Tại buổi “Tọa đàm về Thị trường tài chính Việt Nam – thách thức dự báo đến cuối năm 2011, gợi ý giải pháp cho NHTM và Doanh nghiệp" tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa Phó chủ tich Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đã có tham luận quan trọng với nội dung nổi bật những ý chính sau:
+ Kiều hối, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp cùng giảm
+ Lượng cho vay ngoại tệ nhiều hơn lượng huy động, chênh lệch 5 tỷ đô la (quy đổi từ con số 100 ngàn tỷ đồng của bác Nghĩa)
+ Giá trị VND xác định theo PPP được định giá cao hơn 43%, nếu xác định theo giỏ tiền tệ thì VND được định giá cao hơn 20%
+ Cung ngoại tệ không có thực nên thực tế làm hao mòn dự trữ ngoại tệ
Công bố của ông không khác mấy so với tổng kết của Ngân hàng Phát triển Á châu ADB thể hiện qua 2 số liệu về tỷ giá VND so với những đồng tiền khác trong khu vực và chỉ số VNIndex so với các thị trường các nước lân cận 6 tháng đầu năm 2011
VND giảm 5.3% so với -0.2% của Hồng Kông suy thoái, -0.8% của Thái lan bất ổn chính trị. Trong khi các đồng tiền khác đều tăng so với đô la mà nhiều nhất là +6.4% của won Nam hàn
Trong cả hai biểu đồ, kinh tế Việt Nam vượt xa các nước trong khu vực về phía ĐỎ.
Nguồn Báo cáo ADB
Những nguồn tin công khai khác cũng khẳng định thông tin của ngài phó chủ tịch.
Do chênh lệch lãi suất giữa VND cao hơn nhiều so với USD nên các doanh nghiệp đổ xô đi vay đô.
Nguồn vốn FDI giảm mạnh trong các tháng đầu năm
Kiều hối về Việt Nam giảm
Sản xuất đình đốn, 6 tháng có khoảng 30% doanh nghiệp phải phá sản, giải thể...do lãi suất cao, Kinh doanh khó khăn, tiểu thương ồ ạt thanh lý cửa hàng.
Vay USD với lãi suất thấp có lợi trước mắt cho doanh nghiệp, đồng thời rủi ro tỷ giá cũng treo lơ lửng trên đầu doanh nghiệp. Mỗi khi tỷ giá USD tăng thì những tính toán về việc vay vốn với lãi suất thấp sẽ mất hết.
Vậy ngài Phó chủ tịch muốn gửi thông điệp gì cho chúng ta. Đó là TỶ GIÁ USD SẼ TĂNG NAY MAI và khi nào sẽ do NHNN quyết định. Vậy mỗi người trong chúng ta tự tìm lấy giải pháp cho hành động sắp tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét