình độ của các em đọc sách, tự nghiên cứu là ổn rồi!



Bài tham chiếu: Học trước chương trình: Lợi bất cập hại


Không ít phụ huynh cho con học trước chương trình sợ con đến lớp không theo kịp bài dạy của cô hoặc thua kém bạn bè mà không biết rằng, những trẻ được học trước chỉ trội thời gian đầu, khả năng tiếp thu bị giảm dần.

Khỏe vì con học trước?

Đã hai tuần trôi qua nhưng khác với bạn bè trong lớp, buổi tối cháu Thanh, con chị Yến (nhà ở P.9, Q.11, TPHCM) vừa bước vào lớp 1 không phải ngồi vào bàn học để xem bài giảng ở lớp mà được thoải mái vui chơi, ăn ngủ. Không phải vợ chồng chị Yến không ép con học mà bởi hè vừa rồi, họ đã cho con đến “lò luyện” học trước lớp 1, giờ những kiến thức đầu năm cô dạy, cháu đã rành.


Được học trước, các em dễ “giỏi trước kém sau” vì tâm lý chủ quan, mất tập trung. (Ảnh chi mang tính minh họa).

Con trội hơn bạn thấy rõ, chị Yến phấn khởi : “Cho con học trước khỏe thật, con khỏe mà mẹ cũng bớt cực bao nhiêu. Con mình đọc viết thành thạo, còn làm được cộng trừ chứ không như nhiều mẹ giờ còn phải tập cho con cầm bút, viết từng nét chữ thì hỏi bao giờ đuổi cho kịp bạn bè”.

Người mẹ này còn khoe thêm, kiến thức con mình học được trong hè vừa rồi đã xong 1/2 chương trình lớp 1 nên cả kỳ 1 này cháu tha hồ mà chơi, chả phải lo lắng vì “Bài nào con mình cũng biết tuốt rồi thì đâu phải học nhiều nữa”. Cũng vì con học trước chương trình nên chị Yến cũng không tập cho con thói quen, nề nếp học tập hàng ngày mà mặc cháu thích làm gì thì làm.

Trường hợp được học trước chương trình như cháu Thanh không phải là ít. Lo lắng con vào năm học thua bạn bè, nhiều ông bố mà mẹ đã cho con “luyện” trong ngày hè để khi đến trường, con có thể “đón đầu” các kiến thức.

Lên thời khóa biểu học buổi tối cho đứa con đang học lớp 2 nhưng đến giờ vợ chồng anh Sáu (nhà ở P.4, Q. Tân Bình) không thể nào thuyết phục con ngồi vào bàn học. Hoặc có ngồi vào bàn đầu óc cháu cũng nghĩ đến những chuyện khác chứ không tập trung bài vở. Lý do cháu được học trước chương trình, bài nào ở lớp cháu cũng đã biết. Cháu còn chê: “Bài cô dạy ở lớp dễ òm”.

Lịch học buổi tối của cháu bị “vỡ” nhưng anh chị không mấy lo lắng mà ngược lại thấy con mình được học trước, biết trước bạn bè họ càng mừng . Chỉ đến khi giáo viên chủ nhiệm mời vợ chồng anh Sáu lên làm việc để trao đổi về về việc trong giờ học cháu không hề để ý nghe giảng, không tập trung mà chỉ lo chọc phá bạn bè. Khi cô giáo nhắc, cháu đều nói bài này con được học rồi, con biết hết rồi nên không muốn học nữa. Con học trước lợi đâu chưa thấy, anh chị Sau đang phải đau đầu hợp tác với giáo viên để đưa con vào khuôn khổ, nề nếp.

Giỏi trước kém sau

Hầu hết khi cho con học trước chương trình của lớp mới, các PH không lường được rằng, việc được học trước, các em chỉ hơn bạn bè ở thời gian đầu nhưng trước đó bị học quá sức, giờ “biết rồi” nên các em chủ quan, thích "xả hơi" nên sau đó rất khó bắt nhịp được việc học ở lớp. Trong khi các bạn HS khác được học kiến thức mới thì rất thích thú, tập trung. Chính vì thế, khi vào “guồng” HS được học trước tưởng rằng sẽ giỏi hơn bạn lại bị yếu đi, khả năng tiếp thu giảm. Việc trẻ học trước chương trình không có tác dụng mà còn gây hại cho trẻ theo kiểu giỏi trước kém sau.

Nguy hiểm nhất là đối với các em HS vừa bước vào lớp 1 đã được bố mẹ đầu tư trang bị các kiến thức viết chữ, làm toán thành thạo. Đang ở giai đoạn chuyển từ vui chơi sang việc học, bị ép học trước là quá tải với các em. Sau đó, khi đến lớp các em sẽ mất tập trung, mất hứng thú với việc học dù mới đầu các em khá hơn bạn bè trang lứa. Đang “giỏi hơn bạn” mà sau đó bị kém đi các em cũng dễ sinh ra tâm lý chán nản, chẳng còn hứng thú với học tập. Điều này có thể để lại ảnh hưởng đến đam mê học tập của các em về lâu về dài.

Với kinh nghiệm nhiều năm dạy lớp 1, cô Lê Thanh Sương, chủ nhiệm lớp 1/8, Trường tiểu học Kim Đồng (Gò Vấp, TPHCM) cho hay một trong những khó khăn hàng đầu với giáo viên lớp đầu cấp là nhiều em được bố mẹ cho học trước kiến thức trong khi đây mới là giai đoạn khởi đầu việc học. Khi bạn bè chăm chú, thích thú với những nét chữ đầu đời thì các em lại lỡ đãng hoặc quậy phá trong lớp.

Cô Sương khẳng định, phần lớn những HS được học trước sau đó lại là những em kém nhất lớp. Mới đầu các em hơn hẳn bạn bè nhưng khi việc học vào nề nếp, các em lại bị “đuối”. Thầy cô phải dạy đúng chương trình, kiến thức theo lứa tuổi giờ mới bắt đầu học chữ chứ không thể chạy theo một số HS được bố mẹ cho học trước.

“Những trường hợp này chúng tôi lưu ý với PH, phối hợp “phanh” các em lại, tạo cho các em nề nếp, khuôn khổ của việc học để dần thích nghi với các bài giảng ở lớp. Nhưng việc này rất khó, nhiều PH cũng chủ quan theo con. Còn một số người muốn “phanh” con lại, đặt con vào nề nếp mà không làm nổi chỉ biết khóc tự trách mình”, cô Sương chia sẻ.

Ở chương trình mẫu giáo dành cho trẻ 5 tuổi đã có đầy đủ các bước cho trẻ vào lớp 1 như các em được làm quen chữ viết, con số. Khi vào lớp 1, các em được học từng bước dành cho trẻ chưa biết chữ từ cách cầm bút, tư thế ngồi, các nét chữ… Việc cho các em học trước là sai quy định. Nhưng trên thực tế, rất nhiều PH vẫn không hiểu, vì muốn con mình hơn con người khác nên vẫn "nhồi" cho con học trước.

Ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM đã nhiều lần khẳng định theo nghiên cứu của ngành giáo dục trẻ được học trước chỉ trội vài tháng đầu, sau đó khả năng tiếp thu của các em giảm hẳn.

Theo Hoài Nam ( Dân trí)

http://phapluattp.vn/201108290947405...at-cap-hai.htm


Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Thi vào chuyên Anh lớp 10 trường Ams

Mình là dân HN, trc đây học toán 1 Tổng Hợp. Và mình có thấy là các bạn học sinh ở tỉnh khác thì không phải đi học thêm mấy để thi đỗ vào lớp của mình. Trong khi đó bản thân mình và các bạn ở HN phải đi học thêm rất nhiều mới có thể đỗ được.

Nguyên do là vì :

Với các bạn học sinh ở các tỉnh : những người đỗ được vào lớp mình thường đều giải Nhất, nhì Toán của tỉnh. Thứ nhất, họ là những học sinh mà bản thân đã xuất sắc. Cả tỉnh cũng không có nhiều người đc như vậy. Thứ hai, các học sinh đó đều nằm trong đội tuyển và trước đó cũng học chuyên toán cấp 2 vài năm. Học bồi dưỡng đội tuyển họ cũng được đào tạo rất tốt, và học nhiều cũng chẳng thua kém gì việc học thêm. Tuy nhiên không phải tốn nhiều tiền học thêm như các hs ở HN. Ở các tỉnh khác do không có điều kiện kinh tế tốt bằng nên không thể đi học thêm và dẫn đên việc học thêm cũng ít phát triển hơn. Cái này là quy luật cung cầu mà.

Với các bạn hs ở HN(trong đó có cả mình): bản thân mình cấp 2 không học chuyên toán, nhưng vẫn muốn thi cấp chuyên cấp 3. Vì thế mình buộc phải đi học thêm. Việc học ở trường không đáp ứng được nguyện vọng của mình nên mình đành phải đi tìm thầy để học. Kết quả là mình đỗ cả Ams cả Tổng Hợp, mà cả chuyên toán và lý luôn.....(tự hào quá). Trước khi vào lớp 10A1 Toán mình đã biết một số gương mặt quen thuộc của TP Hà Nội. Nguyên nhân là vì đã từng gặp nhau quá nhiều ở các lớp học thêm, luyên thi.....


Kết quả hiện nay: không ai dám khẳng định là những học sinh HN như chúng mình là không có khả năng nghiên cứu. Thậm chí được tiếp xúc với internet, tiếng Anh sớm bọn mình còn có khả năg tìm tài liệu và nghiên cứu tài liệu nước ngoài dễ hơn.

Đâu phải là cứ ai đi học thêm thì sẽ không biết cách tự nghiên cứu. Chẳng có thầy cô dạy thêm nào dạy hết được kiến thức cả. Ai ham học thì vẫn phải tự học và tự nghiên cứu nhiều.(*đây là trải nghiệm của mình*)
Còn đã không ham học, thì nếu không đi học thêm liệu hs đó có đi mua sách đem về nhà đọc và nghiên cứu không?.
Việc học thêm ở HN hiện nay cũng là dễ hiểu, vì mọi người ai chẳng muốn con mình có một thành tích học tập tốt, một môi trường nhiều bạn giỏi để học tập. Đặc biết chuyên Anh Ams là môi trường tiêu biểu mà các phụ huynh nên cho con theo học nếu có ý định cho con mình du học. Một môi trường năng động và có phong trào học sinh du học rất tốt. Bạn bè của mình học chuyên Anh Ams cũng nhiều, giờ đi du học hết rồi.

Ngày trước con gái mình học chuyên Anh từ cấp 2, nhưng lớp 8 cũng đã bắt đầu cho cháu đi ôn rồi. Tiếng anh thì hồi nhỏ mình cũng chỉ cho cháu đến mấy trung tâm học giao tiếp để lấy phản xạ và môi trường thôi. Về nhà thi thoảng 2 vợ chồng cũng nói chuyện với con bằng TA để giúp cháu hứng thú. May một cái là cả nhà ai cũng biết TA nên cũng tốt cho cháu. Tất nhiên là 2 vợ chồng thì cũng chỉ giáo tiếp được với con thôi chứ không có khả năng luyện thi như các thầy,cấc cô được. Mình nghĩ TA thì học càng sớm càng tốt.

Theo kinh nghiệm ôn thi vào chuyên của mình thì luyện càng sớm càng tốt. Luyện sớm thì sẽ đỡ vất vả hơn, các cháu cũng hấp thụ kiến thức tốt hơn, đặc biệt là với môn TA thì cái này rất rõ. Ngày trước mình vào đội tuyển từ năm lớp 5, và kể từ đấy là học nâng cao, càng lên lớp trên càng có nền tảng tốt, học chuyên sâu rất có lợi. Có nhiều người cho rằng đôi khi học quá chuyên sâu về toán thì sau này nếu không đi theo ngành toán thì sẽ rất phí phạm, chẳng để làm gì. Còn với môn Tiếng Anh mình thấy có lẽ càng giỏi càng tốt.

Mẹ nó ơi, mình đồng ý với mẹ nó là học tiếng Anh thì phải học đàng hoàng tử tế, chứ mình không thích học tiếng Anh để chạy đua rồi thì kết quả học 10 năm mà khi gặp người nước ngoài thì như gà mắc tóc (mình là một ví dụ điển hình của cái cách giáo dục này. :) Cái này cũng là một cảnh tỉnh cho các mẹ tham học ở các trung tâm rẻ tiền, và giáo viên thì phát âm tiếng Anh như tiếng Việt. Mình cũng rất thất vọng về trình độ tiếng Anh của các giáo viên tại các trường phổ thông. Ngay cả giáo viên còn phát âm sai tóe loe, nói sao học sinh ko kém. Nếu không đủ tiền cho con đi học ở các lớp do người nước ngoài dạy, thì nên tìm thầy cô có phát âm chuẩn để dạy con.

Vừa có bạn Email hỏi mình. Và nhân tiện đây thì mình cũng xin chia sẻ thêm kinh nghiệm với mọi người luôn.
Thư nhất là: giáo viên giỏi và giáo viên dạy giỏi là 2 chuyện không được nhầm lẫn. Có những người rất giỏi nhưng không có khả năng giảng dạy. Mà gv giỏi thì phải giỏi cả 2.(tất nhiên là còn nhiều cái khác)
Thứ hai là: có thể với học trò này thì thấy cô dạy hay, nhưng với học sinh khác thì lại không thích. Riêng gì chứ mình nghĩ, học là phải thích thì mới học tốt được.
Thứ ba là: đừng nên tin hoàn toàn vào lời giới thiệu và theo phong trào. Dù là các thầy cô mình gt cho mọi người có thương hiệu và được nhiều học sinh khen thật nhưng chưa chắc là con các mẹ học đã thấy thích đâu.
--> đúc kết lại, là trước khi cho con học ở đâu lâu dài thì tốt nhất các mẹ chịu khó đi tìm vài chỗ. Bản thân tôi cũng đi tìm cho con không dưới cả chục thầy cô, học thử không biết bao lần rồi. Các mẹ nên cho các cháu học thử 1,2 buổi, tôi nghĩ là các thầy cô cũng chẳng lấy tiền gì 1,2 buổi đấy đâu.... Học thử 1,2 buổi nếu cháu thấy thích và cảm thấy hiệu quả thì mới cho con học. Chứ đừng đặt nó vào đấy, khổ thân nó . Nó học chứ mình có phải học đâu. Mình thích mà nó ko thích thì cũng chịu.

Đề thi chuyên ngữ....

http://www.tienganh.com.vn/showthrea...t=24714&page=2

Tiện đây cháu xin giới thiệu 1 cô giáo AMS chủ nhiệm Anh 1 cấp 2 là cô Đinh Hoàng Ngân. Cô rất nhiệt tình và trách nhiệm, chuyên môn thì khỏi chê :). Cháu học cô năm nay thi 3 trường CNN, SP , Ams đỗ cả 3( Ams đỗ điểm ko cao lắm :">).
Địa chỉ nhà cô Ngân đây bạn: Số 15, Ngach1 ngõ 31 Nguyễn Chí Thanh!

Cũng không nhất thiết phải ôn ở chuyên ngữ đâu bạn ạ. Đúng là cô HLan đã chuyển về Trần Duy Hưng rồi. Con gái cô bây giờ hình như đang dạy các bé tiểu học hay sao ý. Nếu con bạn sang năm lên lớp 7 thì xin cho con vào lớp cô là vừa. Con nhà mình năm nay lên lớp 9. Cháu không được học cô ở lớp học thêm nhưng may được cô dạy trên lớp. Theo mình thì chủ yếu vẫn là bản thân các con nỗ lực là chính. Dù có học cô nào đi nữa thì tự học ở nhà cũng vô cùng quan trọng. Các mẹ cũng nên mua thêm sách tham khảo về cho các con làm ở nhà.

Cháu hồi tr'c cũng học cô Hương Lan
Thấy cô/bác nào ở mấy trang trước nói là học cô Hương Lan như nông dân cắm mặt xuống ko biết đâu là ngày mai, cháu thì lại ko thấy vậy. Học cô tuy vất vả thật đấy, điểm ở lớp cô thì hầu như lúc nào cũng lẹt đẹt nên lúc đầu khá nản (sau thì thấy đây là tình hình chung nên thoải mái hơn nhiều), nhưng mà học cô rất hiệu quả & tập trung, lại vui vui nữa vì cô hay nói những câu dí dỏm để cả lớp đc thoải mái. Nhưng nếu ai lười quá, hay học quá kém so với mặt bằng chung của lớp thì sẽ thấy oải mà nản lắm, vì ko theo đc mà. Nhưng mà học lớp cô thì sẽ thấy có động lực, vì hồi đó "anh tài" tụ hội về học cô nhiều lắm, sẽ thấy mình chưa phải là cái đinh gì, còn phải cố gắng nhiều nhiều nếu muốn đấu lại bọn nó trong kì thi vào Ams nên cũng chăm hơn . Học cô là học theo kiểu như mưa dầm thấm lâu, nhiều câu, cụm từ ghi trong vở như thế nào, cháu còn nhớ chính xác đến tận bây giờ, có mấy quyển vở ghi notes những kiến thức học đc từ cô cháu cũng còn giữ đến bây giờ luôn. Mà hồi đó cháu thi, cô cho luyện nhiều câu sát đề lắm ^^

Cháu thi vào 10 Ams cũng đc 6 năm rồi nên ko biết tình hình gu đề đóm dạo này của trg` như thế nào, nhưng hồi trước cô Hương Lan cho tụi cháu luyện quyển "Hướng dẫn học và làm bài thi tiếng Anh" của Vĩnh Bá hay Xuân Bá ý cháu ko nhớ rõ lắm (lúc cháu mua thì quyển này màu vàng kem). Quyển này tốt lắm, tập hợp nhiều các đề thi "củ khoai" của đại học & cao đẳng :)), đề thi năm đó vào Ams có nhiều câu rơi trúng vào quyển này lắm :)). Nếu các cô/bác xác định cho các em ôn luyện thi vào Ams sớm thì có thể mua quyển này từ hè năm lớp 8 lên 9 ý, rồi bảo các em luyện bài trong này, mà phải chép lại cả đầu đề của bài cơ (vd, nếu bài yêu cầu điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn thì phải ngồi chép cả đoạn văn ra). Hồi trước tụi cháu cũng phải làm như vậy, mất đến mấy quyển vở 200 trang, trâu bò vật vã mà cũng vất vả vật vã nhưng được cái hiểu sâu và nhớ dai :)). Sau đó thì trong năm lớp 9 lôi ra ôn tập lại nhiều lần (lần này chỉ đọc & làm lại bài thôi, chứ ko cần phải chép lại cả sách nữa). Sưu tập & luyện đề thi các năm tr'c của Ams cũng là 1 "must do" . Hồi đó nhờ học cô Hương Lan + luyện đống này + văn toán tàm tạm nên điểm cháu cũng khá, thừa bao nhiêu điểm để vào Trung Anh & Anh2, chỉ tiếc là thiếu chút điểm để đc vào Anh1 :(. Ngoài ra thì quyển "Grammar in use" (màu xanh lá) cũng rất hữu ích, thậm chí cháu đi du học mà vẫn cố sống cố chết vác quyển này theo :)).

mình đang là gv trường chuyên Ngữ, và cũng là học trò cũ của cô Hương Lan. Hồi đó lứa hs chúng mình qua lớp của cô đều thành công bước tiếp, vì thực ra lớp cô có trên dưới 20 bạn, cách dạy của cô Hương Lan là kinh nghiệm rất quý cho mình sau này. Nhưng mình phát hiện ra là học ngoại ngữ nếu chỉ học 1 cô thì hơi buồn. Nên đến lớp 8 bố mẹ mình đến xin thêm cô Lan Anh (tổ trưởng tổ ngoại ngữ Ams bây giờ) mở lớp cho 5 đứa bạn thân của mình, cô cũng vui vẻ dạy 1 lớp cho vỏn vẹn 5 đứa ấy (học phí ko cao chút nào). Cả cô Nguyệt Anh Ams chủ nhiệm trung tâm Trí Đức, ngày đó cũng chỉ dạy cho 1 lớp 10 đứa chúng mình, ai cô cũng nhớ tên và quan tâm sát sao. Mình nghĩ ngoại ngữ khác với Toán và các ngành khoa học nghiên cứu, bạn càng chọn cô giáo trẻ thì con bạn càng nhanh tiến bộ, các con sẽ hứng thú và tự tin hơn là bị nhồi vào một lớp 40, 50 hs để bị gọi là "bạn nữ áo xanh", "bạn nam áo đỏ". Thực ra các cô dễ dàng phát hiện ra từ đầu, là trong 1 lớp như thế chỉ có 2,3 bạn có tố chất và quyết tâm là có khả năng đỗ được chuyên Anh, bạn nào đã tự giác và giỏi thì cứ tiến bộ, bạn nào chưa khá mà bị vào lớp như thế thì càng tụt lùi. Các mẹ nên tận dụng sức trẻ của các cô giáo mới về, vì trình độ thì hậu sinh khả úy, nhiệt huyết cũng hơn, cái chính là các con được truyền cho hứng thú với môn học, biết được điểm mạnh, yếu, đấy mới quyết định sự thành đạt sau này.

Đề thi lớp 10 Anh vào Ams và Chu Văn An vừa rồi phần viết lại câu khó nhất rất trúng đề cô Lan Anh cho các con luyện, gần như 90% mặc dù không phải cô Lan Anh ra đề. Còn lại đều trong các sách ngữ pháp của Vĩnh Bá, mẹ nào thúc con học chăm thì ok.

Mình thì nghĩ đơn giản là chỉ cần chăm chỉ, học luyện thêm từ sách vở, ... thì vẫn có cơ hội thi đỗ. Nhưng thực sự ko thể đỗ nếu ko ôn luyện ra vấn đề các mẹ ạ. Cho nên rút kinh nghiệm từ mình, các mẹ phải cho con đi ôn luyện ở các cô giáo danh tiếng đấy!

Em vừa rồi đi trông thi vào Ams và Chu Văn An môn Anh chuyên đề ko khó chút nào, cứ cho mấy câu viết lại rất khó mất tận 2 điểm đi, thì 7,8 điểm còn lại hoàn toàn các con có thể tự ôn luyện được.
Em vẫn nhắc hs ôn luyện không phải là đi học thêm nhiều, mà mỗi ngày con phải dành 4h-6h để học tiếng Anh, các môn còn lại tập trung học xong ngay trên lớp. Vì các cu cậu bây giờ cũng ỷ lại vào thầy cô lớp học thêm, thành ra lên lớp lại chủ quan ko tập trung, có hs của em lên lớp cứ gà gật. Con em thì còn nhỏ nhưng em gái em cũng vừa thi xong nên em rất quan tâm đến việc học hành thi cử của các cháu. Phương pháp là quan trọng, ngoài Vĩnh Bá ra chị có thể cho con học sách của tác giả Michael Vince.
Em thấy nhiều cha mẹ hướng dẫn con ghi notes vào giấy rồi dán lên tường, nhưng thực ra mất công ghi xong các con chả mấy khi thay giấy, nên tốt nhất là sáng sớm dành 30' xem lại vở, từ mới, cấu trúc câu, con nên làm cẩm nang tổng hợp kiến thức mới từ các cô và kiến thức tự mình học được. Về sau rất có ích. Nếu làm chăm chỉ trong 1 năm được 4 cuốn cẩm nang dày dày thì đi thi là ok.

Các mẹ thân mến, mình xin chia sẻ với các mẹ có con đang luyện thi vào chuyên Anh một số tài liệu, mà theo mình kiểm chứng, rất sát đề thi vào Ams và CNN trong 10 năm qua. Để ôn luyện hết chỗ tài liệu này ngoài giờ học của con với thầy cô trên lớp, mà các mẹ hoàn toàn có thể kiểm tra và học cùng con ở nhà (với các mẹ có biết tiếng Anh, còn mẹ nào ko biết có thể nhờ gia sư kèm con thêm theo hệ thống này). Các con có thể bắt đầu ôn tập từ giữa năm lớp 7
0. English Grammar in Use (cuốn khoảng 136 units)
1. Bộ luyện thi vào Đại Học của VĨnh Bá (đổi mới và bổ sung dạng đề rất chi tiết theo từng năm)
2. Tuyển tập đề thi 30-4 (đề thi Olympic 10, 11 chuyên Anh của Ams cũng thường lấy trong này), bộ đề này rất khó, phải nắm vững bộ Vĩnh Bá xong mới tiến hành được. Bộ đề này được Update theo năm.
3. Tuyển tập BT ngữ pháp và từ vựng của tác giả Michael Vince (Advanced Grammar, First Certificate Proficiency) - khoảng 3 quyển
4. Test your vocabulary (5 quyển).
5. Build your vocabulary (3 quyển).
6. Advanced vocabulary. (tập 3 bìa đỏ trong bộ có 3 trình độ 3 màu khác nhau)
7. Cambridge First Certificate Proficiency. (Bộ này lâu nay ít tái bản, gồm 6 quyển).
Riêng phần viết luận, con có thể học thuộc 6 bài luận đầu tiên trong quyển mục 6, chủ đề rất thiết thực và nhiều cấu trúc hay. Ngoài ra mình có 1 số soft version những bài essay ngắn được điểm cao TOEFL và IELTS có thể gửi qua mail cho các mẹ. Từ mục 3-6 mình cũng có bản mềm. Tài liệu này free ở một số trang web nhưng cổng vào không phải bằng tiếng Anh nên sợ các mẹ khó tìm. Hoặc các mẹ có thể tìm mua tại 40B Bà Triệu, mình đã mua sách ở đó từ năm lớp 6, hỏi tên đầu sách là cô chủ biết ngay, cô ấy cũng có con từng học Trung-Anh.
Các mẹ nên bắt đầu từ Vĩnh Bá trước, sách có hệ thống dạng bài rất rõ ràng. Mỗi ngày giao mỗi dạng bài 1 số bài tập lớn, phương pháp có thể theo cách các cô con vẫn quen học, nhưng mẹ sẽ kiểm tra con sao cho đúng y nguyên với Key (sau khi con đã tự làm và tự kiểm tra, ghi note từ mới và cấu trúc ngữ pháp theo bài, nhắc con ghi dạng từ và phiên âm). Con phải giải thích được tại sao lại như vậy. Việc này mẹ nên dành mỗi tối 1-2h. Sáng sáng con phải lướt lại note đã ghi... Đấy là cách mình thiết nghĩ, các mẹ có thể tham khảo.
Đối với các con lớp 8, 9 đã có ý thức tự học, tự tìm tòi thì từ những gợi ý tên sách trên mình tin các con sẽ tìm được nhiều kiến thức bổ ích.

Về thầy cô mình nghĩ năm 6,7,8 nếu chưa theo được các cô tên tuổi như cô Hương Lan, cô Ngân, cô Nga thì cũng có thể có nhiều lựa chọn khác, nếu tìm được gia sư giỏi (nhất là các cháu đã từng học chuyên Anh) dù có thể là SV năm 1 đi nữa thì các mẹ cũng cứ mạnh dạn cho con học, vì phần lớn các cháu như vậy đều đã qua "lò luyện" của các thầy cô giỏi và khả năng tự tổng quát kiến thức, khả năng truyền đạt cũng rất hiệu quả. Các mẹ cứ đưa hệ thống tên sách, nhờ các em gia sư tập trung ốp con học ko dạy lan man.
Đến năm lớp 9 thì các con nên cố gắng xin vào cô Lan Anh, cô rất tốt có trách nhiệm và như các mẹ vẫn nói là ko khó xin (nếu con đảm bảo đã có kiến thức vững vàng). Ko phải vì cô dạy tủ gì mà vì ở cô tập trung rất nhiều hs giỏi, các con có thể so sánh để củng cố lại và học hỏi thêm ở các bạn. Cô giản dị và mô phạm, các mẹ đừng cầu kỳ, chứ bảo nghe tên tuổi cô khắp nơi là cô ko thích đâu.

mình cũng nói thêm là các mẹ muốn cho con luyện thi anh ams thì phải học nhiều cô chứ 1 cô thì ko đủ, vì mỗi cô có 1 bí kíp đề khác nhau. tốt nhất là học cô hương lan, cô lan anh và cô hằng, học vất vả nhưng thế mới đỗ đc. học gia sư cũng ok nhưng ko nên tin tưởng quá. sách thì làm trong vĩnh bá, quyển màu hồng và olympic 30-4.

R.Emerson nói 1 câu mà mình rất tâm đắc là "Tôi trả tiền cho thầy giáo để cho con đi học, nhưng người dạy được cho con tôi lại là bạn bè của nó". Em gái bé của mình là Amser thế hệ mới, lúc mình du học xa nhà, cô nàng hay gọi đt kể lể về tình hình trong trường, thầy cô, bạn bè, có lúc cũng bức xúc ghê lắm. Mình nghĩ một phần vì hs và phụ huynh bây giờ có yêu cầu khắt khe hơn xưa, khái niệm về "dạy hay" của các con dành cho thầy cô cũng rất khác.

Chả nói gì bây giờ, hồi bọn mình học cấp 3 cũng thế, đi học thêm và tự học là chính, nhưng đúng là ai cũng biết cách tự học, tự đọc, tự trau dồi kiến thức, đến trường để gặp gỡ cho bạn bè thêm gắn bó và tham gia các phong trào.

Có nên cho bé vào Ams3 ko các mẹ ơi

Tất nhiên là học sinh trường nào thì sẽ bênh trường đó, nhưng em muốn chỉ ra rằng em nhận thấy hiện nay có rất nhiều người đang có các quan điểm sai lầm và cực đoan về trường Ams:

1. Học sinh ko thi đại học trong nước mà đi du học nước ngoài hết năm lớp 12 đều là tự túc.
Trả lời: Sai hoàn toàn. Học sinh hoàn toàn có thể apply vào các trường đại học nước ngoài và được nhận các mức học bổng rất cao. Và ai có thể khẳng định rằng cứ phải thi đại học trong nước mới là thành công? Quá trình apply hồ sơ vào đại học nước ngoài cũng là quá trình chuẩn bị vào đại học chứ đâu. Ở VN, HQ, TQ, điểm thi đại học quyết định gần như tất cả, còn ở các nước Âu Mỹ thì học sinh vào ĐH bằng cách gửi hồ sơ xét tuyển. Cách đó chẳng hay hơn sao, vì vào ĐH là cả 1 quá trình, anh ko cố gắng trong 12 năm đầu thì anh chẳng còn dịp nào mà cố gắng. Như em đã trình bày, các trường ĐH nằm trong top đầu của Mỹ gần như trang trải hết mọi chi phí cho sv đc học bổng, mỗi năm khoảng 40 000 -45 000 đô.

2. Học sinh lớp chuyên Toán, Lý, Hóa... ko thể đạt mức học bổng cao bằng hs chuyên Anh
Trả lời: Sai. Học sinh chuyên tự nhiên hoàn toàn có thể đạt mức học bổng cao như hs chuyên Anh. Như năm của em (em ko apply nc ngoài nhưng chứng kiến nhiều bạn apply), điểm thi SAT cao nhất VN thuộc về 1 bạn chuyên Toán Ams (hội apply đi nc ngoài đều biết mặt nhau và khá kình nhau, vì tỷ lệ cạnh tranh hồ sơ rất khốc liệt). Rất nhiều hs chuyên tự nhiên đã đi du học với mức học bổng cao ngất. Lý do: các bạn này có khả năng tập trung cao độ, là khả năng mà các lớp xã hội ko thể bằng. Nên chỉ cần vài tháng hè là các bạn ấy đã ôn luyện thi toefl hoặt SAT đạt điểm rất đáng nể.

3. Hs Ams hư hỏng, trốn học, đua đòi

Thứ nhất các chị phải xem xét để vào đc trường thì phải đánh đổi những gì. Có chị có con học cấp 1 thì cho đi học thêm từ lớp 3,4, có chị có con cấp 2 thì phải học thêm từ lớp 7,8. Các chị đổ tiền cho con học để vào một môi trường hư hỏng? Các chị cứ thử cho con mình làm thử các đề thi của những năm trước xem con mình đc bao nhiêu điểm. Với những học sinh như thế, các chị cho rằng môi trường Ams toàn những người thích trốn học?

Thứ hai không thể phủ nhận hs Ams có nhiều nhà rất giàu. Nhưng giàu ko có nghĩa họ đua đòi và học kém. Giờ ko thể đánh đồng khái niệm “giàu có” và “óc rỗng” được. Trong trường có rất nhiều hs nhà giàu nhưng học rất khá (nhà có điều kiện cho con đi đây đi đó giao lưu).

Thứ ba, nếu con các chị có chẳng may hư hỏng trong môi trường Ams thì trc hết các chị nên tự trách mình hơn là đổ lỗi cho trường Trường nào cũng có học sinh đua đòi và hư hỏng. Nhưng vẫn còn đầy ra đó những học sinh ngoan, học giỏi (mà ở trong trường Ams thì chẳng thiếu gì, vì đầu vào cao ngất như vậy). Nếu con các chị ko noi theo những hs giỏi đó mà cứ thích chơi cùng nhóm thiểu số hs hư thì chuyện tụt dốc là điều đương nhiên. Đấy là lựa chọn của nó chứ ko phải do trường.

Lấy vd, em trai em đang học thêm tiếng Anh ở Language Link. Mỗi lần đi họp phụ huynh thì thầy giáo luôn nhận đc những câu hỏi thế này: Sao cháu nhà tôi học mãi vẫn kém, Làm sao để cháu nhà tôi học khá lên?... Hỏi kiểu đấy thì đến giáo viên giỏi nhất cũng bó tay. Con các chị đã được vào một môi trường tốt nhất rồi, học với những giáo viên tốt nhất, bạn bè là những học sinh ưu tú nhất, được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều nhất có thể, thế mà nó vẫn ko khá hơn tức là (A) nó ko phù hợp với môi trường đó, hoặc (B) nó chưa cố gắng hết sức. Là bậc làm cha làm mẹ các chị hẳn phải biết vấn đề của con mình nằm ở đâu. Ko thể vứt đó cho nhà trường, gv, lớp học thêm, gia sư... để rồi khi con mình xuống dốc thì lại gào lên là do môi trường nên con tôi mới thế.

Thứ tư, đúng là phải thừa nhận kỷ luật của trường Ams ko nghiêm bằng các trường khác. Trường cho phép hs nhuộm tóc, vấn đề đồng phục ko quá khắt khe... Nhưng vấn đề là cấm để làm gì khi mà hs luôn biết cách lách luật? Lấy VD các trường ngoài rất nghiêm về vđ đồng phục, thì có một số hs lách bằng cách áo đồng phục may mỗi cúc một màu, mặc áo lót tối màu trong áo trắng, hoặc thậm chí mặc áo đồng phục mùa đông mà ko mặc gì bên trong (cô em là gv của một trường công của HN đã nói vậy). Cái quan trọng là hs học hành thế nào. Các chị đừng nghĩ là cấm đoán sẽ khiến 1 đứa tuổi teen biết sợ, sẽ chỉ làm nó nổi loạn hơn thôi.

4. HS Ams hầu như chẳng bao giờ đoạt giải gì (thủ khoa đh hay thủ khoa Olympia)
Nếu các chị muốn con mình trở thành thủ khoa thì Ams ko phải môi trường dành cho con các chị. Trường Ams ko đào tạo ra những thủ khoa mà chỉ đào tạo ra những hs năng động và ko bị bỡ ngỡ trước thế giới bên ngoài. Hs Ams chưa có ai là thủ khoa Olympia nhưng tại sao tỷ lệ đi du học luôn cao nhất nhì nước? Trường chỉ đào tạo ra những học sinh mà bị vứt vào môi trường nào cũng sống được.

5. Có sự phân biệt đối xử giữa các lớp chuyên và các lớp Anh2, Toán 2, Lý 2, Hóa 2...
Trả lời: Sai. Một chị có con năm nay đỗ vào chuyên Nga đã hỏi em câu này. Chị ấy lo lắng vì sợ con mình vào lớp Nga sẽ ko có giáo viên tốt như các lớp Anh1, Toán 1... Nhưng không có chuyện đó. Giáo viên Ams đều là những người dạy rất chất lượng. Em học Anh 1 nhưng 3 năm cấp 3 đều đi học thêm các thầy cô dạy Anh 2, Nga, Toán 2, Lý 2... Em chọn các thầy cô đó vì các thầy cô dạy rất kỹ. Lớp Trung và Anh 1 khóa em học có chung giáo viên ở hầu hết các môn học, từ Toán, Anh, Lý, Hóa, Sinh...

6. Giáo viên dạy lệch, bỏ qua kiến thức cơ bản
Trả lời: Sai. Giáo viên dạy rất chắc kiến thức cơ bản. Và ko có chuyện các môn phụ như Sử, Sinh, Địa... bị xem nhẹ. Các thầy cô nghiêm và bắt học sinh học thực sự. “Dạy lệch” – theo một nghĩa nào đó thì đúng, vì là trường chuyên nên chắc chắn môn chuyên phải học nặng hơn, nhưng ko có nghĩa các môn còn lại chỉ đc dạy bá vơ vớ vẩn.

Tuy nhiên có vấn đề này. Vì mặt bằng hs của trường cao, nên hs tiếp thu khá nhanh. Có thể một số người sẽ cho như vậy là ko ổn. Nhưng nếu con các chị đã học giỏi và thi đc vào trường thì tốc độ tiếp thu chắc chắn ko thể kém các bạn cùng lứa đc. Mà em nói thật là hs Ams có nhiều ng thông minh ko thể tưởng tượng đc. Ví dụ như lớp trưởng lớp em, ngồi ngay dưới em, bên cạnh là 1 đứa con trai nói nhiều, 2 đứa nó nói chuyện suốt ngày, hầu như chẳng nghe giảng, nhưng cứ đến lúc làm bài tập nó lại làm đc rất nhanh, và chỉ cần ít thời gian nó cũng hiểu ra vấn đề (kiểu tự học ý ạ). Lớp 12 nó toàn thế, toàn nói chuyện và thỉnh thoảng nghỉ tiết (vì là lớp trưởng, phải đi họp này họp kia, rồi tổ chức các sự kiện này nọ, rồi đi tình nguyện, rồi apply du học), nhưng điểm trung bình tất cả các môn năm lớp 12 vẫn là 9,5 cao nhất lớp, mà nó còn được nhận học bổng vào trường đại học đứng thứ 2 của Mỹ... tóm lại là... (chỗ này em hơi thiên vị tý) em ko nghĩ mình có thể nhìn thấy những đứa như vậy trong một ngôi trường khác đâu ạ.








Hành trì ngày tết

http://vietlyso.com/forums/showthread.php?t=3325
Bao sái-
Sau cả năm thắp hương, bát hương đầy chân hương, tro cũng đầy lên. Một việc rất cần làm lúc năm hết Tết đến là vệ sinh bát hương, được gọi là Bao Sái. Lễ Bao Sái này đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp, được thực hiện như sau:
Nghi
+ Rời bát hương khỏi bàn thờ (không làm vệ sinh ngay trên bàn thờ)
+ Rút bớt chân hương, chỉ để lại chừng 10-15 chân hương
+ Vét bớt tro trong bát hương, mức tro thấp hơn miệng bát hương độ 1-2 cm
+ Rửa: pha nửa lít rượu trắng với khoảng 5 cc tinh dầu chuối thơm, dùng miếng gạc hoặc vải trắng sạch, rấp hỗn hợp rượu+tinh dầu chuối đó lau trên vành mép bát hương trước , sạch thì chuyển xuống phần phía trước bát hương, sạch thì chuyển ra phần sau bát hương, sạch thì đến phần đáy bát hương.
+ Bao sái bát hương xong thì lau bàn thờ cho sạch
+ Thắp 3 nén hương mới.
Lễ:
+ 1 đĩa xôi, 1 khúc thịt
+ 1 đĩa hoa quả theo mùa
+ 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
+ 3 chén rượu nhỏ
+ 1 tách nước sôi để nguội
+ 3 lễ tiền vàng
+ 2 lọ hoa hai bên

Thiên sứ - nói về tuổi sinh con

http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=2250
Quan niệm của tôi và cho đến nay trở thành một hệ thống lý thuyết đó chính là:
Việc sinh con là yếu tố tương tác rất mạnh đến hạnh phúc và tương lại của vợ chồng. Với tôi, nó còn là một phương pháp hỗ trợ rất đắc lực để xét đoán trong Lạc Việt độn toán, khi xem về quan hệ các nhân trong một gia đình. Hoặc trong một lá số Tử Vi, tôi thường tham khảo tuổi cha mẹ và con cái trong gia đình để định mức độ tương quan với lá số.

Ông cha ta đã để lại một câu thành ngữ mà chắc cô cũng biết là:
"Giầu con út, khó con út"
Đã có nhiều người phân tích , giải thích câu này. Nhưng riêng tôi cho rằng:
Đây là một mật ngữ cho biết :
Chính đứa con út quyết định hạnh phúc của họ.

Bây giờ chúng ta làm một bài toán đơn giản:
Cho rằng trên thế giới có 8 tỷ người. Cứ hai người làm cha mẹ và họ có trung bình 6 đứa con. Như vậy có khoảng 1 tỷ hộ gia đình. Trong khi đó các sách cổ nói về hôn sự của Nam Nữ thì chi tiết nhất là
Cao Ly đồ hình với 120 trường hợp tuổi vợ chồng sinh khắc. Như vậy trung bình sẽ có khoảng gần 10 triệu cặp gia đình trên thế giới giống nhau. Đây là điều vô lý.
Xét về một khía cạnh khác - thí dụ là Phong thuỷ:
Trong môn này, người ta chỉ cần dịch chuyển vị trí nhà , cửa...Thậm chí chỉ thêm cái hồ cá là số phận có thể thay đổi...Vậy thì, sinh một đứa con sẽ phải có tác động rất lớn trong sự tương tác trong gia đình.
Bản thân tôi, do điều kiện thuận lợi đã thống kê trên 10 cặp tuổi vợ chồng. Trong mỗi cặp tuổi ấy thì trường hợp ít nhất là hơn 10, nhiều nhất là hơn 50 cặp có cùng tuổi. Nhưng số phận họ hoàn toàn khác nhau về các nét cơ bản khi so với ghi nhận trong sách cổ. Trường hợp tuổi chồng Kỷ Sửu lấy vợ Quí Ty có trên 50 cặp thống kê , thì chỉ có ba trường hợp bỏ nhau; 6 trường hợp nghèo hoặc vất vả, còn phần lớn đều khá giả.

Trong sách cổ có ghi nhận:
Nam nữ trên 30 tuổi lấy nhau không cần coi tuổi.
Rất tiếc tôi không nhớ sách nào. Họ có phân tích rất kỹ điều này. Nhưng vì dài quá , nên để khi có dịp tôi sẽ viết lại theo trí nhớ; hoặc nếu vớ lại được cuốn sách thì sẽ chép lên.
Nhưng tôi nghiệm thấy rằng:
Dù những sách vở ghi nhận thế nào về tương quan các cặp tuổi vợ chồng; và thực tế thống kê thế nào, cũng chứng minh cho một điều là:
Chính đứa con sinh ra tuổi con gì sẽ quyết định hạnh phúc của vợ chồng.
Tất nhiên ở đây chúng ta phải loại trừ những trường hợp đặc biệt: Như vợ chồng bỏ nhau trước khi có con, hoặc vô sinh.
Những trường hợp này thì lại sang một đề tài khác.

Hôm nay, tôi có xem cho một người nữ tuổi Quí Tỵ. Có chồng Đinh Hợi và sanh đứa con tuổi Tân Hợi. Tôi nói:
Chậm thì sanh ra chia tay ngay. Nhanh thì cấn bầu chia tay liền. Dự đoán đúng. Người chồng chia tay khi vợ đang mang bầu.
Tại sao lại như vậy?
Nếu nói rằng vợ chồng Tỵ Hợi khắc, Đinh Quý khắc; Thuỷ (Mạng vợ/Sách Tàu) Thổ khắc, nên chia tay thì câu hỏi là:
Tai sao khắc hoàn toàn như vậy mà lại lấy nhau?
Thực ra vợ chồng này vẫn còn có một cái hợp: Đó là theo
Lạc Thư hoa giáp thì vợ mạng Hoả sinh mạng chồng là Thổ. Chính sự tương sinh này mà họ đã đến với nhau với tư cách là vợ chồng (Ở đây tôi loại trừ truyện tình phi hôn nhân).
Bởi vậy, khi suy luận về chuyện tương tác vợ chồng và con cái, vì những yếu tố tương tác rất ít và đơn giản, nên tính chính xác của Lạc Thư hoa giáp thể hiện rất rõ.
Trong bài viết này tôi thành thật khuyên
Pho_Bien, hãy ứng dụng Lạc Thư hoa giáp trong việc tìm tương tác tuổi sinh con và vợ chồng.
Bảng
Lạc Thư hoa giáp khác bảng Lục thập hoa giáp từ sách Tàu là :
Tất cả mạng
Thuỷ đổi sang Hoả và ngược lại. Còn các mạng khác giữ nguyên.
Như vậy, chúng ta đã thoả thuận xong về nguyên tắc. Còn về phương pháp sinh con thế nào để bảo đảm hạnh phúc gia đình là:
Con phải hợp tuổi Mẹ.
Sự hợp đây, không phải chỉ hợp về Địa chi, mà còn phải xét đến Thiên CanMạng (Tính theo Lạc Thư hoa giáp).

Trong cuộc đời của mỗi con người - tất nhiên chỉ tính từ trên 18 tuổi - thì ít nhất đã có một lần như thế này:

Đó là có một lần nào đó ta vào một nơi công cộng - một quán ăn chẳng hạn - chợt thấy một người nào đó và tự nhiên ta rất ghét người đó. Chỉ muốn bợp hoặc đạp cho nó một cái. Nhìn nó làm cái gì cũng không ưa nổi. Mặc dù người đó chẳng có liên hệ gì với ta cả.
Đấy là do kỵ mạng đấy.
Cái kỵ ấy trực tiếp tác động vào tiềm thức và tạo ra một bản năng phòng vệ: Ghét người đó.
Sự tương tác ấy hàng ngày hàng giờ tác động vào ta bởi các người xung quanh; tốt hoặc xấu và tuỳ mức độ.
Nhưng; cuộc sống và tư duy liên tục trong ý thức của chúng ta cản trở sự tiếp thu nhậy cảm mối tương tác bất chợt mà tôi thí dụ ở trên. Bởi vậy, nếu như chúng ta hàng ngày chung sống với sự tương tác - tốt thì ko nói làm gì - xấu thì nó sẽ âm thầm tác động vào tiềm thức và từ đó tạo ra những tính nết, suy tư không sáng suốt và dẫn đến những quyết định sai lầm.

Ý thức có thuộc tính vật chất và chịu sự tương tác có tính qui luật của vật chất (Quan niệm này đã chứng minh trong tiểu luận: "Định mệnh có thật hay không?". Chânthuyen.org).

Do đó, nếu chúng ta sinh một đứa con khắc cha hoặc mẹ. Thì sự tương tác tốt hoặc xấu này là sự tương tác gần gũi nhất.

Tai sao khắc mẹ lại tối kỵ hơn khắc cha, và tại sao tuổi vợ chồng, vợ sinh xuất cho chồng thi lai tốt, mà chồng sinh xuất cho vợ thi lại kỵ?

Phần trên chú đã trình bày:
Nguyên lý của vũ trụ là Dương trước Âm sau. Dương sinh Âm. Bởi vậy sự tương tác thuận lợi nhất là Âm dưỡng Dương. Bởi vậy Thiên Can (Giáp, Ất, Bính.....) có trước thì Chồng phải tương sinh cho Vợ.
Thí dụ:
Chồng Giáp (Mộc) sinh vợ Bính (Hoả) chẳng hạn.
Nhưng Mạng thì vợ phải tương sinh cho chồng.
Thí dụ:
Vợ là Giáp Dần Mạng Hoả - theo Lạc thư hoa giáp, sinh mạng chồng là Kỷ Dậu thổ.

Chính vì tương tác Âm Dương thuận lý - Mạng vợ tương sinh mạng chồng là thuận lý - như đã chứng minh ở trên thì trường hợp ngược lại : chồng sinh xuất cho vợ thi lại kỵ" chính vì - cũng theo lý trên - Chỉ tương sinh một chiều là Dương sinh Âm tuyệt đối - không có trường hợp Âm dưỡng dương. thì không có tương tác sẽ không có phát triển.

Nhưng chú lưu ý Pho_Biên là:
Có ba yếu tố:
1) Thiên Can - Dương: Chồng Dưỡng vợ là số 1
2) Mạng - Âm Vợ Dưỡng chồng là số 1
3) Địa chi - Dương trong Âm - Vợ chồng tương hợp.
Như vậy:
@ Sự tương tác có bị khiếm khuyết là một trong 3 yếu tố trên sẽ không phải là yếu tố quyết định.
@ Tuổi vợ chồng dù xấu cũng không phải yếu tố quyết định. Vì còn yếu tố tương tác hoá giải là : Đứa con tuổi gì?

Bây giờ đến vấn đề:
Tại sao khắc mẹ lại tối kỵ hơn khắc cha?

Trên cơ sở lý học Đông phương từ văn minh Việt, đã phân tích ở trên thì khi Mẹ bị khắc tức là Âm sẽ không dưỡng được Dương. Tính tương tác không thực hiện được. Bởi vậy, trong trường hợp này thì dù tuổi cha mẹ có tốt cũng bị xấu đi. Nếu đây lại là con út thì con càng lớn, Dương - cha - không được dưỡng lâu sẽ cạn kiệt và Âm - Mẹ - bị khắc lâu sẽ suy thoái.

Như vậy, trên cơ sở Lý Học Đông Phương có nguồn gốc từ văn minh Lạc Việt, chú tổng kết lại thành hệ thống tương tác xấu tốt cho tuổi vợ chồng sau đây:

Về nguyên tắc:
Không có người nào , không có cặp vợ chồng nào hợp cả ba yếu tố:
Thiên Can - Thân Mạng - Địa Chi.

Do đó, chú lấy Thiên Can và Thân Mạng làm yếu tố chính.
Địa chi là yếu tố phụ - nhưng là yếu tố cần.


Về Thiên Can
Tính tốt xấu thuận tự như sau:
1) Chồng sinh vợ
2) Vợ khắc chống
3) Bình hoà
(Thí dụ: Giáp Hợp kỷ, hoặc vợ chồng cùng hành: Bính - Bính, hoặc Chồng Bính - vợ Đinh, chồng Đinh vợ Bính)
4) Vợ sinh chồng
5) Chồng khắc vợ


Về Thân Mạng
Chú ý:
Nguyên tắc theo Lạc Thư Hoa giáp: Tham khảo bảng Lạc Thư hoa giáp trong bài: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Chanthuyen.org hoặc sách "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp".
Sử dụng bảng Lục thập hoa giáp từ sách cổ chữ Hán, chắc chắn sẽ sai ở hành Hoả và Thuỷ.
Tính tốt xấu thuận tự như sau:
1) Vợ sinh chồng
2) Chồng khắc vợ
3) Bình hoà
4) Chồng sinh vợ
5) Vợ khắc chồng


Về Địa chi
Coi theo cách thông thường trong dân gian.
Phương pháp luận đoán theo tuổi vợ chồng và con cái là một khả năng tiên tri, nhằm chứng minh cho luận điểm về một sự tương tác có tính qui luật là:
Tuổi vợ chồng và con có tính quyết định cho tương lai của họ.

Ông cha ta đã để lại một mật ngữ hướng dẫn sự khám phá này:
"Giầu con út, khó con út"
Nhưng đây cũng chỉ là một phương pháp mang tính khái quát cao. Độ chính các đòi hỏi rất tỷ mỷ. Điều này, liên quan đến hành khí thiên can Địa chi của tháng năm ngày giờ, tương tác với các tuổi này. Trong điều kiện hiện nay tôi chưa diễn đạt được tỷ mỷ.
Tuy nhiên phương pháp này, nếu kết hợp với các phương pháp khác như:
Tử Vi, Tử Bình,...Nó sẽ giải thích được: Tại sao hai lá số giống nhau, nhưng lại có hai số phận khác nhau.
Tôi đã xem Tử vi cho hai anh em sinh đôi:
# Người anh Ất Ty:
Lấy vợ vào năm 37 tuổi, con gái Nhâm Ngọ, bỏ vợ Giáp Dần vào năm 2004 (Giáp Thân).
# Người em Ất Tỵ:
Lấy vợ năm 27 tuổi, có hai con và vợ không nhớ tuổi. Hiện sống ở Hoa Kỳ. Khá giả.
Nếu không kết hợp phương pháp tuổi vợ chồng và con út. Có thể nói rất khó đoán cho hai lá số này.
Thích Mắc Tiền hỏi:

1. Hiện nay, rất nhiều người sinh tại bắc nhưng vô miền trung hoặc miền nam sinh sống vậy có thể tính là ly quê lập nghiệp, sống nơi đất khách quê người hay cứ phải ra nước ngoài sinh sống mới được tính là ly quê?

Hoàn toàn đúng như vậy! Nhưng nó chỉ giảm nhẹ cái xui thôi - thí dụ như chết hoặc ly hôn - chứ quyết định vẫn là đứa con út. Sở dĩ ly quê sang hẳn vùng lãnh thổ khác như ví dụ của tôi ở trên, vi - theo tôi - là do Âm Dương hoán chuyển. Bên này sáng và bên kia Địa cầu tối và ngược lại. Đây là sự hoán đổi triệt để nhất. Nhưng, tuổi đứa con vẫn là yếu tố quyết định.

2. Trường hợp con sinh ra mà chết thì có tính không? sẽ có ảnh hưởng gì tới vợ chồng đó không?

Trên thực tế ứng dụng, tôi không tính đứa chết. Về lý thuyết tôi nghĩ điều này đúng. Vì đã chết thì sự tương tác sẽ không còn.

3. Nếu là sanh đôi một trai một gái thì tính làm sao hả bác?

Căn cứ theo người sinh sau.
Thích Mắc Tiền và quí vị quan tâm thân mến.
Trường hợp hai vợ chồng cùng tuổi lấy nhau thì sanh con thoải mái. Nhưng năm Kỵ thì phải là con gái, và năm hợp phải là con trai. Tuy nhiên tránh năm kỵ nặng. Còn trai hay gái thì cái này thuộc về...Thượng Đế.
Bởi vậy, trong dân gian mới có câu:
"Vợ chồng cùng tuổi , nằm duỗi mà ăn"
Nhưng cũng lại có câu - câu này thì tui ko nhớ lắm - là:
"Vợ chồng cùng tuổi, củ chuối không có mà ăn"
Tôi cho rằng: Sở dĩ có hai cầu đối lập nhau như vậy và có lẽ cũng đúng cả, vì nó lệ thuộc vào tuổi đứa con và giới tính của nó.

Thích Martell hỏi:
@ Nếu hai vợ chồngsống cùng cha mẹ hay người khác trong gia đình hay gia đình có người giúp việc thì sự tương tác có bị ảnh hưởng hay không?
Oh! Rất ảnh hưởng. Nhất là chung huyết thống. Còn người ăn kẻ ở trong nhà thì cũng ảnh hưởng chứ. Nhưng tương tác nhẹ thôi. Sống chung với tuổi cha mẹ thì phải tính cả hai tuổi này vào.

@ Cháu cũng thấy nhiều người có cách hóa giải bằng cách nhận con nuôi, nhưng nếu con nuôi không sống cùng gia đình thì có tác dụng gì không?
Oh! Nếu con nuôi mà không sống chung gia đình thì không ảnh hưởng. Sống nhiều ảnh hưởng nhiều, sống ít ảnh hưởng ít. Không sống không ảnh hưởng. Trong dân gian, khi vợ chồng hiếm muộn thì thường có lời khuyên nên nuôi con nuôi. Có nhiều gia đình nuôi con nuôi xong thì sinh nở đùng đùng. Có lẽ do sự ảnh hưởng của đứa con nuôi chăng?
Để có phương tiện khảo chứng qua ứng dụng, nhằm mục đích chứng nghiệm so sánh với Lục thập hoa giáp có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán, Thiên Sứ tôi xin trình bày toàn bộ Bảng Lạc thư hoa giáp từ văn minh Lạc Việt đến quí vị và anh em, như sau:


KỶ THỨ NHẤT
Lục khí - Vận 1
Tam Âm Tam Dương
Giáp Tí. Ất Sữu ---------------- Hải Trung Kim
Bính Dần. Đinh Mão -------------Giáng Hạ Thuỷ

Mậu Thìn. Kỷ Tỵ--------------- Đại Lâm Mộc

Lục khí - Vận 2
Tam Âm Tam Dương
Canh Ngọ. Tân Mùi -------------Lộ Bàng Thổ
Nhâm Thân. Quí Dậu----------- Kiếm Phong Kim
Giáp Tuất. Ất Hợi--------------
Tuyền trung Thuỷ

Lục khí - Vân 3
Tam Âm Tam Dương
Bính Tí, Đinh Sữu-------------- Lư Trung Hoả
Mậu Dần, Kỷ Mão-------------- Thành Đầu Thổ
Canh Thìn, Tân Tỵ -------------Bạch Lạp Kim

Lục khí - Vận 4
Tam Âm Tam Dương
Nhâm Ngọ, Quí Mùi -------------Dương Liễu Mộc
Giáp Thân, Ất Dậu--------------
Sơn Đầu Hoả
Bính Tuất, Đinh Hợi------------ Ốc Thượng Thổ

Lục khí - Vận 5
Tam Âm Tam Dương
Mậu Tí, Kỷ Sữu---------------- Trường Lưu thuỷ
Canh Dần, Tân Mão------------ Tùng Bách Mộc
Nhâm Thìn, Quí Tỵ------------- Tích Lịch Hoả

KỶ THỨ II
Lục khí - vận 1
Tam Âm Tam Dương
Giáp Ngọ, Ất Mùi ---------------Sa Trung Kim
Bính Thân, Đinh Dậu------------ Thiên Hà Thuỷ

Mậu Tuất, Kỷ Hợi--------------- Bình Địa Mộc

Lục Khí - Vận 2
Tam Âm Tam Dương
Canh Tí, Tân Sữu---------------Bích Thượng Thổ
Nhâm Dần, Quí Mão-------------Kim Bạch Kim
Giáp Thìn, Ất Tỵ----------------Đại Khê Thuỷ

Lục Khí - Vận 3
Tam Âm Tam Dương
Bính Ngọ, Đinh Mùi--------------Sơn Hạ Hoả
Mậu Thân, Kỷ Dậu-------------- Đại Dịch Thổ
Canh Tuất, Tân Hợi------------ Thoa Xuyến Kim

Lục khí - Vận 4
Tam Âm Tam Dương
Nhâm Tí, Quí Sữu-------------- Tang Đố Mộc
Giáp Dần, Ất Mão-------------- Phúc Đăng Hoả

Bính Thìn, Đinh Tỵ------------- Sa Trung Thổ

Lục khí - Vận 5
Tam Âm Tam Dương
Mậu Ngọ, Kỷ Mùi --------------Đại Hải Thuỷ

Canh Thân, Tân Dậu-----------Thạch Lựu Mộc
Nhâm Tuất, Quí Hợi------------ Thiên Thượng Hoả.


Kính thưa quí vị.
Như vậy, quí vị và anh em cũng nhận thấy tính qui luật và nhất quán , hoàn chỉnh của bảng Lạc thư hoa giáp. Sự khác biệt chỉ ở hai hành thuỷ hoả. Mọi sự minh chứng về tính hợp lý trong các vấn để liên quan xin xem sách và tư liệu đã dẫn.
Cảm ơn sự quan tâm của quín vị và anh em.

Thiên Sứ

PM: Riêng tên gọi của hành thuỷ xin tham khảo thêm trong bài Hà Đồ từ văn minh Lạc Việt. Chanthuyen.Org. Văn hiến Lạc Việt. Lạc Việt độn toán.

Trang trước tôi có giới thiệu cuốn "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp" trong website vanhoalacviet.com và bài viết: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". "Chân thuyên Org. Văn hiến Lạc Việt. Lạc Việt độn toán".

Việc tính sinh con trai hay gái phức tạp lắm. Phương pháp của tôi là kết hợp 3 phương pháp lưu truyền trong dân gian và quẻ Lạc Việt độn toán.
1) Một trong ba phương pháp đó là ra chợ mua cuốn lịch vạn sự năm 2005, trong đó có bảng tính thụ thai tháng nào thì sinh trai hay gái.
2) Cộng tuổi vợ chồng - tuổi ta - trừ 40 - sau đó trừ liên tiếp và lần lượt : 9 - 8 rồi lại 9 -8...cho đến khi số dư nhỏ hơn hoặc bằng 9 -8 thì thôi. Số lẻ chẵn thì con trai, lẻ là con gái : Nếu có bầu trong năm và sinh trong năm. Nếu có bầu năm này sinh năm khác thì có kết quả ngược lại.

Kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng:

Để tính chắc ăn sinh con trai hay gái cần kết hợp ba phương pháp:
1) Phương pháp tính tháng thụ thai (Theo bản văn cổ Việt hoặc Trung Hoa như trên)
2) Cộng tuổi vợ chồng, rồi trừ đi 40 cho đến khi số còn lại nhỏ hơn 40 thì lần lượt trừ đi 9; rồi 8 sau đó lặp lại trừ 9, rồi 8....cho đến khi hiệu số nhỏ hơn 9 hoặc 8. Nếu là số chẵn thì sinh trong năm sẽ là con trai; lẻ sinh trong năm sẽ là con gái. Và ngược lại là: Chẵn sinh ngoài năm sẽ là gái và lẻ sinh ngoài năm sẽ là trai. Theo kinh nghiệm của tôi thì ngoài năm được tính từ tháng "Một" (Cách gọi dân gian, tức là tháng 11 Âm lịch/ Tháng Tý) trở đi.
3) Một phương pháp nữa mà tôi sưu tầm được như sau:

Tính tháng sinh trai hay gái

Nguyên văn:

49 từ xưa đã định rồi.

Cộng vào tháng đẻ để mà chơi.

Trừ đi tuổi mẹ bao nhiêu đấy!

Thêm vào 19 để chia đôi. Tính tuổi trăng tròn cho thật chuẩn.

Chẵn trai; lẻ gái đúng mười mười.

Như vậy; nếu chúng ta gọi tháng sinh là “N” và tuổi mẹ là “a” thì sẽ có bài toán là:

(49 + N – a +19): 2 => Nếu 2n là sinh trai, còn nếu là 2n+1 là sinh con gái.
Giản lược công thức trên sẽ là:
(68 + N – a): 2 => Từ đó suy ra: Nếu tuổi mẹ lẻ (2n+1) thì tháng sinh phảI lẻ. Ngược lại: Nếu tuổi mẹ chẵn thì tháng sinh phải chẵn.
Kết hợp cả 3 phương pháp này để tính toán xác xuất cao hơn máy siêu âm nhiêù.

TRƯỜNG HỢP I
A - Phương pháp cộng tuổi vợ chồng (Tuổi ta).
Thí dụ:
Lấy luôn tuổi vợ chồng của Hthanhtam để thực hiện
# Chồng tuổi Ất Mão, năm nay Ất Dậu = 31 tuổi.
# Vợ tuổi Kỷ Mùi, năm nay Ất Dậu - 27 tuổi.
- Cộng tuổi vợ chồng 31 + 27 = 58.
58 - 40 = 18.
18 - 9 = 9
9 - 8 = 1.
Như vậy số dư là 1 là số lẻ. Năm Bính Tuất 2006 vợ chồng đều cộng lên 2 tuổi sẽ có số dư 3 cũng là số lẻ. Do đó nếu có bầu và sinh con trọn năm sẽ là con gái và ngoài năm sẽ là con trai.
* Giả thiết rằng vợ chồng Hthanhtam muốn sinh con trai.
Vậy theo điều kiên của phương pháp A thì muốn sinh con trai phải có bầu trong năm Ất Dậu này và sinh vào năm Bính Tuất.

B - Phương pháp chọn tháng cấn bầu sinh trai hay gái.
Sau khi xác định theo phương pháp A thì vợ chồng cô Hthanhtam phải có bầu năm nay và sinh con năm tới, ta xét bảng thụ thai chọn tháng sinh con trai năm nay. Theo bảng hướng dẫn trong Lịch vạn sự 2005 thì các tháng cấn bầu sinh con trai - tính theo tuổi vợ 27 sẽ là các tháng sau đây:
Tháng 2 - 4 - 5 - 7 - 8 - 9 - 11 - 12.
Như vậy, chỉ có thể có bầu trong các tháng trên, nhưng từ tháng 5 Âm lịch năm Ất Dậu trở về sau, mới có thể thoả mãn điều kiện của phương pháp A - có bầu năm nay, sinh con năm tới.
C - Phương pháp chọn tháng sinh để xác định giới tính của con.
Ứng dụng phương pháp C để chúng ta chọn tháng thụ thai theo điều kiện của phương pháp B (Chỉ có thể cấn bầu trong các tháng 5 - 7 - 8 - 9 - 11 -12 Ất Dậu) như sau:
Cách tính của phương pháp C là:
Nếu chúng ta gọi tháng sinh là “N” và tuổi mẹ là “a” thì sẽ có bài toán là:

(49 + N – a +19): 2 => Nếu 2n là sinh trai, còn nếu là 2n+1 là sinh con gái.
Giản lược công thức trên sẽ là:
(68 + N – a): 2 => Từ đó suy ra: Nếu tuổi mẹ lẻ (2n+1) thì tháng sinh phải lẻ. Ngược lại: Nếu tuổi mẹ chẵn thì tháng sinh phải chẵn.

Theo phương pháp này thì tháng sinh phải chẵn sẽ là con trai và lẻ sẽ là con gái.
Trong ví dụ trên thì tuổi mẹ là 27 lẻ vậy phải chọn tháng sinh là tháng lẻ. Tức là phải thoả mãn các tháng sinh trong năm Bính Tuất là 1 - 3 - 5 - 7.
Do đó để thoả mãn phương pháp B thì chọn tháng có bầu là tháng 9 Ất Dậu thì sẽ sinh con vào tháng 5 Bính Tuất (9 tháng). Hoặc tháng 11 Ất Dậu thì sẽ sinh con tháng 7 Bính Tuất.
Hiện tháng 9 đã qua, nên còn một khả năng nữa là có bầu tháng 11.
Hôm nay là 29 tháng 10/ Ất Dậu.
Như vậy, chúng ta đã kết hợp cả ba phương pháp để chọn sinh con trai.
Lưu ý: Tháng sinh thực tế chỉ khoảng 9 tháng

*Giả thiết rằng vợ chông Hthanhtam muốn sinh con gái.
B - Phương pháp chọn tháng cấn bầu sinh trai hay gái.
Theo phương pháp A đã tính ở trên thì vợ chồng Hthanhtam phải có bầu trong năm Bính Tuất và sinh con trong năm Bính Tuất để thoả mãn phương pháp A (Lẻ sinh trong năm là con gái).
Theo bảng hướng dẫn trong Lịch Vạn sự 2005 thì các tháng cấn bầu sinh con gái của tuổi 28 (Năm Bính Tuất - Nữ sinh Kỷ Mùi là 28 tuổi) là:
tháng 2 - 4 - 5 - 6 - 11 - 12.
Như vậy, để thoả mãn điều kiện của phương pháp A, vợ chống Hthanhtam chỉ có thể chọn có bầu trong tháng 2 và cùng lắm là 4 (Để có thể cấn bầu và sinh trong năm). Như vậy ta đã tìm được điều kiện của phương pháp B là chỉ có thể có bầu trong tháng 2 và 4. Trên cơ sở này ta áp dụng phương pháp C.
C - Phương pháp chọn tháng sinh để xác định giới tính của con.
Phương pháp này có công thức là:


(49 + N – a +19): 2 => Nếu 2n là sinh trai, còn nếu là 2n+1 là sinh con gái.
Giản lược công thức trên sẽ là:
(68 + N – a): 2 => Từ đó suy ra: Nếu tuổi mẹ lẻ (2n+1) thì tháng sinh phải lẻ. Ngược lại: Nếu tuổi mẹ chẵn thì tháng sinh phải chẵn.
Như vậy, nếu muốn sinh con gái trong trường hợp tuổi mẹ chẵn thì phải chọn một tháng sinh lẻ. Để thoả mãn điều kiện C và nhu cầu sinh con gái thì phải chọn cấn bầu giữa hoặc cuối tháng 2 và sẽ sinh con vào tháng 11 Âm lịch (Tháng lẻ).

Như vậy qua cách tính trên cho hai trường hợp sinh trai hoặc gái khi theo phương pháp A tuổi vợ chồng cho kết quả lẻ.


TRƯỜNG HỢP II
Bây giờ chúng ta khảo sát theo điều kiện của phương pháp A khi theo phương pháp này tuổi vợ chồng ra một kết quả chẵn.
Thí dụ:
Chồng Bính Thìn, vợ Đinh Tỵ 29
Năm Ất Dậu chồng 30, vợ 29.

A - Phương pháp cộng tuổi vợ chồng (Tuổi ta).
Cộng tuổi vợ chồng 30 + 29 = 59.
59 - 40 = 19.
19 - 9 = 10
10 - 8 = 2.
Như vậy số dư là 2 là số chẵn. Năm Bính Tuất 2006 vợ chồng đều cộng lên 2 tuổi sẽ có số dư 4 cũng là số lẻ. Do đó nếu có bầu và sinh con trọn năm sẽ là con trai và ngoài năm sẽ là con gái.

* Giả thiết vợ chồng muốn sinh con gái.
Theo điều kiện của phương pháp A thì phải có bầu trong Năm Ất Dậu và sinh con trong năm Bính Tuất. Bây giờ chúng ta xét phương pháp B để tìm tháng cấn bầu thoả mãn điều kiện này.

B - Phương pháp chọn tháng cấn bầu sinh trai hay gái.
Theo phương pháp A đã tính ở trên thì vợ chồng này phải có bầu trong năm Ất Dậu và sinh con trong năm Bính Tuất để thoả mãn phương pháp A (Chẵn sinh ngoài năm là con gái).
Theo bảng hướng dẫn trong Lịch Vạn sự 2005 thì các tháng cấn bầu sinh con gái của tuổi 29 (Năm Ất Dậu - Nữ sinh Đinh Tỵ là 29 tuổi) là:
tháng 1 - 3 - 10 - 11 - 12.
Như vậy, để thoả mãn điều kiện của phương pháp A, vợ chồng này chỉ có thể chọn có bầu trong tháng 10 - 11 - 12 (Để có thể cấn bầu trong năm và sinh ngoài năm) Như vậy ta đã tìm được điều kiện của phương pháp B là chỉ có thể có bầu trong tháng 10 - 11 - 12 để thoả mãn điều kiện của phương pháp A. Bây giờ chúng ta tính toán theo phương pháp C thoả mãn điều kiện phương pháp B.

C - Phương pháp chọn tháng sinh để xác định giới tính của con.
Phương pháp này có công thức là:

(49 + N – a +19): 2 => Nếu 2n là sinh trai, còn nếu là 2n+1 là sinh con gái.
Giản lược công thức trên sẽ là:
(68 + N – a): 2 => Từ đó suy ra: Nếu tuổi mẹ lẻ (2n+1) thì tháng sinh phải lẻ. Ngược lại: Nếu tuổi mẹ chẵn thì tháng sinh phải chẵn.

Như vậy, nếu muốn sinh con gái trong trường hợp tuổi mẹ chẵn (Vì sinh qua năm Bính Tuất, tuổi người mẹ trong ví dụ trên là 30) thì phải chọn một tháng sinh lẻ. Để thoả mãn điều kiện B và nhu cầu sinh con gái thì phải chọn cấn bầu cuối tháng 10 Âm lịch thì sẽ có khả năng sinh con vào tháng 7.

* Giả thiết vợ chồng muốn sinh con trai.
Theo điều kiện của phương pháp A thì phải có bầu trong năm Bính Tuất và sinh con trong năm Bính Tuất. Bây giờ chúng ta xét phương pháp B để tìm tháng cấn bầu thoả mãn điều kiện này.
B - Phương pháp chọn tháng cấn bầu sinh trai hay gái.
Theo phương pháp A đã tính ở trên thì vợ chồng này phải có bầu trong năm Bính Tuất và sinh con trong năm Bính Tuất để thoả mãn phương pháp A (Chẵn sinh trong năm là con trai).
Theo bảng hướng dẫn trong Lịch Vạn sự 2005 thì các tháng cấn bầu sinh con trai của tuổi 30 (Năm Bính Tuất - Nữ sinh Đinh Tỵ là 30 tuổi) là:
tháng 1 - 3 - 10 - 11 - 12.
Như vậy, để thoả mãn điều kiện của phương pháp A, vợ chồng này chỉ có thể chọn có bầu trong tháng 1 - 3 (Để có thể cấn bầu trong năm và sinh trong năm) Như vậy ta đã tìm được điều kiện của phương pháp B là chỉ có thể có bầu trong tháng 1 - 3 để thoả mãn điều kiện của phương pháp A. Bây giờ chúng ta tính toán theo phương pháp C thoả mãn điều kiện phương pháp B.

C - Phương pháp chọn tháng sinh để xác định giới tính của con.
Phương pháp này có công thức là:

(49 + N – a +19): 2 => Nếu 2n là sinh trai, còn nếu là 2n+1 là sinh con gái.
Giản lược công thức trên sẽ là:
(68 + N – a): 2 => Từ đó suy ra: Nếu tuổi mẹ lẻ (2n+1) thì tháng sinh phải lẻ. Ngược lại: Nếu tuổi mẹ chẵn thì tháng sinh phải chẵn.

Như vậy, nếu muốn sinh con trai trong trường hợp tuổi mẹ chẵn (Vì sinh qua năm Bính Tuất, tuổi người mẹ trong ví dụ trên là 30) thì phải chọn một tháng sinh lẻ. Để thoả mãn điều kiện B và nhu cầu sinh con trai thì phải chọn cấn bầu đầu tháng 1 Âm lịch thì sẽ có khả năng sinh con vào tháng 9. hoặc đầu tháng 3 Âm lịch sẽ có khả năng sinh con tháng 11.

Trên đây tôi trình bày 4 trường hợp sinh trai gái cho hai loại cặp tuổi vợ chồng.
Nhưng dân gian ta có câu:
"Người tính không bằng trời tính"
Bởi vậy, cũng xin lưu ý là moị chuyện theo tự nhiên là tốt nhất. Tuy kết quả trên khá chính xác. Nhưng còn số phận người đó có thể sinh trai hay gái hay không lại là chuyện khác. Muốn thay đổi số phận, điều đầu tiên phải tạo phúc đức đã.

Nếu chúng ta chịu khó giở mấy cuốn sách Lịch Vạn sự hoặc những sách như Tam Tông Miếu...vv thì chỉ thấy người ta nói về tháng tốt để cưới gả cho phụ nữ. Chẳng thấy nói gì đến nam giới cả.
Tại sao lại như vậy?
Nhưng gần đây, các nhà "ngâm cứu" chắc quá cẩn thận thêm dưa mắm, tương cà cho nữ giới để thêm phần huyền bí. Nào là năm Kim Lâu, năm Đại kỵ...vv. Sổ Nho cứ gọi là đùng đùng, khiến người nghe cứ tưởng từ xưa nó là như zdậy.
Thực ra việc cưới gả theo một nguyên tắc riêng. Chẳng dính dáng gì đến Kim Lâu, Đại kỵ, Thái Dương, Thái Âm, La Hầu, Kế đô gì cả.
Năm Kim Lâu cũng chỉ là một yếu tố xấu và dùng trong Phong Thuỷ. Năm Đại kỵ chỉ xét chuyện làm ăn và một số chuyện khác, không liên quan đến cưới gả. nếu có cũng chỉ dành riêng cho người Nam.
Tại sao lại như vậy?

Tôi đã nhiều lần tường trên diễn đàn: Cái có trước là Dương, cái có sau là Âm.
Năm có trước là Dương, ngày tháng là con của năm, thuộc Âm. Bởi vậy, xem chuyện cưới gả thì Người Nam (Dương) coi Năm - tránh Tam tai và Đại Kỵ (Chứ không có Kim Lâu gì ở đây cả). Còn người nữ (Âm) tránh tháng ngày xấu (Tháng ngày có sau thuộc Âm, ứng với người nữ). Bởi vậy, khi xem ngày tháng cưới gả, người ta xem tháng ngày có lợi cho người nữ vì vậy.

Anh nói với cháu là:
Tình yêu ở mức độ nào đó được thể hiện ở sự hy sinh. Nếu chú bé kia dám về Việt Nam trình diện anh chị, như là một cách thể hiện tình yêu với con anh thì anh sẽ gả. Nếu chú bé kia được lời hứa đó, sẵn sàng tìm mọi cách để về Việt Nam (Kể cả phải đi vay tiền mua vé máy bay và nói dối xếp để nghỉ việc) với hy vọng lấy được con gái anh...thì...nếu là tôi, tôi không thể từ chối được.
Trước đây, tôi cũng đã làm như vậy với con gái tôi. Thằng con rể bây giờ, yêu con gái tôi từ hồi còn học sinh. Lằng nhằng mãi, tức mình tôi kêu con gái tôi vào Nam. Con tôi nó nghe tôi vào, nhưng khóc tu tu. Tôi sợ quá phải hứa với nó: Nếu người yêu con chịu vào tận đây tìm con thì ba Ok ngay. Thằng kia vào thật! Lạy Chúa! Nó bán tất cả mọi thứ nó có, bỏ cả việc vào Nam kiếm con tôi. Tôi đành phải OK thôi. Bây giờ chúng nó có hai con trai gái đầy đủ, cuộc sống rất khá giả.
Chia sẻ kinh nghiệm của các ông bố già gàn dở.
Anh thử xem.
Chúc anh chị như ý.
Thiên Sứ

Điều mà tôi muốn bày tỏ với mọi người trong topic này là:
@Tương quan tuổi vợ chồng xấu hoặc tốt, là một yếu tố tương tác trong hạnh phúc gia đình, nhưng không phải yếu tố quyết đinh.
@ Chính tuổi đứa con của hai vợ chồng sẽ là yếu tố quyết định cho hạnh phúc gia đình.
Tôi đã thống kế hàng chục tuổi vợ chồng tốt , hoặc xấu, chỉ khác nhau tuổi đứa con để kết luận một nguyên tắc căn bản trên. Thậm chí đã có những lần tôi coi cho hai người nữ tuổi giống nhau, đến cùng một giờ , có tuổi cha, mẹ giống nhạu Chỉ khác nhau người em út của họ. Sự tính toán cho hai số phận khác nhau.

Trước đây TB rất ít khi cúng kiến ,nếu có cúng thì cũng bày đủ Lễ rồi đốt nhang xá vài cái thôi (có lẽ là có xác mà ko có hồn ).Từ ngày biết Diễn đàn này (khoảng 2 tháng mấy ),đọc rất nhiều Topic và học hỏi thêm rất nhiều điều.TB rất cảm ơn các Hội viên và BĐH Diễn đàn.
-Lịch Vạn Sự :TB thường dùng xem giờ tốt để cúng và để thực hiện những việc có tính chất quan trọng trong ngày
-Các bài trong Topic "Hành Trì Ngày Tết " và "Ngày Giờ Đầu Năm Bính Tuất " của Anh Cự Môn TB làm đúng như vậy

BÍ ẨN NẠP ÂM 60 HOA GIÁP
Một hệ quả ứng dụng quan trọng của học thuyết vũ trụ quan Âm Dương ngũ hành chính là lịch pháp và nạp âm trong bảng Hoa giáp với chu kỳ bội số chung nhỏ nhất – một tiền đề cho mọi phương pháp ứng dụng của nó – là 60 năm.
Nhưng bảng nạp âm hoa giáp 60 năm tồn tại trong cổ thư chữ Hán cũng không tránh khỏi một hiện tượng chung cho tất cả các phương pháp ứng dụng khác của thuyết Âm Dương Ngũ hành là không có một nguyên lý lý thuyết là tiền đề cho sự tồn tại của nó. và là một đều bí ẩn trải hàng ngàn năm - Kể từ khi nền văn hiến vĩ đại của người Lạc Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử.
Chính ông Thiệu Vĩ Hoa - một nhà nghiên cứu nổi tiếng Trung Hoa hiện đại; đã phải thừa nhận rằng:
Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp tý căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp tý biến hoá vô cùng; đối với giới học thuật của Trung Quốc cho đến nay vẫn là huyền bí khó hiểu”
(Trích trong sách: Chu Dịch và dự đoán học. Trang 68. Thiệu Vĩ Hoa. Nxb Văn Hoá Thông Tin 1996.

Kính thưa quí vị quan tâm.
Hàng ngàn năm đã trôi qua với sự hiện diện của bảng 60 Hoa giáp. Cũng đã có nhiều học giả Trung Hoa tìm cách lý giải nguyên lý nạp âm Ngũ hành trong 60 hoa giáp. Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu xem họ đã lý giải như thế nào; mà cho đến nay hậu thế vẫn cho là chưa rõ ràng và các nhà nghiên cứu hiện đại vẫn cho rằng huyền bí.
Đoạn trích dẫn dưới đây trong bài Luận Ngũ Hành nạp âm ; mục Lý số Dịch bốc ;Tuvilyso.com. T/g Không Kiếp Minh Tâm; sẽ cho chúng ta một ý niệm về cách luận giải của người xưa về nguyên lý nạp âm của ngũ hành trong bảng lục thập hoa giáp.

LUẬN CAN CHI NGŨ HÀNH NAP ÂM

Sách Chu Lễ nói về:
“Danh hiệu của 10 Nhật, danh hiệu của 12 Thời, danh hiệu của 12 Nguyệt, danh hiệu của 12 Tuế, danh hiệu của 28 Tinh Tú” mà về sau Trịnh Huyền giải thích rằng:[/i] “Nhật bảo rằng từ Giáp đến Quý; Thời bảo rằng từ Tí đến Hợi; tháng bảo rằng từ Châu đến Đồ; Tuế bảo rằng từ Nhiếp Đề Cách đến Xích Phấn Nhược; Tinh Tú bảo rằng từ Giác đến Chẩn”. Thời xưa người ta dùng đó để mà ghi chép năm tháng ngày giờ thành lịch.

Sách Nhĩ Nhã giải thích rộng thêm rằng:
“Nguyệt Dương (biệt danh của lịch xưa dùng 10 Can để ghi chép tháng), nguyệt tại Giáp gọi là Tất, tại Ất gọi là Quất, tại Bính gọi là Tu, tại Đinh gọi là Ngữ, tại Mậu gọi là Lệ, tại Kỷ gọi là Tắc (quy tắc), tại Canh gọi Trất, tại Tân gọi là Tắc (bít, lấp), tại Nhâm gọi là Chung, tại Quý gọi là Cực. Nguyệt Danh (biệt danh để ghi chép tháng trong nông lịch—vụ mùa) tháng Giêng là Châu, tháng Hai là Như, tháng Ba là Mị, tháng Tư là Trừ, tháng năm là Niết, tháng Sáu là Thả, tháng Bảy là Tương, tháng Tám là Tráng, tháng Chín là Nguyên tháng Mười là Dương, tháng Mười Một là Cô, tháng Chạp là Đồ. Tuế Dương (biệt danh của lịch xưa lấy 10 Can để ghi chép năm) Thái Tuế tại Giáp gọi là Phùng Át, tại Ất gọi là Chiêu Mông, tại Bính gọi là Nhu Triệu, tại Đinh gọi là Cường Ngữ, tại Mậu gọi là Trước Ung, tại Kỷ gọi là Đồ Duy, tại Canh gọi là Thương Chương, tại Tân gọi là Trùng Quang, tại Nhâm gọi là Huyền, tại Quý gọi là Chiêu Dương. Tuế Danh (biệt danh của lịch xưa lấy 12 Địa Chi phối với Thái Tuế để ghi năm) Thái Tuế tại Dần gọi là Nhiếp Đề Cách, tại Mão gọi là Đơn Át, tại Thìn gọi là Chấp Từ, tại Tỵ gọi là Đại Hoang Lạc, tại Ngọ gọi là Đơn Ưu Tường, tại Mùi gọi là Hiệp Hiệp, tại Thân gọi là Quân Than, tại Dậu gọi là Tác Ngạc, tại Tuất gọi là Yên Mậu, tại Hợi gọi là Đại Uyên Hiến, tại Tí gọi là Khốn Đôn, tại Sửu gọi là Xích Phấn Nhược”.

Sách Thái Ung “Độc Đoán” nói rằng:
“Can là cán (thân) vậy, tên nó có mười ấy là Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỹ Canh Tân Nhâm Quý. Chi là cành nhánh vậy, tên nó có mười hai ấy là Tí Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi”.

Sách Lễ Ký “Nguyệt Lệnh” nói rằng:
“Tháng Xuân lấy Giáp Ất làm đại biểu; tháng Hạ lấy Bính Đinh; tháng Tứ Quý (3,6,9,12) lấy Mậu Kỷ làm đại biểu; còn tháng Thu lấy Canh Tân; tháng Đông thì lấy Nhâm Quý”.

Sách Sử Ký “Luật Thư” nói rằng:
“Thất chính 28 xá luật lịch trời vì thế thông khí của ngũ hành bát chính, trời vì thế thành thục vạn vật. Xá nầy chỗ của nhật nguyệt trú. Xá nầy là khí thư dãn ra”.

Chỗ mà sách Sử Ký gọi Bát Chính là khí của tám Tiết đem ứng với gió của tám phương. Gió của tám phương là: Bất Chu Phong, Quảng Mạc Phong, Điều Phong, Minh Thứ Phong, Thanh Minh Phong, Cảnh Phong, Lương Phong, và Xương Hạp Phong.
- Điều Phong đóng ở Đông Bắc, chủ xuất ra vạn vật, hướng về Nam đến ở Tú Cơ. Ở mười hai luật là Thái Thốc, ở thời lệnh là tháng Giêng, ở mười hai chi là Dần. Vạn vật tranh nhau nẫy mầm. Lại hướng Nam đến ở Vĩ, ở Phòng. Vạn vật sinh sớm nay đã đến kỳ có hoa như vậy có thể xem thấy được.
- Minh Thứ Phong đóng ở phương Đông. Ở mười hai luật là Giáp Chung, ở thời lệnh là tháng Hai, ở mười Can là Giáp Ất, ở mười hai chi là Mão. Thời đó vạn vật xuất ra hết tận, mười phần sum sê tươi tốt. Minh Thứ Phong hướng Nam đến ở Tú Đê, lại đến ở Tú Cang, Tú Giác. Ở mười hai luật là Cô Tẩy, ở thời lệnh là tháng Ba, ở mười hai Chi là Thìn. Thời đó vạn vật bỏ cũ, theo mới, tươi sáng, cao vút, rắn rỏi.
- Thanh Minh Phong đóng ở góc Đông Nam, thúc đẩy vạn vật hướng Tây phát triển. Đầu tiên đến ở Chẩn của phương Tây, lại đến ở Dực. Ở mười hai luật là Trọng Lữ, mười hai Chi là Tỵ. Thời đó vạn vật vượng thịnh, lớn mạnh, Dương khí phát triển đạt đến cực điểm. Thanh Minh Phong lại hướng Tây đến ở bảy sao của tú Tinh, Liễu. Ở mười hai luật là Nhuy Tân, ở thời lệnh là tháng Năm. Thời đó vạn vật từ thịnh chuyển thành suy, Dương khí trú xuống bên dưới.
- Cảnh Phong đóng ở Phương Nam. Ở mười hai Chi là Ngọ, Mười Can là Bính Đinh. Âm Dương giao nhau, Dương khí giáng xuống, Âm khí thăng lên, vạn vật sắp thành thục.
- Lương Phong đóng ở góc Tây Nam, chủ về đất. Ở mười hai luật là Lâm Chung, ở mười hai Chi là Mùi. Thời đó vạn vật thành thục, giàu có, vị ngon. Hướng Bắc tiến đến Phạt, lại đến ở Sâm. Ở mười hai luật là Di Tắc, ở thời lệnh là tháng Bảy, ở mười hai Chi là Thân. Thời đó, Âm khí dần dần thịnh, mở đầu. Thân là giặc của vạn vật, lại lớn mạnh đến Trọc, kế đến ở Lưu. Ở thời lệnh là tháng Tám, mười hai luật là Nam Lữ, mười hai Chi là Dậu. Thời đó vạn vật đều tiếp xúc với đất chết, Dương khí càng suy, mở đầu phục tàng.
- Xương Hạp Phong đóng ở phương Tây. Ở mười Can là Canh Tân. Hướng Bắc đến ở Vị, lại đến ở Lâu, đạt tới Khuê. Ở mười hai luật là Vô Sạ, ở thời lệnh là tháng Chín, ở mười hai Chi là Tuất. Thời đó vạn vật tận diệt, thu tàng nhập vào khố, Âm khí vượng thịnh, Dương khí không dư. Nhưng vạn vật theo Dương đến hết, lại thuận theo âm mà khởi, không hết hẳn, không dừng hẳn, không đứng lại.
- Bất Chu Phong đóng ở Tây Bắc chủ sát sinh, nhưng hướng về phương Đông hành tiến thì chủ mở đầu sinh khí. Nó hướng Đông đến ở Tú Thất lại đến ở Tú Nguy (chủ đổ nát). Ở mười hai luật là Ứng Chung. Ở thời lệnh là tháng Mười. Ở mười hai con là Hợi. Thời đó Dương khí đã bắt đầu sinh nhưng lại là mười phần còn nhỏ yếu, không kham nổi dùng vào việc, vì vậy nên vẫn còn phục tàng ở dưới.
- Quảng Mạc Phong đóng ở phương Bắc, hướng Đông đến ở Hư, lại đến ở sao Vụ Nữ. Ở mười hai luật là Hoàng Chung, ở thời lệnh là tháng Mười Một, ở mười hai Chi là Tí, ở mười Can là Nhâm Quý. Thời đó Dương khí lớn lên, vạn vật nhận sự nuôi dưỡng ở dưới giống như tháng Mười hoài thai, giáng sinh cũng có thể phán đoán được. Quảng Mạc Phong lại hướng Đông đến ở Khiên Ngưu lại đến ở Kiến. Ở thời lệnh là tháng Chạp, ở mười hai luật là Đại Lữ, ở mười hai Chi là Sửu. Thời đó vạn vật đã tự dưỡng thành hình, nhưng vẫn còn chưa phá đất mà xuất ra.

Trên đây là nghĩa lý và nguyên lý mà người ta cho rằng mười Thiên Can và mười hai Địa Chi từ đó lưu hành. Còn mười hai con vật tượng của Tí là chuột, Sửu là trâu, Dần là cọp, Mão là mèo, Thìn là rồng, Tỵ là rắn, Ngọ là Ngựa, Mùi là Dê, Thân là khỉ, Dậu là gà, Tuất là chó, Hợi là heo, thì được giải thích như sau.

“Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói rằng:
- Thuyết nói về 12 con vật Cầm Tinh đã có từ rất lâu rồi, không rõ từ đâu lại (sự thật đến từ Tây Vực). Theo từ sự lưu truyền chép lại ở Tí sử khảo xét vễ văn hiến, thì từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đã có thuyết nầy. Cho đến 28 tú phối với cầm tượng thì là từ Nguyên Minh về sau mới có việc đó. Quan sát về việc chọn “tượng” đó, chẳng qua là nhân 12 con vật cầm tinh mà khuếch rộng ra thôi. Tại sao mà biết được? Phép nầy lấy Tí Ngọ Mão Dậu làm bốn trọng cung, mỗi cung quản ba tú, được 12 tú.
Như cung Tí là 3 tú Nữ Hư Nguy, tú Hư đóng ở giữa vì vậy lấy chuột làm tượng của mình. Nữ là bức (con dơi), Nguy là yến thì chọn nó tựa giống chuột đem phối vào.
Cung Mão là Đê Phòng Tâm, Đê là lạc (con chồn), Tâm là hồ (cáo), Phong ở giữa là thỏ nên lấy thỏ làm tượng của mình (nhưng Việt Nam để mèo vì gần cọp vậy).
Cung Ngọ là Liễu Trinh Trương. Liễu là chương (con hoẵng), Trương là lộc (hươu), Trinh ở giữa là ngựa nên lấy ngựa làm tượng của mình.
Cung Dậu là Vị Mão Tất. Vị là con trĩ, Tất là con quạ, Mão ở giữa là con gà nên lấy gà làm tượng của mình.
Qua đến 8 cung Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn Tuất Sửu Mùi thì mỗi cung quản 2 tú, mà lấy tú ở gần cung giữa làm chủ, đóng ở bên thì chọn loài nào tương tự phối vào.
Như cung Thìn, Cang gần giữa cung vì vậy lấy rồng làm tượng của mình. Giác đóng ở bên nó thì chọn Giao (thuồng luồng) là loại rồng đem phối vào.
Cung Dần, vĩ ở gần giữa cung vì vậy lấy hổ làm tượng của mình. Cơ đóng ở bên nó thì chọn con báo là loài của hổ đem phối vào.
Cung Sửu, Ngưu ở gần giữa cung vì vậy lấy trâu làm tượng của mình. Đẩu ở bên nó thì chọn Hải là loại của trâu đem phối vào.
Cung Hợi, Thất ở gần giữa cung vì vậy lấy lợn làm tượng của mình, Bích đóng ở bên nó thì chọn Dữ là loài của lợn đem phối vào.
Cung Tuất, Lâu ở gần giữa cung vì vậy lấy cẩu làm tượng của mình, Khuê ở bên nó thì chọn lang (chó sói) là loài của chó đem phối vào.
Cung Thân, Chủy ở gần giữa cung vì vậy lấy hầu (con khỉ) làm tượng của mình, Sâm đóng ở bên nó thì chọn viên (con vượng) là loài của khỉ đem phối vào.
Cung Mùi, Quỷ ở gần giữa cung vì vậy lấy dê làm tượng của mình, Tỉnh đóng ở gần bên nó thì chọn ngạn là loại của dê đem phối vào.
Cung Tị, Dực ở gần giữa cung vì vậy lấy xà (rắn) làm tượng của mình, Chẩn đóng ở bên nó thì chọn dẫn (con giun đất) là loài của rắn đem phối vào vậy”.

Theo “Tinh Lịch Khảo Nguyên” thì thuyết 12 con vật tượng trưng cho 12 Địa Chi (tuổi) thật là hết sức sáng tỏ vậy! Tuy nhiên, đây chỉ là bước thứ hai, vì vẫn chưa giải quyết được Nạp Âm của tuổi, tức là Ngũ Hành của 60 hoa Giáp. Tỷ như Giáp Tí là Hải Trung Kim, vì sao Giáp là Mộc mà hợp với Tí là Thủy lại trở thành Hải Trung Kim?!


Kính thưa quí vị quan tâm.
Như vậy; qua sự trích dẫn trên thì chúng ta mới chỉ tìm thấy những tư liệu tham khảo có giá trị về nguyên nhân của việc lấy tên 12 con vật để đặt cho 12 Địa chi. Việc tìm nguyên lý cho việc nạp âm vẫn chưa sáng tỏ. Bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu trong cổ thư cũng qua bài viết đã dẫn ở trên:

BÍ ẨN NẠP ÂM 60 HOA GIÁP

LUẬN CAN CHI NGŨ HÀNH NAP ÂM
(Tiếp theo)

C
húng ta tiếp tục tìm hiểu trong cổ thư được sưu tầm qua bài viết đã dẫn ở trên (Không Kiếp Minh Tâm.tuvilyso.com) để tiếp tục tham khảo xem tại sao mà ông Thiệu Vĩ Hoa phải thừa nhận:
Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp tý căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp tý biến hoá vô cùng; đối với giới học thuật của Trung Quốc cho đến nay vẫn là huyền bí khó hiểu”


Thẩm Quát nói:

“Nạp Âm lục thập Giáp Tí, rất ít người biết nguyên lý của nó. Sự thực là phép của 60 luật lữ cung nhằm làm cung pháp. Một luật hàm 5 âm, 12 luật tức nạp 60 âm. Phàm Dương ‘Khí’ bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, Âm ‘Khí’ khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, Âm Dương đan xen nhau mà sinh biến hóa. Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở Mộc, đi về bên phải chuyển tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Thổ, Thổ chuyển tới ở Kim, Kim chuyển tới ở Thủy. Chỗ bảo rằng Âm bắt đầu ở phương Tây nầy là Ngũ Âm bắt đầu ở Kim, chuyển xoay về bên trái tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc chuyển tới Thủy, Thủy chuyển tới Thổ (Nạp Âm với Nạp Giáp của Dịch cùng một phương pháp, Càn nạp Giáp mà Khôn nạp Quý, bắt đầu ở Càn mà chung hết ở Khôn. Nạp Âm bắt đầu ở Kim – Kim là Càn vậy, chung ở Thổ – Thổ là Khôn vậy). Phương pháp cơ bản của Nạp Âm là cùng loại với ‘thú thê’ (lấy vợ) cách tám sinh con. Thứ tự của Ngũ Hành Nạp Âm là trước trọng sau mạnh, mạnh rồi mới đến quý. Tam nguyên của Độn Giáp đã ghi chép như thế vậy. Giáp Tí là trọng của Kim (Thương của Hoàng Chung), lấy vợ cùng vị tức là Ất Sửu (Thương của Đại Lữ cùng ngôi vị). Bảo rằng là loại của Giáp với Ất, Bính với Đinh. Ở dưới đều phỏng theo thế. Cách tám sinh ra Nhâm Thân ở dưới là mạnh của Kim (Thương của Di Tắc), cách tám đó là Đại Lữ sinh ra Di Tắc vậy. Ở dưới đều phỏng theo thế. Nhâm Thân lấy vợ cùng một ngôi vị là Quý Dậu (Thương của Nam Lữ). Cách tám, Canh Thìn sinh ra ở trên quý của Kim (Thương của Cô Tẩy), như thế tam nguyên của Kim hết.
Nếu chỉ lấy thời Dương mà nói thì dựa vào Độn Giáp chuyển thuận: trọng-mạnh-quý. Nếu kiêm nói về vợ thì nghịch chuyển : mạnh-trọng-quý. Canh Thìn lấy vợ Tân Tỵ cùng ngôi vị (Thương của trọng lữ), cách tám ở dưới sinh Mậu Tí, trọng của Hỏa (Chủy Kim của Hoàng Trung). Tam nguyên hết thì đi về bên trái chuyển tới phương Nam, Hỏa Mậu Tí - Kỷ Sửu (Chủy của Đại Lữ) sinh ra Bính Thân, mạnh của Hỏa (Chủy của Di Tắc) Bính Thân lấy vợ Đinh Dậu (Chủy của Nam Lữ) sinh Giáp Thìn, quý của Hỏa (Chủy của Cô Tẩy), Giáp Thìn lấy vợ Ất Tỵ (Chủy của Trọng Lữ) sinh Nhâm Tí, trọng của Mộc (Giác của Hoàng Chung). Tam nguyên Hỏa hết thì đi về bên trái chuyển tới phương Đông Nam – Mộc. Như đi về bên trái đến Đinh Tỵ là Cung của Trọng Lữ ngũ âm hết lần một. Quay lại từ Giáp Ngọ, trọng của Kim, lấy vợ Ất Mùi, cách tám sinh Nhâm Dần. Giống như phép của Giáp Tí thì hết ở Quý Hợi (gọi là Nhuy Tân lấy vợ Lâm Chung, trên sinh ra loại của Thái Thốc). Tí đến Tỵ là Dương, vì vậy từ Hoàng Chung đến Trọng Lữ, đều là hạ sinh. Từ Ngọ đến Hợi là Âm, vì vậy từ Lâm Chung đến Ứng Chung đều thượng sinh”.


Kính thưa quí vị quan tâm.

Q
ua đoạn trích dẫn những lý giải của Thẩm Quát thì phần lý giải nguyên lý nạp âm của ông chỉ ở phần trên; còn đoạn dưới thì chỉ là sự nói về những nguyên tắc có sẵn như “Cách bát sinh tử” và nguyên lý “Sinh Vượng Mộ” (Mạnh; Trọng; Quý) và những nguyên lý này vẫn được ứng dụng trong Lạc thư hoa giáp (Xin được chứng minh ở phần sau). Bây giờ chúng ta xem lại phần đầu đã dẫn của Thẩm Quát:

“Nạp Âm lục thập Giáp Tí, rất ít người biết nguyên lý của nó. Sự thực là phép của 60 luật lữ cung nhằm làm cung pháp. Một luật hàm 5 âm, 12 luật tức nạp 60 âm. Phàm Dương ‘Khí’ bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, Âm ‘Khí’ khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, Âm Dương đan xen nhau mà sinh biến hóa. Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở Mộc, đi về bên phải chuyển tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Thổ, Thổ chuyển tới ở Kim, Kim chuyển tới ở Thủy. Chỗ bảo rằng Âm bắt đầu ở phương Tây nầy là Ngũ Âm bắt đầu ở Kim, chuyển xoay về bên trái tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc chuyển tới Thủy, Thủy chuyển tới Thổ

Kính thưa quí vị quan tâm!

Qua đoạn trích dẫn ở trên thì chúng ta nhận thấy rằng:
Cho dù bạn xoay chuyển thế nào thì Thẩm Quát vẫn sai.

Điều này được chứng minh như sau:
Chúng ta so sánh chu kỳ đã dẫn (Phần in đậm) của Thẩm Quát với chu kỳ nạp âm Ngũ hành ngay trong cổ thư chữ Hán như sau:

1) Ngũ Âm bắt đầu ở Kim =>
Giáp Tý/Ất Sửu = Hải trung Kim.

2) Chuyển xoay về bên trái tới Hỏa =>
Bính Dần/ Đinh Mão = Lư Trung Hoả.

3) Hỏa chuyển tới Mộc
=> Mậu Thìn/Kỷ Tỵ = Đại lâm Mộc.

4) Mộc chuyển tới Thủy

# Nhưng trong Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán lại là hai năm:Canh Ngọ/Tân Mùi thuộc Lộ Bàng Thổ?

5) Thủy chuyển tới Thổ

# Nhưng trong Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán lại là hai năm: Nhâm Thân/Quí Dậu thuộc Kiếm Phong Kim?

Như vậy; quí vị cũng thấy rằng: Thực tế của chính bảng
lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán đã phủ nhận cách giải thích của Thẩm Quát. Bản thân ông Thẩm Quát cũng chỉ giải thích; chứ chưa chứng minh được nguyên lý của nó.
Bây giờ chúng ta lại xem xét tiếp những sự lý giải sau trong Lã Hải Tập; cũng trong bài viết đã dẫn trên:

Lã Hải Tập” nói:
“Cho nên vạn vật mới sinh nở tất nguồn gốc ở “Khí”, khí tức Kim. Kim thụ khí, thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nghịch hành thì là Dụng của Ngũ Hành. Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự vì vậy dựa theo thứ tự làm Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ. Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc. Như Kim nhân Hỏa bắt đầu mà có thể thành hữu dụng, Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh, Mộc không có Thủy tức không đước phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước, vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ. Cho nên Đại Náo (sau cuộc đại tạo) tạo ra Giáp Tí, tức lấy như thế làm thứ tự của Nạp Âm Ngũ Hành. Đại để như vậy vì Kim có thể thu nhận tiếng mà truyền bá khí ra. Phép nầy là: Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh con, con sinh cháu mà đi tiếp về sau, kế tục ngôi vị của nó ở đời tiếp. Như Giáp Tí là Kim, Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh Nhâm Thân là con. Nhâm lấy Quý làm vợ, cách tám là Canh Thìn tức là cháu. Canh lấy Tân làm vợ, cách tám là Mậu Tí đời Hỏa ngôi vị Kim. Thứ hai nói về Hỏa, Mậu kế tục nó về sau. Mậu lấy Kỷ làm vợ, cách tám là Bính Thân, ấy là con vậy; Bính lấy Đinh làm vợ, cách tám là Giáp Thìn, tức là cháu. Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám là Nhâm Tí, đó là ngôi vị đời Mộc. Thứ ba gọi là Mộc, Nhâm kế tục đời nó. Nhâm lấy Quý làm vợ, cách tám làm Canh Thân, ấy là con vậy. Canh lấy lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Thìn, ấy là cháu vậy. Mậu lấy vợ Kỷ cách tám là Bính Tí, đó là ngôi vị đời Thủy. Thứ tư gọi là Thủy, Bính kế tục sau nó, Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Thân, ấy là con vậy. Giáp lấy vợ Ất, cách tám là Nhâm Thìn, ấy là cháu vậy. Nhâm lấy vợ Quý, cách tám là Canh Tí, đó là ngôi vị đời Thổ. Thứ năm gọi là Thổ. Canh lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Thân, ấy là con vậy. Mậu lấy vợ Kỷ, cách tám là Bính Thìn, ấy là cháu vậy. Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Tí, đó là ngôi vị đời Kim quay trở về. Giáp Ngọ, Ất Mùi khởi như phép trước. Đúng là vì vậy mới có thuyết ngũ Tí quy Canh, Đạo gia lưu truyền chọn nghĩa nầy dùng để phối ngôi vị của ngũ phương, tự số đầu Can Tí đến chữ Canh thì là số đó. Giáp Tí Kim, từ số Giáp đến bảy thì gặp Canh, nên phương Tây Kim được thất (7) khí. Mậu Tí là Hỏa, từ Mậu Tí đến ba số thì gặp Canh, nên phương Nam Hỏa được tam (3) khí. Nhâm Tí là Mộc, từ Nhâm đến chín số thì gặp Canh, nên phương Đông Mộc được cửu khí. Bính tí là Thủy, từ Bính đến năm số thì gặp Canh, nên phương Bắc Thủy được ngũ khí. Canh Tí là Thổ, thì tự được một là nhất khí ở phương giữa. Ấy là ngũ Tí quy Canh. Chính là biết Kim nầy thụ khí trước tiên, thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nếu nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành. Vì vậy 60 Giáp Tí Nạp Âm nầy, lấy làm Dụng của vạn vật”.

Qua đoạn trích dẫn ở trên thì quí vị quan tâm cũng nhận thấy rằng: Theo Lã Hải Tập thì nguyên lý của nạp âm Ngũ hành chỉ ở đoạn trên. Đoạn dưới cũng chỉ diễn tả cụ thể hơn về nguyên tắc “Cách bát sinh tử” (Nguyên lý này vẫn ứng dụng trong Lạc thư hoa giáp. Xin chứng minh ở phần sau). Nhưng chính nguyên lý này lại bị phủ nhận ngay trong bàng lục thập hoa giáp trong cổ thư chữ Hán. Bởi vì khi kết thúc hành Kim – Chu kỳ 24 năm – theo nguyên lý “Cách bát sinh tử” thì con của Kim phải là Thuỷ ; nhưng trong nạp âm Ngũ hành từ cổ thư chữ Hán lại là Hoả).
Bây giờ chúng ta xem lại đoạn trên trong phần trích dẫn từ Lã Hải Tập:

“Cho nên vạn vật mới sinh nở tất nguồn gốc ở “Khí”, khí tức Kim. Kim thụ khí, thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nghịch hành thì là Dụng của Ngũ Hành. Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự vì vậy dựa theo thứ tự làm Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ.Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc. Như Kim nhân Hỏa bắt đầu mà có thể thành hữu dụng, Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh, Mộc không có Thủy tức không được phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước, vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ. Cho nên Đại Náo (sau cuộc đại tạo) tạo ra Giáp Tí, tức lấy như thế làm thứ tự của Nạp Âm Ngũ Hành. Đại để như vậy vì Kim có thể thu nhận tiếng mà truyền bá khí ra.
N
hư vậy; qua đoạn trích dẫn trên; quí vị cũng nhận thấy rằng:
Với phương pháp so sánh và chứng minh tương tự với Thẩm Quát ở trên; chúng ta cũng không thấy tính qui luật nào trong chính cách nạp âm Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán phù hợp với lập luận (Phần in đậm) của Lã Hải Tập. Xin quí vị quan tâm xem phần so ánh minh hoạ dưới đây:

1) Kim nhân Hoả mà bắt đầu => Giáp Tý/ Ất Sửu.

Với hiện tượng này thì hợp lý với luận đề giải thích của
Lã Hải Tập qua câu “Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành”. Trong trường hợp này; là sự tương tác trực tiếp giữa hai hành nghịch hànhHoả & Kim.

2) Nhưng đến trường hợp tiếp theo của nạp âm trong lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ HánBính Dần; Đinh Mão thuộc Lư Trung Hoả thì lại không thể giải thích được bằng luận đề trên:

Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh,


Như vậy; trong trường hợp này; thì nguyên nhân của Hoả lại là lý tương sinh:
Mộc sinh Hoả và nó lại tự phản bác với luận đề Nghịch hành ở trên?

3)
Trường hợp nạp âm tiếp theo Bính Dần/ Đinh Mão trong bảng lục thập hoa giáp theo cổ thư chữ Hán là: Mậu Thìn/ Kỷ Tỵ thuộc Đại Lâm Mộc cũng không thể giải thích bằng cả lý thuân lẫn nghịch theo Lã Hải tập:

“Mộc không có Thủy tức không được phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước”.

Như vậy; đến lần này thì có đến ba hành liên hệ sinh khắc mới giải thích được và phủ nhận luôn chính luận đề của tác giả
Lã Hải Tập:
Mộc
(của hai năm Mậu Thìn/ Kỷ Tỵ: Đại lâm Mộc) do Thuỷ sinh. Thuỷ lại phải nương vào Thổ để tồn tại?

Bây giờ chúng ta lại tiếp tục xem phần trích dẫn sau trong
Khảo Nguyên cũng trong bài viết đã dẫn ở trên.

"Khảo Nguyên"nói rằng:
"Ngũ Hành thứ tự lấy bắt đầu là khí, cuối cùng là hình thì "Hồng Phạm" là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ quả là vậy. Lấy làm thứ tự đem trải ra ở bốn mùa tương sinh, thì “Nguyệt hội” ở Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy quả là vậy. Đem chỉnh đốn trị lý Ngũ Tài (giống như Ngũ Hành) tương khắc làm thứ tự thì "Ngũ Mộ" là Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ quả là vậy. Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổ, đã không có gốc đầu - cuối của nó, lại không dùng sinh khắc, vì vậy thuyết nầy chẳng biết nó ở đâu đến. Khảo sát rõ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ý của Dịch tượng, tức là lý của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vậy.
Giáp Tí, Ất Sửu là Kim thượng nguyên; Nhâm Thân, Quý Dậu là Kim trung nguyên; Canh Thìn, Tân Tỵ là Kim hạ nguyên, tức Tam Nguyên thì đủ một vòng. Sau đó chuyển tới ở Mậu Tí, Kỷ Sửu là Hỏa thượng nguyên; Bính Thân Đinh Dậu là Hỏa trung nguyên, Giáp Thìn Ất Tỵ là Hỏa hạ nguyên. Từ đó về sau đều dựa vào thứ tự Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ mà dùng nhạc luật cùng ngôi vị với thú thê (lấy vợ), phép cách bát sinh con, cuối cùng đến Đinh Tỵ mà nạp Âm tiểu thành vậy. Lại từ Giáp Ngọ, Ất Mùi là Kim thượng nguyên khởi như phép trước, đến cuối cùng ở Đinh Hợi, mà nạp Âm đại thành vậy.

Theo 10 Can, 12 Chi đan xen nhau là 60, năm âm (âm thanh), 12 luật nhân với nhau cũng là 60. Giáp Tí Kim, Ất Sửu cũng là Kim, lấy vợ cùng ngôi vị vậy. Ất Sửu Kim mà Nhâm Thân lại là Kim, cách bát sinh con vậy. Một lần đi tất cả Tam Nguyên mà sau chuyển sang đi tiếp, giống như Xuân có ba tháng mạnh-trọng-quý mà sau chuyển sang Hạ vậy. Từ Giáp Tí đến Đinh Tỵ mà Tam Nguyên Ngũ Hành được một vòng. Giống như Dịch đi ba vạch là tiểu thành vậy. Từ Giáp Ngọ đến Đinh Hợi mà Tam Nguyên Ngũ Hành lại được một vòng nữa, giống như Dịch đi sáu vạch là đại thành vậy. Cách lập phép đó đều ứng với luật lữ”.

Qua phần trích dẫn trên thì người viết không cần phải chứng minh. Vì chính sách
Khảo nguyên đã viết:

Vì vậy thuyết nầy chẳng biết nó ở đâu đến. Khảo sát rõ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ý của Dịch tượng, tức là lý của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vây.

Còn tiếp

Thiên Sứ
Hi! Chiêu Quân thân mến.
Cái người ta hỏi thì giả bộ ngó xa xăm ra cái điều còn suy nghĩ. Sẽ có ba tình huống khỉ tha. Í lộn! Khả thi sau đây:
- Cái người ta ôm chầm lấy "hin" một cái và nói: "Anh yêu em. Em hãy trả lời anh đi!"
Câu này thì cổ rùi! Nhưng nó vẫn được "nặp đi nặp nại" vì thuộc về kinh điển.
Cái trường hợp này thì tuỳ hỉ. Hì! Nhưng nhớ đẩy nhẹ hắn ra một cái và tát nhẹ một cái. sau đó bắt hắn ngồi đấy lói chiện thời tiết. Hổng nói yêu. Khi zdìa trước khi chia tay thì ban cho hắn một cái hôn làm kỹ nghệ. Loại người này tình cảm và cá tính mãnh liệt, theo kiểu một phát ăn ngay. Đối với cái người ta này phải từ từ và khoảng cách, không nên quá chiều sinh chán.
- Hắn nói xong ngồi im như phỗng.
Lúc ấy từ từ quay ngang, nhưng đừng thèm nhìn mặt cái người ta và phán "Làm sao em biết được tình anh, khi em mới chỉ nghe anh nói?". Hi! Chú bảo đảm ngay cả chú cũng chào thua và hổng trả lời được câu này. Thằng nào trong trường hợp này cũng phải lấy trời đất ra "mần" chứng cho tình iu thui. Lúc đó keo lại lần nữa để sau này hắn có nhậu nhẹt, gái gú thì hắn phải nhớ lời thề thốt. Tuỳ thời biến dịch mà ràng buộc hắn.
- Nói xong hắn quì xuống năn nỉ.
Hãy cẩn thận cái người này vì thuộc dạng không bản lĩnh, dễ chao đảo, gia trưởng. Lúc ấy hãy đứng dậy, bước ra một nơi khác để tầm nhìn xa hơn. Vừa đi vừa nói: "Anh đứng dậy đi! Em không ban phát tình yêu để anh phải xin. Em muốn chính tính cách con người anh thuyết phục em!". sau đó tuỳ hỉ, có thể noí chuyện thời tiết hoặc ban cho một cái hôn trước khi nói chiện. Khi chia tay nhớ vuốt tóc hoặc đặt tay lên vai khoảng vài giây.
Zdậy đó! í là trong "triền hiệp" Chiêu Quân iu. Còn ko thì cho hắn đi luôn cho đỡ nhức đầu. Híc!
Sư Thiến.