Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Sử dụng điều hòa sao cho đúng cách

Thứ nhất đó là việc vệ sinh tấm lọc bụi ở cục lạnh. Việc này rất đơn giản nhưng nếu bạn không vệ sinh thường xuyên thì khí thổi ra sẽ không mát và làm tốn điện. Cách vệ sinh như sau: bạn lật miếng nhựa phía trứoc của cục lạnh lên trên (hai bên ngoài của tấm này có chỗ hơi lõm vào để bạn đặt tay) sẽ thấy hai tấm lọc bụi, cầm tay vào miếng nhựa nhô ra và đẩy nhẹ lên trên sẽ lấy được ra, rửa sạch bằng nước rồi lại lắp vào như cũ, đảm bảo khí thổi ra lúc này sẽ mát hơn nhiều. Cố gắng làm vệ sinh khoảng 1 tháng 1 lần.
Thứ hai là do điều hoà dùng trong gia đình hiện nay chủ yếu là loại 2 cục loại này không có khả năng cấp khí tươi như điều hoà trung tâm và điều hoà 1 cục nên nếu thời gian sử dụng của bạn thường xuyên kéo dài và phòng có đông người thì thỉnh thoảng phải mở của ra để có sự trao đổi không khí với bên ngoài. tốt nhất nếu có điều kiện thì nên lắp một chiếc quạt gió hai chiều ở trên góc cao của tường.
Để không bị ốm do máy điều hòa, bạn nên lau sạch mồ hôi trước khi vào phòng. Tránh để luồng gió thổi thẳng vào nơi nằm ngủ.

Máy điều hòa giữ cho cơ thể không bị ra mồ hôi, đặc biệt là trẻ em, nhờ đó hạn chế sự mất muối, mất nước của cơ thể, giúp ta có được cảm giác sảng khoái sau một ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể gây phiền toái.

Trẻ chạy nhảy chơi đùa, người lớn làm việc ngoài trời nóng bức, mồ hôi đầm đìa nếu đột ngột vào phòng điều hòa có nhiệt độ quá chênh lệch nhiều với bên ngoài sẽ dẫn đến thay đổi thân nhiệt nhanh chóng. Người bệnh sẽ có cảm giác ớn lạnh, rùng mình, nổi da gà do co mạch ngoại vi và các lỗ chân lông nhằm giữ nhiệt. Nếu cơ thể không điều chỉnh được (đặc biệt khi có sẵn các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, huyết áp thấp, tiểu đường, mới ốm dậy, tuổi nhỏ), bệnh nhân sẽ bị choáng, ngất, méo mặt do liệt dây thần kinh điều khiển cử động cơ mặt (vì dây này nằm rất nông), còn gọi liệt dây 7 ngoại biên, tai biến mạch máu não, thậm chí tử vong.

Thông thường, những bệnh nhân kể trên thấy đau rát họng, khô họng, vài giờ sau xuất hiện sốt 38-39 độ C, thậm chí lên tới 40 độ C, chảy nước mũi trong; ho, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm trắng loãng. Người cơ địa dị ứng khi vào phòng điều hòa sẽ hắt hơi từng tràng, ngứa mũi, vùng chóp mũi ửng đỏ, đôi khi chảy nước mắt, ngạt tắc mũi hoàn toàn hoặc một phần tùy từng người bệnh.

Đặc biệt, có trường hợp cảm lạnh đột ngột do điều hòa. Biểu hiện da toàn thân rất lạnh, niêm mạc vùng mũi họng nhợt nhạt màu, tăng xuất tiết nhiều dịch trong. Trường hợp này nên tắt ngay điều hòa, đắp chăn ấm cho đến khi ra được mồ hôi, uống nước ấm, nếu có thể pha thêm chút gừng nướng càng tốt, dùng một số thuốc như babyplex, decolgen...

Nếu sau 2 ngày uống thuốc, các dấu hiệu trên không đỡ mà ngày một nặng lên như sốt kéo dài, nước mũi chuyển sang màu vàng xanh, ho tăng, có đờm đặc, đôi khi xuất hiện khó thở... thì phải đi khám, nhất là với trẻ nhỏ.

Dùng điều hòa không đúng còn là một trong những yếu tố thuận lợi để khởi phát bệnh viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm phế quản co thắt...

Phòng tránh tác hại này bằng cách: Để nhiệt độ điều hòa không chênh lệch nhiều với nhiệt độ môi trường (khoảng 4-5 độ). Tránh để luồng gió điều hòa thổi thẳng vào nơi nằm ngủ. Lau sạch mồ hôi trước khi vào phòng điều hòa. Để chậu nước trong phòng dùng điều hòa, giúp tăng độ ẩm cho phòng.

Những người bắt buộc phải làm việc trong những phòng điều hòa trung tâm, nhiệt độ thấp thì mang theo áo khoác, áo dài tay tùy theo khả năng chịu đựng của mình.

“Mọi người suy nghĩ rằng, trời càng nắng và nắng càng kéo dài thì càng không nên sử dụng điều hòa cho trẻ con. Điều đó là một sai lầm”-TS Đào Minh Tuấn, Khoa Hô hấp, BV Nhi TƯ cho biết như vậy.

Để chênh lệch 7** độ C

Theo TS Tuấn, trong thời gian nắng nóng kéo dài vừa qua, số trẻ vào khám và điều trị ở khoa Hô hấp, BV Nhi TƯ rất đông. Khoa Hô hấp có 50 giường bệnh nhưng những ngày này, lúc nào cũng quá tải lên tới hơn 100 cháu phải nhập viện điều trị. Cũng theo TS Tuấn, không phải là do trời quá nóng mà khiến trẻ dễ ốm, nhất là bị các chứng liên quan đến đường hô hấp mà là do thời tiết nắng nóng nhưng độ ẩm lại quá cao nên gây bệnh viêm đường hô hấp trên của trẻ.

BS Phạm Mạnh Thân, Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết: Những ngày nắng nóng vừa qua, bệnh nhân đến khám tăng vọt, đặc biệt là phòng khám nhi của bệnh viện. Số bệnh nhân này hay mắc những bệnh liên quan đến mùa hè như viêm đường hô hấp, sốt siêu vi trùng hay ỉa chảy vì ngộ độc thức ăn.

BS Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, nguyên nhân là do thời tiết quá nắng nóng, trẻ thường nằm quạt thốc trực tiếp vào người khi ngủ. Vì khi trẻ ngủ say, thân nhiệt giảm nên rất dễ bị viêm họng, sốt dẫn đến tiêu chảy. BS Lộc cảnh báo, nhiều cha mẹ quá lạm dụng điều hòa nhiệt độ đã để nhiệt độ chênh hơn nhiều so với ngoài trời, điều này không tốt cho trẻ nhỏ, chỉ nên để 25 - 27oC là hợp lý.

Trước những băn khoăn của cha mẹ về vấn đề nên hay không nên sử dụng điều hòa cho trẻ vào những ngày nắng, TS Tuấn cho rằng, việc sử dụng điều hòa cho trẻ vào mùa nắng là hợp lý. Và khi để nhiệt độ trong nhà chênh với nhiệt độ ngoài trời 7oC thì sẽ tốt cho trẻ (ví dụ ngoài trời là 35oC thì trong phòng điều hòa nên để 28oC là phù hợp) và sẽ không ảnh hưởng đến việc nếu trẻ có chạy liên tục ra ngoài nơi không có điều hòa.

Nhưng TS Tuấn cũng khuyến cáo, khi đã sử dụng điều hòa cũng nên hạn chế để trẻ đi ra, đi vào giữa hai nơi có nhiệt độ chênh lệch nhiều lần. TS Tuấn cũng khuyên, nếu sử dụng điều hòa cho trẻ cũng nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm. Nhưng cũng chỉ sử dụng làm ẩm nhẹ, nếu không lại tạo ra độ ẩm lớn dễ làm trẻ viêm đường hô hấp hơn. Bên cạnh đó, cần xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của trẻ.

Đề phòng viêm hô hấp dẫn đến hen

Theo TS Tuấn, tỉ lệ trẻ em bị hen phế quản ngày càng gia tăng, gấp 2 lần so với người lớn. Theo ước tính thì có khoảng 10% trẻ em dưới 15 tuổi bị hen. Việc chẩn đoán hen là khó khăn vì khi khám, nếu các bác sĩ không có kinh nghiệp dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

TS Tuấn cho biết, điều trị hen cho trẻ em rất nhiều khó khăn vì thuốc chữa hen cho trẻ em hiện nay vẫn còn chứa nhiều corticoid, chất dễ gây ngộ độc cho trẻ em. Nếu không được điều trị dự phòng sớm, khi trẻ bị bệnh điều trị trong cơn cấp dễ phải sử dụng liều cao dẫn đến ngộ độc thuốc.

Hiện nay, Bộ Y tế đã cho phép đưa thuốc có chứa chất Montalukast, thuốc đầu tiên được chỉ định điều trị cho trẻ em mắc bệnh hen dưới 6 tháng tuổi. Loại thuốc có chứa chất này được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em điều trị hen phế quản mạn tính, bao gồm dự phòng cả các triệu chứng hen ban ngày và ban đêm, điều trị người hen nhạy cảm với aspirin, và dự phòng cơn thắt phế quản do gắng sức. Trước đây, cũng chỉ có thuốc hen sử dụng cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên.

Cũng theo TS Tuấn, nếu chủ quan không điều trị dứt điểm khi trẻ bị viêm phế quản thì dễ dẫn đến trẻ bị chuyển sang hen. Khi đó, điều trị cơn hen ở trẻ khó khăn hơn nhiều điều trị khi trẻ bị viêm phế quản. Và khi trẻ có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa trẻ đi khám, không được sử dụng thuốc điều trị hen mà không theo chỉ định của bác sĩ.


2 nhận xét: