Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Thiên sứ - nói về tuổi sinh con

http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=2250
Quan niệm của tôi và cho đến nay trở thành một hệ thống lý thuyết đó chính là:
Việc sinh con là yếu tố tương tác rất mạnh đến hạnh phúc và tương lại của vợ chồng. Với tôi, nó còn là một phương pháp hỗ trợ rất đắc lực để xét đoán trong Lạc Việt độn toán, khi xem về quan hệ các nhân trong một gia đình. Hoặc trong một lá số Tử Vi, tôi thường tham khảo tuổi cha mẹ và con cái trong gia đình để định mức độ tương quan với lá số.

Ông cha ta đã để lại một câu thành ngữ mà chắc cô cũng biết là:
"Giầu con út, khó con út"
Đã có nhiều người phân tích , giải thích câu này. Nhưng riêng tôi cho rằng:
Đây là một mật ngữ cho biết :
Chính đứa con út quyết định hạnh phúc của họ.

Bây giờ chúng ta làm một bài toán đơn giản:
Cho rằng trên thế giới có 8 tỷ người. Cứ hai người làm cha mẹ và họ có trung bình 6 đứa con. Như vậy có khoảng 1 tỷ hộ gia đình. Trong khi đó các sách cổ nói về hôn sự của Nam Nữ thì chi tiết nhất là
Cao Ly đồ hình với 120 trường hợp tuổi vợ chồng sinh khắc. Như vậy trung bình sẽ có khoảng gần 10 triệu cặp gia đình trên thế giới giống nhau. Đây là điều vô lý.
Xét về một khía cạnh khác - thí dụ là Phong thuỷ:
Trong môn này, người ta chỉ cần dịch chuyển vị trí nhà , cửa...Thậm chí chỉ thêm cái hồ cá là số phận có thể thay đổi...Vậy thì, sinh một đứa con sẽ phải có tác động rất lớn trong sự tương tác trong gia đình.
Bản thân tôi, do điều kiện thuận lợi đã thống kê trên 10 cặp tuổi vợ chồng. Trong mỗi cặp tuổi ấy thì trường hợp ít nhất là hơn 10, nhiều nhất là hơn 50 cặp có cùng tuổi. Nhưng số phận họ hoàn toàn khác nhau về các nét cơ bản khi so với ghi nhận trong sách cổ. Trường hợp tuổi chồng Kỷ Sửu lấy vợ Quí Ty có trên 50 cặp thống kê , thì chỉ có ba trường hợp bỏ nhau; 6 trường hợp nghèo hoặc vất vả, còn phần lớn đều khá giả.

Trong sách cổ có ghi nhận:
Nam nữ trên 30 tuổi lấy nhau không cần coi tuổi.
Rất tiếc tôi không nhớ sách nào. Họ có phân tích rất kỹ điều này. Nhưng vì dài quá , nên để khi có dịp tôi sẽ viết lại theo trí nhớ; hoặc nếu vớ lại được cuốn sách thì sẽ chép lên.
Nhưng tôi nghiệm thấy rằng:
Dù những sách vở ghi nhận thế nào về tương quan các cặp tuổi vợ chồng; và thực tế thống kê thế nào, cũng chứng minh cho một điều là:
Chính đứa con sinh ra tuổi con gì sẽ quyết định hạnh phúc của vợ chồng.
Tất nhiên ở đây chúng ta phải loại trừ những trường hợp đặc biệt: Như vợ chồng bỏ nhau trước khi có con, hoặc vô sinh.
Những trường hợp này thì lại sang một đề tài khác.

Hôm nay, tôi có xem cho một người nữ tuổi Quí Tỵ. Có chồng Đinh Hợi và sanh đứa con tuổi Tân Hợi. Tôi nói:
Chậm thì sanh ra chia tay ngay. Nhanh thì cấn bầu chia tay liền. Dự đoán đúng. Người chồng chia tay khi vợ đang mang bầu.
Tại sao lại như vậy?
Nếu nói rằng vợ chồng Tỵ Hợi khắc, Đinh Quý khắc; Thuỷ (Mạng vợ/Sách Tàu) Thổ khắc, nên chia tay thì câu hỏi là:
Tai sao khắc hoàn toàn như vậy mà lại lấy nhau?
Thực ra vợ chồng này vẫn còn có một cái hợp: Đó là theo
Lạc Thư hoa giáp thì vợ mạng Hoả sinh mạng chồng là Thổ. Chính sự tương sinh này mà họ đã đến với nhau với tư cách là vợ chồng (Ở đây tôi loại trừ truyện tình phi hôn nhân).
Bởi vậy, khi suy luận về chuyện tương tác vợ chồng và con cái, vì những yếu tố tương tác rất ít và đơn giản, nên tính chính xác của Lạc Thư hoa giáp thể hiện rất rõ.
Trong bài viết này tôi thành thật khuyên
Pho_Bien, hãy ứng dụng Lạc Thư hoa giáp trong việc tìm tương tác tuổi sinh con và vợ chồng.
Bảng
Lạc Thư hoa giáp khác bảng Lục thập hoa giáp từ sách Tàu là :
Tất cả mạng
Thuỷ đổi sang Hoả và ngược lại. Còn các mạng khác giữ nguyên.
Như vậy, chúng ta đã thoả thuận xong về nguyên tắc. Còn về phương pháp sinh con thế nào để bảo đảm hạnh phúc gia đình là:
Con phải hợp tuổi Mẹ.
Sự hợp đây, không phải chỉ hợp về Địa chi, mà còn phải xét đến Thiên CanMạng (Tính theo Lạc Thư hoa giáp).

Trong cuộc đời của mỗi con người - tất nhiên chỉ tính từ trên 18 tuổi - thì ít nhất đã có một lần như thế này:

Đó là có một lần nào đó ta vào một nơi công cộng - một quán ăn chẳng hạn - chợt thấy một người nào đó và tự nhiên ta rất ghét người đó. Chỉ muốn bợp hoặc đạp cho nó một cái. Nhìn nó làm cái gì cũng không ưa nổi. Mặc dù người đó chẳng có liên hệ gì với ta cả.
Đấy là do kỵ mạng đấy.
Cái kỵ ấy trực tiếp tác động vào tiềm thức và tạo ra một bản năng phòng vệ: Ghét người đó.
Sự tương tác ấy hàng ngày hàng giờ tác động vào ta bởi các người xung quanh; tốt hoặc xấu và tuỳ mức độ.
Nhưng; cuộc sống và tư duy liên tục trong ý thức của chúng ta cản trở sự tiếp thu nhậy cảm mối tương tác bất chợt mà tôi thí dụ ở trên. Bởi vậy, nếu như chúng ta hàng ngày chung sống với sự tương tác - tốt thì ko nói làm gì - xấu thì nó sẽ âm thầm tác động vào tiềm thức và từ đó tạo ra những tính nết, suy tư không sáng suốt và dẫn đến những quyết định sai lầm.

Ý thức có thuộc tính vật chất và chịu sự tương tác có tính qui luật của vật chất (Quan niệm này đã chứng minh trong tiểu luận: "Định mệnh có thật hay không?". Chânthuyen.org).

Do đó, nếu chúng ta sinh một đứa con khắc cha hoặc mẹ. Thì sự tương tác tốt hoặc xấu này là sự tương tác gần gũi nhất.

Tai sao khắc mẹ lại tối kỵ hơn khắc cha, và tại sao tuổi vợ chồng, vợ sinh xuất cho chồng thi lai tốt, mà chồng sinh xuất cho vợ thi lại kỵ?

Phần trên chú đã trình bày:
Nguyên lý của vũ trụ là Dương trước Âm sau. Dương sinh Âm. Bởi vậy sự tương tác thuận lợi nhất là Âm dưỡng Dương. Bởi vậy Thiên Can (Giáp, Ất, Bính.....) có trước thì Chồng phải tương sinh cho Vợ.
Thí dụ:
Chồng Giáp (Mộc) sinh vợ Bính (Hoả) chẳng hạn.
Nhưng Mạng thì vợ phải tương sinh cho chồng.
Thí dụ:
Vợ là Giáp Dần Mạng Hoả - theo Lạc thư hoa giáp, sinh mạng chồng là Kỷ Dậu thổ.

Chính vì tương tác Âm Dương thuận lý - Mạng vợ tương sinh mạng chồng là thuận lý - như đã chứng minh ở trên thì trường hợp ngược lại : chồng sinh xuất cho vợ thi lại kỵ" chính vì - cũng theo lý trên - Chỉ tương sinh một chiều là Dương sinh Âm tuyệt đối - không có trường hợp Âm dưỡng dương. thì không có tương tác sẽ không có phát triển.

Nhưng chú lưu ý Pho_Biên là:
Có ba yếu tố:
1) Thiên Can - Dương: Chồng Dưỡng vợ là số 1
2) Mạng - Âm Vợ Dưỡng chồng là số 1
3) Địa chi - Dương trong Âm - Vợ chồng tương hợp.
Như vậy:
@ Sự tương tác có bị khiếm khuyết là một trong 3 yếu tố trên sẽ không phải là yếu tố quyết định.
@ Tuổi vợ chồng dù xấu cũng không phải yếu tố quyết định. Vì còn yếu tố tương tác hoá giải là : Đứa con tuổi gì?

Bây giờ đến vấn đề:
Tại sao khắc mẹ lại tối kỵ hơn khắc cha?

Trên cơ sở lý học Đông phương từ văn minh Việt, đã phân tích ở trên thì khi Mẹ bị khắc tức là Âm sẽ không dưỡng được Dương. Tính tương tác không thực hiện được. Bởi vậy, trong trường hợp này thì dù tuổi cha mẹ có tốt cũng bị xấu đi. Nếu đây lại là con út thì con càng lớn, Dương - cha - không được dưỡng lâu sẽ cạn kiệt và Âm - Mẹ - bị khắc lâu sẽ suy thoái.

Như vậy, trên cơ sở Lý Học Đông Phương có nguồn gốc từ văn minh Lạc Việt, chú tổng kết lại thành hệ thống tương tác xấu tốt cho tuổi vợ chồng sau đây:

Về nguyên tắc:
Không có người nào , không có cặp vợ chồng nào hợp cả ba yếu tố:
Thiên Can - Thân Mạng - Địa Chi.

Do đó, chú lấy Thiên Can và Thân Mạng làm yếu tố chính.
Địa chi là yếu tố phụ - nhưng là yếu tố cần.


Về Thiên Can
Tính tốt xấu thuận tự như sau:
1) Chồng sinh vợ
2) Vợ khắc chống
3) Bình hoà
(Thí dụ: Giáp Hợp kỷ, hoặc vợ chồng cùng hành: Bính - Bính, hoặc Chồng Bính - vợ Đinh, chồng Đinh vợ Bính)
4) Vợ sinh chồng
5) Chồng khắc vợ


Về Thân Mạng
Chú ý:
Nguyên tắc theo Lạc Thư Hoa giáp: Tham khảo bảng Lạc Thư hoa giáp trong bài: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Chanthuyen.org hoặc sách "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp".
Sử dụng bảng Lục thập hoa giáp từ sách cổ chữ Hán, chắc chắn sẽ sai ở hành Hoả và Thuỷ.
Tính tốt xấu thuận tự như sau:
1) Vợ sinh chồng
2) Chồng khắc vợ
3) Bình hoà
4) Chồng sinh vợ
5) Vợ khắc chồng


Về Địa chi
Coi theo cách thông thường trong dân gian.
Phương pháp luận đoán theo tuổi vợ chồng và con cái là một khả năng tiên tri, nhằm chứng minh cho luận điểm về một sự tương tác có tính qui luật là:
Tuổi vợ chồng và con có tính quyết định cho tương lai của họ.

Ông cha ta đã để lại một mật ngữ hướng dẫn sự khám phá này:
"Giầu con út, khó con út"
Nhưng đây cũng chỉ là một phương pháp mang tính khái quát cao. Độ chính các đòi hỏi rất tỷ mỷ. Điều này, liên quan đến hành khí thiên can Địa chi của tháng năm ngày giờ, tương tác với các tuổi này. Trong điều kiện hiện nay tôi chưa diễn đạt được tỷ mỷ.
Tuy nhiên phương pháp này, nếu kết hợp với các phương pháp khác như:
Tử Vi, Tử Bình,...Nó sẽ giải thích được: Tại sao hai lá số giống nhau, nhưng lại có hai số phận khác nhau.
Tôi đã xem Tử vi cho hai anh em sinh đôi:
# Người anh Ất Ty:
Lấy vợ vào năm 37 tuổi, con gái Nhâm Ngọ, bỏ vợ Giáp Dần vào năm 2004 (Giáp Thân).
# Người em Ất Tỵ:
Lấy vợ năm 27 tuổi, có hai con và vợ không nhớ tuổi. Hiện sống ở Hoa Kỳ. Khá giả.
Nếu không kết hợp phương pháp tuổi vợ chồng và con út. Có thể nói rất khó đoán cho hai lá số này.
Thích Mắc Tiền hỏi:

1. Hiện nay, rất nhiều người sinh tại bắc nhưng vô miền trung hoặc miền nam sinh sống vậy có thể tính là ly quê lập nghiệp, sống nơi đất khách quê người hay cứ phải ra nước ngoài sinh sống mới được tính là ly quê?

Hoàn toàn đúng như vậy! Nhưng nó chỉ giảm nhẹ cái xui thôi - thí dụ như chết hoặc ly hôn - chứ quyết định vẫn là đứa con út. Sở dĩ ly quê sang hẳn vùng lãnh thổ khác như ví dụ của tôi ở trên, vi - theo tôi - là do Âm Dương hoán chuyển. Bên này sáng và bên kia Địa cầu tối và ngược lại. Đây là sự hoán đổi triệt để nhất. Nhưng, tuổi đứa con vẫn là yếu tố quyết định.

2. Trường hợp con sinh ra mà chết thì có tính không? sẽ có ảnh hưởng gì tới vợ chồng đó không?

Trên thực tế ứng dụng, tôi không tính đứa chết. Về lý thuyết tôi nghĩ điều này đúng. Vì đã chết thì sự tương tác sẽ không còn.

3. Nếu là sanh đôi một trai một gái thì tính làm sao hả bác?

Căn cứ theo người sinh sau.
Thích Mắc Tiền và quí vị quan tâm thân mến.
Trường hợp hai vợ chồng cùng tuổi lấy nhau thì sanh con thoải mái. Nhưng năm Kỵ thì phải là con gái, và năm hợp phải là con trai. Tuy nhiên tránh năm kỵ nặng. Còn trai hay gái thì cái này thuộc về...Thượng Đế.
Bởi vậy, trong dân gian mới có câu:
"Vợ chồng cùng tuổi , nằm duỗi mà ăn"
Nhưng cũng lại có câu - câu này thì tui ko nhớ lắm - là:
"Vợ chồng cùng tuổi, củ chuối không có mà ăn"
Tôi cho rằng: Sở dĩ có hai cầu đối lập nhau như vậy và có lẽ cũng đúng cả, vì nó lệ thuộc vào tuổi đứa con và giới tính của nó.

Thích Martell hỏi:
@ Nếu hai vợ chồngsống cùng cha mẹ hay người khác trong gia đình hay gia đình có người giúp việc thì sự tương tác có bị ảnh hưởng hay không?
Oh! Rất ảnh hưởng. Nhất là chung huyết thống. Còn người ăn kẻ ở trong nhà thì cũng ảnh hưởng chứ. Nhưng tương tác nhẹ thôi. Sống chung với tuổi cha mẹ thì phải tính cả hai tuổi này vào.

@ Cháu cũng thấy nhiều người có cách hóa giải bằng cách nhận con nuôi, nhưng nếu con nuôi không sống cùng gia đình thì có tác dụng gì không?
Oh! Nếu con nuôi mà không sống chung gia đình thì không ảnh hưởng. Sống nhiều ảnh hưởng nhiều, sống ít ảnh hưởng ít. Không sống không ảnh hưởng. Trong dân gian, khi vợ chồng hiếm muộn thì thường có lời khuyên nên nuôi con nuôi. Có nhiều gia đình nuôi con nuôi xong thì sinh nở đùng đùng. Có lẽ do sự ảnh hưởng của đứa con nuôi chăng?
Để có phương tiện khảo chứng qua ứng dụng, nhằm mục đích chứng nghiệm so sánh với Lục thập hoa giáp có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán, Thiên Sứ tôi xin trình bày toàn bộ Bảng Lạc thư hoa giáp từ văn minh Lạc Việt đến quí vị và anh em, như sau:


KỶ THỨ NHẤT
Lục khí - Vận 1
Tam Âm Tam Dương
Giáp Tí. Ất Sữu ---------------- Hải Trung Kim
Bính Dần. Đinh Mão -------------Giáng Hạ Thuỷ

Mậu Thìn. Kỷ Tỵ--------------- Đại Lâm Mộc

Lục khí - Vận 2
Tam Âm Tam Dương
Canh Ngọ. Tân Mùi -------------Lộ Bàng Thổ
Nhâm Thân. Quí Dậu----------- Kiếm Phong Kim
Giáp Tuất. Ất Hợi--------------
Tuyền trung Thuỷ

Lục khí - Vân 3
Tam Âm Tam Dương
Bính Tí, Đinh Sữu-------------- Lư Trung Hoả
Mậu Dần, Kỷ Mão-------------- Thành Đầu Thổ
Canh Thìn, Tân Tỵ -------------Bạch Lạp Kim

Lục khí - Vận 4
Tam Âm Tam Dương
Nhâm Ngọ, Quí Mùi -------------Dương Liễu Mộc
Giáp Thân, Ất Dậu--------------
Sơn Đầu Hoả
Bính Tuất, Đinh Hợi------------ Ốc Thượng Thổ

Lục khí - Vận 5
Tam Âm Tam Dương
Mậu Tí, Kỷ Sữu---------------- Trường Lưu thuỷ
Canh Dần, Tân Mão------------ Tùng Bách Mộc
Nhâm Thìn, Quí Tỵ------------- Tích Lịch Hoả

KỶ THỨ II
Lục khí - vận 1
Tam Âm Tam Dương
Giáp Ngọ, Ất Mùi ---------------Sa Trung Kim
Bính Thân, Đinh Dậu------------ Thiên Hà Thuỷ

Mậu Tuất, Kỷ Hợi--------------- Bình Địa Mộc

Lục Khí - Vận 2
Tam Âm Tam Dương
Canh Tí, Tân Sữu---------------Bích Thượng Thổ
Nhâm Dần, Quí Mão-------------Kim Bạch Kim
Giáp Thìn, Ất Tỵ----------------Đại Khê Thuỷ

Lục Khí - Vận 3
Tam Âm Tam Dương
Bính Ngọ, Đinh Mùi--------------Sơn Hạ Hoả
Mậu Thân, Kỷ Dậu-------------- Đại Dịch Thổ
Canh Tuất, Tân Hợi------------ Thoa Xuyến Kim

Lục khí - Vận 4
Tam Âm Tam Dương
Nhâm Tí, Quí Sữu-------------- Tang Đố Mộc
Giáp Dần, Ất Mão-------------- Phúc Đăng Hoả

Bính Thìn, Đinh Tỵ------------- Sa Trung Thổ

Lục khí - Vận 5
Tam Âm Tam Dương
Mậu Ngọ, Kỷ Mùi --------------Đại Hải Thuỷ

Canh Thân, Tân Dậu-----------Thạch Lựu Mộc
Nhâm Tuất, Quí Hợi------------ Thiên Thượng Hoả.


Kính thưa quí vị.
Như vậy, quí vị và anh em cũng nhận thấy tính qui luật và nhất quán , hoàn chỉnh của bảng Lạc thư hoa giáp. Sự khác biệt chỉ ở hai hành thuỷ hoả. Mọi sự minh chứng về tính hợp lý trong các vấn để liên quan xin xem sách và tư liệu đã dẫn.
Cảm ơn sự quan tâm của quín vị và anh em.

Thiên Sứ

PM: Riêng tên gọi của hành thuỷ xin tham khảo thêm trong bài Hà Đồ từ văn minh Lạc Việt. Chanthuyen.Org. Văn hiến Lạc Việt. Lạc Việt độn toán.

Trang trước tôi có giới thiệu cuốn "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp" trong website vanhoalacviet.com và bài viết: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". "Chân thuyên Org. Văn hiến Lạc Việt. Lạc Việt độn toán".

Việc tính sinh con trai hay gái phức tạp lắm. Phương pháp của tôi là kết hợp 3 phương pháp lưu truyền trong dân gian và quẻ Lạc Việt độn toán.
1) Một trong ba phương pháp đó là ra chợ mua cuốn lịch vạn sự năm 2005, trong đó có bảng tính thụ thai tháng nào thì sinh trai hay gái.
2) Cộng tuổi vợ chồng - tuổi ta - trừ 40 - sau đó trừ liên tiếp và lần lượt : 9 - 8 rồi lại 9 -8...cho đến khi số dư nhỏ hơn hoặc bằng 9 -8 thì thôi. Số lẻ chẵn thì con trai, lẻ là con gái : Nếu có bầu trong năm và sinh trong năm. Nếu có bầu năm này sinh năm khác thì có kết quả ngược lại.

Kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng:

Để tính chắc ăn sinh con trai hay gái cần kết hợp ba phương pháp:
1) Phương pháp tính tháng thụ thai (Theo bản văn cổ Việt hoặc Trung Hoa như trên)
2) Cộng tuổi vợ chồng, rồi trừ đi 40 cho đến khi số còn lại nhỏ hơn 40 thì lần lượt trừ đi 9; rồi 8 sau đó lặp lại trừ 9, rồi 8....cho đến khi hiệu số nhỏ hơn 9 hoặc 8. Nếu là số chẵn thì sinh trong năm sẽ là con trai; lẻ sinh trong năm sẽ là con gái. Và ngược lại là: Chẵn sinh ngoài năm sẽ là gái và lẻ sinh ngoài năm sẽ là trai. Theo kinh nghiệm của tôi thì ngoài năm được tính từ tháng "Một" (Cách gọi dân gian, tức là tháng 11 Âm lịch/ Tháng Tý) trở đi.
3) Một phương pháp nữa mà tôi sưu tầm được như sau:

Tính tháng sinh trai hay gái

Nguyên văn:

49 từ xưa đã định rồi.

Cộng vào tháng đẻ để mà chơi.

Trừ đi tuổi mẹ bao nhiêu đấy!

Thêm vào 19 để chia đôi. Tính tuổi trăng tròn cho thật chuẩn.

Chẵn trai; lẻ gái đúng mười mười.

Như vậy; nếu chúng ta gọi tháng sinh là “N” và tuổi mẹ là “a” thì sẽ có bài toán là:

(49 + N – a +19): 2 => Nếu 2n là sinh trai, còn nếu là 2n+1 là sinh con gái.
Giản lược công thức trên sẽ là:
(68 + N – a): 2 => Từ đó suy ra: Nếu tuổi mẹ lẻ (2n+1) thì tháng sinh phảI lẻ. Ngược lại: Nếu tuổi mẹ chẵn thì tháng sinh phải chẵn.
Kết hợp cả 3 phương pháp này để tính toán xác xuất cao hơn máy siêu âm nhiêù.

TRƯỜNG HỢP I
A - Phương pháp cộng tuổi vợ chồng (Tuổi ta).
Thí dụ:
Lấy luôn tuổi vợ chồng của Hthanhtam để thực hiện
# Chồng tuổi Ất Mão, năm nay Ất Dậu = 31 tuổi.
# Vợ tuổi Kỷ Mùi, năm nay Ất Dậu - 27 tuổi.
- Cộng tuổi vợ chồng 31 + 27 = 58.
58 - 40 = 18.
18 - 9 = 9
9 - 8 = 1.
Như vậy số dư là 1 là số lẻ. Năm Bính Tuất 2006 vợ chồng đều cộng lên 2 tuổi sẽ có số dư 3 cũng là số lẻ. Do đó nếu có bầu và sinh con trọn năm sẽ là con gái và ngoài năm sẽ là con trai.
* Giả thiết rằng vợ chồng Hthanhtam muốn sinh con trai.
Vậy theo điều kiên của phương pháp A thì muốn sinh con trai phải có bầu trong năm Ất Dậu này và sinh vào năm Bính Tuất.

B - Phương pháp chọn tháng cấn bầu sinh trai hay gái.
Sau khi xác định theo phương pháp A thì vợ chồng cô Hthanhtam phải có bầu năm nay và sinh con năm tới, ta xét bảng thụ thai chọn tháng sinh con trai năm nay. Theo bảng hướng dẫn trong Lịch vạn sự 2005 thì các tháng cấn bầu sinh con trai - tính theo tuổi vợ 27 sẽ là các tháng sau đây:
Tháng 2 - 4 - 5 - 7 - 8 - 9 - 11 - 12.
Như vậy, chỉ có thể có bầu trong các tháng trên, nhưng từ tháng 5 Âm lịch năm Ất Dậu trở về sau, mới có thể thoả mãn điều kiện của phương pháp A - có bầu năm nay, sinh con năm tới.
C - Phương pháp chọn tháng sinh để xác định giới tính của con.
Ứng dụng phương pháp C để chúng ta chọn tháng thụ thai theo điều kiện của phương pháp B (Chỉ có thể cấn bầu trong các tháng 5 - 7 - 8 - 9 - 11 -12 Ất Dậu) như sau:
Cách tính của phương pháp C là:
Nếu chúng ta gọi tháng sinh là “N” và tuổi mẹ là “a” thì sẽ có bài toán là:

(49 + N – a +19): 2 => Nếu 2n là sinh trai, còn nếu là 2n+1 là sinh con gái.
Giản lược công thức trên sẽ là:
(68 + N – a): 2 => Từ đó suy ra: Nếu tuổi mẹ lẻ (2n+1) thì tháng sinh phải lẻ. Ngược lại: Nếu tuổi mẹ chẵn thì tháng sinh phải chẵn.

Theo phương pháp này thì tháng sinh phải chẵn sẽ là con trai và lẻ sẽ là con gái.
Trong ví dụ trên thì tuổi mẹ là 27 lẻ vậy phải chọn tháng sinh là tháng lẻ. Tức là phải thoả mãn các tháng sinh trong năm Bính Tuất là 1 - 3 - 5 - 7.
Do đó để thoả mãn phương pháp B thì chọn tháng có bầu là tháng 9 Ất Dậu thì sẽ sinh con vào tháng 5 Bính Tuất (9 tháng). Hoặc tháng 11 Ất Dậu thì sẽ sinh con tháng 7 Bính Tuất.
Hiện tháng 9 đã qua, nên còn một khả năng nữa là có bầu tháng 11.
Hôm nay là 29 tháng 10/ Ất Dậu.
Như vậy, chúng ta đã kết hợp cả ba phương pháp để chọn sinh con trai.
Lưu ý: Tháng sinh thực tế chỉ khoảng 9 tháng

*Giả thiết rằng vợ chông Hthanhtam muốn sinh con gái.
B - Phương pháp chọn tháng cấn bầu sinh trai hay gái.
Theo phương pháp A đã tính ở trên thì vợ chồng Hthanhtam phải có bầu trong năm Bính Tuất và sinh con trong năm Bính Tuất để thoả mãn phương pháp A (Lẻ sinh trong năm là con gái).
Theo bảng hướng dẫn trong Lịch Vạn sự 2005 thì các tháng cấn bầu sinh con gái của tuổi 28 (Năm Bính Tuất - Nữ sinh Kỷ Mùi là 28 tuổi) là:
tháng 2 - 4 - 5 - 6 - 11 - 12.
Như vậy, để thoả mãn điều kiện của phương pháp A, vợ chống Hthanhtam chỉ có thể chọn có bầu trong tháng 2 và cùng lắm là 4 (Để có thể cấn bầu và sinh trong năm). Như vậy ta đã tìm được điều kiện của phương pháp B là chỉ có thể có bầu trong tháng 2 và 4. Trên cơ sở này ta áp dụng phương pháp C.
C - Phương pháp chọn tháng sinh để xác định giới tính của con.
Phương pháp này có công thức là:


(49 + N – a +19): 2 => Nếu 2n là sinh trai, còn nếu là 2n+1 là sinh con gái.
Giản lược công thức trên sẽ là:
(68 + N – a): 2 => Từ đó suy ra: Nếu tuổi mẹ lẻ (2n+1) thì tháng sinh phải lẻ. Ngược lại: Nếu tuổi mẹ chẵn thì tháng sinh phải chẵn.
Như vậy, nếu muốn sinh con gái trong trường hợp tuổi mẹ chẵn thì phải chọn một tháng sinh lẻ. Để thoả mãn điều kiện C và nhu cầu sinh con gái thì phải chọn cấn bầu giữa hoặc cuối tháng 2 và sẽ sinh con vào tháng 11 Âm lịch (Tháng lẻ).

Như vậy qua cách tính trên cho hai trường hợp sinh trai hoặc gái khi theo phương pháp A tuổi vợ chồng cho kết quả lẻ.


TRƯỜNG HỢP II
Bây giờ chúng ta khảo sát theo điều kiện của phương pháp A khi theo phương pháp này tuổi vợ chồng ra một kết quả chẵn.
Thí dụ:
Chồng Bính Thìn, vợ Đinh Tỵ 29
Năm Ất Dậu chồng 30, vợ 29.

A - Phương pháp cộng tuổi vợ chồng (Tuổi ta).
Cộng tuổi vợ chồng 30 + 29 = 59.
59 - 40 = 19.
19 - 9 = 10
10 - 8 = 2.
Như vậy số dư là 2 là số chẵn. Năm Bính Tuất 2006 vợ chồng đều cộng lên 2 tuổi sẽ có số dư 4 cũng là số lẻ. Do đó nếu có bầu và sinh con trọn năm sẽ là con trai và ngoài năm sẽ là con gái.

* Giả thiết vợ chồng muốn sinh con gái.
Theo điều kiện của phương pháp A thì phải có bầu trong Năm Ất Dậu và sinh con trong năm Bính Tuất. Bây giờ chúng ta xét phương pháp B để tìm tháng cấn bầu thoả mãn điều kiện này.

B - Phương pháp chọn tháng cấn bầu sinh trai hay gái.
Theo phương pháp A đã tính ở trên thì vợ chồng này phải có bầu trong năm Ất Dậu và sinh con trong năm Bính Tuất để thoả mãn phương pháp A (Chẵn sinh ngoài năm là con gái).
Theo bảng hướng dẫn trong Lịch Vạn sự 2005 thì các tháng cấn bầu sinh con gái của tuổi 29 (Năm Ất Dậu - Nữ sinh Đinh Tỵ là 29 tuổi) là:
tháng 1 - 3 - 10 - 11 - 12.
Như vậy, để thoả mãn điều kiện của phương pháp A, vợ chồng này chỉ có thể chọn có bầu trong tháng 10 - 11 - 12 (Để có thể cấn bầu trong năm và sinh ngoài năm) Như vậy ta đã tìm được điều kiện của phương pháp B là chỉ có thể có bầu trong tháng 10 - 11 - 12 để thoả mãn điều kiện của phương pháp A. Bây giờ chúng ta tính toán theo phương pháp C thoả mãn điều kiện phương pháp B.

C - Phương pháp chọn tháng sinh để xác định giới tính của con.
Phương pháp này có công thức là:

(49 + N – a +19): 2 => Nếu 2n là sinh trai, còn nếu là 2n+1 là sinh con gái.
Giản lược công thức trên sẽ là:
(68 + N – a): 2 => Từ đó suy ra: Nếu tuổi mẹ lẻ (2n+1) thì tháng sinh phải lẻ. Ngược lại: Nếu tuổi mẹ chẵn thì tháng sinh phải chẵn.

Như vậy, nếu muốn sinh con gái trong trường hợp tuổi mẹ chẵn (Vì sinh qua năm Bính Tuất, tuổi người mẹ trong ví dụ trên là 30) thì phải chọn một tháng sinh lẻ. Để thoả mãn điều kiện B và nhu cầu sinh con gái thì phải chọn cấn bầu cuối tháng 10 Âm lịch thì sẽ có khả năng sinh con vào tháng 7.

* Giả thiết vợ chồng muốn sinh con trai.
Theo điều kiện của phương pháp A thì phải có bầu trong năm Bính Tuất và sinh con trong năm Bính Tuất. Bây giờ chúng ta xét phương pháp B để tìm tháng cấn bầu thoả mãn điều kiện này.
B - Phương pháp chọn tháng cấn bầu sinh trai hay gái.
Theo phương pháp A đã tính ở trên thì vợ chồng này phải có bầu trong năm Bính Tuất và sinh con trong năm Bính Tuất để thoả mãn phương pháp A (Chẵn sinh trong năm là con trai).
Theo bảng hướng dẫn trong Lịch Vạn sự 2005 thì các tháng cấn bầu sinh con trai của tuổi 30 (Năm Bính Tuất - Nữ sinh Đinh Tỵ là 30 tuổi) là:
tháng 1 - 3 - 10 - 11 - 12.
Như vậy, để thoả mãn điều kiện của phương pháp A, vợ chồng này chỉ có thể chọn có bầu trong tháng 1 - 3 (Để có thể cấn bầu trong năm và sinh trong năm) Như vậy ta đã tìm được điều kiện của phương pháp B là chỉ có thể có bầu trong tháng 1 - 3 để thoả mãn điều kiện của phương pháp A. Bây giờ chúng ta tính toán theo phương pháp C thoả mãn điều kiện phương pháp B.

C - Phương pháp chọn tháng sinh để xác định giới tính của con.
Phương pháp này có công thức là:

(49 + N – a +19): 2 => Nếu 2n là sinh trai, còn nếu là 2n+1 là sinh con gái.
Giản lược công thức trên sẽ là:
(68 + N – a): 2 => Từ đó suy ra: Nếu tuổi mẹ lẻ (2n+1) thì tháng sinh phải lẻ. Ngược lại: Nếu tuổi mẹ chẵn thì tháng sinh phải chẵn.

Như vậy, nếu muốn sinh con trai trong trường hợp tuổi mẹ chẵn (Vì sinh qua năm Bính Tuất, tuổi người mẹ trong ví dụ trên là 30) thì phải chọn một tháng sinh lẻ. Để thoả mãn điều kiện B và nhu cầu sinh con trai thì phải chọn cấn bầu đầu tháng 1 Âm lịch thì sẽ có khả năng sinh con vào tháng 9. hoặc đầu tháng 3 Âm lịch sẽ có khả năng sinh con tháng 11.

Trên đây tôi trình bày 4 trường hợp sinh trai gái cho hai loại cặp tuổi vợ chồng.
Nhưng dân gian ta có câu:
"Người tính không bằng trời tính"
Bởi vậy, cũng xin lưu ý là moị chuyện theo tự nhiên là tốt nhất. Tuy kết quả trên khá chính xác. Nhưng còn số phận người đó có thể sinh trai hay gái hay không lại là chuyện khác. Muốn thay đổi số phận, điều đầu tiên phải tạo phúc đức đã.

Nếu chúng ta chịu khó giở mấy cuốn sách Lịch Vạn sự hoặc những sách như Tam Tông Miếu...vv thì chỉ thấy người ta nói về tháng tốt để cưới gả cho phụ nữ. Chẳng thấy nói gì đến nam giới cả.
Tại sao lại như vậy?
Nhưng gần đây, các nhà "ngâm cứu" chắc quá cẩn thận thêm dưa mắm, tương cà cho nữ giới để thêm phần huyền bí. Nào là năm Kim Lâu, năm Đại kỵ...vv. Sổ Nho cứ gọi là đùng đùng, khiến người nghe cứ tưởng từ xưa nó là như zdậy.
Thực ra việc cưới gả theo một nguyên tắc riêng. Chẳng dính dáng gì đến Kim Lâu, Đại kỵ, Thái Dương, Thái Âm, La Hầu, Kế đô gì cả.
Năm Kim Lâu cũng chỉ là một yếu tố xấu và dùng trong Phong Thuỷ. Năm Đại kỵ chỉ xét chuyện làm ăn và một số chuyện khác, không liên quan đến cưới gả. nếu có cũng chỉ dành riêng cho người Nam.
Tại sao lại như vậy?

Tôi đã nhiều lần tường trên diễn đàn: Cái có trước là Dương, cái có sau là Âm.
Năm có trước là Dương, ngày tháng là con của năm, thuộc Âm. Bởi vậy, xem chuyện cưới gả thì Người Nam (Dương) coi Năm - tránh Tam tai và Đại Kỵ (Chứ không có Kim Lâu gì ở đây cả). Còn người nữ (Âm) tránh tháng ngày xấu (Tháng ngày có sau thuộc Âm, ứng với người nữ). Bởi vậy, khi xem ngày tháng cưới gả, người ta xem tháng ngày có lợi cho người nữ vì vậy.

Anh nói với cháu là:
Tình yêu ở mức độ nào đó được thể hiện ở sự hy sinh. Nếu chú bé kia dám về Việt Nam trình diện anh chị, như là một cách thể hiện tình yêu với con anh thì anh sẽ gả. Nếu chú bé kia được lời hứa đó, sẵn sàng tìm mọi cách để về Việt Nam (Kể cả phải đi vay tiền mua vé máy bay và nói dối xếp để nghỉ việc) với hy vọng lấy được con gái anh...thì...nếu là tôi, tôi không thể từ chối được.
Trước đây, tôi cũng đã làm như vậy với con gái tôi. Thằng con rể bây giờ, yêu con gái tôi từ hồi còn học sinh. Lằng nhằng mãi, tức mình tôi kêu con gái tôi vào Nam. Con tôi nó nghe tôi vào, nhưng khóc tu tu. Tôi sợ quá phải hứa với nó: Nếu người yêu con chịu vào tận đây tìm con thì ba Ok ngay. Thằng kia vào thật! Lạy Chúa! Nó bán tất cả mọi thứ nó có, bỏ cả việc vào Nam kiếm con tôi. Tôi đành phải OK thôi. Bây giờ chúng nó có hai con trai gái đầy đủ, cuộc sống rất khá giả.
Chia sẻ kinh nghiệm của các ông bố già gàn dở.
Anh thử xem.
Chúc anh chị như ý.
Thiên Sứ

Điều mà tôi muốn bày tỏ với mọi người trong topic này là:
@Tương quan tuổi vợ chồng xấu hoặc tốt, là một yếu tố tương tác trong hạnh phúc gia đình, nhưng không phải yếu tố quyết đinh.
@ Chính tuổi đứa con của hai vợ chồng sẽ là yếu tố quyết định cho hạnh phúc gia đình.
Tôi đã thống kế hàng chục tuổi vợ chồng tốt , hoặc xấu, chỉ khác nhau tuổi đứa con để kết luận một nguyên tắc căn bản trên. Thậm chí đã có những lần tôi coi cho hai người nữ tuổi giống nhau, đến cùng một giờ , có tuổi cha, mẹ giống nhạu Chỉ khác nhau người em út của họ. Sự tính toán cho hai số phận khác nhau.

Trước đây TB rất ít khi cúng kiến ,nếu có cúng thì cũng bày đủ Lễ rồi đốt nhang xá vài cái thôi (có lẽ là có xác mà ko có hồn ).Từ ngày biết Diễn đàn này (khoảng 2 tháng mấy ),đọc rất nhiều Topic và học hỏi thêm rất nhiều điều.TB rất cảm ơn các Hội viên và BĐH Diễn đàn.
-Lịch Vạn Sự :TB thường dùng xem giờ tốt để cúng và để thực hiện những việc có tính chất quan trọng trong ngày
-Các bài trong Topic "Hành Trì Ngày Tết " và "Ngày Giờ Đầu Năm Bính Tuất " của Anh Cự Môn TB làm đúng như vậy

BÍ ẨN NẠP ÂM 60 HOA GIÁP
Một hệ quả ứng dụng quan trọng của học thuyết vũ trụ quan Âm Dương ngũ hành chính là lịch pháp và nạp âm trong bảng Hoa giáp với chu kỳ bội số chung nhỏ nhất – một tiền đề cho mọi phương pháp ứng dụng của nó – là 60 năm.
Nhưng bảng nạp âm hoa giáp 60 năm tồn tại trong cổ thư chữ Hán cũng không tránh khỏi một hiện tượng chung cho tất cả các phương pháp ứng dụng khác của thuyết Âm Dương Ngũ hành là không có một nguyên lý lý thuyết là tiền đề cho sự tồn tại của nó. và là một đều bí ẩn trải hàng ngàn năm - Kể từ khi nền văn hiến vĩ đại của người Lạc Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử.
Chính ông Thiệu Vĩ Hoa - một nhà nghiên cứu nổi tiếng Trung Hoa hiện đại; đã phải thừa nhận rằng:
Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp tý căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp tý biến hoá vô cùng; đối với giới học thuật của Trung Quốc cho đến nay vẫn là huyền bí khó hiểu”
(Trích trong sách: Chu Dịch và dự đoán học. Trang 68. Thiệu Vĩ Hoa. Nxb Văn Hoá Thông Tin 1996.

Kính thưa quí vị quan tâm.
Hàng ngàn năm đã trôi qua với sự hiện diện của bảng 60 Hoa giáp. Cũng đã có nhiều học giả Trung Hoa tìm cách lý giải nguyên lý nạp âm Ngũ hành trong 60 hoa giáp. Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu xem họ đã lý giải như thế nào; mà cho đến nay hậu thế vẫn cho là chưa rõ ràng và các nhà nghiên cứu hiện đại vẫn cho rằng huyền bí.
Đoạn trích dẫn dưới đây trong bài Luận Ngũ Hành nạp âm ; mục Lý số Dịch bốc ;Tuvilyso.com. T/g Không Kiếp Minh Tâm; sẽ cho chúng ta một ý niệm về cách luận giải của người xưa về nguyên lý nạp âm của ngũ hành trong bảng lục thập hoa giáp.

LUẬN CAN CHI NGŨ HÀNH NAP ÂM

Sách Chu Lễ nói về:
“Danh hiệu của 10 Nhật, danh hiệu của 12 Thời, danh hiệu của 12 Nguyệt, danh hiệu của 12 Tuế, danh hiệu của 28 Tinh Tú” mà về sau Trịnh Huyền giải thích rằng:[/i] “Nhật bảo rằng từ Giáp đến Quý; Thời bảo rằng từ Tí đến Hợi; tháng bảo rằng từ Châu đến Đồ; Tuế bảo rằng từ Nhiếp Đề Cách đến Xích Phấn Nhược; Tinh Tú bảo rằng từ Giác đến Chẩn”. Thời xưa người ta dùng đó để mà ghi chép năm tháng ngày giờ thành lịch.

Sách Nhĩ Nhã giải thích rộng thêm rằng:
“Nguyệt Dương (biệt danh của lịch xưa dùng 10 Can để ghi chép tháng), nguyệt tại Giáp gọi là Tất, tại Ất gọi là Quất, tại Bính gọi là Tu, tại Đinh gọi là Ngữ, tại Mậu gọi là Lệ, tại Kỷ gọi là Tắc (quy tắc), tại Canh gọi Trất, tại Tân gọi là Tắc (bít, lấp), tại Nhâm gọi là Chung, tại Quý gọi là Cực. Nguyệt Danh (biệt danh để ghi chép tháng trong nông lịch—vụ mùa) tháng Giêng là Châu, tháng Hai là Như, tháng Ba là Mị, tháng Tư là Trừ, tháng năm là Niết, tháng Sáu là Thả, tháng Bảy là Tương, tháng Tám là Tráng, tháng Chín là Nguyên tháng Mười là Dương, tháng Mười Một là Cô, tháng Chạp là Đồ. Tuế Dương (biệt danh của lịch xưa lấy 10 Can để ghi chép năm) Thái Tuế tại Giáp gọi là Phùng Át, tại Ất gọi là Chiêu Mông, tại Bính gọi là Nhu Triệu, tại Đinh gọi là Cường Ngữ, tại Mậu gọi là Trước Ung, tại Kỷ gọi là Đồ Duy, tại Canh gọi là Thương Chương, tại Tân gọi là Trùng Quang, tại Nhâm gọi là Huyền, tại Quý gọi là Chiêu Dương. Tuế Danh (biệt danh của lịch xưa lấy 12 Địa Chi phối với Thái Tuế để ghi năm) Thái Tuế tại Dần gọi là Nhiếp Đề Cách, tại Mão gọi là Đơn Át, tại Thìn gọi là Chấp Từ, tại Tỵ gọi là Đại Hoang Lạc, tại Ngọ gọi là Đơn Ưu Tường, tại Mùi gọi là Hiệp Hiệp, tại Thân gọi là Quân Than, tại Dậu gọi là Tác Ngạc, tại Tuất gọi là Yên Mậu, tại Hợi gọi là Đại Uyên Hiến, tại Tí gọi là Khốn Đôn, tại Sửu gọi là Xích Phấn Nhược”.

Sách Thái Ung “Độc Đoán” nói rằng:
“Can là cán (thân) vậy, tên nó có mười ấy là Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỹ Canh Tân Nhâm Quý. Chi là cành nhánh vậy, tên nó có mười hai ấy là Tí Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi”.

Sách Lễ Ký “Nguyệt Lệnh” nói rằng:
“Tháng Xuân lấy Giáp Ất làm đại biểu; tháng Hạ lấy Bính Đinh; tháng Tứ Quý (3,6,9,12) lấy Mậu Kỷ làm đại biểu; còn tháng Thu lấy Canh Tân; tháng Đông thì lấy Nhâm Quý”.

Sách Sử Ký “Luật Thư” nói rằng:
“Thất chính 28 xá luật lịch trời vì thế thông khí của ngũ hành bát chính, trời vì thế thành thục vạn vật. Xá nầy chỗ của nhật nguyệt trú. Xá nầy là khí thư dãn ra”.

Chỗ mà sách Sử Ký gọi Bát Chính là khí của tám Tiết đem ứng với gió của tám phương. Gió của tám phương là: Bất Chu Phong, Quảng Mạc Phong, Điều Phong, Minh Thứ Phong, Thanh Minh Phong, Cảnh Phong, Lương Phong, và Xương Hạp Phong.
- Điều Phong đóng ở Đông Bắc, chủ xuất ra vạn vật, hướng về Nam đến ở Tú Cơ. Ở mười hai luật là Thái Thốc, ở thời lệnh là tháng Giêng, ở mười hai chi là Dần. Vạn vật tranh nhau nẫy mầm. Lại hướng Nam đến ở Vĩ, ở Phòng. Vạn vật sinh sớm nay đã đến kỳ có hoa như vậy có thể xem thấy được.
- Minh Thứ Phong đóng ở phương Đông. Ở mười hai luật là Giáp Chung, ở thời lệnh là tháng Hai, ở mười Can là Giáp Ất, ở mười hai chi là Mão. Thời đó vạn vật xuất ra hết tận, mười phần sum sê tươi tốt. Minh Thứ Phong hướng Nam đến ở Tú Đê, lại đến ở Tú Cang, Tú Giác. Ở mười hai luật là Cô Tẩy, ở thời lệnh là tháng Ba, ở mười hai Chi là Thìn. Thời đó vạn vật bỏ cũ, theo mới, tươi sáng, cao vút, rắn rỏi.
- Thanh Minh Phong đóng ở góc Đông Nam, thúc đẩy vạn vật hướng Tây phát triển. Đầu tiên đến ở Chẩn của phương Tây, lại đến ở Dực. Ở mười hai luật là Trọng Lữ, mười hai Chi là Tỵ. Thời đó vạn vật vượng thịnh, lớn mạnh, Dương khí phát triển đạt đến cực điểm. Thanh Minh Phong lại hướng Tây đến ở bảy sao của tú Tinh, Liễu. Ở mười hai luật là Nhuy Tân, ở thời lệnh là tháng Năm. Thời đó vạn vật từ thịnh chuyển thành suy, Dương khí trú xuống bên dưới.
- Cảnh Phong đóng ở Phương Nam. Ở mười hai Chi là Ngọ, Mười Can là Bính Đinh. Âm Dương giao nhau, Dương khí giáng xuống, Âm khí thăng lên, vạn vật sắp thành thục.
- Lương Phong đóng ở góc Tây Nam, chủ về đất. Ở mười hai luật là Lâm Chung, ở mười hai Chi là Mùi. Thời đó vạn vật thành thục, giàu có, vị ngon. Hướng Bắc tiến đến Phạt, lại đến ở Sâm. Ở mười hai luật là Di Tắc, ở thời lệnh là tháng Bảy, ở mười hai Chi là Thân. Thời đó, Âm khí dần dần thịnh, mở đầu. Thân là giặc của vạn vật, lại lớn mạnh đến Trọc, kế đến ở Lưu. Ở thời lệnh là tháng Tám, mười hai luật là Nam Lữ, mười hai Chi là Dậu. Thời đó vạn vật đều tiếp xúc với đất chết, Dương khí càng suy, mở đầu phục tàng.
- Xương Hạp Phong đóng ở phương Tây. Ở mười Can là Canh Tân. Hướng Bắc đến ở Vị, lại đến ở Lâu, đạt tới Khuê. Ở mười hai luật là Vô Sạ, ở thời lệnh là tháng Chín, ở mười hai Chi là Tuất. Thời đó vạn vật tận diệt, thu tàng nhập vào khố, Âm khí vượng thịnh, Dương khí không dư. Nhưng vạn vật theo Dương đến hết, lại thuận theo âm mà khởi, không hết hẳn, không dừng hẳn, không đứng lại.
- Bất Chu Phong đóng ở Tây Bắc chủ sát sinh, nhưng hướng về phương Đông hành tiến thì chủ mở đầu sinh khí. Nó hướng Đông đến ở Tú Thất lại đến ở Tú Nguy (chủ đổ nát). Ở mười hai luật là Ứng Chung. Ở thời lệnh là tháng Mười. Ở mười hai con là Hợi. Thời đó Dương khí đã bắt đầu sinh nhưng lại là mười phần còn nhỏ yếu, không kham nổi dùng vào việc, vì vậy nên vẫn còn phục tàng ở dưới.
- Quảng Mạc Phong đóng ở phương Bắc, hướng Đông đến ở Hư, lại đến ở sao Vụ Nữ. Ở mười hai luật là Hoàng Chung, ở thời lệnh là tháng Mười Một, ở mười hai Chi là Tí, ở mười Can là Nhâm Quý. Thời đó Dương khí lớn lên, vạn vật nhận sự nuôi dưỡng ở dưới giống như tháng Mười hoài thai, giáng sinh cũng có thể phán đoán được. Quảng Mạc Phong lại hướng Đông đến ở Khiên Ngưu lại đến ở Kiến. Ở thời lệnh là tháng Chạp, ở mười hai luật là Đại Lữ, ở mười hai Chi là Sửu. Thời đó vạn vật đã tự dưỡng thành hình, nhưng vẫn còn chưa phá đất mà xuất ra.

Trên đây là nghĩa lý và nguyên lý mà người ta cho rằng mười Thiên Can và mười hai Địa Chi từ đó lưu hành. Còn mười hai con vật tượng của Tí là chuột, Sửu là trâu, Dần là cọp, Mão là mèo, Thìn là rồng, Tỵ là rắn, Ngọ là Ngựa, Mùi là Dê, Thân là khỉ, Dậu là gà, Tuất là chó, Hợi là heo, thì được giải thích như sau.

“Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói rằng:
- Thuyết nói về 12 con vật Cầm Tinh đã có từ rất lâu rồi, không rõ từ đâu lại (sự thật đến từ Tây Vực). Theo từ sự lưu truyền chép lại ở Tí sử khảo xét vễ văn hiến, thì từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đã có thuyết nầy. Cho đến 28 tú phối với cầm tượng thì là từ Nguyên Minh về sau mới có việc đó. Quan sát về việc chọn “tượng” đó, chẳng qua là nhân 12 con vật cầm tinh mà khuếch rộng ra thôi. Tại sao mà biết được? Phép nầy lấy Tí Ngọ Mão Dậu làm bốn trọng cung, mỗi cung quản ba tú, được 12 tú.
Như cung Tí là 3 tú Nữ Hư Nguy, tú Hư đóng ở giữa vì vậy lấy chuột làm tượng của mình. Nữ là bức (con dơi), Nguy là yến thì chọn nó tựa giống chuột đem phối vào.
Cung Mão là Đê Phòng Tâm, Đê là lạc (con chồn), Tâm là hồ (cáo), Phong ở giữa là thỏ nên lấy thỏ làm tượng của mình (nhưng Việt Nam để mèo vì gần cọp vậy).
Cung Ngọ là Liễu Trinh Trương. Liễu là chương (con hoẵng), Trương là lộc (hươu), Trinh ở giữa là ngựa nên lấy ngựa làm tượng của mình.
Cung Dậu là Vị Mão Tất. Vị là con trĩ, Tất là con quạ, Mão ở giữa là con gà nên lấy gà làm tượng của mình.
Qua đến 8 cung Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn Tuất Sửu Mùi thì mỗi cung quản 2 tú, mà lấy tú ở gần cung giữa làm chủ, đóng ở bên thì chọn loài nào tương tự phối vào.
Như cung Thìn, Cang gần giữa cung vì vậy lấy rồng làm tượng của mình. Giác đóng ở bên nó thì chọn Giao (thuồng luồng) là loại rồng đem phối vào.
Cung Dần, vĩ ở gần giữa cung vì vậy lấy hổ làm tượng của mình. Cơ đóng ở bên nó thì chọn con báo là loài của hổ đem phối vào.
Cung Sửu, Ngưu ở gần giữa cung vì vậy lấy trâu làm tượng của mình. Đẩu ở bên nó thì chọn Hải là loại của trâu đem phối vào.
Cung Hợi, Thất ở gần giữa cung vì vậy lấy lợn làm tượng của mình, Bích đóng ở bên nó thì chọn Dữ là loài của lợn đem phối vào.
Cung Tuất, Lâu ở gần giữa cung vì vậy lấy cẩu làm tượng của mình, Khuê ở bên nó thì chọn lang (chó sói) là loài của chó đem phối vào.
Cung Thân, Chủy ở gần giữa cung vì vậy lấy hầu (con khỉ) làm tượng của mình, Sâm đóng ở bên nó thì chọn viên (con vượng) là loài của khỉ đem phối vào.
Cung Mùi, Quỷ ở gần giữa cung vì vậy lấy dê làm tượng của mình, Tỉnh đóng ở gần bên nó thì chọn ngạn là loại của dê đem phối vào.
Cung Tị, Dực ở gần giữa cung vì vậy lấy xà (rắn) làm tượng của mình, Chẩn đóng ở bên nó thì chọn dẫn (con giun đất) là loài của rắn đem phối vào vậy”.

Theo “Tinh Lịch Khảo Nguyên” thì thuyết 12 con vật tượng trưng cho 12 Địa Chi (tuổi) thật là hết sức sáng tỏ vậy! Tuy nhiên, đây chỉ là bước thứ hai, vì vẫn chưa giải quyết được Nạp Âm của tuổi, tức là Ngũ Hành của 60 hoa Giáp. Tỷ như Giáp Tí là Hải Trung Kim, vì sao Giáp là Mộc mà hợp với Tí là Thủy lại trở thành Hải Trung Kim?!


Kính thưa quí vị quan tâm.
Như vậy; qua sự trích dẫn trên thì chúng ta mới chỉ tìm thấy những tư liệu tham khảo có giá trị về nguyên nhân của việc lấy tên 12 con vật để đặt cho 12 Địa chi. Việc tìm nguyên lý cho việc nạp âm vẫn chưa sáng tỏ. Bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu trong cổ thư cũng qua bài viết đã dẫn ở trên:

BÍ ẨN NẠP ÂM 60 HOA GIÁP

LUẬN CAN CHI NGŨ HÀNH NAP ÂM
(Tiếp theo)

C
húng ta tiếp tục tìm hiểu trong cổ thư được sưu tầm qua bài viết đã dẫn ở trên (Không Kiếp Minh Tâm.tuvilyso.com) để tiếp tục tham khảo xem tại sao mà ông Thiệu Vĩ Hoa phải thừa nhận:
Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp tý căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp tý biến hoá vô cùng; đối với giới học thuật của Trung Quốc cho đến nay vẫn là huyền bí khó hiểu”


Thẩm Quát nói:

“Nạp Âm lục thập Giáp Tí, rất ít người biết nguyên lý của nó. Sự thực là phép của 60 luật lữ cung nhằm làm cung pháp. Một luật hàm 5 âm, 12 luật tức nạp 60 âm. Phàm Dương ‘Khí’ bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, Âm ‘Khí’ khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, Âm Dương đan xen nhau mà sinh biến hóa. Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở Mộc, đi về bên phải chuyển tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Thổ, Thổ chuyển tới ở Kim, Kim chuyển tới ở Thủy. Chỗ bảo rằng Âm bắt đầu ở phương Tây nầy là Ngũ Âm bắt đầu ở Kim, chuyển xoay về bên trái tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc chuyển tới Thủy, Thủy chuyển tới Thổ (Nạp Âm với Nạp Giáp của Dịch cùng một phương pháp, Càn nạp Giáp mà Khôn nạp Quý, bắt đầu ở Càn mà chung hết ở Khôn. Nạp Âm bắt đầu ở Kim – Kim là Càn vậy, chung ở Thổ – Thổ là Khôn vậy). Phương pháp cơ bản của Nạp Âm là cùng loại với ‘thú thê’ (lấy vợ) cách tám sinh con. Thứ tự của Ngũ Hành Nạp Âm là trước trọng sau mạnh, mạnh rồi mới đến quý. Tam nguyên của Độn Giáp đã ghi chép như thế vậy. Giáp Tí là trọng của Kim (Thương của Hoàng Chung), lấy vợ cùng vị tức là Ất Sửu (Thương của Đại Lữ cùng ngôi vị). Bảo rằng là loại của Giáp với Ất, Bính với Đinh. Ở dưới đều phỏng theo thế. Cách tám sinh ra Nhâm Thân ở dưới là mạnh của Kim (Thương của Di Tắc), cách tám đó là Đại Lữ sinh ra Di Tắc vậy. Ở dưới đều phỏng theo thế. Nhâm Thân lấy vợ cùng một ngôi vị là Quý Dậu (Thương của Nam Lữ). Cách tám, Canh Thìn sinh ra ở trên quý của Kim (Thương của Cô Tẩy), như thế tam nguyên của Kim hết.
Nếu chỉ lấy thời Dương mà nói thì dựa vào Độn Giáp chuyển thuận: trọng-mạnh-quý. Nếu kiêm nói về vợ thì nghịch chuyển : mạnh-trọng-quý. Canh Thìn lấy vợ Tân Tỵ cùng ngôi vị (Thương của trọng lữ), cách tám ở dưới sinh Mậu Tí, trọng của Hỏa (Chủy Kim của Hoàng Trung). Tam nguyên hết thì đi về bên trái chuyển tới phương Nam, Hỏa Mậu Tí - Kỷ Sửu (Chủy của Đại Lữ) sinh ra Bính Thân, mạnh của Hỏa (Chủy của Di Tắc) Bính Thân lấy vợ Đinh Dậu (Chủy của Nam Lữ) sinh Giáp Thìn, quý của Hỏa (Chủy của Cô Tẩy), Giáp Thìn lấy vợ Ất Tỵ (Chủy của Trọng Lữ) sinh Nhâm Tí, trọng của Mộc (Giác của Hoàng Chung). Tam nguyên Hỏa hết thì đi về bên trái chuyển tới phương Đông Nam – Mộc. Như đi về bên trái đến Đinh Tỵ là Cung của Trọng Lữ ngũ âm hết lần một. Quay lại từ Giáp Ngọ, trọng của Kim, lấy vợ Ất Mùi, cách tám sinh Nhâm Dần. Giống như phép của Giáp Tí thì hết ở Quý Hợi (gọi là Nhuy Tân lấy vợ Lâm Chung, trên sinh ra loại của Thái Thốc). Tí đến Tỵ là Dương, vì vậy từ Hoàng Chung đến Trọng Lữ, đều là hạ sinh. Từ Ngọ đến Hợi là Âm, vì vậy từ Lâm Chung đến Ứng Chung đều thượng sinh”.


Kính thưa quí vị quan tâm.

Q
ua đoạn trích dẫn những lý giải của Thẩm Quát thì phần lý giải nguyên lý nạp âm của ông chỉ ở phần trên; còn đoạn dưới thì chỉ là sự nói về những nguyên tắc có sẵn như “Cách bát sinh tử” và nguyên lý “Sinh Vượng Mộ” (Mạnh; Trọng; Quý) và những nguyên lý này vẫn được ứng dụng trong Lạc thư hoa giáp (Xin được chứng minh ở phần sau). Bây giờ chúng ta xem lại phần đầu đã dẫn của Thẩm Quát:

“Nạp Âm lục thập Giáp Tí, rất ít người biết nguyên lý của nó. Sự thực là phép của 60 luật lữ cung nhằm làm cung pháp. Một luật hàm 5 âm, 12 luật tức nạp 60 âm. Phàm Dương ‘Khí’ bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, Âm ‘Khí’ khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, Âm Dương đan xen nhau mà sinh biến hóa. Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở Mộc, đi về bên phải chuyển tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Thổ, Thổ chuyển tới ở Kim, Kim chuyển tới ở Thủy. Chỗ bảo rằng Âm bắt đầu ở phương Tây nầy là Ngũ Âm bắt đầu ở Kim, chuyển xoay về bên trái tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc chuyển tới Thủy, Thủy chuyển tới Thổ

Kính thưa quí vị quan tâm!

Qua đoạn trích dẫn ở trên thì chúng ta nhận thấy rằng:
Cho dù bạn xoay chuyển thế nào thì Thẩm Quát vẫn sai.

Điều này được chứng minh như sau:
Chúng ta so sánh chu kỳ đã dẫn (Phần in đậm) của Thẩm Quát với chu kỳ nạp âm Ngũ hành ngay trong cổ thư chữ Hán như sau:

1) Ngũ Âm bắt đầu ở Kim =>
Giáp Tý/Ất Sửu = Hải trung Kim.

2) Chuyển xoay về bên trái tới Hỏa =>
Bính Dần/ Đinh Mão = Lư Trung Hoả.

3) Hỏa chuyển tới Mộc
=> Mậu Thìn/Kỷ Tỵ = Đại lâm Mộc.

4) Mộc chuyển tới Thủy

# Nhưng trong Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán lại là hai năm:Canh Ngọ/Tân Mùi thuộc Lộ Bàng Thổ?

5) Thủy chuyển tới Thổ

# Nhưng trong Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán lại là hai năm: Nhâm Thân/Quí Dậu thuộc Kiếm Phong Kim?

Như vậy; quí vị cũng thấy rằng: Thực tế của chính bảng
lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán đã phủ nhận cách giải thích của Thẩm Quát. Bản thân ông Thẩm Quát cũng chỉ giải thích; chứ chưa chứng minh được nguyên lý của nó.
Bây giờ chúng ta lại xem xét tiếp những sự lý giải sau trong Lã Hải Tập; cũng trong bài viết đã dẫn trên:

Lã Hải Tập” nói:
“Cho nên vạn vật mới sinh nở tất nguồn gốc ở “Khí”, khí tức Kim. Kim thụ khí, thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nghịch hành thì là Dụng của Ngũ Hành. Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự vì vậy dựa theo thứ tự làm Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ. Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc. Như Kim nhân Hỏa bắt đầu mà có thể thành hữu dụng, Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh, Mộc không có Thủy tức không đước phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước, vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ. Cho nên Đại Náo (sau cuộc đại tạo) tạo ra Giáp Tí, tức lấy như thế làm thứ tự của Nạp Âm Ngũ Hành. Đại để như vậy vì Kim có thể thu nhận tiếng mà truyền bá khí ra. Phép nầy là: Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh con, con sinh cháu mà đi tiếp về sau, kế tục ngôi vị của nó ở đời tiếp. Như Giáp Tí là Kim, Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh Nhâm Thân là con. Nhâm lấy Quý làm vợ, cách tám là Canh Thìn tức là cháu. Canh lấy Tân làm vợ, cách tám là Mậu Tí đời Hỏa ngôi vị Kim. Thứ hai nói về Hỏa, Mậu kế tục nó về sau. Mậu lấy Kỷ làm vợ, cách tám là Bính Thân, ấy là con vậy; Bính lấy Đinh làm vợ, cách tám là Giáp Thìn, tức là cháu. Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám là Nhâm Tí, đó là ngôi vị đời Mộc. Thứ ba gọi là Mộc, Nhâm kế tục đời nó. Nhâm lấy Quý làm vợ, cách tám làm Canh Thân, ấy là con vậy. Canh lấy lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Thìn, ấy là cháu vậy. Mậu lấy vợ Kỷ cách tám là Bính Tí, đó là ngôi vị đời Thủy. Thứ tư gọi là Thủy, Bính kế tục sau nó, Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Thân, ấy là con vậy. Giáp lấy vợ Ất, cách tám là Nhâm Thìn, ấy là cháu vậy. Nhâm lấy vợ Quý, cách tám là Canh Tí, đó là ngôi vị đời Thổ. Thứ năm gọi là Thổ. Canh lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Thân, ấy là con vậy. Mậu lấy vợ Kỷ, cách tám là Bính Thìn, ấy là cháu vậy. Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Tí, đó là ngôi vị đời Kim quay trở về. Giáp Ngọ, Ất Mùi khởi như phép trước. Đúng là vì vậy mới có thuyết ngũ Tí quy Canh, Đạo gia lưu truyền chọn nghĩa nầy dùng để phối ngôi vị của ngũ phương, tự số đầu Can Tí đến chữ Canh thì là số đó. Giáp Tí Kim, từ số Giáp đến bảy thì gặp Canh, nên phương Tây Kim được thất (7) khí. Mậu Tí là Hỏa, từ Mậu Tí đến ba số thì gặp Canh, nên phương Nam Hỏa được tam (3) khí. Nhâm Tí là Mộc, từ Nhâm đến chín số thì gặp Canh, nên phương Đông Mộc được cửu khí. Bính tí là Thủy, từ Bính đến năm số thì gặp Canh, nên phương Bắc Thủy được ngũ khí. Canh Tí là Thổ, thì tự được một là nhất khí ở phương giữa. Ấy là ngũ Tí quy Canh. Chính là biết Kim nầy thụ khí trước tiên, thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nếu nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành. Vì vậy 60 Giáp Tí Nạp Âm nầy, lấy làm Dụng của vạn vật”.

Qua đoạn trích dẫn ở trên thì quí vị quan tâm cũng nhận thấy rằng: Theo Lã Hải Tập thì nguyên lý của nạp âm Ngũ hành chỉ ở đoạn trên. Đoạn dưới cũng chỉ diễn tả cụ thể hơn về nguyên tắc “Cách bát sinh tử” (Nguyên lý này vẫn ứng dụng trong Lạc thư hoa giáp. Xin chứng minh ở phần sau). Nhưng chính nguyên lý này lại bị phủ nhận ngay trong bàng lục thập hoa giáp trong cổ thư chữ Hán. Bởi vì khi kết thúc hành Kim – Chu kỳ 24 năm – theo nguyên lý “Cách bát sinh tử” thì con của Kim phải là Thuỷ ; nhưng trong nạp âm Ngũ hành từ cổ thư chữ Hán lại là Hoả).
Bây giờ chúng ta xem lại đoạn trên trong phần trích dẫn từ Lã Hải Tập:

“Cho nên vạn vật mới sinh nở tất nguồn gốc ở “Khí”, khí tức Kim. Kim thụ khí, thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nghịch hành thì là Dụng của Ngũ Hành. Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự vì vậy dựa theo thứ tự làm Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ.Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc. Như Kim nhân Hỏa bắt đầu mà có thể thành hữu dụng, Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh, Mộc không có Thủy tức không được phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước, vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ. Cho nên Đại Náo (sau cuộc đại tạo) tạo ra Giáp Tí, tức lấy như thế làm thứ tự của Nạp Âm Ngũ Hành. Đại để như vậy vì Kim có thể thu nhận tiếng mà truyền bá khí ra.
N
hư vậy; qua đoạn trích dẫn trên; quí vị cũng nhận thấy rằng:
Với phương pháp so sánh và chứng minh tương tự với Thẩm Quát ở trên; chúng ta cũng không thấy tính qui luật nào trong chính cách nạp âm Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán phù hợp với lập luận (Phần in đậm) của Lã Hải Tập. Xin quí vị quan tâm xem phần so ánh minh hoạ dưới đây:

1) Kim nhân Hoả mà bắt đầu => Giáp Tý/ Ất Sửu.

Với hiện tượng này thì hợp lý với luận đề giải thích của
Lã Hải Tập qua câu “Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành”. Trong trường hợp này; là sự tương tác trực tiếp giữa hai hành nghịch hànhHoả & Kim.

2) Nhưng đến trường hợp tiếp theo của nạp âm trong lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ HánBính Dần; Đinh Mão thuộc Lư Trung Hoả thì lại không thể giải thích được bằng luận đề trên:

Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh,


Như vậy; trong trường hợp này; thì nguyên nhân của Hoả lại là lý tương sinh:
Mộc sinh Hoả và nó lại tự phản bác với luận đề Nghịch hành ở trên?

3)
Trường hợp nạp âm tiếp theo Bính Dần/ Đinh Mão trong bảng lục thập hoa giáp theo cổ thư chữ Hán là: Mậu Thìn/ Kỷ Tỵ thuộc Đại Lâm Mộc cũng không thể giải thích bằng cả lý thuân lẫn nghịch theo Lã Hải tập:

“Mộc không có Thủy tức không được phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước”.

Như vậy; đến lần này thì có đến ba hành liên hệ sinh khắc mới giải thích được và phủ nhận luôn chính luận đề của tác giả
Lã Hải Tập:
Mộc
(của hai năm Mậu Thìn/ Kỷ Tỵ: Đại lâm Mộc) do Thuỷ sinh. Thuỷ lại phải nương vào Thổ để tồn tại?

Bây giờ chúng ta lại tiếp tục xem phần trích dẫn sau trong
Khảo Nguyên cũng trong bài viết đã dẫn ở trên.

"Khảo Nguyên"nói rằng:
"Ngũ Hành thứ tự lấy bắt đầu là khí, cuối cùng là hình thì "Hồng Phạm" là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ quả là vậy. Lấy làm thứ tự đem trải ra ở bốn mùa tương sinh, thì “Nguyệt hội” ở Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy quả là vậy. Đem chỉnh đốn trị lý Ngũ Tài (giống như Ngũ Hành) tương khắc làm thứ tự thì "Ngũ Mộ" là Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ quả là vậy. Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổ, đã không có gốc đầu - cuối của nó, lại không dùng sinh khắc, vì vậy thuyết nầy chẳng biết nó ở đâu đến. Khảo sát rõ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ý của Dịch tượng, tức là lý của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vậy.
Giáp Tí, Ất Sửu là Kim thượng nguyên; Nhâm Thân, Quý Dậu là Kim trung nguyên; Canh Thìn, Tân Tỵ là Kim hạ nguyên, tức Tam Nguyên thì đủ một vòng. Sau đó chuyển tới ở Mậu Tí, Kỷ Sửu là Hỏa thượng nguyên; Bính Thân Đinh Dậu là Hỏa trung nguyên, Giáp Thìn Ất Tỵ là Hỏa hạ nguyên. Từ đó về sau đều dựa vào thứ tự Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ mà dùng nhạc luật cùng ngôi vị với thú thê (lấy vợ), phép cách bát sinh con, cuối cùng đến Đinh Tỵ mà nạp Âm tiểu thành vậy. Lại từ Giáp Ngọ, Ất Mùi là Kim thượng nguyên khởi như phép trước, đến cuối cùng ở Đinh Hợi, mà nạp Âm đại thành vậy.

Theo 10 Can, 12 Chi đan xen nhau là 60, năm âm (âm thanh), 12 luật nhân với nhau cũng là 60. Giáp Tí Kim, Ất Sửu cũng là Kim, lấy vợ cùng ngôi vị vậy. Ất Sửu Kim mà Nhâm Thân lại là Kim, cách bát sinh con vậy. Một lần đi tất cả Tam Nguyên mà sau chuyển sang đi tiếp, giống như Xuân có ba tháng mạnh-trọng-quý mà sau chuyển sang Hạ vậy. Từ Giáp Tí đến Đinh Tỵ mà Tam Nguyên Ngũ Hành được một vòng. Giống như Dịch đi ba vạch là tiểu thành vậy. Từ Giáp Ngọ đến Đinh Hợi mà Tam Nguyên Ngũ Hành lại được một vòng nữa, giống như Dịch đi sáu vạch là đại thành vậy. Cách lập phép đó đều ứng với luật lữ”.

Qua phần trích dẫn trên thì người viết không cần phải chứng minh. Vì chính sách
Khảo nguyên đã viết:

Vì vậy thuyết nầy chẳng biết nó ở đâu đến. Khảo sát rõ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ý của Dịch tượng, tức là lý của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vây.

Còn tiếp

Thiên Sứ
Hi! Chiêu Quân thân mến.
Cái người ta hỏi thì giả bộ ngó xa xăm ra cái điều còn suy nghĩ. Sẽ có ba tình huống khỉ tha. Í lộn! Khả thi sau đây:
- Cái người ta ôm chầm lấy "hin" một cái và nói: "Anh yêu em. Em hãy trả lời anh đi!"
Câu này thì cổ rùi! Nhưng nó vẫn được "nặp đi nặp nại" vì thuộc về kinh điển.
Cái trường hợp này thì tuỳ hỉ. Hì! Nhưng nhớ đẩy nhẹ hắn ra một cái và tát nhẹ một cái. sau đó bắt hắn ngồi đấy lói chiện thời tiết. Hổng nói yêu. Khi zdìa trước khi chia tay thì ban cho hắn một cái hôn làm kỹ nghệ. Loại người này tình cảm và cá tính mãnh liệt, theo kiểu một phát ăn ngay. Đối với cái người ta này phải từ từ và khoảng cách, không nên quá chiều sinh chán.
- Hắn nói xong ngồi im như phỗng.
Lúc ấy từ từ quay ngang, nhưng đừng thèm nhìn mặt cái người ta và phán "Làm sao em biết được tình anh, khi em mới chỉ nghe anh nói?". Hi! Chú bảo đảm ngay cả chú cũng chào thua và hổng trả lời được câu này. Thằng nào trong trường hợp này cũng phải lấy trời đất ra "mần" chứng cho tình iu thui. Lúc đó keo lại lần nữa để sau này hắn có nhậu nhẹt, gái gú thì hắn phải nhớ lời thề thốt. Tuỳ thời biến dịch mà ràng buộc hắn.
- Nói xong hắn quì xuống năn nỉ.
Hãy cẩn thận cái người này vì thuộc dạng không bản lĩnh, dễ chao đảo, gia trưởng. Lúc ấy hãy đứng dậy, bước ra một nơi khác để tầm nhìn xa hơn. Vừa đi vừa nói: "Anh đứng dậy đi! Em không ban phát tình yêu để anh phải xin. Em muốn chính tính cách con người anh thuyết phục em!". sau đó tuỳ hỉ, có thể noí chuyện thời tiết hoặc ban cho một cái hôn trước khi nói chiện. Khi chia tay nhớ vuốt tóc hoặc đặt tay lên vai khoảng vài giây.
Zdậy đó! í là trong "triền hiệp" Chiêu Quân iu. Còn ko thì cho hắn đi luôn cho đỡ nhức đầu. Híc!
Sư Thiến.








2 nhận xét: